Sinh viên hiến kế phát triển hệ thống rau sạch

Trong chuỗi hoạt động của GetGreen Việt Nam – dự án được đồng tài trợ bởi chương trình SWITCH-Asia của Liên minh châu Âu, sinh viên trường ĐH Đông Á đã tham gia chuyến đi thực tế và đồng sáng tạo với doanh nghiệp trồng rau hữu cơ tại làng Trà Quế, Hội An.

du an song xanh 6

35 sinh viên thuộc Khoa Khoa học xã hội & Nhân văn và Công nghệ thực phẩm đã tham gia hành trình khám phá làng nghề Trà Quế (TP. Hội An, Quảng Nam). Tại đây, nhóm sinh viên đã được anh Trần Quốc Tuấn – thành viên Hợp tác xã Trà Quế giới thiệu mô hình trồng rau tổng hợp của gia đình, tìm hiểu lịch sử văn hóa của làng rau và mô hình trồng rau sạch đang tạo nên giá trị cho thương hiệu rau Trà Quế, Hội An.

du an song xanh 7

Nhóm sinh viên tỏ ra rất thích thú trước những thông tin mà anh Quốc Tuấn cung cấp. Trong đó, quy trình làm rau sạch từ khâu làm đất đến chọn giống, bón phân, thậm chí cách tạo phân bón từ những thành phần có sẵn trong tự nhiên được anh Quốc Tuấn hướng dẫn tận tình. Một chi tiết thú vị khiến nhóm GetGreen bất ngờ là nhiều nông dân trong làng rau đã ứng dụng công nghệ vi sinh phân hủy rơm rạ để làm phân bón, sử dụng rong làm phân bón từ gốc, sản xuất rau sạch theo quy trình khép kín,.. nhờ vậy mà không ảnh hưởng đến môi trường và an toàn cho người sử dụng.

du an song xanh 8

Sau khi tham quan, các sinh viên đã cùng thảo luận, đưa ra những giải pháp để giúp người tiêu dùng có thêm kiến thức giúp họ thực hiện tiêu dùng bền vững. Cụ thể, từng nhóm đã làm việc theo những câu hỏi cụ thể: Làm thế nào để cung cấp thông tin hữu ích về rau Trà Quế tới người tiêu dùng bằng phương pháp online, offline, giới thiệu trực quan ngay tại làng nghề, tự thực hiện trồng rau hữu cơ ngay tại nhà.

du an song xanh 9

Sau vài phút làm việc tích cực, các nhóm sinh viên đã đưa ra rất nhiều phương án sáng tạo được anh Trần Quốc Tuấn và cán bộ dự án GetGreen ghi nhận. Có thể kể ra như: tạo trang website riêng, tổ chức sự kiện giới thiệu, thành lập chuỗi nhà phân phối rau sạch, thiết kế các tour du lịch trải nghiệm, quảng các trực quan bằng hình ảnh, băng rôn, áp phích, tá điền thành thị,…

Trong hoạt động đồng sáng tạo với doanh nghiệp, sinh viên còn được trải nghiệm cuộc sống của người dân ngay tại làng nghề. Được tận tay chọn rau, đổ bánh xèo, gói tam hữu để tận hưởng hương vị rau sạch Trà Quế.

du an song xanh 10

Ấn tượng với cánh đồng rau xanh mướt, mùi thơm nồng nàn thoang thoảng. Được tiếp cận với quy trình sản xuất rau sạch, an toàn cho cộng đồng, tin rằng sau buổi trải nghiệm thực tế này, 35 sinh viên tham gia dự án GetGreen sẽ trở thành những hạt giống tích cực làm lan tỏa hiệu ứng của GetGreen, đẩy mạnh các giải pháp tiêu dùng bền vững, bảo vệ môi trường.

Theo donga.edu.vn

Sinh viên ĐH Đông Á tham gia dự án GetGreen Việt Nam

Từ ngày 7/12/2014 đến ngày 4/1/2015, sinh viên trường ĐH Đông Á tham gia dự án GetGreen Việt Nam – dự án được đồng tài trợ bởi chương trình SWITCH-Asia của Liên minh châu Âu.

