Thông qua Tuyên ngôn Davos về Thúc đẩy Hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất Sạch hơn (RECP) tại các nước đang phát triển

Davos (Thụy Sĩ), 12-16 tháng 10 năm 2015 – Hội thảo mạng lưới toàn cầu về Hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất Sạch hơn được tổ chức dưới sự phối hợp của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp Quốc (UNIDO) và chương trình Môi trường Liên hợp Quốc (UNEP). Các thành viên trong mạng lưới đã thông qua Bản tuyên ngôn về Thúc đẩy Hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất Sạch hơn (RECP) tại các nước đang phát triển.

davos-big

 

Bản tuyên ngôn kêu gọi việc thúc đẩy, lồng ghép và nhân rộng RECP để hỗ trợ chương trình nghị sự 2030 cho Phát triển Bền vững. Hơn thế, bản tuyên ngôn kêu gọi việc đẩy mạnh hoạt động và vai trò của mạng lưới toàn cầu về RECP (RECPnet), và khuyến khích các chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức tài chính, học viên và các tổ chức dân sự xã hội tham gia vào RECPnet nhằm nỗ lực hành động vì mục tiêu phát triển bền vững thông qua việc áp dụng, thực hiện RECP nhanh chóng và rộng khắp.

Hội nghị đã giới thiệu các hoạt động trong 20 năm cung cấp dịch vụ RECP trong công nghiệp tại các khu vực trên thế giới và giải quyết các chủ đề bao gồm sản xuất các-bon thấp, quản lý hóa chất an toàn, tài nguyên nước, khu công nghiệp sinh thái, quản lý rác thải và lồng ghép vấn đề giới. Bên cạnh việc đánh giá hiện trạng của RECP, hội nghị đã xác định những chuyên đề đang được quan tâm và đối tác tiềm năng trong các tổ chức phát triển ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Hội nghị thu hút khoảng 200 người tham dự từ hơn 60 quốc gia, từ những cán bộ chính phủ cấp cao, những chuyên gia quốc tế hàng đầu vể RECP, các đại diện của các tổ chức tài chính phát triển, cùng với các chuyên gia RECP từ các việc nghiên cứu và học viện.

Trong số những người tham gia hội nghị có Janez Potocnik, Đồng chủ tịch của Hội đồng tài nguyên quốc tế và cựu Ủy viên châu Âu về môi trường; Mariano Castro, Thứ trưởng Bộ quản lý môi trường, Peru; Bruno OBERLE, Giám đốc Văn phòng Liên bang về Môi trường, Thụy Sĩ; Rolph Payet, Thư ký điều hành cho các Công ước Basel, Rotterdam và Stockholm; Helge Wendeberg, Tổng Giám đốc, quản lý nước và bảo tồn tài nguyên, Bộ Liên bang về Môi trường, bảo tồn thiên nhiên, xây dựng và an toàn hạt nhân, Đức; Jutta Emig, Unit Head, quốc tế An toàn hóa chất và Hóa học bền vững, Bộ Liên bang về Môi trường, bảo tồn thiên nhiên, xây dựng và an toàn hạt nhân, Đức; Walker Smith, Giám đốc, Văn phòng Nội vụ toàn cầu và chính sách, Hoa Kỳ Cơ quan Bảo vệ môi trường; và Viera Feckova, Giám đốc Chương trình châu Âu và Trung Á, Tổng công ty Tài chính Quốc tế.

Hội nghị cũng đã thông qua chiến lược hoạt động cho RECPnet trong giai đoạn hậu năm 2015.

