Hội thảo giới thiệu Dự án “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp (KCN) sinh thái hướng đến mô hình KCN bền vững tại Việt Nam” tại các tỉnh Nình Bình, Cần Thơ và Đà Nẵng

Dự án “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam” do UNIDO tài trợ không hoàn lại  từ nguồn viện trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) với tổng mức tài trợ lên tới 53 triệu USD.

Mục tiêu của Dự án là tăng cường chuyển giao, ứng dụng và phổ biến công nghệ và phương thức sản xuất sạch hơn để giảm thiểu chất thải nguy hại, phát thải khí nhà kính cũng như các chất gây ô nhiễm nước và phương thức quản lý tốt hóa chất tại các khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam.

Một chiếc xe của Xi măng duyên Hà rời Cảng Khánh Phú sau khi đã ăn đầy than

Hội thảo giới thiệu Dự án sẽ được tổ chức vào các ngày 6/8, 12/8 và 14/8/2015 lần lượt tại 3 tỉnh Ninh Bình, Cần Thơ và Đà Nẵng nhằm mục tiêu ra mắt dự án, cập nhật thông tin đến các cơ quan liên quan và doanh nghiệp tiềm năng tại 3 tỉnh trọng tâm, cũng như thông báo tiến độ thực hiện Dự án và các cơ chế hỗ trợ tài chính tham gia Dự án.

Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế – Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Giám đốc dự án sẽ chủ trì các Hội thảo. Thành phần tham dự Hội thảo bao gồm: Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ban Quản lý Dự án; các Sở, ban ngành, Ban quản lý các KCN và các doanh nghiệp trong các KCN tỉnh Ninh Bình, Cần Thơ và Đà Nẵng; Đại diện cơ quan quản lý và triển khai dự án cũng như các nhà tài trợ (UNIDO, SECO và GEF); Đại diện các Quỹ cam kết tham gia cho Dự án.

Là một trong những đơn vị thực hiện dự án, đại diện Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam sẽ trình bày tại hội thảo Báo cáo sơ bộ tiềm năng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp tại các KCN Khánh Phú – Ninh Bình, KCN Trà Nóc 1 & 2 – Cần Thơ và KCN Hoà Khánh – Đà Nẵng và giới thiệu trường hợp doanh nghiệp đổi mới thành công.

Đại diện Quỹ uỷ thác tín dụng xanh (GCTF) sẽ tham dự Hội thảo nhằm giới thiệu cơ chế hỗ trợ tài chính của Quỹ  tới các doanh nghiệp trong việc xúc tiến đầu tư đổi mới thiết bị/công nghệ theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất và đồng thời thân thiện với môi trường.

Ban Quản lý Dự án sẽ dành thời gian để trao đổi và làm việc trực tiếp tại một số doanh nghiệp tham gia Dự án.

Admin VNCPC

Làng nghề truyền thống: Hướng đến sản xuất sạch hơn

Làng nghề truyền thống Việt Nam đã có từ hàng trăm năm, gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế – xã hội. Các làng nghề truyền thống ở đất Bình Dương như gốm sứ, sơn mài, khắc gỗ… đã gắn bó và trở thành một phần trong cuộc sống của người dân nơi đây. Cùng với những thay đổi tích cực để thích nghi tr ong giai đoạn hội nhập của đấ t nước với nền kinh tế thế giới, các làng nghề cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững.

Đa dạng sản phẩm sơn mài xuất khẩu tại làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp (TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) Ảnh: N.TRÍ

Đa dạng sản phẩm sơn mài xuất khẩu tại làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp (TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) Ảnh: N.TRÍ

Làng nghề – những đóng góp và thách thức mới

Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay nước ta có 2.790 làng nghề, riêng ở Hà Nội có 1.160 làng nghề. Theo tổng hợp của Tổng cục Môi trường, làng nghề nước ta phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng 60%), miền Trung (khoảng 30%) và miền Nam (khoảng 10%). Sự phát triển của làng nghề đang góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương. Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60 – 80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20 – 40%.

Trong những năm gần đây, số hộ và cơ sở ngành nghề ở nông thôn đang tăng lên với tốc độ bình quân từ 8,8 – 9,8%/ năm, kim ngạch xuất khẩu từ các làng nghề cũng không ngừng tăng lên. Trung bình mỗi cơ sở doanh nghiệp tư nhân chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định cho khoảng 27 lao động thường xuyên và 8 – 10 lao động thời vụ; các hộ cá thể chuyên nghề tạo 4 – 6 lao động thường xuyên và 2 – 5 lao động thời vụ. Ở những làng nghề thêu ren, dệt, mây tre đan, mỗi cơ sở có thể thu hút 200 – 250 lao động. Làng nghề thực sự đóng vai trò quan trọng đối với việc xóa đói, giảm nghèo, trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.

