Quảng Nam: Ban hành Quy chế quản lý kinh phí khuyến công

UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định số 39/2014/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế quản lý kinh phí khuyến công, quy định mức ngân sách hỗ trợ và nhiệm vụ chi ngân sách địa phương cho hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Story (3)

Ảnh minh họa

Theo đó, nội dung chi cho khuyến công được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT. Cụ thể, Ngân sách cấp tỉnh sẽ chi cho hỗ trợ xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp; Chi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn để phổ biến công nghệ mới, sản phẩm mới, mức hỗ trợ tối đa 30% nhưng không quá 400 triệu đồng/mô hình; Chi hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm trong và nước ngoài; Chi cho tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, mức chi không quá 80 triệu đồng/lần; Chi hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường ở cơ sở công nghiệp nông thôn, mức hỗ trợ không quá 30% chi phí nhưng không quá 240 triệu đồng/cơ sở…

Ngân sách cấp huyện cho hỗ trợ xây dựng và đăng ký thương hiệu đối với sản phẩm công nghiệp nông thôn; Chi hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đang hoạt động có hiệu quả cần nhân rộng, mức hỗ trợ không quá 80 triệu đồng/mô hình; Chi hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết Cụm công nghiệp, mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhưng không quá 400 triệu đồng/cụm..

Kinh phí khuyến công sẽ ưu tiên hỗ trợ cho các chương trình, đề án thực hiện tại các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…Ưu tiên hỗ trợ cho các đề án thuộc các lĩnh vực coog nghiệp cơ khí, hóa chất phục vụ nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp…

Theo thông tin điện tử Cục công nghiệp địa phương

1.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi ngành gạo và thủy hải sản

Với mục đích hỗ trợ, bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chính thức triển khai chương trình cho vay ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp ngành gạo và thủy hải sản tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với tổng hạn mức lên đến 1.000 tỷ đồng.

Che_bien_thuy_san

 Chế biến thủy sản tại một doanh nghiệp. (Nguồn: TTXVN)

Theo chương trình, khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh doanh trong lĩnh vực thu gom, chế biến, cung ứng, xuất khẩu gạo và thủy hải sản tại Đồng bằng sông Cửu Long với nhu cầu vay vốn, có thể vay mức tối đa 100 tỷ đồng trong vòng 12 tháng với các hình thức cho vay linh hoạt như: vay thấu chi, vay qua thẻ tín dụng, chiết khấu, bảo lãnh, thư tín dụng và tài sản đảm bảo linh hoạt gồm: tài sản bất động sản, giấy tờ có giá hoặc máy móc thiết bị sản xuất…

Đại diện lãnh đạo VPBank cho biết: “Với chương trình cho vay ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp ngành thủy hải sản và gạo, VPBank mong muốn sẽ mang đến nguồn vốn linh hoạt, hỗ trợ tích cực cho khách hàng có nhu cầu vay vốn trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Đặc biệt, với thủ tục vay vốn đơn giản, thời gian cho vay linh hoạt và tài sản đảm bảo đa dạng, chương trình sẽ là giải pháp tài chính hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành gạo, thủy hải sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.”./.

Theo Vietnamplus.vn

Hòa Bình: Trên 1,1 tỷ đồng thực hiện các đề án khuyến công

Trung tâm Khuyến công & TVPT Công nghiệp vừa tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015.

Story (1)

Trong năm 2014, Trung tâm Khuyến công & TVPT Công nghiệp đã phối hợp với các doanh nghiệp may đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Tân lạc và thành phố Hòa Bình.

Trong năm 2014, Trung tâm đã triển khai thực hiện các đề án khuyến công trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí hơn 1.156 triệu đồng, tập trung cho các nội dung hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, cung cấp thông tin về chính sách phát triển công nghiệp và chương trình dạy nghề trên truyền hình. Đối với hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp và thương mại chủ yếu thực hiện các hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng các công trình điện trên địa bàn, tổng giá trị các hợp đồng thực hiện trong năm đạt trên 200 triệu đồng. Trung tâm cũng xây dựng và hoàn thành chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí 140 triệu đồng, bước đầu giúp nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đưa ra những mục tiêu hoạt động cho các chương trình khuyến công trong năm 2015. Theo đó, tập trung xây dựng và triển khai các chương trình, đề án khuyến công có trọng tâm, trọng điểm; hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp cho lao động trẻ nông thôn, ưu tiên hỗ trợ cho các mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn, mở rộng địa bàn hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp tạo nguồn thu cho đơn vị và đóng góp ngân sách Nhà nước…; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kịp thời tình hình triển khai các chương trình, đề án khuyến công và chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công, công tác tư vấn tiết kiệm năng lượng, đáp ứng yêu cầu công việc được giao.

Theo baohoabinh.com.vn

Công ty Luyện đồng Lào Cai: Nâng cao hiệu quả sản xuất

Đi vào hoạt động từ năm 2008, đến nay Công ty Luyện đồng Lào Cai đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ, luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch hằng năm, tạo việc làm cho hàng trăm lao động.

