Hướng đến cá tra sạch

Sau một thời gian ngắn giá cá tra đứng ở mức cao, hiện nay mặt hàng thủy sản này lại tiếp tục rớt giá.

Mặt hàng cá tra đang hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và sản xuất sạch hơn - Ảnh: Chí Nhân
Mặt hàng cá tra đang hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và sản xuất sạch hơn
– Ảnh: Chí Nhân

Cá tra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (thịt trắng, trọng lượng 0,8 – 0,9 kg/con), hiện chỉ còn 25.000 – 26.000 đồng/kg; cá có chất lượng thịt thấp hơn (thịt vàng) chỉ còn 24.000 – 24.500 đồng/kg, thậm chí có nơi rớt xuống mức giá 21.000 – 22.000 đồng/kg như vào thời kỳ tháng 5 năm nay, khi thừa mứa cá, rớt giá thê thảm.

Ông Nguyễn Ngọc Hải – Chủ nhiệm HTX Cá tra Thới An, Q.Ô Môn (Cần Thơ), cho biết: “Không chỉ trong tháng 7 mà từ tháng 4 đến nay, giá bán cá tra đã giảm và biến động theo hướng bất lợi cho người nuôi. Cũng do giá giảm nên bây giờ không doanh nghiệp nào đi mua cá của người dân mà chỉ lấy cá từ vùng nuôi riêng của mình để xuất khẩu”. Ở các vùng nuôi khác như Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang… giá cá tra nguyên liệu dao động từ 20.500 – 21.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg so với tháng 6. Ông Nguyễn Minh Sáng, thương lái chuyên mua cá tra tại H.Châu Phú, An Giang cho biết, so với mức giá đỉnh 28.500 – 29.000 đồng/kg đối với cá tra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu được xác lập cách đây không lâu, hiện cá tra nguyên liệu đã giảm 3.000 – 4.000 đồng/kg.

Theo các chuyên gia, cá tra là một trong hai sản phẩm nông nghiệp được đưa vào chương trình sản phẩm quốc gia và có nghị định riêng. Điều này khẳng định vị trí của ngành cá tra trong phát triển kinh tế. Chính phủ muốn tái tổ chức ngành hàng theo hướng mang lại hiệu quả cao nhất về kinh tế, bảo vệ môi trường và vấn đề xã hội. Theo đó cá tra sẽ được nuôi theo hướng quy hoạch có đăng ký, có cấp mã số và trong 2 năm tới sẽ không tăng về diện tích và sản lượng, nâng cao giá trị gia tăng.

Ông Lê Xuân Thịnh, Điều phối viên dự án xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững ở VN do EU tài trợ (SUPA) cũng cho biết: “Với dự án này, mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra VN sẽ bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội. Đến khi kết thúc dự án, ít nhất 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ về sản xuất và chế biến, 30% doanh nghiệp chế biến thức ăn và các vùng nuôi cá tra của vùng ĐBSCL độc lập, chủ động thực hiện các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn. Ít nhất 50% doanh nghiệp chế biến cung cấp các sản phẩm bền vững phù hợp với các tiêu chuẩn bền vững như ASC hay GlobalGAP cho thị trường EU và các thị trường khác”.

Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, diện tích nuôi cá tra của các tỉnh ĐBSCL 7 tháng đầu năm ước đạt 6.200 ha với sản lượng 598.000 tấn. Sản lượng cá tra của hầu hết các tỉnh đều giảm so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá cá tra nguyên liệu giảm thấp nên người nuôi cho ăn cầm chừng, kéo dài thời gian, cá không đạt kích cỡ thu hoạch. Cụ thể sản lượng cá tra ở Vĩnh Long đạt 57.881 tấn (giảm 7%), Đồng Tháp sản lượng 170.046 tấn (giảm 10,1%), Cần Thơ sản lượng 51.433 tấn (giảm 7,1%), Tiền Giang sản lượng 16.500 tấn (giảm 8,3%), Bến Tre sản lượng 101.200 tấn (giảm 8%).