Các làng nghề giờ đây đang chuyển mình trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Những thay đổi này vừa mang lại những thuận lợi vừa tạo ra thách thức đối với các làng nghề trong quá trình phát triển. Mở cửa, hội nhập, các làng nghề có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình với khách nước ngoài. Đó là những mặt hàng xuất khẩu mạnh của nước ta trong nhiều năm qua, mà phần nhiều có xuất xứ từ các làng nghề truyền thống trong cả nước, như thủ công mỹ nghệ, thêu ren, gốm sứ… Theo thống kê, hiện hàng hóa của các làng nghề nước ta đã có mặt ở hơn 100 nước trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Nếu như năm 2004, kim ngạch xuất khẩu mới đạt 450 triệu USD, thì những năm gần đây đã tăng lên khoảng 1.000 triệu USD.

Cùng với những thay đổi tích cực, các làng nghề cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề phải bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững. Hiện nay, các chất thải phát sinh từ nhiều làng nghề đang gây ô nhiễm môi trường, tác động trực tiếp tới sức khỏe người dân. Các kết quả quan trắc trong thời gian gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của làng nghề có xu hướng gia tăng, nhất là ô nhiễm bụi tại các làng nghề gốm, sứ, vật liệu xây dựng, khai thác đá, đồ gỗ mỹ nghệ và các làng nghề tái chế. Tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ, nước thải có độ ô nhiễm hữu cơ cao. Công tác thu gom và xử lý chất thải rắn ở các làng nghề vẫn còn nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.

Giải pháp thực hiện Làng nghề xanh

Phát triển bền vững là quan điểm cơ bản của Đảng đối với mọi sự phát triển ở nước ta, trong đó có làng nghề. Các làng nghề cần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Để thực hiện được mục tiêu đó, cần tập trung giải quyết.

Các chính sách phát triển bền vững làng nghề. Sản xuất, kinh doanh phải chú ý cải thiện và bảo vệ môi trường, không hy sinh lợi ích môi trường cho lợi ích kinh tế trước mắt. Nhanh chóng xây dựng, ban hành và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của địa phương, các ngành, lĩnh vực hoạt động làng nghề. Các làng nghề tiến hành xây dựng các quy định về vệ sinh, môi trường dưới dạng các quy định, hương ước, cam kết bảo vệ môi trường của chính địa phương mình. Tăng cường hoạt động giám sát môi trường làng nghề và thực hiện kiểm kê nguồn thải; áp dụng công cụ kinh tế như phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn. Xây dựng tiêu chí “Làng nghề xanh” nhằm xếp loại cho các làng nghề bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững.

Bên cạnh đó cần quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng ra khỏi khu vực dân cư. Quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ cần tránh xa khu dân cư và quy hoạch đồng bộ mặt bằng sản xuất, kết cấu hạ tầng như đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn để xử lý tập trung. Quy hoạch khu vực sản xuất tùy thuộc vào đặc thù của các loại hình làng nghề như sản xuất gốm sứ, dệt nhuộm, tái chế giấy… Quy hoạch phân tán, sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp điều kiện sản xuất với cải thiện vệ sinh môi trường mà không phải di dời, hạn chế tối đa việc cơi nới, mở rộng đường, xây nhà cao tầng, lưu giữ khung cảnh sản xuất, tính cổ truyền nhân văn của làng để có thể kết hợp với du lịch.

Ngoài ra cần tăng cường mạnh mẽ công tác quản lý môi trường tại các làng nghề. Những cơ sở mở rộng sản xuất phải thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đầu tư theo hướng công nghệ thân thiện với môi trường. Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý chất thải tại làng nghề cần bảo đảm chất thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành; công nghệ đơn giản, dễ vận hành, chuyển giao; vốn đầu tư, chi phí thấp, phù hợp với điều kiện sản xuất của làng nghề; ưu tiên công nghệ có khả năng tận thu, tái sử dụng chất thải. Khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn để vừa giảm lượng phát thải, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cho vay ưu đãi với lãi suất thấp đối với các chủ cơ sở áp dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến tạo ít chất thải. Phát hiện và xử lý trường hợp phát sinh các làng nghê gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, vẫn cần tăng cường thanh tra, kiểm tra để đưa vào “danh sách đen” làng nghề tiếp tục gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Yêu cầu các làng nghề triển khai áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu ô nhiễm; xây dựng các lộ trình xử lý ô nhiễm và triển khai thực hiện theo đúng lộ trình được phê duyệt. Đặc biệt, cần tổ chức các lớp đào tạo, trình diễn thử nghiệm áp dụng sản xuất sạch hơn cho các chủ cơ sở sản xuất tại làng nghề.