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ:

Bà Petra Schwager

Cán bộ Phát triển Công nghiệp

Bộ phận Hiệu quả Tài nguyên Công nghiệp

[email protected]

(Nguồn: recpnet.org)

VNCPC Admin

Tuyên Ngôn Davos Về Thúc đẩy Hiệu Quả Tài Nguyên Và Sản Xuất Sạch Hơn Tại Các Nước đang Phát Triển
Tuyên Ngôn Davos Về Thúc đẩy Hiệu Quả Tài Nguyên Và Sản Xuất Sạch Hơn Tại Các Nước đang Phát Triển » Post
Tuyên ngôn Davos về Thúc đẩy Hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất Sạch hơn tại các nước đang phát triển.pdf
229 KiB
639 Downloads
Details

Chương trình kết nối mạng lưới SWITCH-ASIA: “Thúc đẩy sinh kế bền vững ở Châu Á thông qua sản xuất và tiêu dùng bền vững”

Từ 4-6 tháng 11 năm 2015 tại New Delhi (Ấn Độ), Liên minh Châu Âu thông qua Chương trình SWITCH-Asia đã tổ chức chương trình kết nối mạng lưới “Thúc đẩy sinh kế bền vững ở Châu Á thông qua Sản xuất và tiêu dùng bền vững”. Hơn 200 đại biểu từ hơn 17 nước Châu Á và các nước châu Âu bao gồm các đơn vị thực hiện dự án, các nhà làm chính sách từ các cơ quan của các nước, các chuyên gia đã tham gia vào sự kiện này.

SCP

Đại diện Chính phủ Ấn độ, Cơ quan hợp tác phát triển (Liên minh Châu Âu), UNEP cùng thực hiện nghi thức thắp đèn dầu khai mạc Hội nghị

Trong ba ngày làm việc các đại biểu đã được trao đổi chia sẻ kinh nghiệm với các đại diện thực hiện các chương trình từ các nước châu Á khác nhau với các chủ đề:

  • Sinh kế và giảm nghèo: Đây là chương trình do EuropeAid tài trợ với mục tiêu giảm nghèo và cải thiện sinh kế. Năm 2015 đã được chọn là năm Châu Âu giành cho các mục tiêu phát triển nhằm nâng cao các hoạt động hỗ trợ của Châu Âu để thúc đẩy phát triển toàn cầu. Các đại biểu sẽ thảo luận để thúc đẩy Sản xuất và tiêu thụ bền vững (SCP), thực hiện các dự án xóa đói giảm nghèo ở các đô thị cũng như vùng nông thôn.
  • Các tác động của Chương trình Switch Asia trong hỗ trợ hình thành các chính sách: Phần này do Hợp phần hỗ trợ chính sách khu vực SWITCH-Asia Regional Policy Support Component (RPSC) do Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) thực hiện để đánh giá khuynh hướng chính sách từ cấp độ toàn cầu tới khu vực và cơ hội thực hiện SCP trong khu vực Châu Á hướng tới Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững.
  • Tác động của SCP đến giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu: Trong phần này các đại biểu sẽ được chia sẻ những thông tin mới nhất về biến đổi khí hậu ở Châu Á cũng như các ví dụ rất cụ thể về các công nghệ sử dụng ít các bon quy mô nhỏ được thực hiện trong các dự án do SWITCH-Asia tài trợ.
  • Thúc đẩy SCP trong giáo dục, đào tạo và chuyển giao các kỹ năng.

SCP1

 

Đại diện dự án GetGreen Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm với các đại biểu quốc tế

Phía Việt Nam có đại diện của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài Nguyên Môi trường) và hai dự án Sống xanh Việt Nam (GetGreen) do TU Delft cùng VNCPC, AITVN thực hiện và Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững (SUPA) do VNCPC, WWF và VASEP thực hiện. Trong đó dự án GetGreen được lựa chọn để chia sẻ kinh nghiệm trong việc thay đổi thói quen người tiêu dùng hướng đến phát triển bền vững.

 

Kết thúc Hội nghị, đại diện cơ quan tài trợ Chương trình Switch Asia là Liên minh Châu Âu đã đánh giá rất cao hiệu quả của chương trình với 80 dự án đã được tài trợ. EU cũng đã gia hạn chương trình cho giai đoạn II từ năm 2014 – 2020 với cam kết tài trợ lên tới hơn 120 triệu euro.

 

Các dự án do EU tài trợ thông qua chương trình Switch Asia từ 2007 – 2014.