Theo thanhnien.com.vn

Dự án SUPA tham gia Hội chợ Thủy sản VietFish 2014 và Diễn đàn cá tra Việt Nam

Dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam – SUPA” do EU tài trợ với các đối tác thực hiện là Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), WWF-Việt Nam và WWF-Áo thực hiện nhằm góp phần thúc đẩy nền sản xuất cá tra Việt Nam phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.

Trong các ngày từ 6-8/8/2014, dự án SUPA đã tham gia Hội chợ Thủy sản xuất khẩu Việt Nam (VietFish) và có gian hàng ở đây nhằm quảng bá các thông tin về hoạt động và các kết quả của dự án đến với doanh nghiệp. Trước đó, ngày 5/8/2014 dự án SUPA đã tổ chức một đoàn thăm quan thực tế tại nhà máy chế biến của Công ty GODACO nằm ở khu công nghiệp Mỹ Tho (Tiền Giang) và vùng nuôi cá tại Bến Tre. Đoàn thăm quan là các nhà nhập khẩu, nhà bán lẻ ở Châu Âu và các nhà báo trong, ngoài nước, các tổ chức chứng nhận. Ngoài ra, tham gia đoàn thăm quan lần này còn có một số các nhà nhập khẩu lớn của Brazil, Kazakhstan,…

Vietfish 1

Đoàn các nhà nhập khẩu nghe giới thiệu về Công ty

Vietfish 2

Thăm quan thực tế khu vực sản xuất

Sau khi thăm quan thực tế tại doanh nghiệp, các nhà nhập khẩu đã đánh giá rất cao chất lượng và quy mô của sản xuất của Công ty trong việc đáp ứng các tiêu chí xuất khẩu. Hình ảnh thực tế này khác xa rất nhiều so với thông tin mà các nhà nhập khẩu có được từ một số các phương tiện thông tin đại chúng ở Châu Âu và Nam Mỹ.

Vietfish 3Gian hàng của dự án SUPA tại Hội chợ

Vietfish 4

Ông Hoàng Thành (cán bộ phái đoàn châu Âu tại Việt Nam) và bà Esther Luiten (Giám đốc Kinh doanh thương mại của ASC) thăm gian hàng

Trong Hội chợ lần này, Dự án SUPA đã kết hợp cùng VASEP tổ chức Diễn đàn cá tra Việt Nam với chủ đề: “Phát triển bền vững cá tra tại thị trường Châu Âu” với các tham luận giới thiệu về thị trường cá tra Việt Nam các khó khăn và thách thức từ các diễn giả của Tổng Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Dự án SUPA, Công ty ANOVA (Hà Lan) và tổ chức chứng nhận ASC.

Vietfish 5

Các diễn giả tham dự buổi đối thoại

Vietfish 6

Các đại biểu tham dự

Đã có hơn 200 đại biểu quan tâm tham dự diễn đàn, trong đó có gần 100 đại biểu đến từ 80 công ty sản xuất và chế biến cá tra, các đại biểu là đại diện cho các cơ quan quản lý chính sách của địa phương các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các tổ chức chứng nhận, các nhà nhập khẩu Châu Âu, Nam Mỹ, Bắc Mỹ,…Tại diễn đàn cũng đã có rất nhiều câu hỏi trao đổi thông tin về thị trường của các nước nhập khẩu đặc biệt thị trường Châu Âu cũng như các tiêu chuẩn cần thiết đáp ứng nhu cầu.

Sau lần tổ chức thành công lần này, các bên đối tác thực hiện dự án SUPA đã thống nhất tổ chức thường niên Diễn đàn để tạo kênh thông tin trao đổi cho các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách giúp cá tra Việt Nam ngày càng phát triển lớn mạnh và bền vững.

