• Nhà tài trợ: IFC
  • Các đối tác thực hiện: Adelphi và VNCPC
  • Thời gian triển khai: 09/2023 – 03/2024
  • Lĩnh vực: Dệt may, da giày và quản lý chất thải
  • Khu vực: Việt Nam
  • Liên hệ: Nguyễn Lê Hằng
  • Email: [email protected]
  • Điện thoại: (84-24) 3868 4849 – máy lẻ 14

Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) thành viên của Nhóm WB, đang thực hiện Chương trình “Tư vấn Sản xuất thông minh về Khí hậu tại khu vực Mekong” có mục tiêu phát triển và đầu tư vào chuỗi giá trị tuần hoàn ngành giày dép và may mặc tại Việt Nam, gồm nhiều giai đoạn từ phát triển dự án tới tới hỗ trợ tư vấn cho những dự án cần đầu tư ngay.
Nhiệm vụ này trong chương trình nói trên nhằm phát triển một nghiên cứu thị trường nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế tuần hoàn trong ngành giày dép và may mặc ở Việt Nam, với mục tiêu cuối cùng là xác định mô hình kinh doanh dựa trên tính tuần hoàn của chất thải phát sinh từ sản xuất của 2 ngành này và thành lập (các) trung tâm tái chế hoặc bất kỳ giải pháp kỹ thuật khả thi nào hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.

Các hoạt động chính của gói thầu:

  • Phân tích để lập bản đồ chuỗi giá trị giày dép và may mặc cũng như thị trường tuần hoàn chất thải nhằm bao gồm: (i) phân tích dòng vật liệu sau sản xuất; (ii) lập bản đồ chuỗi giá trị bao gồm cung và cầu về vật liệu thải sau sản xuất có thể tái chế và được tái chế; (iii) phân tích khoảng cách về luật định liên quan và thực thi ở cấp quốc gia/tỉnh ở Việt Nam liên quan đến quản lý chất thải; và (iv) đánh giá quy mô đầu tư cần thiết cho việc tái chế chất thải sau sản xuất của 2 ngành này;
  • Tham vấn và kết nối với các bên liên quan trong chuỗi giá trị để xác thực kết quả và dữ liệu; và
  • Hỗ trợ IFC xác định cơ hội đầu tư để tái chế chất thải vật liệu hậu công nghiệp từ các lĩnh vực này và giúp phát triển đề xuất kinh doanh và đề xuất giá trị cho (các) trung tâm tái chế.

Hoạt động đã triển khai:

  • Nghiên cứu các quy định luật pháp và thực thi có ảnh hưởng tới vấn đề quản lý chất thải và tái chế  để đề xuất một số hướng hỗ trợ thúc đẩy triển khai tuần hoàn các chất thải liên quan;
  • Thu thập các dữ liệu ngành liên quan tới phát sinh chất thải sau sản xuất và các phương pháp quản lý, tái chế và xử lý hiện tại;
  • Phỏng vấn và khảo sát các bên liên quan gồm các nhãn hàng, các DN sản xuất, các hiệp hội, các nhà cung ứng công nghệ tái chế phù hợp; và
  • Tổng hợp về dòng vật liệu và các yếu tố địa lý liên quan tới trung tâm tái chế.

Hoạt động tiếp theo

  • Hoàn thành 03 báo cáo thành phần để trình IFC.