TRANG TRẠI MẪU NUÔI CÁ TRA ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

TRANG TRẠI MẪU NUÔI CÁ TRA ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

Trong khuôn khổ dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam” – SUPA do Liên minh Châu Âu tài trợ thông qua các đối tác là Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế WWF Áo và WWF Việt nam hỗ trợ xây dựng Trung tâm đào tạo và Trang trại mẫu nhằm nghiên cứu chuyển giao công nghệ mới, tập huấn chia sẻ thông tin cho các hộ nuôi, cán bộ kỹ thuật, chuyên gia trong lĩnh vực ương, nuôi cá tra.

Sau hơn một năm xây dựng trên khu đất 2 ha của Trường Đại học Cần Thơ tại khu vực phường Phú Thứ, quận Cái Răng, tp Cần Thơ, Trang trại mẫu đã hoàn thành cơ bản vào tháng 3 và bắt đầu chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15 tháng 5 năm 2016. Các hạng mục xây dựng gồm: ao lắng, hệ thống ao thí nghiệm, ao ương, ao nuôi, ao xử lý nước thải, phòng thí nghiệm, trại thực nghiệm nằm sát ngay sông Hậu.

Trang trai nuoi ca Tra 1

Sơ đồ Trang trại mẫu

Các hoạt động của Trang trại mẫu gồm:

–       Nghiên cứu, thử nghiệm các công nghệ ương, nuôi cá tra mới nhằm cắt giảm chi phí giá thành, giảm tác động đến môi trường.

–       Tập huấn cho các hộ dân, cán bộ kỹ thuật của các Công ty.

–       Chuyển giao công nghệ.

Hiện nay, các cán bộ kỹ thuật của Dự án đang tiến hành nuôi thử nghiệm trên 3 ao và 1 ao đối chứng với diện tích mỗi ao khoảng 200 m2 trong thời gian khoảng 6 tháng. Hàng tuần các thông số môi trường nước như pH, TSS, động thực vật phù du, H2S, NO2, độ tăng trưởng đều được phân tích và đo đạc để có những đánh giá chính xác về mức độ hiệu quả của việc áp dụng các công nghệ mới.

Trang trai nuoi ca Tra 2

Bắt đầu xây dựng Trang trại

Trang trai nuoi ca Tra 3

Trại thực nghiệm và phòng thí nghiệm nhìn từ ao giống bố mẹ

 

Trang trai nuoi ca Tra 4

Hệ thống ao thí nghiệm

 

Trang trai nuoi ca Tra 5

Các thông số theo dõi ao

Bắt đầu từ tháng 7 năm 2016, VNCPC phối hợp cùng WWF Việt Nam tổ chức khoảng 20 chuyến tham quan, tập huấn cho các hộ nuôi và cán bộ kỹ thuật của nhà máy ngay tại Trang trại mẫu. Đây là lần đầu tiên các hộ dân và cán bộ kỹ thuật được chia sẻ thông tin và học hỏi kỹ thuật nuôi thực tiễn với các chủ đề khác nhau như thức ăn, môi trường, nuôi phù hợp với các chứng nhận, dịch bệnh,…từ các chuyên gia và cán bộ kỹ thuật của dự án và Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.

Trang trai nuoi ca Tra 6

Các cán bộ kỹ thuật của dự án đang trao đổi chia sẻ thông tin cho người tham quan

Trang trai nuoi ca Tra 7

Thăm quan thực tế tại các hệ thống ao nuôi thí nghiệm

Dự án “Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam” (EIP) đã triển khai 2 đợt đánh giá thuộc hợp phần đào tạo nhân lực và đánh giá Hiệu quả tài nguyên và Sản xuất sạch hơn (RECP) tại các doanh nghiệp

Mở đầu cho hợp phần này là khoá huấn luyện tập trung thực hiện RECP kéo dài 3 ngày tại mỗi địa phương vào tháng 1 năm 2016. 

