VNCPC và UNIDO ký gói thầu rà soát, đánh giá chính sách và xây dựng kho thông tin trực tuyến về than sinh học tại Việt Nam

Trong tháng 10/2023, Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) và Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp Quốc (UNIDO) đã ký gói thầu rà soát, đánh giá chính sách, đề xuất khuyến nghị và xây dựng kho thông tin trực tuyến về than sinh học tại Việt Nam. Gói thầu có thời gian triển khai trong 4 tháng kể từ ngày ký.

Cụ thể, VNCPC sẽ rà soát đánh giá các chính sách và chương trình quốc gia liên quan đến sản xuất và sử dụng than sinh học gồm: Xem xét và đánh giá các giải pháp than sinh học hiện có; Các chính sách và khuôn khổ quốc gia đang trong quá trình xây dựng liên quan đến tính bền vững, nông nghiệp, công nghiệp, mục tiêu khí hậu…; Danh sách mạng lưới các bên liên quan, tập trung vào các nhà hoạch định chính sách.

Song song với đó, VNCPC sẽ xây dựng website thông tin về than sinh học và đưa vào lưu trữ trực tuyến các tài liệu gồm: Tài liệu truyền thông về than sinh học bằng tiếng Anh và tiếng Việt (áp phích, tờ rơi, sách điện tử, báo cáo) do UNIDO và các đối tác thực hiện trong các năm qua cùng các dự án và sáng kiến khác về than sinh học đang được triển khai tại Việt Nam.

VNCPC cũng chịu trách nhiệm biên tập nội dung, góp phần xây dựng và duy trì kho lưu trữ. Nền tảng trực tuyến này sẽ cung cấp kiến thức cơ bản và kinh nghiệm thực tế về than sinh học cho các đối tượng quan tâm và kết nối họ thành mạng lưới. Các hoạt động quảng bá về than sinh học cũng sẽ được cập nhật tại website này.

Trong khuôn khổ gói thầu, VNCPC sẽ tổ chức tham vấn với sự tham gia của các bên liên quan nhằm thu thập các ý kiến phản hồi để hoàn thiện Báo cáo rà soát và khuyến nghị chính sách về than sinh học; Giới thiệu tới các bên liên quan về kho lưu trữ thông tin trực tuyến về than sinh học do UNIDO, VNCPC và các đối tác xây dựng.

VNCPC

Phát triển bề mặt chống thấm nước siêu hiệu quả

Các nhà khoa học đã phát triển bề mặt chống thấm nước tốt nhất từ trước đến nay. Bằng cách tạo cho nó một lớp phủ giống chất lỏng bất chấp các thiết kế thông thường, nước sẽ lăn khỏi bề mặt ở các góc nông hơn 500 lần so với vật liệu siêu kỵ nước khác.

Khả năng đẩy nước rất quan trọng đối với nhiều vật liệu, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ô tô, hàng hải và hàng không vũ trụ. Nhiều bề mặt siêu kỵ nước hoạt động bằng cách giữ lại một lớp không khí hoặc chất lỏng khiến bất kỳ loại nước nào rơi vào đó sẽ vo tròn thành giọt và lăn đi dễ dàng hơn.

Nhưng công nghệ mới nổi tạo ra cái gọi là bề mặt giống chất lỏng (LLS), có các lớp phân tử có tính di động cao hoạt động giống chất lỏng nhưng được buộc chặt vào chất nền để chúng không thoát ra ngoài. Kết quả cuối cùng giống như một bề mặt được bôi trơn và nước sẽ trượt ra ngay lập tức.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học tại Đại học Aalto ở Phần Lan đã phát triển LLS mới từ các phân tử được gọi là lớp đơn lớp tự lắp ráp (SAM) phủ lên chất nền silicon. Bằng cách điều chỉnh các điều kiện như nhiệt độ và hàm lượng nước trong lò phản ứng trong quá trình sản xuất, nhóm nghiên cứu có thể kiểm soát lượng silicon mà SAM bao phủ.


Ấn tượng về nước lăn trên lớp phủ SAM siêu thấm nước mới.

Khi SAM bao phủ phần lớn bề mặt, nó trở nên siêu kỵ nước, khiến nước tạo thành các giọt và lăn đi. Bản thân điều đó được mong đợi nhưng trước sự ngạc nhiên của các nhà nghiên cứu, độ bao phủ SAM thấp cũng khiến bề mặt trơn trượt. Và nó đã làm được điều đó mà không cần có các hạt nước, vốn từ lâu đã được cho là cần thiết cho khả năng siêu kỵ nước.

Sakari Lepikko, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Thật phản trực giác khi ngay cả độ che phủ thấp cũng mang lại khả năng trơn trượt đặc biệt. Thay vào đó, chúng tôi nhận thấy nước chảy tự do giữa các phân tử của SAM ở độ bao phủ SAM thấp, trượt khỏi bề mặt. Và khi độ bao phủ của SAM cao, nước vẫn ở trên SAM và trượt đi một cách dễ dàng. Chỉ ở giữa hai trạng thái này nước mới bám vào SAM và dính lên bề mặt”.