VNCPC admin

MỜI THAM GIA ĐỒNG SÁNG TẠO CÙNG GETGREEN VIỆT NAM

Đồng sáng tạo (Co-Creation) cùng GetGreen Việt Nam dành cho các doanh  nghiệp hoạt động theo định hướng phát triển bền vững hoặc quan tâm đến việc giải quyết vấn đề tiêu dùng bền vững. Đồng sáng tạo đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp mong muốn tạo ra sự thay đổi và sẵn sàng tạo ra những ý tưởng đột phá để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của những người tiêu dùng theo hướng Phát triển bền vững.

anh

Trong dự án GetGreen Việt Nam, mục đích của Đồng sáng tạo là kết nối người tiêu dùng với nhà sản xuất bằng cách thu hút họ vào quá trình thiết kế, tạo ra những sản phẩm tốt hơn cho khách hàng mục tiêu. Người tiêu dùng hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của riêng họ trong khi doanh nghiệp là chuyên gia trong sản xuất để đáp ứng được những nhu cầu và thị hiếu đó. Khi gặp gỡ và trao đổi với nhau, người tiêu dùng và nhà sản xuất có thể tạo ra những giải pháp bất ngờ mà cả hai bên không thể tự phát triển. Một trong những nhiệm vụ cốt lõi của dự án GetGreen Việt Nam chính là kết nối người tiêu dùng với các doanh nghiệp sản xuất bền vững và các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ để thúc đẩy sáng tạo các sản phẩm, dịch vụ bền vững mang tính khả dụng cao.

Dự án GetGreen Việt Nam đóng vai trò tư vấn, điều phối hoạt động đồng sáng tạo giữa doanh nghiệp và các nhóm người tiêu dùng. Chúng tôi có sự hỗ trợ của các chuyên gia trong lĩnh vực  tiêu dùng bền vững và mối quan hệ chặt chẽ với các tập huấn viên và nhóm người tiêu dùng bền vững đang hoạt động trong dự án.

Quy trình tập huấn Đồng sáng tạo:

  • Thời gian nhận đăng ký tham gia từ 1/08/2014 đến hết 30/09/2014.
  • Sau khi lựa chọn 12 doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia, hoạt động “Tập huấn đồng sáng tạo” sẽ diễn ra với từng doanh nghiệp trong 3 buổi làm việc, mỗi buổi làm việc có thời lượng 4 giờ.
  • Thời gian dự kiến cho các hoạt động từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2014

Buổi

Thành phần tham gia

Nội dung

Buổi 1
  • Đại diện dự án GetGreen Việt Nam
  • Chủ doanh nghiệp và các cộng sự
Tập huấn: Chuẩn bị

  • Xác định hiểu biết chung về hoạt đồng sáng tạo với dự án GetGreen Việt Nam
  • Tìm hiểu các vấn đề mà doanh nghiệp cần giải quyết liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững
  • Thống nhất cách thức tiến hành và các hoạt động sẽ diễn ra trong buổi 2 và 3
  • Phân công nhiệm vụ cho các bên tham gia
Buổi 2
  • Đại diện dự án GetGreen Việt Nam
  • Chủ doanh nghiệp và các cộng sự
  • Nhóm người tiêu dùng (15-20 người)
Tập huấn: Thực hiện Đồng sáng tạo

Doanh nghiệp và nhóm tiêu dùng trao đổi thảo luận các nội dung sau:

  • Vấn đề tồn tại của doanh nghiệp liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững
  • Xác định các giải pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề đó từ quan điểm của người tiêu dùng và nhà sản xuất
Buổi 3
  • Đại diện dự án GetGreen Việt Nam
  • Chủ doanh nghiệp và các cộng sự
Tập huấn: Tổng hợp thông tin Đồng sáng tạo

  • Tổng kết các vấn đề và giải pháp dành cho doanh nghiệp liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững
  • Xác định các kế hoạch hành đồng tiếp theo để triển khai thực hiện các giải pháp