Sự đóng góp của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế của đất nước là rất to lớn. Song sự phát triển của làng nghề phải bảo đảm tính bền vững, hài hòa các mặt kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.

Theo baocungcau.vn

Lễ ký kết Ý định thư về hợp tác phát triển năng lượng sạch và hiệu quả năng lượng

Ngày 29/7, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã cùng Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ký kết Ý định thư về hợp tác phát triển năng lượng sạch và hiệu quả năng lượng để thúc đẩy phát triển phát thải thấp bền vững tại Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng và ông Joakim Parker, Giám đốc USAID tham dự và phát biểu tại Lễ ký kết.

Trong khuôn khổ Ý định thư, Bộ Công Thương và USAID sẽ hợp tác thông qua một chương trình hỗ trợ kỹ thuật dự kiến kéo dài trong 5 năm. Bộ Công Thương và USAID cũng dự kiến sẽ tập trung vào các sáng kiến liên quan đến năng lực xây dựng và thực hiện các chính sách năng lượng hiệu quả; các biện pháp nâng cao hiệu quả năng lượng trong các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng của nền kinh tế; và năng lượng của Chính phủ, khu vực tư nhân và các bên liên quan khác trong việc triển khai năng lượng tái tạo cho Việt Nam.

Lễ Ký kết Ý định thư về hợp tác phát triển năng lượng sạch và hiệu quả năng lượng

Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho biết, kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao từ năm 1995, quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực. Trên nền tảng Hiệp định về hợp tác kinh tế và kỹ thuật giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ được ký kết năm 2005 cũng như Chiến lược Hợp tác phát triển quốc gia giữa hai nước giai đoạn 2014 đến năm 2018, Hoa Kỳ đẩy mạnh hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chương trình năng lượng sạch. Những nỗ lực và thiện chí hợp tác của Hoa Kỳ thông qua USAID sẽ góp phần thúc đẩy ngành năng lượng của Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc ký kết Ý định thư sẽ là cơ sở để xây dựng, triển khai các nội dung, dự án hợp tác của hai bên trong thời gian tới.

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng phát biểu

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cũng tin tưởng, Ý định thư sẽ được cụ thể hóa bằng những hoạt động hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực năng lượng, góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ song phương tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Ông Joakim Parker, Giám đốc USAID cho biết, sự hợp tác này nhằm hỗ trợ chiến lược về biến đổi khí hậu của Việt Nam. Đồng thời, hi vọng sự hợp tác này sẽ đem lại kết quả là phát triển năng lượng sạch và cải thiện hiệu quả năng lượng tại Việt Nam.

USAID hỗ trợ những nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu của Việt Nam thông qua một số sáng kiến, trong đó có Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam, Dự án Năng lượng sạch Việt Nam, Dự án Tăng cường năng lực và cải cách thể chế cho Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, v.v…

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương

Ứng phó BĐKH gắn với tăng trưởng xanh và bền vững

Sáng ngày 28/7 tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) của Bộ Công Thương giai đoạn 2010-2015.

Ứng phó BĐKH gắn với tăng trưởng xanh và bền vững

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động lớn của BĐKH. Công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp… là những lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất. Nhận thức rõ vấn đề nên Bộ Công Thương là một trong những đơn vị đầu tiên xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH.

Ông Trần Văn Lượng, Chánh Văn phòng BĐKH của Bộ Công Thương cho biết: Bằng nguồn ngân sách thực hiện Chương trình, Bộ Công Thương đã triển khai các hành động trong 6 nhóm nhiệm vụ, dự án và đã đạt được kết quả đáng khích lệ.

Đối với nhóm nhiệm vụ tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức: Thông qua 11 nhiệm vụ, các đơn vị đào tạo, truyền thông của Bộ đã xây dựng và tuyên truyền trên 350 tin, bài viết trên các Báo, Tạp chí, trang thông tin điện tử của đơn vị truyền thông thuộc Bộ; Tổ chức trên 10 cuộc hội thảo chuyên ngành về BĐKH; Tổ chức 8 lớp huấn luyện, đào tạo cho hơn 200 lượt cán bộ ở cấp Trung ương, địa phương và các doanh nghiệp ngành công thương về ứng phó BĐKH… Từ các kết quả thực hiện nhiệm vụ này có thể đánh giá nhận thức của một bộ phận các cán bộ, công chức viên chức người lao động của ngành đã được nâng cao.