Tiếp theo là đợt đánh giá lần 1 diễn ra từ ngày 29/2 – 5/3/2016 tại 7 công ty ở Ninh Bình, từ ngày 14/3 – 19/3/2016 tại 6 công ty ở Đà Nẵng và từ 7/3 đến 17/3/2016 tại 10 công ty ở Cần Thơ. Tại đợt đánh giá này, các chuyên gia của VNCPC đã khảo sát chung toàn bộ quy trình sản xuất của công ty, đánh giá hiện trạng sử dụng nguyên vật liệu, quản lý hoá chất và chất thải, khảo sát các hệ thống tiêu thụ năng lượng và nước, tiến hành kiểm tra và đo đạc bằng các thiết bị chuyên dụng để xác định tổn hao về đầu vào sản xuất. Từ đó nhóm chuyên gia đã trao đổi và hỗ trợ kỹ thuật giúp doanh nghiệp nhìn nhận những giải pháp RECP hiển nhiên để có thể triển khai ngay việc hiện thực hóa tiềm năng tiết kiệm chi phí sản xuất. Điều này giúp doanh nghiệp có thêm động lực để thực hiện đầy đủ đánh giá RECP với tác động cải thiện lâu dài hơn trong suốt thời gian tới.

Work meeting with company

Đoàn chuyên gia đang làm việc với Công ty

Đợt đánh giá lần 2 diễn ra từ ngày 11/4 – 16/42016 tại Ninh Bình, từ 19/4 – 23/4/2016 tại Đà Nẵng và Cần Thơ. Tại đợt đánh giá này, các chuyên gia và Công ty tiếp tục thảo luận về các giải pháp RECP đơn giản đã được thực hiện, phân tích hiệu quả của các giải pháp và rút ra bài học kinh nghiệm, thu thập số liệu bổ sung cho công việc tính toán cân bằng vật liệu và định giá dòng thải, phân tích sơ bộ tính khả thi của các giải pháp cần đầu tư cao.

Cooling tower assessment

Chuyên gia VNCPC đang khảo sát tháp giải nhiệt tại một nhà máy ở Cần Thơ

Đợt đánh giá lần 3 dự kiến diễn ra từ ngày 25 – 27/5/2016 tại Ninh Bình, 31/5 đến 3/6/2016 tại Đà Nẵng và 30/5-3/6/2016 tại Cần Thơ.

VNCPC

Tiền khảo sát khả năng tiếp cận “Quỹ Uỷ thác Tín dụng xanh “ (GCTF) của Dự án “Xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt sản xuất điện sinh khối và than sinh học tại thành phố Hà Giang”

Ngày 20/5/2016, đoàn chuyên gia của VNCPC – đơn vị thẩm định kỹ thuật của Quỹ Uỷ thác tín dụng xanh đã có chuyến đi tiền khảo sát về kỹ thuật đối với dự án “Xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt sản xuất điện sinh khối và than sinh học tại thành phố Hà Giang”.

Hiện tại, Thành phố Hà Giang và các huyện lỵ lân cận biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt phổ biến hiện nay là chôn lấp. Phương pháp này có giá thành rẻ nhưng đòi hỏi diện tích đất lớn, trong lúc quỹ đất hiện nay rất hạn chế. Mặt khác, phương pháp này không có khả năng thu hồi, tái chế nguồn nguyên liệu từ rác thải, đồng thời nảy sinh yêu cầu xử lý nước rỉ rác. Đây là công việc khó khăn, phức tạp không kém việc xử lý rác. Và với định hướng phát triển du lịch thì dự báo cho biết tổng lượng rác thải tại các khu vực này sẽ không ngừng tăng lên trong thời gian tới.