Cụ thể, có 35 sinh viên thuộc Khoa Khoa học xã hội & Nhân văn và Công nghệ thực phẩm được lựa chọn tham gia dự án GetGreen Việt Nam. Đây là dự án thúc đẩy tiêu dùng bền vững tại Việt Nam, tập trung vào thúc đẩy cách sống và làm việc bền vững của những người có thu nhập trung bình tại khu vực thành thị. Dự án được thực hiện bởi Trung tâm Sản xuất Sạch hơn Việt Nam, và Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam, Đại học Công nghệ Delft (Hà Lan).

Trong quá trình tham gia dự án, sinh viên được tiếp cận với các phương pháp tiêu dùng bền vững, lựa chọn các thói quen sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống. Đồng thời chính các sinh viên sẽ tự đưa ra những hiện trạng cuộc sống và hiến kế để có hành động thích ứng, tạo hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường.

Trong buổi đầu tiên, các sinh viên thực hành về tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Ngoài ra, dưới sự hướng dẫn của cán bộ dự án, từng nhóm sinh viên thảo luận về hiệu quả trong việc thay đổi thói quen tiêu dùng, những mong muốn và hành động cụ thể của bản thân để thay đổi thực trạng ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay và trong tương lai.

Dự án cũng sẽ có các buổi đi thực tế xen kẽ những buổi thảo luận tại lớp. Trong những buổi này, sinh viên được tiếp cận với các mô hình sản xuất xanh. Thực hành phương pháp tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm năng lượng. Đồng hành cùng doanh nghiệp sáng tạo các giải pháp cụ thể để nhân rộng giải pháp tiêu dùng bền vững.

Sau khi kết thúc dự án, 35 sinh viên này sẽ nằm trong nhóm ít nhất 1.000 người tiêu dùng bao gồm Sinh viên, Người Nội trợ, Nhân viên văn phòng trong cả nước sẽ là những hạt giống thay đổi, nhân rộng các phương pháp của dự án vào cộng đồng. Kết nối giữa phía cung và cầu, sáng tạo ra các sản phẩm bền vững có tính khả dụng và đi vào cuộc sống.

Admin getgreen.vn

GCTF tham gia sự kiện “Đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp”

Ngày 26/11, khách sạn Sheraton Hà Nội, sự kiện được tổ chức nhằm kết nối các đối tác hoạt động đổi mới sáng tạo, phát triển kinh doanh hướng tới người thu nhập thấp của cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, diễn dàn được phối hợp thực hiện bởi Ban quản lý dự án VIIP và Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV).

IMG_8091

Quỹ Ủy Thác Tín Dụng Xanh (GCTF) đã tham dự gian hàng trưng bày nhằm quảng bá Quỹ cũng như các tài liệu chuyên đề về Sản xuất Sạch Hơn – Sử dụng năng lượng hiệu quả tới các doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, tư vấn và các tổ chức phát triển khác.

Một số thông tin về dự án:

VIIP là dự án Đổi mới Sáng tạo Hướng tới người thu nhập thấp do Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch Đầu tư thực hiện trong giai đoạn 2013 – 2018 với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới (WB). Mục tiêu chung của Dự án là hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức nghiên cứu trong việc tiếp nhận, nâng cấp, ứng dụng và thương mại hóa công nghệ trong các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy sản, y dược học cổ truyền, công nghệ thông tin và truyền thông.

Diễn đàn có sự tham gia của một số tổ chức như: Quỹ Thách thức Doanh nghiệp Việt Nam (VBCF), Dự án Đẩy mạnh Đổi mới Sáng tạo thông qua Nghiên cứu, Khoa học và Công nghệ (FIRST), Chương trình Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (IPP), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Chương trình Hỗ trợ Cạnh tranh Toàn cầu (GCF)…

Admin VNCPC

Tuần lễ “Không tác động tới môi trường”

Tuần lễ “Không tác động tới môi trường – No Impact Week 2014”  với mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng  về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường đã chính thức khởi động với chuỗi các hoạt động thiết thực và ý nghĩa dành cho cán bộ, giảng viên, sinh viên của trường.