Story

Năm 2014, Công ty Luyện đồng Lào Cai sản xuất trược trên 10.000 tấn đồng ka – tốt

Nhà máy Luyện đồng Tằng Loỏng thuộc Công ty Luyện đồng Lào Cai (Tổng Công ty Khoáng sản, Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam) có trụ sở tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng, công suất 10.000 tấn đồng ka-tốt/năm. Sản phẩm đồng ka-tốt của nhà máy được luyện từ tinh quặng đồng do Công ty Mỏ tuyển đồng Sin Quyền khai thác và tuyển từ nguồn quặng đồng trên địa bàn. Mỏ đồng này có trữ lượng hàng chục triệu tấn và cũng là mỏ đồng lớn nhất của Việt Nam. Việc Công ty Luyện đồng Lào Cai đi vào hoạt động đã góp phần tiết kiệm hàng chục triệu USD mỗi năm cho đất nước khi phải nhập khẩu đồng tấm cho sản xuất công nghiệp.

Dẫn chúng tôi đi thăm dây chuyền sản xuất đồng tấm, ông Trịnh Văn Tuệ, Giám đốc Công ty Luyện đồng Lào Cai tự hào giới thiệu quy trình sản xuất đồng theo công nghệ hỏa luyện bằng lò thủy khẩu sơn – công nghệ luyện đồng đầu tiên áp dụng tại Việt Nam. Ông Tuệ cũng cho biết thêm, năm 2014 là thời điểm nhiều khó khăn với các doanh nghiệp, trong đó có Công ty Luyện đồng Lào Cai khi giá các yếu tố đầu vào đều tăng, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, với sự năng động của ban lãnh đạo đơn vị, đoàn kết của đội ngũ cán bộ, công nhân viên, tình hình sản xuất vẫn được duy trì tốt và đảm bảo chất lượng sản phẩm, sản lượng vượt chỉ tiêu đề ra. Năm 2014, Công ty Luyện đồng Lào Cai sản xuất được 10.500 tấn đồng ka-tốt (vượt 5% kế hoạch), 478 kg vàng (vượt 13% kế hoạch), 454 kg bạc (vượt 29% kế hoạch) và gần 40.000 tấn axit sunfuric (vượt 5% kế hoạch). Ngoài ra còn có 34.000 tấn xỉ vào tuyển, 4.900 tấn tinh xỉ đồng hàm lượng 25% (vượt 3% kế hoạch).

Qua kết quả khảo nghiệm và phân tích kỹ thuật theo tiêu chuẩn VILAS 182 của Viện Cơ khí năng lượng mỏ Việt Nam, hiện sản phẩm đồng ka-tốt của công ty đạt tiêu chuẩn quốc tế với hàm lượng đồng là 99,97% (theo thiết kế hàm lượng đạt 99,95%). Các sản phẩm khác như vàng ròng, bạc, axit sunfuric cũng đạt chất lượng cao. Qua 6 năm sản xuất, dây chuyền công nghệ hoạt động tương đối ổn định, các thông số kỹ thuật, chất lượng sản phẩm từng công đoạn đảm bảo yêu cầu, thực thu kim loại của dây chuyền tốt so với chỉ tiêu đề ra.

Theo Giám đốc Công ty Luyện đồng Lào Cai, để đạt hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh, công nghệ chỉ là nguyên nhân cơ bản, nhân tố con người mới là quyết định. Vì vậy, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật của đội ngũ kỹ sư, công nhân luôn được được đề cao và khuyến khích, nó được coi là chìa khóa dẫn đến thành công trong sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc và bảo vệ môi trường. Trên thực tế, đã có một số sáng kiến được áp dụng vào sản xuất đã cho thấy hiệu quả rõ ràng, như việc cải tiến đường ống dẫn nước tuần hoàn, thay thế máy đập phản kích bằng máy đập côn tại phân xưởng tuyển xỉ… Lãnh đạo công ty dẫn chúng tôi đi qua khu nhà ăn được thiết kế khang trang, hiện đại, mới thấy hết sự quan tâm của đơn vị đối với người lao động. Đó là những bữa ăn tự chọn, người lao động được hưởng chất lượng sinh hoạt như bữa tiệc buffet.

Trong khi đó, sự quan tâm của công ty còn là công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn vệ sinh lao động được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc đã nâng cao ý thức của người lao động tại nhà máy. Năm 2014, tại Công ty Luyện đồng Lào Cai không xảy ra tai nạn lao động. Các phương án phòng, chống cháy nổ, quy trình ứng cứu khi có sự cố tại các vị trí xung yếu, vị trí có nguy cơ cao như trạm dầu, trạm điện được bổ sung. Đơn vị còn phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu hộ, cứu nạn Công an tỉnh tổ chức huấn luyện, diễn tập và cấp chứng chỉ cho đội chữa cháy của Công ty gồm 120 người. Hằng năm, công ty Luyện đồng Lào Cai còn trích 19 tỷ đồng cho việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường thường xuyên với các giải pháp như trồng cây xanh, cải tạo hệ thống rãnh thoát nước, thu gom, xử lý chất thải nguy hại, quan trắc môi trường định kỳ.