 

Nước thực hiện dự án Tên dự án Năm thực hiện Cơ quan thực hiện
Việt Nam “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nâng cao hiểu biết và thực hiện CSR nhằm tăng cường liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất bền vững” – CSR Vietnam 2/2019-4/2013 Chủ trì:UNIDOThực hiện: VCCI, LEFASO, Eurocham VN, VITAS, VEIA, ILSSA,….
Việt Nam Thúc đẩy sử dụng Năng lượng hiệu quả và tiết kiệm thông qua hỗ trợ Phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (MEET – BIS) 4/2009-9/2013 Chủ trì:ETC Hà LanThực hiện:

RCEE, VCCI,…

Việt Nam Sống và làm việc bền vững ở Việt Nam (GetGreen) 4/2012-3/2015 Chủ trì:TU Delft Hà LanThực hiện:

VNCPC, AITVN

Việt Nam Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững ở Việt Nam 4/2013-3/2017 Chủ trì:VNCPCThực hiện:

VASEP, WWF Áo, WWF VN

Việt Nam, Lào, Campuchia Đổi mới sản phẩm bền vững ở Việt Nam, Lào, Campuchia 4/2010-9/2014 Chủ trì:TU Delft Hà LanThực hiện:

VNCPC, AITVN, LNCCI, CCPO, UNEP

Việt Nam, Lào, Campuchia Thiết lập hệ thống sản xuất mây bền vững ở VN, Lào, Campuchia 1/2009-12/2011 Chủ trì:WWF ÁoThực hiện:

VNCPC, LNCCI, AAC.

Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Hà Nội thăm và làm việc với Đại học Cần Thơ và dự án SUPA

Nhân dịp đánh giá, rà soát kết quả hợp tác giữa Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Trường Đại học Cần Thơ từ 2013-2015, PGS.TS Hoàng Minh Sơn (Hiệu trưởng Trường ĐHBKHN) đã có dịp thăm và làm việc với dự án SUPA đang triển khai tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ 29-30/9/2015.

Đi cùng đoàn còn có PGS. Nguyễn Phú Khánh (Trưởng phòng HTQT), PGS Trương Việt Anh (Phó Phòng HCTH), TS Nguyễn Trung Dũng (Tổng Giám đốc BKHoldings). Ông Lê Xuân Thịnh (Phó GĐ Trung tâm Sản xuất sạch hơn VN – VNCPC thuộc hệ thống BKHoldings) đã giới thiệu với đoàn thăm quan một doanh nghiệp điển hình hiện đang áp dụng công nghệ mới do nhóm chuyên gia của VNCPC kết hợp với Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ triển khai tại đây trong khuôn khổ dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững – SUPA do Liên minh Châu Âu tài trợ.

Supa1

PGS Hoàng Minh Sơn thăm vùng dự án

Supa2

Tìm hiểu nhu cầu chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp

Tại buổi làm việc tại Trường Đại học Cần Thơ có đại diện là PGS Hà Thanh Toàn (Hiệu trưởng), PGS Lê Việt Dũng (Hiệu phó) cùng các Thầy, Cô phụ trách các phòng ban liên quan. Hiệu trưởng hai trường đã nghe Ông Lê Xuân Thịnh trình bày tóm tắt giới thiệu dự án SUPA, kết quả đạt được sau hai năm thực hiện và các khuyến nghị. Sau đó PGS Dương Nhựt Long (Trưởng Bộ môn thủy sản nước ngọt – Khoa Thủy sản – ĐHCT) trình bày các nghiên cứu đã đạt được khi triển khai tại doanh nghiệp và kế hoạch xây dựng Trang trại mẫu do dự án SUPA tài trợ.

Supa3

Lãnh đạo hai trường đang nghe báo cáo tổng kết các hoạt động hợp tác 

Supa4

Đại học BKHN tặng quà cho ĐH Cần Thơ

Hiệu trưởng hai trường đã đánh giá cao nỗ lực của các đối tác tham gia thực hiện dự án và thể hiện sự hợp tác tốt đẹp giữa hai trường đại học. Với thế mạnh của mình, hai trường cam kết tiếp tục hỗ trợ hợp tác trong các nghiên cứu, đào tạo, trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ, cùng nhau xây dựng và thực hiện các chương trình dự án phục vụ phát triển khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Theo VNCPC

Xuất khẩu cá tra sang EU: Tăng cường “kéo” thị trường và “đẩy” doanh nghiệp

Trong 6 tháng đầu năm 2015, giá trị xuất khẩu cá tra ước đạt 750 triệu USD, giảm 9% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Châu Âu  đạt 142,6 triệu USD, giảm 17,6% và chiếm 19% tổng giá trị xuất khẩu.