GetGreen Vietnam - 360-1030

Chương trình do Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội phối hợp với Dự án Redraw The Line và Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) tổ chức.

Thời gian: 22-27/09/2014

Địa điểm: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Liên hệ:

Nguyễn Hoàng Anh – Chuyên viên truyền thông

Trung tâm Truyền thông & Quan hệ công chúng, Trường ĐHBKHN,

Điện thoại:  043 623 1732 – 0988 906 950

Email: [email protected].

Hoặc:

Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E)

Địa chỉ: Số 12, ngõ 89, phố Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

E-mail: [email protected]

Điện thoại : 0 4 35738536 – Fax: 0 4 35738537

Thông tin chi tiết xem tại đây.

Theo thiennhien.net

Chương trình tập huấn về tiêu dùng bền vững tại Hà Nội

Châu Á – Thái Bình Dương đang là một trong những khu vực sử dụng nhiều tài nguyên nhất trên thế giới. Từ năm 1970, lượng khí thải CO2 của châu Á tăng hơn 400% và hiện chiếm 30% lượng thải CO2 toàn cầu. Ước tính lượng chất thải rắn của châu Á sẽ lên đến 1,8 triệu tấn/ngày vào năm 2025.

GetGreen Vietnam - 360-1030

Châu Á, với 4 tỷ người tiêu dùng, chiếm 61% dân số trên thế giới. Ước tính đến năm 2030 số tiền chi cho tiêu dùng tại châu Á sẽ chiếm 43% tổng chi tiêu của dân số thế giới.

Mọi người đều mong muốn có một cuộc sống hiện đại, thuận tiện và tốt đẹp hơn, nhưng cuộc sống của chúng ta sao có thể tốt nếu môi trường xung quanh trở nên tồi tệ?

Chính chúng ta có thể tạo sự thay đổi bằng cách cải thiện thói quen tiêu dùng của mình. Để trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng và công cụ sống xanh thật tốt, hãy cùng tham gia dự án của chúng tôi:

Dự án Sống xanh Việt Nam

Dự án Sống Xanh Việt Nam (GetGreen Việt Nam) là dự án thúc đẩy tiêu dùng bền vững tại Việt Nam, tập trung vào thúc đẩy phong cách sống và làm việc bền vững của những người có thu nhập trung bình tại khu vực thành thị.  Dự án được tài trợ bởi chương trình SWITCH-Asia của Liên minh châu Âu, và được thực hiện bởi các đối tác: Đại học Công nghệ Delft – Hà Lan (TU Delft), Trung tâm Sản xuất Sạch hơn Việt Nam (VNCPC), và Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam (AIT-VN).

Sứ mệnh:

  • Đóng góp vào việc cải thiện thói quen tiêu dùng bền vững của người Việt.
  • Nâng cao năng lực cho các tổ chức người tiêu dùng và các cơ quan chính phủ trong việc thuyết phục và hỗ trợ người tiêu dùng lựa chọn các hành vi tiêu dùng bền vững.

Hiện nay, dự án thực hiện Chương trình tập huấn nhân rộng cho 1000 người tiêu dùng, với mục tiêu đào tạo 1000 người tiêu dùng thông thái – “nhân tố thay đổi” cho một môi trường sống và tiêu dùng bền vững. Các bạn sẽ là “nhân tố thay đổi”, có sức lan tỏa ra cộng đồng, nhằm tạo được mạng lưới sống xanh ngày càng sâu rộng hơn ở Việt Nam, tiến đến một xã hội xanh, sạch và bền vững.

Chương trình tập huấn được thực hiện bởi Tổ chức Hành động vì Môi trường (AFEO), là một đối tác của dự án Getgreen Việt Nam. AFEO nỗ lực hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề môi trường.

