Việt Nam ứng dụng công nghệ cao sản xuất kính tiết kiệm năng lượng

Ngày 9/10, TCT Viglacera – CTCP đã tổ chức đón nhận Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng Công nghệ cao cho Dự án dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng.

 

55aKHPT_ky-ketĐại diện Viglacera và nhà thấu Von Ardenner GmbH (Đức) ký hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ

Đây là dự án “Công nghệ cao” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 13/01/2015 và được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao theo quyết định số 2456/QĐ-BKHCN ngày 22/9/2015.

Dự án được cho là dấu mốc quan trọng tiếp tục đánh dấu vai trò tiên phong của Viglacera trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước về phát triển sản phẩm mới ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm xanh, bảo vệ môi trường đồng thời khẳng định bước tiến chủ động tái cơ cấu các chủng loại sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sử dụng sản phẩm xanh và bền vững của ngành vật liệu xây dựng Việt Nam.

Ông Nguyễn Minh Khoa, Giám đốc Công ty Kính nổi Viglacera cho biết, Dự án dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng có tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng, trong đó phần lõi là dây chuyền sản xuất kính theo công nghệ Đức trị giá 11 triệu euro. Năng lực sản xuất dây chuyền này khoảng 2,3 triệu m2/năm và có thể vận hành đạt công suất lên 3,3 triệu m2/năm.

Để có được sản phẩm này Viglacera đã ký hợp đồng tư vấn, cung cấp thiết bị, chuyển giao công nghệ (hợp đồng EP) với Tập đoàn Von Ardenne GmbH (Đức) gói cung cấp thiết bị, chuyển giao công nghệ sản xuất kính tiết kiệm năng lượng để mở rộng nhà máy kính của Viglacera tại tỉnh Bình Dương.

“Sản phẩm kính TKNL Viglacera sẽ thay thế hàng nhập khẩu, chủ động đón đầu các ‘sân chơi’ hội nhập mới như TPP (hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) và các hiệp định thương mại song phương và đa phương khác sẽ có hiệu lực trong thời gian tới…”, đại diện Viglacera kỳ vọng.

Theo hợp đồng đã ký kết giữa Viglacera và nhà thầu Von Ardenne GmbH, kính tiết kiệm năng lượng Viglacera sẽ được sản xuất theo công nghệ phủ mềm, bởi kính phủ mềm có những tính năng ưu việt hơn rất nhiều so với kính được phủ cứng, hơn nữa rất phù hợp với khí hậu của Việt Nam và xu hướng chung của thế giới. Hai loại kính là Solar Control và Low – E sẽ là sản phẩm của dự án này đảm bảo sử dụng hiệu quả cho khí hậu phân vùng Bắc – Nam.

Hiện Ngân hàng Phát triển Việt Nam hỗ trợ tín dụng đầu tư đối với dự án là 350 tỷ đồng; đồng thời nhà thầu Von Ardenne GmbH của Đức sẽ cung cấp thiết kế, tài liệu kỹ thuật, hàng hóa, lắp đặt dây chuyền sản xuất đúng với thiết kế, chuyển giao công nghệ, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho Viglacera.

Theo đánh giá của các chuyên gia xây dựng, việc sử dụng kính tiết kiệm năng lượng sẽ mang đến giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả cho các công trình xây dựng.

Cụ thể kính tiết kiệm năng lượng có tính năng phát xạ thấp, hệ số dẫn nhiệt nhỏ, dẫn tới giảm thiểu sự truyền nhiệt giữa môi trường bên trong và bên ngoài qua hệ thống vách kính, từ đó tiết kiệm chi phí năng lượng của hệ thống điều hòa không khí mà vẫn đảm bảo duy trì hiệu quả làm mát vào mùa hè và sưởi ấm vào mùa đông.

Theo ông Khoa, dự kiến tháng 10/2016 sẽ cho ra lò mẻ kính tiết kiệm năng lượng đầu tiên cung cấp cho thị trường Việt Nam.