Nhóm nghiên cứu cho biết một số phiên bản bề mặt SAM của họ là vật liệu chống thấm nước tốt nhất từng được báo cáo – các bề mặt siêu kỵ nước thường có góc trượt (góc mà nước sẽ lăn đi) thấp tới 5°. Nhưng nhóm Aalto báo cáo rằng góc trượt của họ có thể là 0,01°, nghĩa là về cơ bản nước sẽ chảy ra khỏi bất kỳ bề mặt nào không bằng phẳng hoàn hảo. Thước đo phổ biến hơn về tính kỵ nước là cái được gọi là góc tiếp xúc, được tính bằng mức độ sắc nét của các giọt nước cong hình thành trên bề mặt. Nhưng thật khó để áp dụng biện pháp đó ở đây khi bề mặt SAM cho phép nước lan ra thành màng nhưng vẫn dễ dàng lăn đi. Hấp dẫn như lớp phủ SAM, các nhà nghiên cứu thừa nhận nó vẫn khá mỏng và sẽ phân tán dễ dàng. Nhưng họ có kế hoạch tiếp tục cải thiện để cuối cùng nó có thể giúp ích trong nhiều trường hợp sử dụng công nghiệp”.

Ông Lepikko cho biết: “Những thứ như truyền nhiệt trong đường ống, làm tan băng và chống sương mù là những ứng dụng tiềm năng. Nó cũng sẽ hữu ích với vi lỏng, trong đó các giọt nhỏ cần được di chuyển xung quanh một cách trơn tru và tạo ra bề mặt tự làm sạch. Cơ chế phản trực giác của chúng tôi là một cách mới để tăng tính di động của giọt nước ở bất cứ nơi nào cần thiết”.

Hà My
https://vietq.vn/phat-trien-be-mat-chong-tham-nuoc-sieu-hieu-qua-s26-d215399.html

Năng lượng xanh – Tận dụng lông gà để sản xuất pin Hydro

Năng lượng Hydro được đánh giá là giải pháp thay thế tiềm năng cho năng lượng hóa thạch bên cạnh điện gió và điện mặt trời. Tuy nhiên chi phí sản xuất lại là vấn đề nan giải.

Theo ông Raffaele Mezzenga – Giáo sư Thực phẩm và Vật liệu mềm tại ETH Zurich, cho biết “Hydro là nguyên tố dồi dào nhất vũ trụ, nhưng không may là trên Trái Đất thì không như vậy”. Ở đây, Hydro không tồn tại ở dạng nguyên chất nên phải trải qua quá trình sản xuất và tốn nhiều năng lượng.


Sản xuất năng lượng siêu sạch Hydro. Ảnh minh họa

Cụ thể pin nhiên liệu Hydro tạo ra điện bằng cách sử dụng màng bán thấm. Tuy nhiên, loại màng này thường được sản xuất bằng các “hóa chất vĩnh cửu” đắt đỏ, không thân thiện với môi trường, độc hại và có nguy cơ gây ung thư.

Để giải quyết vấn đề đó, nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH Zurich) và Đại học Công nghệ Nanyang Singapore (NTU) đã nghiên cứu và tìm ra phương pháp mới để sản xuất các màng này

Theo Interesting Engineering, các nhà nghiên cứu đã chiết xuất protein keratin từ lông gà thải và biến nó thành những sợi siêu nhỏ gọi là amyloid bằng quy trình thân thiện với môi trường. Sau đó, những sợi keratin siêu nhỏ này được sử dụng cho màng pin nhiên liệu.


Lông gà được nghiên cứu để làm màng bán thấm. Ảnh minh họa

Loại màng mới rất hứa hẹn vì không chỉ dùng được trong pin nhiên liệu mà còn trong quá trình điện phân (dùng điện tách nước thành Hydro và Oxy). Trong quá trình này, dòng điện một chiều truyền qua nước, khiến Oxy hình thành ở cực anode tích điện dương, trong khi Hydro thoát ra ở cực cathode tích điện âm. Nước tinh khiết không đủ dẫn điện và thường cần bổ sung axit. Tuy nhiên, loại màng mới có thể cho proton thấm qua, nhờ đó cho phép các hạt di chuyển giữa cực anode và cực cathode, giúp điện phân hiệu quả kể cả trong nước tinh khiết.

Theo thống kê hàng năm, có khoảng 40 triệu tấn lông gà bị đốt bỏ. Quá trình này không chỉ tạo ra lượng khí thải CO2 khổng lồ mà còn tạo ra những loại khí độc hại như SO2. Dùng lông gà để sản xuất năng lượng Hydro sẽ là một cách hiệu quả để xử lý rác thải từ ngành chăn nuôi gia cầm. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức cần vượt qua trước khi Hydro trở thành nguồn năng lượng bền vững ổn định.