IMG_0146

Bãi chôn lấp rác thải thành phố Hà Giang

Trước tình hình đó, Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng 68 – Hà Giang đã đề xuất xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt sử dụng hệ thống công nghệ nhiệt khí hóa tồn tính thu hồi năng lượng để sản xuất điện sinh khối và than đen nhiệt lượng cao không khói, công suất 50 tấn/ngày đêm. Nếu được đưa vào hoạt động, dự kiến dự án sẽ xử lý triệt để khối lượng rác thải phát sinh cho địa bàn Thành Phố Hà Giang với tổng khối lượng rác thải sinh hoạt được xác định là 18.000 Tấn /năm. Về mặt hiệu quả xã hội, dự án xử lý rác thải trên địa bàn không chỉ góp phần tích cực trong công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đô thị mà còn nâng cao nhận thức cho người dân, từng bước đưa công tác vệ sinh môi trường trở thành trách nhiệm của cả cộng đồng, giải quyết công ăn việc làm cho trên 100 người lao động, tăng thu nhập, ổn định đời sống, góp phần đảm bảo an ninh kinh tế cho khu vực địa phương nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Về mặt hiệu quả kinh tế, dự án sẽ thu hồi tài nguyên, năng lượng tái tạo, sản phẩm thu được là Gas DME và than sinh học, từ đó sử dụng sản phẩm Gas thu được để phát điện với công suất 800 KVA/H và 8% là than đen bán ra thị trường.

IMG_0143

 Đoàn chuyên gia VNCPC làm việc với ông Lục Chu Sơn – Giám đốc Công ty Cổ phần  tư vấn đầu tư xây dựng 68 – Hà Giang

Tại buổi làm việc, đoàn chuyên gia VNCPC đã có những trao đổi thông tin và kỹ thuật với ông Lục Chu Sơn – Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng 68 – Hà Giang. Sau buổi thảo luận này, các chuyên gia sẽ tính toán kỹ thuật để xem xét khả năng dự án đạt được các tiêu chí đề ra của Quỹ GCTF và sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với nguồn tín dụng xanh.

Theo VNCPC admin

Giải pháp thúc đẩy sản xuất xanh

Bà Nguyễn Lê Hằng – Điều phối viên Quỹ Uỷ thác Tín dụng xanh (GCTF) – Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam – trả lời phỏng vấn trong chương trình “Câu chuyện hội nhập” – Kênh truyền hình Nhân dân về chủ đề những giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua được những khó khăn và rào cản để ứng dụng mô hình sản xuất xanh vào doanh nghiệp của mình.

Screen Shot 2016-04-13 at 10.12.01 AM

 

Link video phỏng vấn 

 

 

 

 

Dự án ″Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam″ (EIP) chính thức triển khai hợp phần đào tạo nhân lực và đánh giá Hiệu quả tài nguyên và Sản xuất sạch hơn (RECP) tại các doanh nghiệp

Dự án ″Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam″ (EIP) được Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) triển khai từ tháng 10/2014 với mục tiêu tổng thể nhằm tăng cường việc chuyển giao, ứng dụng, phổ biến công nghệ và các biện pháp sản xuất sạch, ít các bon nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại các KCN Việt Nam.

Sau thời gian khởi động và chuẩn bị, EIP đã chính thức triển khai hợp phần đào tạo nhân lực và đánh giá Hiệu quả tài nguyên và Sản xuất sạch hơn (RECP) tại các doanh nghiệp thuộc 3 khu công nghiệp mục tiêu: Khánh Phú (tỉnh Ninh Bình), Hòa Khánh (thành phố Đà Nẵng) và Trà Nóc 1 và 2 (Thành phố Cần Thơ). Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam tham gia dự án với tư cách là đơn vị cung ứng dịch vụ đào tạo và tư vấn đánh giá RECP cho toàn bộ hợp phần này.

Đợt 1 của hợp phần này bắt đầu bằng khóa huấn luyên thực hiện RECP gồm 3 ngày tại mỗi địa phương với số lượng doanh nghiệp và đại biểu tham dự như sau:

Ninh Bình

Đà Nẵng

Cần Thơ

Số doanh nghiệp

11

12

11

Số đại biểu

33

35

39

Ngày

13 – 15/1/2016

6 – 8/1/2016

13 – 15/1/2016

Khóa huấn luyện nhằm mục tiêu nâng cao năng lực về RECP cho cán bộ quản lý KCN và cán bộ kỹ thuật, quản lý sản xuất của các doanh nghiệp tham gia dự án, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả hơn và giảm ô nhiễm môi trường góp phần xây dựng, góp phần phát triển KCN sinh thái điển hình của địa phương.