Theo sxsh.vn

Trà Vinh: Tăng năng lực thực hiện sản xuất sạch hơn

Trà Vinh hiện có 282 doanh nghiệp (DN) sản xuất công nghiệp hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực: Chế biến thực phẩm. khai kháng, dệt may, chế biến lâm sản, hoá chất cơ bản… Với sự hỗ trợ từ trung ương và địa phương, thời gian qua Sở Công Thương đã có nhiều giải pháp giúp nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý và DN về sản xất sạch hơn (SXSH), tạo ra chuyển biến tích cực trong việc áp dụng SXSH của các DN sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trà Vinh: Tăng năng lực thực hiện sản xuất sạch hơn

Ông Trần Quốc Tuấn – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh cho biết: “Thông qua các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, tư vấn, hỗ trợ đánh giá SXSH, nhiều DN đã nhận thức được tầm quan trọng của SXSH và từng bước đầu tư đổi mới công nghệ, hệ thống xử lý nước thải, sử dụng năng lượng có hiệu quả, sử dụng nguyên liệu thay thế ít phát sinh chất thải…, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng lực cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, để nâng cao năng lực cho đơn vị đầu mối là Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, sở luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các viên chức được tham dự các lớp tập huấn. Từ năm 2010-2011, chúng tôi đã tổ chức 2 lớp tập huấn ngắn hạn nâng cao nhận thức về SXSH cho các cán bộ của sở, ban ngành tỉnh và của DN. Năm 2013, chúng tôi đã phối hợp với Trung tâm Tư vấn dịch vụ tài nguyên và môi trường – TP. Hồ Chí Minh tổ chức lớp đào tạo cho cán bộ phổ biến, hướng dẫn và tư vấn thực hiện SXSH trên địa bàn tỉnh Trà Vinh với thời gian học là 16 ngày. Qua đó, nhận thức về SXSH của đội ngũ cán bộ tại các đơn vị đầu mối được nâng lên rõ rệt”.

Chương trình SXSH ở Trà Vinh được phổ biến từ năm 2010. Sau 5 năm thực hiện, Sở Công Thương Trà Vinh đã in ấn 2.800 tờ rơi tuyên truyền SXSH và phân phối đến các cơ sở, DN trên địa bàn tỉnh; tổ chức 2 lớp đào tạo ngắn hạn, 1 lớp đào tạo 16 ngày cho 59 học viên là các cán bộ quản lý, tư vấn SXSH; 11 DN được đánh giá nhanh SXSH với tổng kinh phí thực hiện trên 561 triệu đồng, trong đó vốn đối ứng của DN là hơn 143 triệu đồng.

Cũng theo ông Tuấn, từ khi áp dụng đánh giá SXSH, một số DN đã bắt đầu xây dựng thói quen và quy định thực hiện các giải pháp SXSH thông qua thay đổi phương pháp quản lý nội vi. Các vấn đề liên quan đến việc tuân thủ yêu cầu bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, lò hơi, các giải pháp để nhận dạng tiềm năng tiết kiệm chi phí của DN, cũng như các giải pháp đơn giản đã được các DN thực hiện. Bước đầu các đơn vị đã giảm chi phí sản xuất và các chất thải ô nhiễm, góp phần gia tăng lợi nhuận, đây là điểm sáng của việc ứng dụng SXSH trên địa bàn.

Trà Vinh đã trình Bộ Công Thương đề án Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho làng nghề khai thác, sơ chế, chế biến thủy sản thị trấn Mỹ Long. Đề án sẽ đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề, giúp nâng cao nhận thức về SXSH cho các cơ sở, DN trong làng nghề cũng như đưa ra các giải pháp để các cơ sở hướng đến SXSH. Nếu đề án được phê duyệt thì đây sẽ là cơ sở để Trà Vinh xây dựng mô hình điểm trong triển khai SXSH tại các làng nghề, địa phương trên địa bàn tỉnh.