Về dự án GetGreen Việt Nam: GetGreen Việt Nam là dự án thúc đẩy tiêu dùng bền vững tại Việt Nam, cổ vũ và hướng dẫn người tiêu dùng hướng đến tiêu thụ bền vững hơn và giảm ảnh hưởng tới môi trường. Đồng thời, dự án thúc đẩy sáng tạo các sản phẩm, dịch vụ bền vững mang tính khả dụng cao bằng cách kết nối người tiêu dùng với các doanh nghiệp sản xuất và các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ đó. Dự án kéo dài từ 2012 đến 2015, trong khuôn khổ chương trình SWITCH-Asia do Ủy ban châu Âu tài trợ, được thực hiện bởi Đại học Công nghệ Delft, Hà Lan, Trung tâm Sản xuất Sạch hơn Việt Nam (VNCPC) và Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam (AIT-VN). Hiện nay, dự án GetGreen Việt Nam đang duy trì hoạt động của 25 nhóm tiêu dùng bền vững với khoảng 500 thành viên là người tiêu dùng thuộc các nhóm học sinh – sinh viên, nhân viên văn phòng và nhóm cộng đồng, tại 4 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Dự kiến, trong giai đoạn hai từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015, GetGreen Việt Nam sẽ có 25 nhóm tiêu dùng bền vững tiếp theo đi vào hoạt động.

Thông tin liên hệ:
Văn phòng dự án GetGreen Việt Nam.
Trung tâm Sản xuất Sạch hơn Việt Nam.
Phòng 625, thư viện Tạ Quang Bửu, Đại học Bách khoa Hà Nội, Số 01 Đại Cồ Việt, Hà Nội
Website: www.getgreen.vn | Điện thoại: 04 38684849 / 15 | Email: [email protected]

Theo Getgreen.vn

Thiết kế GetGreen sticker với tổng giải thưởng lên tới 10 triệu đồng

CUỘC THI THIẾT KẾ GETGREEN STICKERS

Nhận ngay 5.000.000 đ khi thắng cuộc thi Thiết kế bộ sticker cho các chỉ dẫn Sống Xanh

7061911c07a1a1d25c656bcc8ff64190

1. Đối tượng dự thi:
Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên. Số lượng bài dự thi của cá nhân/nhóm không giới hạn.

2. Nội dung dự thi:
• Một bài dự thi bao gồm 12 sticker thể hiện các chỉ dẫn Sống Xanh của dự án GetGreen Việt Nam.

Luôn sử dụng 70 – 80% dung tích tủ lạnh
Tiết kiệm nước trong nhà tắm
Giảm lượng giấy bỏ
Sử dụng các chất làm sạch, tẩy rửa tự nhiên
Để đồ dùng có thể tái chế tại khu vực riêng trong nhà
Tắt động cơ khi dừng xe
Kiểm soát và tiết giảm những thứ bạn bỏ đi
Mua thực phẩm đúng mùa

Giữ tốc độ ổn định/vừa phải
Ưu tiên thực phẩm địa phương
Bật điều hòa ở 26 độ C
Sử dụng các chế độ tiết kiệm năng lượng

• Người dự thi đọc thông tin về từng chỉ dẫn trong file 12 chỉ dẫn Sống Xanh.
Link download: http://www.mediafire.com/download/ababwqt7qukuxs8/The_le_cuoc_thi_GetGreen_Sticker.zip

Thiết kế có nhiều hoặc ít hơn 12 chỉ dẫn cung cấp trên đây được coi là không hợp lệ.

3. Quy cách thiết kế:
• Trong mỗi sticker bắt buộc có logo dự án GetGreen Việt Nam.
• Kích thước 1 sticker: tối đa 6 x 6 cm.
• Trình bày bài dự thi: 12 stickers được ghép lại trên khổ A4 (ngang) – mẫu do dự án cung cấp

Logo và mẫu trình bày khổ A4 được cung cấp trong tài liệu đính kèm.