IMG_5343

Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các KKT – Giám đốc EIP, khai mạc khóa huấn luyện tại Ninh Bình

Picture2

Các đại biểu và chuyên gia khóa huấn luyện tại Đà Nẵng

Picture3

 Các đại biểu và chuyên gia khóa huấn luyện tại Cần Thơ

Picture4

Các đại biểu và chuyên gia khóa huấn luyện tại Ninh Bình

Tại các khóa luấn luyện, các đại biểu cho biết họ rất quan tâm tới vấn đề làm sao để giúp công ty giảm tiêu hao năng lượng, nước, khắc phục tác động của các loại dòng thải phát sinh qua đó giảm chi phí sản xuất và tạo hình ảnh tốt đẹp cho doanh nghiệp.

Picture5

 Trao đổi ý kiến trực tiếp với các giảng viên

Picture6

Trình bày kết quả thảo luận nhóm tại Ninh Bình

Trong 3 ngày của khóa huấn luyện, các đại biểu đã tham gia tích cực và trao đổi sôi nổi với giảng viên về những vấn đề rất cụ thể của công ty.

Picture7

 Thảo luận nhóm về trường hợp cụ thể của doanh nghiệp

Picture8

Hoạt động trò chơi trong khóa huấn luyện

Theo Admin – vncpc.org

Điều phối viên Quỹ Tín dụng xanh (GCTF) trả lời phỏng vấn tạp chí Thời báo Kinh tế Việt Nam (VET)

Bà Nguyễn Lê Hằng, đến từ Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam – Điều phối viên Quỹ Uỷ thác Tín dụng xanh (GCTF) trả lời phỏng vấn tạp chí Thời báo Kinh tế Việt Nam (VET) về tăng trưởng tín dụng xanh và tương lai phát triển của mô hình này tại Việt Nam.

IMG_5107

 

  • Bà đánh giá thế nào về phát triển tăng trưởng xanh dưới dạng các chính sách và những khó khăn có thể gặp phải tại Viêt Nam?

Tín dụng xanh là một chính sách của ngành tài chính ngân hàng nhằm hỗ trợ các hoạt động đầu tư kinh doanh có tác động tích cực tới chất lượng môi trường. Vì vậy tín dụng xanh góp phần mang tới cho xã hội những lợi ích to lớn cả về tăng trưởng, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân cũng như bảo vệ môi trường.

Vấn đề tín dụng xanh được nhiều nước trên thế giới đặc biệt quan tâm từ nhiều năm nay. Sản phẩm tín dụng xanh của các ngân hàng thường hướng vào các dự án tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch. Các lĩnh vực ưu tiên này tùy thuộc vào chính sách tín dụng xanh ở từng quốc gia và khu vực.

  • Mô hình tín dụng xanh hiện đang được phát triển như thế nào tại Việt Nam? Tiêu chuẩn như thế nào để một dự án có thể nhận được hỗ trợ từ GCTF? 

Trách nhiệm của ngành ngân hàng là giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết và cấp vốn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Do đó, nếu các ngân hàng có những yêu cầu nhất định đối với các dự án vay vốn khi thực hiện phải bảo đảm những quy định về môi trường và an sinh xã hội thì sẽ góp phần hạn chế các dự án gây ô nhiễm, gây ảnh hưởng xấu đến người dân và khuyến khích các doanh nghiệp hướng tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh sạch, an toàn hơn. Tuy nhiên, cho đến trước khi có Nghị định 03 thì hầu hết các ngân hàng trong nước chưa quan tâm nhiều tới tiêu chí bảo vệ môi trường khi xem xét phê duyệt các dự án nào vay vốn của doanh nghiệp.

Hiện đã có một số tổ chức quốc tế đang hoạt động ở Việt Nam như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) đã có bộ tiêu chuẩn về môi trường, xã hội mà các dự án và đối tác vay vốn hoặc tư nhân tài trợ phải tuân theo.