Theo Minh Kỳ – ven.vn

Giải pháp sản xuất sạch ở Nhà máy bia Sài Gòn – Mê Linh

Sản xuất bia có nhiều tiềm năng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, bởi đây là lĩnh vực sử dụng lượng điện, nước lớn, đồng thời nước thải có hàm lượng hữu cơ, pH và nhiệt độ cao. Thông qua đội ngũ chuyên gia kỹ thuật của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội (ECC Hà Nội) và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), nhiều giải pháp sản xuất sạch hơn đã được tư vấn cho Ban lãnh đạo Nhà máy bia Sài Gòn – Mê Linh thuộc Công ty CP Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân.

 Hiện dây chuyền sản xuất của Nhà máy Bia Sài Gòn – Mê Linh đang sử dụng 3 máy nén lạnh piston, mỗi máy 130 kW hoạt động song song với nhau. Qua kiểm tra, các chuyên gia của JICA Nhật Bản phát hiện tại các máy nén bị gãy trục rất nhiều, hệ thống lạnh được cài đặt tại nhà máy từ -30C đến -70C, cao so với mức trung bình (-20C đến -40C). Hệ thống đường ống dẫn nước cho sản xuất và sinh hoạt bị rò rỉ nhiều chỗ cũng gây thất thoát nước, lãng phí tài nguyên và làm tăng chi phí của doanh nghiệp.

Theo thiết kế ban đầu, nhà máy có 3 lò hơi đốt than công suất 2.5 tấn/h. Tuy nhiên, nhà máy chỉ sử dụng 2 lò hơi để sản xuất, 1 lò hơi dự phòng trong những ngày sản xuất cao điểm, nhiên liệu của lò hơi được đưa vào theo phương pháp thủ công.…

Ông Hoàng Minh Lâm, Phó Giám đốc ECC Hà Nội cho biết: Qua khảo sát, đánh giá nhanh hiện trạng thiết bị và dây chuyền sản xuất tại nhà máy, chúng tôi đã tư vấn cho đơn vị 32 cơ hội có thể áp dụng được các giải pháp sản xuất sạch hơn từ khu vực nấu bia đến khu vực lên men, chiết chai và khu vực phụ trợ. Đây là những giải pháp kết hợp cả quản lý nội vi và đầu tư các hạng mục nhỏ đòi hỏi phải cải tiến công nghệ, đầu tư thiết bị bổ sung ở một số hạng mục nhằm kiểm soát tốt quy trình sản xuất sao cho tối ưu cả về chi phí và chất lượng”.

Theo đó, giải pháp quản lý nội vi là áp dụng phương pháp 5S của Nhật Bản cho toàn nhà máy, đặc biệt là bộ phận văn phòng, kho hàng và các bộ phận cung cấp vật tư. Đây là công cụ quản lý nội vi dễ thực hiện và đem lại hiệu quả lớn, giúp loại bỏ tức thời các lãng phí nguyên vật liệu, điện, nước…giúp nhà máy sạch sẽ – gọn gàng – an toàn; duy trì nền nếp làm việc công nghiệp, thúc đẩy khả năng sáng tạo và tạo ra phong trào cải tiến liên tục trong sản xuất.

Về giải pháp công nghệ, các chuyên gia đã đưa ra những giải pháp như: Sử dụng công nghệ và thiết bị nghiền bằng máy nghiền búa và thiết bị lọc khung bản áp suất cao bằng máy lọc Meura thế hệ mới. Công nghệ này giúp doanh nghiệp xác định được hiệu suất trích ly nguyên liệu, thời gian lọc chỉ dưới 100 phút/mẻ, cho phép 1 ngày có thể nấu gần 16 mẻ với nồng độ dịch đường cao. Bên cạnh đó, thay vì thải bỏ, dịch nha loãng được thu hồi vào tank chứa có bảo ôn và gia nhiệt dùng làm nước nấu cho mẻ tiếp theo, góp phần tiết kiệm nước và nguyên liệu đầu vào.