Bước tiếp theo, nhóm chuyên gia sẽ kiểm tra tính ổn định và độ bền của màng keratin mới và cải tiến nếu cần. Họ đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế và đang tìm kiếm các nhà đầu tư hoặc công ty để giúp tiếp tục phát triển công nghệ và thương mại hóa.

Duy Trinh (theo Interesting Engineering )
https://vietq.vn/nang-luong-xanh—tan-dung-long-ga-de-san-xuat-pin-hydro-d215339.html

Mời đăng ký tham gia Khóa đào tạo về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững khu vực miền Nam

Thực hiện nhiệm vụ năm 2023 thuộc Chương trình Hành động Quốc gia về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030, Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững – Bộ Công Thương phối hợp với Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) tổ chức khóa đào tạo cơ bản về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững cho cán bộ thuộc Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp các tỉnh, thành phố; các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững, cụ thể như sau:

Thời gian: Ngày 16 – 17/11/2023

Địa điểm: Khách sạn Viễn Đông, Số 275A Phạm Ngũ Lão, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Hồ Chí Minh

(Chi phí đi lại, ăn ở của học viên do đơn vị cử người hoặc do học viên tự chi trả).

Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững kính đề nghị Quý cơ quan, đơn vị cử cán bộ tham dự khóa đào tạo trên. Để thuận tiện cho quá trình tổ chức, Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững đề nghị cơ quan, đơn vị gửi đăng ký về Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững – Bộ Công Thương, số 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội trước ngày 11/11/2023 hoặc theo đường link sau: https://vncpc.org/dang-ky-dao-tao-kv2.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ cán bộ hỗ trợ: Ông Lê Văn Tùng, Email: [email protected], SĐT: 0971318892.

VNCPC

VNCPC thực hiện khóa đào tạo về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững tại Đà Nẵng

Trong 2 ngày (12-13/10/2023), tại Đà Nẵng, Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) tiếp tục phối hợp với Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) tổ chức khoá đào tạo cơ bản về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững.
Đây là khóa đào tạo thuộc chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030.
Khóa đào tạo có sự tham gia của 20 cán bộ, đại diện cho các Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp, các đơn vị tư vấn và đơn vị liên quan thuộc các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Học viên tham gia khóa đào tạo Sản xuất và Tiêu dùng bền vững chụp ảnh lưu niệm cùng giảng viên.
Nội dung chính của khóa đào tạo tập trung vào: Chủ đề Sản xuất bền vững với trọng tâm là: Sử dụng năng lượng, nước, vật liệu tiết kiệm và hiệu quả, Sử dụng hóa chất an toàn và hiệu quả, Hướng dẫn sử dụng các công cụ tính toán trong kiểm toán năng lượng…, Kinh tế tuần hoàn; Chủ đề Quản lý tài nguyên bền vững; Chủ đề Phân phối bền vững và Chủ đề Tiêu dùng bền vững.
Một số hình ảnh về khóa đào tạo Sản xuất và Tiêu dùng bền vững tại Đà Nẵng.
Sau khi tham gia khoá đào tạo, các học viên sẽ được cấp chứng nhận từ Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững. Đây chính là cơ sở để Bộ Công Thương xây dựng và mở rộng mạng lưới chuyên gia về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững trên khắp cả nước.
Trước đó, khóa đào về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ đã diễn ra tại Hà Nội vào ngày 21-22/09/2023. Khóa đào tạo khu vực miền Nam sẽ diễn ra vào 16-17/11/2023, tại Tp. HCM.
VNCPC

Sắp diễn ra Khóa đào tạo về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững khu vực miền Trung – Tây Nguyên

Thực hiện nhiệm vụ năm 2023 thuộc Chương trình Hành động Quốc gia về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030, Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững – Bộ Công Thương phối hợp với Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) tổ chức khóa đào tạo cơ bản về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững cho cán bộ thuộc Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp các tỉnh, thành phố; các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững, cụ thể như sau:

  • Thời gian: Ngày 12 – 13/10/2023
  • Địa điểm: Khách sạn Eden Đà Nẵng, Số 294 Võ Nguyên Giáp, Bắc Phú Mỹ, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
  • Chi phí đi lại, ăn ở của học viên do đơn vị cử người hoặc do học viên tự chi trả.

Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững đề nghị Quý cơ quan, đơn vị cử người tham dự khóa đào tạo. Để thuận tiện cho quá trình tổ chức, Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững  đề nghị cơ quan, đơn vị gửi đăng ký về Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững, số 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội trước ngày 06/10/2023 hoặc theo đường link sau: https://vncpc.org/dang-ky-dao-tao-kv3

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ cán bộ hỗ trợ: Ông Lê Văn Tùng, Email: [email protected], SĐT: 0971318892./.

VNCPC