Xuất khẩu cá tra sang EU: Tăng cường “kéo” thị trường và “đẩy” DN
Bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến Thương mại thuộc Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng các Doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá tra cần nâng cao chất lượng sản phẩm, ghi nhãn và công khai chất lượng sản phẩm trên bao bì, đồng thời phát huy tối đa lợi ích các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển cá tra cho mục tiêu giảm giá thành sản xuất, hướng tới phát triển bền vững.
Xuất khẩu cá tra sang châu Âu sụt giảmViệc xuất khẩu cá tra sang thị trường châu Âu suy giảm trong thời gian gần đây, bên cạnh các yếu tố khách quan như đồng EUR hạ thấp kỷ lục so với đồng USD, kinh tế châu Âu khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu thì nguyên nhân chính là bị ảnh hưởng do sự cạnh tranh quyết liệt của DN các nước khác.

Cùng với đó, các sản phẩm cá tra của Việt Nam còn đơn điệu, chưa đa dạng chủng loại dẫn đến không gây hấp dẫn và thu hút người tiêu dùng.

Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này được lý giải là do những yếu kém nội tại của ngành cá tra Việt Nam như công nghệ chế biến lạc hậu, sản phẩm xuất đi chủ yếu là sản phẩm thô, sơ chế; truyền thông, tiếp thị sản phẩm còn yếu,…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cá tra Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội phát triển bền vững tại thị trường châu Âu nếu như khắc phục được những điểm yếu thực tại nói trên. Các chuyên gia thuộc Dự án Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) cho biết, người tiêu dùng châu Âu vẫn ưa chuộng cá tra do dinh dưỡng cao, thơm ngon, không có xương ngang, dễ chế biến và giá bán phù hợp.

Tăng cường“kéo” thị trường và “đẩy” DN

Chuyên gia Lê Xuân Thịnh đến từ Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), cơ quan điều phối chương trình SWITCH-Asia nhằm phát triển Dự án SUPA cho rằng, cần phải tăng cường “kéo” thị trường và “đẩy” DN.

Ông Thịnh lý giải, “kéo” thị trường ở đây tức là việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại, marketing, phát triển trung tâm thông tin và quảng bá thủy sản Việt Nam ở nước ngoài.

Còn “đẩy” DN là các DN cần phải nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm; cắt giảm chi phí giá thành sản xuất để tăng tính cạnh tranh thông qua tối ưu hóa quá trình sản xuất, áp dụng công nghệ mới. Ghi nhãn và công khai minh bạch chất lượng sản phẩm trên bao bì. Đồng thời phát huy tối đa lợi ích các chương trình, dự án hỗ trợ cho mục tiêu giảm giá thành sản xuất, hướng tới phát triển bền vững..

Ông Thịnh cho biết, thời gian qua, Dự án SUPA đã hỗ trợ rất tích cực trong việc “kéo” thị trường và “ đẩy” DN.

Cụ thể, Dự án SUPA đã có những báo cáo thị trường tiềm năng cho cá tra Việt Nam ở các nước châu Âu, đồng thời, làm việc với các nhà bán lẻ, nhập khẩu và phân phối của châu Âu để tìm hiểu nhu cầu và quảng bá cá tra Việt Nam; hỗ trợ 12 DN tham dự Hội chợ thủy sản Brussels trong 2 năm 2014 và 2015.

Dự án SUPA cũng nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật cho vùng nuôi, tập huấn, chuyển giao công nghệ cho hơn 200 hộ ở An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ. Bên cạnh đó, cũng lựa chọn 54 DN chế biến để đánh giá chi tiết, qua đó, hỗ trợ đổi mới và phát triển sản phẩm bền vững.