Theo ông Hoàng Minh Lâm, để các giải pháp thực sự có hiệu quả, doanh nghiệp cần triển khai đánh giá chi tiết sản xuất sạch hơn, kiểm toán/cân bằng vật chất năng lượng toàn bộ quy trình của nhà máy. Từ đó mới đề xuất được các giải pháp sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

Theo baocongthuong.vn

 

Tiềm năng lớn áp dụng sản xuất sạch hơn

Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng Hà Nội (ECC Hà Nội) mới đây đã tiến hành khảo sát, tư vấn, đánh giá nhanh sản xuất sạch hơn (SXSH) tại Công ty CP In Hồng Hà theo chương trình “Đánh giá và tư vấn áp dụng các giải pháp SXSH cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất thuộc nhóm ngành bao bi, nhựa và in ấn tại Hà Nội” nhằm hướng các DN đến SXSH, phát triển :xanh:, bền vững và kiểm soát ô nhiễm tại nguồn.

 Theo ông Đào Hồng Thái – Giám đốc ECC Hà Nội, việc đánh giá SXSH giúp các DN bao bì, nhựa và in ấn tiếp cận SXSH, nhận diện cơ hội giảm chi phí sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động và giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất tới môi trường.

Qua đánh giá nhanh ở Công ty CP In Hồng Hà, các chuyên gia ECC Hà Nội nhận thấy, phát thải chính tại các công ty in nói chung và ở Công ty CP In Hồng Hà nói riêng chủ yếu là chất thải rắn, hơi hoá chất, mực thải, giấy vụn, nước thải…; công tác quản lý nội vi chưa hợp lý; chưa áp dụng mô hình 5S của Nhật Bản vào quản lý nên các công đoạn sản xuất chưa tối ưu; người lao động chưa có thói quen tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất.

Các chuyên gia ECC Hà Nội cho rằng DN nên áp dụng mô hình 5S của Nhật Bản, đồng thời thực hiện ngay 3 giải pháp có đầu tư nhỏ để tiết kiệm năng lượng, bao gồm sửa chữa vách ngăn, cửa sổ, trần nhà tại khu vực sản xuất để đảm bảo hệ số cách nhiệt theo yêu cầu, giảm thất thoát điện năng cho hệ thống điều hoà; làm rèm che tại cửa ra vào trong các xưởng có hệ thống điều hoà để giảm thất thoát nhiệt; nâng nhiệt độ của hệ thống điều hòa lên 250C, (theo tính toán của các chuyên gia, tăng nhiệt độ 10C sẽ tiết kiệm được từ 2-3% mức tiêu thụ điện năng). Việc thực hiện 3 giải pháp này có thời gian hoàn vốn gần 2 năm với số tiền tiết kiệm được có thể lên đến 25 triệu đồng/năm.

Theo các chuyên gia ECC Hà Nội, DN cần phải đánh giá chi tiết toàn diện SXSH, trong đó có đánh giá thực trạng từng quá trình và kiểm toán/cân bằng vật chất và năng lượng toàn bộ quy trình nhà máy để định giá các nguồn thải và xác định chính xác các nguyên nhân thất thoát dòng thải, nhằm tìm ra các giải pháp SXSH và tiết kiệm năng lượng có hiệu quả cao hơn.

Những đánh giá ban đầu tại Công ty CP In Hồng Hà cho thấy tiềm năng SXSH tại các DN in ấn ở Hà Nội là rất lớn

 

Để sản xuất sạch hơn không còn khó với doanh nghiệp

Không thể phủ nhận lợi ích của sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, tuy nhiên bên cạnh các giải pháp quản lý nội vi và giải pháp có đầu tư thấp, thì phần lớn các giải pháp đầu tư lớn đều là ở các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, năng lực tài chính hạn chế, đặc biệt là các hạng mục đổi mới công nghệ và xử lý nước thải. Đây chính là khó khăn rất lớn đối với doanh nghiệp và cả các cơ quan quản lý tại địa phương. 