Nhiệm vụ đánh giá tác động của BĐKH, nước biển dâng đến các lĩnh vực ngành Công Thương: Bộ Công Thương đã lựa chọn thực hiện 14 nhiệm vụ, đến nay đã xây dựng được 12 báo cáo kỹ thuật đánh giá tác động của BĐKH, nước biển dâng đến các lĩnh vực công nghiệp, thương mại nhạy cảm. Các lĩnh vực được triển khai gồm: Lĩnh vực công nghiệp, như khai thác than, sản xuất hóa chất, sản xuất thép, khai thác khoáng sản (titan, sắt và apatit), hạ tầng sản xuất và truyền tải ngành điện, lĩnh vực thủy điện, ngành sản xuất giấy và bột giấy, lĩnh vực thương mại; Các Quy hoạch phát triển công nghiệp và Quy hoạch phát triển thương mại bao gồm quy hoạch phát triển hạ tầng và định hướng phát triển…; Đảm bảo an ninh năng lượng cũng được đặt trong bối cảnh BĐKH.

Nhiệm vụ xây dựng và đề xuất các giải pháp cơ chế, chính sách, rà soát, lồng ghép ứng phó BĐKH vào kế hoạch phát triển ngành. Với nguồn kinh phí hơn 5 tỷ đồng, Chương trình đã triển khai 9 nhiệm vụ có tính chất nghiên cứu về các vấn đề: Lồng ghép BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành công thương; Các cơ chế hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo; Các cơ chế hỗ trợ phát triển công nghiệp theo hướng các bon thấp và một số nội dung liên quan đến hàng hóa các bon thấp, thiết bị, công nghệ phát thải thấp.

Nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng phó BĐKH, kiểm soát phát thải khí nhà kính cho ngành Công Thương. Chương trình đã hoàn thành quy trình kiểm kê phát thải khí nhà kính cho ngành thép và ngành hóa chất cơ bản; đồng thời xây dựng các biện pháp kiểm soát phát thải khí nhà kính cho lĩnh vực nhiệt điện đốt than, ngành khai thác và chế biến than, ngành sản xuất phân bón, ngành dệt may và ngành giấy đang được triển khai, dự kiến hoàn thành trong năm nay.

Bên cạnh đó là nhóm nhiệm vụ thí điểm áp dụng mô hình giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp; Nhiệm vụ hợp tác quốc tế về ứng phó với BĐKH.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng, Bộ Công Thương – Hoàng Quốc Vượng, Trưởng ban chỉ đạo đã đánh giá cao các hoạt động mà ngành Công Thương đạt được trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH của Bộ Công Thương giai đoạn 2010 – 2015. Thứ trưởng nhấn mạnh, nhiệm vụ của ngành công thương là rất nặng nề trong bối cảnh BĐKH đã trở thành vấn đề mang tính cấp bách, các cơ hội đan xen nhau nhưng các thách thức cũng đòi hỏi sự hợp tác lâu dài không chỉ trong nước mà còn trên phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh tác động mạnh của BĐKH, ngành Công Thương mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác của các tổ chức hợp quốc tế, các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế xanh, phát triển các bon thấp…

Theo Báo Công Thương

Thẩm định đề tài “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”

Ngày 22/7/2015, Hội đồng khoa học và công nghệ (HĐKH&CN) đã tiến hành thẩm định thuyết minh đề tài “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”. Đề tài do Sở Công thương chủ trì; chủ nhiệm đề tài: CN. Lê Tiến Dũng; thời gian thực hiện đề tài là 12 tháng.
 Sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp là một trong những chiến lược quốc gia quan trọng, nhằm giúp nhà nước giảm gánh nặng về quản lý môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm; giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, bảo toàn nguyên liệu và năng lượng góp phần thực hiện mục tiêu hướng đến nền công nghiệp xanh.

Mục tiêu hướng đến của đề tài là góp phần thực hiện các mục tiêu đề ra tại Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; nâng cao nhận thức, ý nghĩa của việc áp dụng sản xuất sạch hơn vào hoạt động sản xuất công nghiệp.

Theo đó, các nội dung thực hiện bao gồm: Khảo sát sơ bộ, phân tích lựa chọn 02 mô hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh để đánh giá khả năng áp dụng SXSH; triển khai đánh giá chi tiết SXSH tại 02 doanh nghiệp theo 05 bước: tổ chức và lập kế hoạch, chuẩn bị đánh giá, đánh giá, phân tích khả thi, tổng kết quá trình đánh giá; triển khai thực nghiệm áp dụng SXSH tại mô hình.