Hiện, Công ty Luyện đồng Lào Cai đang sử dụng 590 lao động, chủ yếu là người địa phương và thực hiện đầy đủ chế độ với người lao động. Mức thu nhập bình quân của người lao động đạt 8,5 triệu đồng/người/tháng. Công ty Luyện đồng Lào Cai đang là điển hình trong sản xuất hiệu quả tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng.

Theo baolaocai.vn

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp Hà Nội

Thủ tướng Chính phủ đã thông qua điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020.

Khu công nghiệp

 Ảnh minh họa

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh giảm diện tích của Khu công nghiệp Bắc Thường Tín từ 470ha xuống còn 430ha; điều chỉnh tăng diện tích của Khu công nghiệp Sóc Sơn từ 300ha lên 340ha.

Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý bổ sung Khu công nghiệp Thanh Mỹ-Xuân Sơn với diện tích 100ha vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp cả nước đến năm 2020.

Thủ tướng Chính phủ giao cho Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan liên quan và các chủ đầu tư thực hiện quy hoạch, đầu tư, thành lập và hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn đảm bảo hiệu quả thu hút đầu tư và tuân thủ quy định của pháp luật.

Đồng thời, thành phố phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp để đảm bảo điều kiện sống, làm việc của người lao động; tập trung xử lý dứt điểm vướng mắc về quy hoạch phân khu đối với các khu công nghiệp Quang Minh 2, Phụng Hiệp và Bắc Thường Tín để có thể sớm tiếp tục triển khai các dự án khu công nghiệp này./.

Theo VietnamPlus

 

Muốn xanh, phải thân xe đạp

Hiển nhiên là thế, nếu nói đến xe đạp truyền thống, nghĩa là xe chuyển động thuần túy bằng sức người, chứ không phải loại xe đạp điện còn gây tranh cãi. Nhưng vế ngược lại mới là vấn đề. Trong thời đại đua tốc độ hiện nay, ở đa số đô thị lớn trên thế giới, dòng xe cộ ầm ào và kềnh càng, luôn sẵn sàng lấn lướt và chèn ép những chiếc xe đạp mong manh. Dù rất muốn, nhiều người cũng chưa thể sử dụng xe đạp.

ST_20141213_LHDESIGN13_901005e
Nhóm dự án Cylan (từ trái qua): Teng Yi Yang, Wu Chu Yi, Tan Yu Jie, Ng Jia Wen, Tan Yi Hao và Ethan Liew Sheng Wei (nguồn: http://www.straitstimes.com/) 

Trong một nỗ lực nhằm “bênh vực” xe đạp, một dự án có tên gọi Cylan vừa được một nhóm sinh viên Singapore giới  thiệu thử nghiệm. Một thiết bị cảm biến được lắp sau xe đạp sẽ tự động thu thập dữ liệu xung quanh và khi phát hiện có những vật chuyển động nhanh  và đột ngột từ phía sau có thể uy hiếp an toàn của chiếc xe đạp, nó sẽ nháy đèn để nhắc nhở những người lái xe phía sau giữ khoảng cách an toàn đối với chiếc xe đạp. Đồng thời, thiết bị cũng sẽ nháy đèn và phát tín hiệu rung trên tay lái để cảnh báo  người đi xe đạp về nguy cơ tiềm ẩn phía sau mình.

Rằng hay thì thật là hay. Nhưng có lẽ ý tưởng nhân văn này chỉ phát huy tác dụng trong một thành phố không quá ồn ào và những người tham gia giao thông đều tập trung vào việc di chuyển – không chỉ của mình, mà của cả những người khác cùng lưu thông trên đường. Chỉ e Cylan sẽ chẳng “thọ” được lâu vì sẽ phải phát đi tín hiệu cảnh báo liên tục. Rồi báo mãi hóa nhàm… Bạn cứ thử đi xe đạp trên những đoạn đường đông đúc ở Hà Nội hay TPHCM vào giờ cao điểm mà xem! Có lẽ đô thị thân thiện nhất với xe đạp hiện nay ở Việt Nam là Hội An. Mà ở đó thì đã có nhiều tuyến đường cấm xe có động cơ và dù có muốn chắc các chiếc xế nổ, xế hộp cũng khó mà lao vun vút được!

Cách đây ít lâu, các nhà môi trường đã tiến hành khảo sát và lập danh sách những thành phố thân thiện nhất với xe đạp. Đứng đầu thế giới là Amsterdam của Hà Lan, với xấp xỉ 40% lưu lượng giao thông được thực hiện bằng xe đạp. Khoảng 1/3 lực lượng lao động Copenhagen, thủ đô Đan Mạch, cũng đến văn phòng bằng xe đạp… Trừ Madrid (Tây Ban Nha), hầu hết các thành phố khác trong danh sách này đều nằm tại khu vực Bắc Mỹ. Bắc Kinh (Trung Quốc), tuy chưa lọt Top, nhưng cũng là một thành phố có những giải pháp mạnh mẽ để khuyến khích người dân sử dụng xe đạp…

Biết bao giờ các đô thị ở Việt Nam được mệnh danh là “yêu xe đạp”?

Theo Baohaiquan.vn