Tham gia chương trình tập huấn, các bạn sẽ có cơ hội được:

–    Đào tạo các kỹ năng thông qua các buổi tập huấn và thực địa.
–    Tiếp thu, thực hành những kiến thức về phong cách sống, tiêu dùng và làm việc bền vững.
–    Được giới thiệu với các sản phầm và doanh nghiệp sản xuất sản phẩm bền vững và nhà cung cấp dịch vụ.
–    Trao đổi với các chuyên gia về tiêu dùng và lối sống bền vững.
–    Được cấp chứng chỉ của Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam (AIT-VN) khi tham gia đầy đủ và tích cực

Khoá tập huấn này ưu tiên cho các bạn sinh viên:

–    Các chuyên ngành báo chí, truyền thông, truyền hình
–    Có khả năng truyền tải thông tin cho các nhóm
–    Có kinh nghiệm thực hiện các hoạt động tập huấn

Thông tin khóa tập huấn:

•    Số lượng học viên: 25-30 bạn
•    Thời gian tập huấn: 14h – 16h30  THỨ 7 hàng tuần liên tục từ 11/10/2013 đến 15/11/2014  – gồm có 4 buổi học và 2 buổi đi thực tế (fieldtrip).
•    Địa điểm tập huấn: Hà Nội (địa điểm cụ thể sẽ được thông báo đến các bạn học viên được chọn)
•    Học phí: khóa tập huấn hoàn toàn miễn phí, dự án sẽ chi trả chi phí đi thực tế (fieldtrip) và cung cấp các bữa ăn nhẹ trong buổi tập huấn. Học viên sẽ tự chịu trách nhiệm về phương tiện đi lại của mình đến địa điểm tập huấn.

Cách thức đăng kí:

Các bạn điền đầy đủ thông tin theo link sau:
https://docs.google.com/forms/d/1qRAzwzxvLHdrue_mhYcCrXbb00Xr30DAgnQ-TPhjOys/viewform?usp=send_form

Thời hạn đăng ký: từ ngày 22/9/2014 đến hết Chủ Nhật ngày 27/9/2014

Thông tin liên hệ:

Tổ chức Hành động vì Môi trường – AFEO – Mail: [email protected]

Hoặc

Tập huấn viên Mr. Việt Tiến – SĐT: 0988 160 510 – Email: [email protected]

Theo Hoàng Nhương/Báo Tin Tức

 

UNIDO tài trợ 53 triệu USD cho Việt Nam phát triển khu công nghiệp “xanh”

Dự án “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam” do UNIDO tài trợ không hoàn lại với tổng mức tài trợ lên tới 53 triệu USD.

Ngày 28/8, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1526/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh mục Dự án do Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) tài trợ.

Theo đó, phê duyệt danh mục Dự án “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam” do UNIDO tài trợ không hoàn lại từ nguồn viện trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

Mục tiêu của Dự án là tăng cường chuyển giao, ứng dụng và phổ biến công nghệ và phương thức sản xuất sạch hơn để giảm thiểu chất thải nguy hại, phát thải khí nhà kính cũng như các chất gây ô nhiễm nước và phương thức quản lý tốt hóa chất tại các khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam.

Ảnh minh họa: BizLIVE.vn

Ảnh minh họa: BizLIVE.vn

Kết quả chính của dự án được kiểm nghiệm thông qua các chính sách và quy định đáp ứng tiêu chí của KCN sinh thái trong các lĩnh vực:

Quy hoạch và quản lý KCN, quản lý ô nhiễm môi trường, ô nhiễm công nghiệp trong các KCN, trách nhiệm và các biện pháp hỗ trợ đầu tư của các bên liên quan đối với hoạt động đầu tư công nghiệp sạch và phát thải ít các bon của doanh nghiệp KCN.

Tăng cường năng lực về lập quy hoạch và quản lý KCN sinh thái cho các cơ quan quản lý KCN ở trung ương và địa phương.

Tăng cường năng lực kỹ thuật về chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ sạch và phát thải ít các bon, phương thức sản xuất an toàn và sử dụng hiệu quả tài nguyên cho các cơ quan quản lý nhà nước về KCN và doanh nghiệp trong KCN.

Triển khai thí điểm các dự án chuyển đổi thành KCN sinh thái; tăng cường nhận thức của cộng đồng về phát triển KCN sinh thái…

Dự án được thực hiện trong 36 tháng với tổng kinh phí thực hiện là hơn 53 triệu USD.

Theo Vũ Minh/BizLIVE.vn