Góp ý về việc “kéo” thị trường, ông Alfons Van Duijvenbode đến từ Trung tâm xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI Hà Lan) cho rằng, muốn tăng niềm tin của người tiêu dùng tại châu Âu về các món ăn từ cá tra, các DN Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược tuyên truyền marketing, với nhiều hình thức khác nhau.

Các DN phải phát triển những giá trị thương hiệu và xác nhận giá trị cá tra như một món ăn lý tưởng, dễ chế biến, là sự lựa chọn lành mạnh và có trách nhiệm, là món nên ăn hàng ngày.

Bên cạnh đó, việc hợp tác với các nhà nhập khẩu và phân phối tại thị trường châu Âu, đảm bảo sự minh bạch và uy tín cũng là những yếu tố giúp DN xuất khẩu cá tra mở rộng thị phần.

Theo Báo Điện tử Chính phủ

VNCPC tham gia Vietfish 2015 – Hội chợ chuyên ngành thuỷ sản lớn nhất khu vực Đông Nam Á

Dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam – SUPA” do EU tài trợ với các đối tác thực hiện là Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), WWF-Việt Nam WWF-Áo thực hiện nhằm góp phần thúc đẩy nền sản xuất cá tra Việt Nam phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.

IMGP1955

Hội chợ triển lãm Vietfish 2015 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Từ ngày 24-26/08/2015, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, 799 Nguyễn Văn Linh, quận 7, Tp. Hồ Chí Minh diễn ra Hội chợ chuyên ngành thuỷ sản lớn nhất khu vực Đông Nam Á với hơn 200 đơn vị triển lãm trong và ngoài nước. Dự án SUPA đã tham gia Hội trợ Vietfish 2015 và có gian hàng tại đây nhằm quảng bá các thông tin về hoạt động và kết quả của dự án đến các doanh nghiệp.

DSC_2996

Gian hàng triển lãm của Dự án SUPA tại Vietfish 2015

Trong Hội chợ lần này, dự án SUPA phối hợp cùng VASEP tổ chức Hội thảo “Chất lượng và thị phần cá tra tại EU” vào chiều ngày 24/08 nhằm tăng cường các giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ cá tra bền vững tại thị trường Châu Âu với các nội dung hướng tới sản phẩm cá tra chất lượng cao hơn, chuỗi cung cấp cá tra bền vững, xu hướng tiêu thụ cá tra ở Châu Âu, cơ hội và thách thức đối với cá tra khi Việt Nam gia nhập các FTA thế hệ mới … với các diễn giả đến từ VASEP, Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN & PTNT), dự án SUPA, Seafood Connection, Trung tâm Xúc tiến nhập khẩu tử các nước đang phát triển (CBI), đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) và đại diện doanh nghiệp.

DSC_2999

Hội thảo “Chất lượng và thị phần cá tra tại EU” do Dự án SUPA phối hợp với VASEP tổ chức vào chiều ngày 24/8/2015

Hội thảo đã thu hút hơn 100 đại biểu tham dự đến từ các doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng cá tra (trại giống, trại nuôi, nhà máy thức ăn, nhà máy chế biến, kinh doanh – xuất nhập khẩu cá tra); các tổ chức, hiệp hội trong nước; các nhà nhập khẩu/bán lẻ đến từ Châu Âu và các cơ quan thông tấn/báo đài/truyền thông.

DSC_3002

Ông Lê Xuân Thịnh – Quản lý Dự án SUPA – trình bày nội dung “Hướng tới chuỗi cung cấp cá tra bền vững: cơ hội, thách thức và giải pháp”

 

Tại diễn đàn cũng có tham luận toàn Hội thảo về các khó khăn và thách thức trong sản xuất – xuất nhập khẩu cá tra vào Châu Âu cũng như đề xuất, kiến nghị các giải pháp.

DSC_3021

Nhóm chủ toạ phiên toạ đàm trao đổi và giải đáp các câu hỏi

Bên cạnh đó, đại diện dự án SUPA, phái đoàn Liên minh Châu Âu đã trao chứng nhận “Sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RE-CP)” cho 6 doanh nghiệp tham gia dự án và đạt kết quả tốt nhất.