Chú ý: 6 x 6 cm là là chiều cao và chiều rộng tối đa của sticker, không phải quy định về hình dạng (shape).

4. Cách thức gửi bài dự thi và bình chọn:
4.1. Gửi bài dự thi:
Bài dự thi được gửi qua email dưới dạng 01 file nén gồm: file thiết kế (Adobe/Quark/Corel) và 13 file PNG có độ phân giải > 300 dpi, bao gồm: 12 file ảnh riêng lẻ của từng sticker và 01 file tổng hợp 12 sticker theo template do dự án cung cấp (như đã mô tả ở Mục 3).

Người dự thi gửi kèm các thông tin cá nhân/nhóm như sau:
– Họ tên:
– Ngày sinh:
– CMND:
– Nghề nghiệp:
– Đơn vị công tác/học tập:
– Địa chỉ:
– Email:
– Số điện thoại:

Bài dự thi được gửi về địa chỉ: [email protected] . Tiêu đề thư: [GGVN sticker][Tên nhóm/cá nhân].
BTC sẽ gửi email xác nhận trong vòng 1 – 2 ngày sau khi nhận được bài dự thi.

Bài dự thi hợp lệ sẽ được đăng trên facebook dự án: https://www.facebook.com/songxanhvietnam Người dự thi sẽ nhận được email thông báo để tiến hành vận động bình chọn.

4.2. Cách bình chọn:
Bước 1: Like fanpage của dự án https://www.facebook.com/songxanhvietnam
Bước 2: Vào Album ảnh dự thi → Like bộ sticker mà bạn bình chọn

5. Các mốc thời gian:
• Thời hạn gửi bài dự thi: 24h00 ngày 19/07/2014
• Đăng các bài dự thi trên facebook của dự án: 9h00 20/7/2014
• Thời hạn bình chọn qua facebook dự án: Từ 0h00 ngày 21/07/2014 đến 24h00 ngày 26/07/2014
• Công bố trao giải: 30 – 31/7/2014
• Trao giải: trong vòng 01 tuần kể từ khi công bố

6. Giải thưởng:
• 01 giải cộng đồng bình chọn: 5,000,000 VND
• 01 giải do BTC lựa chọn: 5,000,000 VND
Tiêu chí chấm giải:
• Giải do BTC lựa chọn: bài dự thi có tính thẩm mỹ cao, thống nhất, sáng tạo, thể hiện đúng thông điệp của dự án và nội dung của chỉ dẫn, có tính ứng dụng cao (phù hợp để dán vào các vật dụng trong sinh hoạt và công việc).
• Giải cộng đồng bình chọn: bài dự thi có số bình chọn (like) cao nhất trong khoảng thời gian quy định của dự án.
(Các bài dự thi không tuân thủ theo các điều từ 1 đến 5 nêu trên được coi là không hợp lệ và tự động bị loại.)

7. Quyền và trách nhiệm của người dự thi:
• Các thí sinh dự thi phải tuân thủ điều lệ do BTC cung cấp, trong đó phải đảm bảo:
• Bài dự thi không phải là đối tượng tranh chấp bản quyền tác giả.
• Bài dự thi chưa được sử dụng, chưa xuất hiện trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào ở trong và ngoài nước.
• Trong thời gian diễn ra cuộc thi, tác giả không được sử dụng bài dự thi tham gia cuộc thi này để tham dự bất kỳ cuộc thi nào khác.
• Nếu bài dự thi đạt giải, tác giả không được sử dụng vào bất kỳ ấn phẩm truyền thông hoặc cuộc thi nào khác.
• Trong trường hợp có tranh chấp bản quyền tác giả phát sinh sau khi sản phẩm thi đoạt giải được công bố, tác giả phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
• Các khoản nộp thuế thu nhập liên quan đến giải thưởng được thực hiện theo quy định của Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và do BTC chi trả.