Để lựa chọn một dự án được hỗ trợ tài chính theo dòng tín dụng xanh của GCTF, có một số tiêu chí được đưa ra đối với doanh nghiệp liên quan quy mô, loại hình, ngành nghề doanh nghiệp, loại dự án, chỉ số môi trường của dự án. Các doanh nghiệp cần tham khảo các lựa chọn công nghệ để có thể đề xuất một phương án phù hợp nhất với quỹ (1 chỉ số về tác động môi trường sau dự án đầu tư được đánh giá đạt giảm ít nhất 30% so với hiện tại).

  • Xin bà chia sẻ thêm về những thành quả mà GCTF đã đạt được trong quá trình hoạt động tại Việt Nam? GCTF gặp những khó khăn gì trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp không

Quỹ Ủy thác tín dụng xanh (GCTF) do Chính phủ Thụy Sĩ (SECO) thành lập ở Việt Nam nhằm hỗ trợ các DN đầu tư các công nghệ sản xuất có hiệu suất cao và thân thiện với môi trường. Được thành lập vào cuối 2007, đây là một trong những hoạt động tín dụng xanh đầu tiên ở Việt Nam nhằm tới ngành sản xuất công nghiệp và một số ngành dịch vụ để đầu tư phát triển gắn liền với bảo vệ môi trường.Bên cạnh đó, GTF cũng có mong muốn quan trọng là hỗ trợ các ngân hàng thương mại thấy được sự cần thiết để phát triển một loại hình sản phẩm tín dụng mới dành cho khối doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, thực tế cho thấy cũng có một số khó khăn nhất định, ví dụ: khả năng tiếp cận thông tin và chính sách (tài chính và công nghệ) của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; một số doanh nghiệp tiếp cận với Quỹ nhưng lại không được Ngân hàng phê duyệt khoản vay vì nợ xấu, v.v…

  • Theo bà, tín dụng xanh liệu có phải mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam không? Tại sao? 

Theo ý kiến cá nhân tôi thì tín dụng xanh là một công cụ để giúp tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững.

Đặc thù của rất nhiều doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay là vẫn vận hành nhiều công nghệ thiết bị cũ, vừa tiêu hao nhiều tài nguyên đồng thời gây phát thải tác động xấu tới môi trường. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất đối với các DN để đổi mới trang thiết bị theo hướng thân thiện với môi trường hơn chính là mức đầu tư cần thiết thường khá cao. Phần lớn các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam thường gặp khó khăn về vốn và không đủ tài sản thế chấp để tiếp cận được với nguồn cho vay tín dụng tại các NH. Khó khăn này đã làm DN giảm động lực đổi mới công nghệ nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất và giảm tác động môi trường. Khi ngân hàng triển khai dòng tín dụng xanh thì rào cản này sẽ giảm nhẹ đi rất nhiều.

  • Bà nhận xét như thế nào về các chính sách hỗ trợ tín dụng xanh? 

Để đẩy mạnh phát triển tín dụng xanh ở Việt Nam cần có sự vào cuộc của cả cơ quan quản lý là Ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng và đặc biệt cần tăng cường nhận thức cho doanh nghiệp về bảo vệ môi trường, đặc biệt là quan điểm “một mũi tên trúng 2 đích” nghĩa là có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường mang lại các lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp chứ không đơn thuần là tăng gánh nặng chi phí. Do đó, cần tăng cường năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho nhóm các chuyên gia tư vấn kỹ thuật; tăng cường năng lực xem xét thẩm định các dự án tăng trưởng xanh cho khối NH; tăng cường sự kết nối giữa 3 khối trên với sự gắn kết và thông tin từ cơ quan quản lý nhà nước.

  • Bà dự đoán như thế nào về sự phát triển tín dụng xanh trong 3 năm tới đây?

Với chỉ thị 03 đã đi vào thực thi, cũng như các dự thảo chính sách, chiến lược, chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu thụ bền vững, bảo vệ môi trường hay phát triển bền vững đang được xây dựng và sớm đi vào thực tiến thì Tín dụng xanh là một công cụ tài chính không thể thiếu trong giai đoạn phát triển tới đây của đất nước.

Theo Tạp chí Thời báo Kinh tế Việt Nam

Source: gctf.vn