DSC_3014

Ông Trần Văn Nhân – Giám đốc Trung tâm Sản xuất sạch hơn VN – đại diện cho dự án lên trao chứng nhận cho một doanh nghiệp 

Ngoài ra, trong khuôn khổ Vietfish 2015 còn diễn ra các Hội thảo như: Tôm outlook; Kênh bán lẻ nội địa và nhu cầu hàng thuỷ sản VN chất lượng cao; Kỹ thuật bảo quản duy trì độ tươi nhằm nâng cao giá trị gia tăng hàng thuỷ sản; Cải thiện bao bì đóng gói sản phẩm thuỷ sản theo hướng bền vững; Cơ hội cho ngành thuỷ sản khi gia nhập FTAs; Vận động chính sách VASEP 2015.

Theo VNCPC Admin

 

Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam tham gia Hội thảo giới thiệu Dự án “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp (KCN) sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam”

Với tư cách là một trong những đơn vị tư vấn tham gia thực hiện Dự án, Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) đã tham gia Hội thảo giới thiệu Dự án vào các ngày 6/8, 12/8 và 14/8/2015 được tổ chức lần lượt tại các tỉnh Ninh Bình, Cần Thơ và Đà Nẵng.

Thông qua các hoạt động khảo sát và đánh giá sơ bộ ban đầu tại 3 KCN – gồm KCN Khánh Phú (Ninh Bình), KCN Trà Nóc 1&2 (Cần Thơ) và KCN Hoà Khánh (Đà Nẵng) được lựa chọn thí điểm triển khai chuyển đổi sang mô hình KCN sinh thái – được thực hiện trong tháng 7 vừa qua, PGS. TS. Trần Văn Nhân (giám đốc VNCPC) đã có bài trình bày về tiềm năng thực hiện nâng cao hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP) trong các doanh nghiệp tại đây. Kết quả đánh giá sơ bộ của đoàn chuyên gia VNCPC cho thấy toàn bộ các công ty được khảo sát đều có tiềm năng thực hiện cải thiện hiện quả sản xuất và chuyển đổi công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường. Mức tiết kiệm được ước tính như sau:

  • KCN Khánh Phú (8 doanh nghiệp được khảo sát): năng lượng 5-20%, nước 10-30%;
  • KCN Trà Nóc 1&2 (16 doanh nghiệp được khảo sát): điện 5-30%, nước 5-20%;
  • KCN Hoà Khánh (8 doanh nghiệp được khảo sát): năng lượng 5 – 10%, nước 3-5%;

Ngoài ra, các doanh nghiệp đều có cơ hội tiết kiệm nguyên vật liệu với mức độ phụ thuộc vào các ngành nghề khác nhau.

IMG-20150806-03313

PGS. TS Trần Văn Nhân – Giám đốc Trung tâm Sản xuất sạch hơn VN trình bày báo cáo sơ bộ về tiềm năng RECP của các doanh nghiệp trong buổi hội thảo tại Ninh Bình 06/08/2015 

Trong khuôn khổ Dự án, các doanh nghiệp tại đây khi đăng ký tham gia dự án sẽ được đào tạo về RECP, được hỗ trợ tư vấn kỹ thuật và nguồn vốn để đổi mới công nghệ nhằm tiết kiệm tài nguyên và giảm chất thải ra môi trường. Hỗ trợ từ Dự án được thực hiện theo quy trình toàn diện gồm: đánh giá hiện trạng, xác định tiềm năng và phương án chuyển đổi, lập hồ sơ vay vốn để tiếp cận các nguồn hỗ trợ tài chính như Quỹ Ủy thác tín dụng xanh (bảo lãnh 50% và trả thưởng tới 25% vốn vay ) hoặc hỗ trợ vay với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quỹ Bảo vệ Môi trường, Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia với các dự án thay đổi công nghệ khả thi.