8. Quy định về quyền sở hữu đối với các tác phẩm đoạt giải:
• Dự án GetGreen Việt Nam được sở hữu bản quyền vô thời hạn cũng như toàn quyền đăng ký sở hữu trí tuệ đối với mẫu thiết kế đạt giải.
• BTC có quyền yêu cầu người dự thi sửa đổi, bổ sung một số chi tiết cho phù hợp với đặc điểm của dự án.
• BTC không chịu trách nhiệm về những tranh chấp quyền tác giả và quyền liên quan. Nếu phát hiện bài dự thi đạt giải vi phạm bản quyền, BTC có quyền tước giải thưởng.

Giới thiệu về dự án GetGreen Việt Nam:
GetGreen Việt Nam là dự án thúc đẩy phong cách sống và làm việc bền vững của nhóm người tiêu dùng có thu nhập trung bình tại khu vực thành thị. Dự án được đồng tài trợ bởi chương trình SWITCH-Asia của Liên minh Châu Âu, và được thực hiện bởi các đối tác: Đại học Công nghệ Delft – Hà Lan, Trung tâm Sản xuất Sạch hơn Việt Nam, và Viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam.

Ms. Nguyễn Phương Nhung
Dự án GetGreen Việt Nam
P625, Tòa nhà Thư viện Tạ Quang Bửu, ĐH Bách Khoa Hà Nội, Số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội
Email: [email protected]
ĐT: 0978 479 415

 Theo Getgreen.vn

Tín dụng xanh – xanh hóa môi trường

Giải pháp về tài chính, trong đó có chính sách tín dụng xanh được xem là có hiệu quả lớn trong việc khuyến khích các doanh nghiệp hướng tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh sạch, an toàn hơn. Từ đó, góp phần xanh hóa những mảng nâu hướng tới phát triển bền vững kinh tế.

GCTF logo - 360-1030

 Cơ hội đổi mới công nghệ

 Hiện, các kênh về tín dụng xanh chủ yếu được tiếp cận qua Quỹ ủy thác tín dụng xanh do Chính phủ Thụy Sỹ (SECO) thành lập tại Việt Nam nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư các công nghệ sản xuất có hiệu suất cao và thân thiện với môi trường. Quỹ được vận hành có sự phối hợp của cơ quan tài trợ SECO, Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam và các ngân hàng ACB, Techcombank và VIB. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ được bảo lãnh tín dụng (50%) và hoàn trả một phần (tới 25%) vốn vay ngân hàng để đầu tư cho công nghệ thân thiện với môi trường tùy theo tác động cải thiện môi trường của công nghệ đó.

 Nếu các dự án đổi mới thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp đạt được các tiêu chí về giảm thiểu tác động đến môi trường doanh nghiệp sẽ nhận được hỗ trợ tài chính từ quỹ theo 2 hình thức là bảo lãnh tối đa 50% tổng giá trị khoản vay và thưởng từ 15 – 25% tổng giá trị khoản vay.

 Thời gian xem xét cho một dự án là 75 ngày, triển khai đầu tư trong 3 – 6 tháng. Đối tượng, ngành nghề được hỗ trợ là các DN sản xuất công nghiệp, dịch vụ và thương mại muốn thay đổi phương thức sản xuất, đầu tư thiết bị mang lại hiệu quả môi trường. Những loại hình công nghiệp tiềm năng là sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, chế biến thực phẩm, sản xuất thép, luyện kim, da và sản xuất hóa chất…

 Hiện có trên 60 doanh nghiệp tại Việt Nam gửi hồ sơ tham gia chương trình hỗ trợ của GCTF, trong đó 40 hồ sơ đã đạt đủ các điều kiện sàng lọc ban đầu, 30 dự án đã được phê duyệt kỹ thuật và 12 dự án đã được ngân hàng giải ngân cho vay.