Sản phẩm dự kiến đạt được gồm phiếu khảo sát và bảng biểu tổng hợp; các báo cáo đánh giá về khả năng áp dụng SXSH, kết quả áp dụng SXSH, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội; báo cáo tổng kết đề tài.

HĐKH&CN đánh giá về cơ bản chủ nhiệm đề tài đã có sự chuẩn bị chu đáo về các nội dung liên quan, các bước triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, HĐKH&CN cũng đã góp ý đề chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì hoàn thiện đầy đủ hơn các nội dung trong bản thuyết minh; cần lựa chọn doanh nghiệp mang tính đại diện cho tỉnh Quảng Trị để xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào SXSH.

Theo dostquangtri.gov.vn

Năng suất tăng nhờ áp dụng chương trình sản xuất sạch vào ngành may

Các doanh nghiệp may áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng hơn qua đó góp phần làm tăng năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm.

Hiện nay, làn sóng dịch chuyển đầu tư và thương mại dệt may từ các khu vực Trung Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi, Đông Âu, Nam Tây Âu… sang các nước sản xuất dệt may châu Á khá rõ nét. Tuy nhiên, tình hình cạnh tranh giữa các nước châu Á cũng rất khốc liệt. Thêm vào đó các rào cản kỹ thuật về lao động, môi trường, chống bán phá giá… từ các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, Tây Âu mỗi ngày một thêm phức tạp. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp dệt may trong nước cũng đã ý thức được tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin, bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng chú ý chương trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp dệt may đều có trang web, giao dịch qua e-mail, áp dụng các phần mềm quản lý và phần mềm nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thiết kế và sản xuất sản phẩm. Để đạt mục tiêu phát triển bền vững, lấy xuất khẩu làm trọng tâm, ngành dệt may nỗ lực nghiên cứu áp dụng các công nghệ, nguyên liệu mới để tạo ra các sản phẩm dệt có tính năng khác biệt. Áp dụng các phần mềm trong thiết kế, quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm dệt may. Chẳng hạn, Trước đây, trong ngành nhuộm vải khách phải đem mẫu tới cho nhuộm thử, doanh nghiệp gửi trả mẫu khách duyệt mới tiến hành làm đại trà. Quy trình này chiếm hết cả tuần. Giờ nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, doanh nghiệp có thể làm việc với khách hàng qua mạng và nhuộm thử mẫu trên máy, khách đồng ý là có thể tiến hành sản xuất.

Năng suất, chất lượng được tập trung khi doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng chi phí nhờ chương trình sản xuất sạch

Năng suất, chất lượng được tập trung khi doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng chi phí nhờ chương trình sản xuất sạch 

Bên cạnh đó, các chương trình sản xuất tiết kiệm năng lượng giúp doanh nghiệp tập trung hơn vào năng suất, chất lượng sản phẩm. Là một trong những doanh nghiệp ngành dệt may tiên phong đầu tư, sử dụng những sản phẩm công nghệ thân thiện với môi trường, Tổng công ty CP dệt may Hà Nội (Hanosimex) đã đầu tư gần 223,5 triệu đồng lắp đặt thiết bị tiết kiệm điện cho máy may 3S. Ưu điểm của thiết bị này giúp giảm công suất động cơ lúc hoạt động không tải, đồng thời động cơ luôn hoạt động trong tình trạng tối ưu, hiệu suất cao và tiết kiệm điện trong suốt quá trình thấp tải.

Tương tự, Công ty May Tiên Hưng (Hưng Yên) đã lắp đặt 2 bơm nhiệt để thay thế lò hơi; sử dụng 35 đèn LED thay thế đèn compact; lắp đặt biến tần cho hệ thống bơm… Các thiết bị này đã giúp công ty tiết giảm được 177,6 triệu đồng/năm chi phí năng lượng.

Hai công ty nói trên chỉ là hai trong nhiều công ty áp dụng chương trình sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng, nhờ đó mà công ty hoạt động trong tình trạng tối ưu, đạt hiệu suất và năng suất, chất lượng cao.

Việc đầu tư cho các sản phẩm công nghệ thân thiện với môi trường không phải lúc nào cũng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài nhưng lợi ích mang lại vô cùng lớn. Lợi ích này không chỉ đơn thuần giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong sản xuất, mà còn chung tay góp phần hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của ngành dệt may.

Theo Phương Khanh – vietq.vn