Mr. Dong_Can Tho-1

Ông Trần Duy Đông phát biểu khai mạc Hội thảo tại thành phố Cần Thơ ngày 12/08/2015

Tại các Hội thảo, ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thời là Giám đốc Quốc gia của Dự án đã có lời phát biểu khai mạc và khẳng định “ Với cam kết sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tiếp cận với các công nghệ sản xuất tiên tiến và các nguồn tài chính ưu đãi, thực hiện chuyển đổi với chi phí hợp lý, Dự án hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng doanh thu gắn với phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập hiệu quả”.

Tiếp theo phiên khai mạc, tại Ninh Bình, ông Nguyễn Ngọc Thạch – Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình đã có lời phát biểu chào mừng Hội thảo. Tại Cần Thơ, ông Trần Minh Kiệt – Phó Trưởng Ban Quản lý các KCN và Khu Chế xuất thành phố Cần Thơ đã phát biểu chào mừng Hội thảo và đánh giá “các hỗ trợ của dự án dành cho các doanh nghiệp trong tỉnh để cải thiện sản xuất, được hỗ trợ về vốn ưu đãi để đổi mới công nghệ là kịp thời và cần thiết cho các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay”. Tại Đà Nẵng, ông Lê Hoàng Đức – Phó ban Quản lý các KCN và Khu Chế xuất thành phố Đà Nẵng cũng có lời phát biểu chào mừng Hội thảo và cho rằng việc lựa chọn KCN Hòa Khánh của Đà Nẵng làm mô hình thí điểm là rất hữu ích cho các doanh nghiệp tại đây.

IMG_2793

Ban Chủ toạ Hội thảo tại Đà Nẵng ngày 14/8/2015 

Tại hội thảo, ông Heinz Leuenberger – Cố vấn trưởng kỹ thuật của Dự án đã có bài thuyết trình giới thiệu Dự án, mô tả các hoạt động và lợi ích Dự án sẽ mang lại cho sự phát triển các KCN nói chung và doanh nghiệp trong KCN nói riêng.

IMG_2788

Ông Heinz Leuenberger – Cố vấn trưởng Dự án trong bài phát biểu tại hội thảo ở Đà Nẵng 14/08/2015

Trong phần giới thiệu về cơ chế tài chính xanh cho các hoạt động đầu tư công nghệ sạch và phát thải ít các bon dành cho các doanh nghiệp trong KCN, TS. Nguyễn Đình Chúc – Phó Viện trưởng Viện Phát triển bền vững vùng nhận định “Một trong những khó khăn cơ bản mà các doanh nghiệp trong nước gặp phải là tiếp cận tín dụng, đặc biệt là tín dụng cho các khoản đầu tư vào công nghệ do hạn chế trong năng lực lập hồ sơ kỹ thuật và tài chính. Cơ chế hỗ trợ của Dự án sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua các rào cản chi phí để đầu tư cho sản xuất và cải thiện công nghệ. Đây là lợi thế nổi trội mà các doanh nghiệp tham gia Dự án có được khi tiếp cận các nguồn tài chính ưu đãi từ Dự án”.

Kết thúc chương trình Hội thảo buổi sáng, đoàn chuyên gia và đại diện Ban quản lý Dự án đã có buổi làm việc trực tiếp tại các doanh nghiệp gồm: Nhà máy Kính nổi Tràng An – Chi nhánh công ty TNHH Dương Giang (KCN Khánh Phú); Công ty Thuỷ sản Quang Minh, Công ty Thuỷ sản Phương Đông và Công ty TNHH Thái Sơn(Khu CN Trà Nóc 1); Công ty Thép Việt Mỹ và Nhà máy Giấy Tân Long (Khu CN Hoà Khánh) vào buổi chiều cùng ngày. Các doanh nghiệp đều bày tỏ sự quan tâm đến Dự án và một số công ty đã đăng ký tham gia ngay sau buổi làm việc cũng như cam kết sẽ tích cực phối hợp với bên Dự án.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UNIDO và các cơ quan liên quan hy vọng kết quả của Dự án sẽ góp phần nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường tại các KCN, đồng thời, là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước và các nhà tài trợ tiếp tục nhân rộng mô hình KCN sinh thái trên cả nước.

Theo Admin VNCPC