Gctf

 Thiếu thông tin về tín dụng xanh

 Tín dụng xanh chỉ những khoản tín dụng mà ngân hàng cấp phát cho các dự án sản xuất kinh doanh không gây rủi ro hoặc nhằm mục đích bảo vệ môi trường – xã hội. Những lợi ích về tín dụng xanh đối với công tác bảo vệ môi trường là rất lớn, tuy vậy, tại Việt Nam hoạt động này còn mới mẻ, thậm chí giải pháp về tài chính xanh còn ít, chưa có giải pháp ngân hàng xanh trong chiến lược tăng trưởng xanh. Các ngân hàng thương mại truyền thống chưa sẵn sàng cung ứng sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh.

 Theo kết quả khảo sát của Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành khảo sát thực tiễn về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trên 54 tổ chức tín dụng có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Khảo sát của IFC tập trung vào các vấn đề chính như: Nhận thức, hiểu biết của các tổ chức tín dụng về vấn đề môi trường xã hội; việc xây dựng chính sách và quy trình quản lý rủi ro môi trường xã hội; so sánh hoạt động quản lý rủi ro môi trường xã hội ở Việt Nam với các thông lệ quốc tế…

 Kết quả chỉ ra rằng, 89% số ngân hàng tham gia khảo sát không biết đến bất kỳ tài liệu hướng dẫn hay tiêu chí nào về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong ngành tài chính. 93% các ngân hàng cũng cho rằng cần phải có hướng dẫn về vấn đề này.

 Cần hành lang pháp lý

 Pháp luật hiện hành chưa có một quy định hay hướng dẫn nào đối với việc các ngân hàng phải cân nhắc đến những rủi ro về môi trường và an sinh xã hội trước khi cấp tín dụng. Văn bản pháp lý cao nhất quy định về các hoạt động bảo đảm an toàn môi trường là Luật Bảo vệ môi trường với nguyên tắc xuyên suốt là “Bảo vệ môi trường gắn hài hòa với phát triển kinh tế” và “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân”.

 Tuy nhiên, Luật BVMT cũng chỉ tập trung làm rõ trách nhiệm của khối doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các ngành nghề quan trọng (Điều 35 – 49), ngoài ra không nhắc đến trách nhiệm của ngành tài chính, ngân hàng. Các chế tài về xử lý ô nhiễm quy định trong Luật BVMT cũng như trong Bộ luật Hình sự – phần quy định về tội phạm môi trường cũng chỉ áp dụng với các tổ chức, cá nhân trực tiếp gây ô nhiễm.

 Chính điều này đã dẫn đến việc các cán bộ tín dụng ngân hàng hầu như không chú trọng tới việc đánh giá các rủi ro về môi trường, xã hội khi thẩm định tín dụng. Theo nghiên cứu Trung tâm Con người và Thiên nhiên thực hiện trên 19 ngân hàng thương mại Việt Nam lớn nhất hiện nay, hầu hết các cán bộ tín dụng chỉ kiểm tra trong hồ sơ xin vay vốn xem có bản đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hay chưa, một số sẽ kiểm tra công nghệ xả thải và kế hoạch di dân (nếu có) của công trình/dự án, nhưng hầu hết đều dựa vào kinh nghiệm của người thẩm định chứ không có những quy định cụ thể của ngân hàng về vấn đề này.

 Các chuyên gia cho rằng, các ngân hàng hoàn toàn có thể góp phần hạn chế những rủi ro về mặt môi trường, xã hội, thông qua việc không cho vay vốn đối với những dự án gây ô nhiễm hoặc có tác động xấu tới môi trường và cuộc sống của người dân. Mặt khác, việc kiểm soát chặt ngay từ khâu thẩm định tín dụng còn khuyến khích các doanh nghiệp hướng tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh sạch và an toàn hơn.

 Theo tainguyenmoitruong.com.vn