Để sản xuất sạch hơn không còn khó với doanh nghiệp

Theo bà Trần Thị Hồng – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Phước, “không chỉ hạn chế về năng lực tài chính, mà những giải pháp chuyên sâu về sản xuất sạch hơn cũng là khó khăn đối với doanh nghiệp trong quá trình vận hành, quản lý. Đó là chưa kể đến các chế tài và quy định về áp dụng sản xuất sạch hơn chưa cụ thể, chính sách hỗ trợ kinh phí áp dụng sản xuất sạch hơn chưa rõ ràng, chi tiết cho từng nội dung, nguồn kinh phí Nhà nước hỗ trợ còn hạn chế.… Do vậy, các cấp quản lý ở địa phương gặp nhiều khó khăn trong công tác triển khai thực hiện các chủ trương của Chính phủ về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hiền Lương – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Trong khi nguồn vốn từ Bộ Công Thương được bố trí hàng năm để hỗ trợ thực hiện Quyết định 3210/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh về ban hành Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 còn ít, thì nguồn ngân sách từ tỉnh cũng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Từ năm 2009 đến nay, Hà Tĩnh mới bố trí được 73% số kinh phí (xấp xỉ 1,5 tỷ đồng), ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai các mục tiêu mà kế hoạch đề ra. Đồng thời, bộ máy làm công tác sản xuất sạch hơn trong công nghiệp còn mỏng, năng lực tư vấn sản xuất sạch hơn của đội ngũ cán bộ chuyên môn còn hạn chế…, do đó việc hình thành mạng lưới tư vấn từ tỉnh, huyện còn gặp nhiều khó khăn.

Đây cũng chính là khó khăn chung của các địa phương trên cả nước trong việc triển khai các mục tiêu mà Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 đề ra khi mà thời hạn giai đoạn 1 của chiến lược đặt ra đến năm 2015 đã gần kết thúc. Để tháo gỡ phần nào khó khăn trên, theo ông Trần Quốc Tuấn – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh, Bộ Công Thương cần sớm phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể về nội dung và định mức chi đối với hoạt động sản xuất sạch hơn, do Điều 6 Thông tư số 26/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 18/2/2014 về hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương chưa quy định cụ thể nội dung và mức chi đối với hoạt động sản xuất sạch hơn nên các địa phương rất khó có cơ sở để triển khai thực hiện.

Cũng theo bà Trần Thị Hồng, Bộ Công Thương cần tham mưu cho Chính phủ ban hành các quy định cụ thể, chi tiết về chính sách áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Đồng thời hỗ trợ các địa phương thực hiện các mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp.

Theo Thu Hường – ven.vn

Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Hà Nội thăm và làm việc với Đại học Cần Thơ và dự án SUPA

Nhân dịp đánh giá, rà soát kết quả hợp tác giữa Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Trường Đại học Cần Thơ từ 2013-2015, PGS.TS Hoàng Minh Sơn (Hiệu trưởng Trường ĐHBKHN) đã có dịp thăm và làm việc với dự án SUPA đang triển khai tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ 29-30/9/2015.

Đi cùng đoàn còn có PGS. Nguyễn Phú Khánh (Trưởng phòng HTQT), PGS Trương Việt Anh (Phó Phòng HCTH), TS Nguyễn Trung Dũng (Tổng Giám đốc BKHoldings). Ông Lê Xuân Thịnh (Phó GĐ Trung tâm Sản xuất sạch hơn VN – VNCPC thuộc hệ thống BKHoldings) đã giới thiệu với đoàn thăm quan một doanh nghiệp điển hình hiện đang áp dụng công nghệ mới do nhóm chuyên gia của VNCPC kết hợp với Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ triển khai tại đây trong khuôn khổ dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững – SUPA do Liên minh Châu Âu tài trợ.

Supa1

PGS Hoàng Minh Sơn thăm vùng dự án

Supa2

Tìm hiểu nhu cầu chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp

Tại buổi làm việc tại Trường Đại học Cần Thơ có đại diện là PGS Hà Thanh Toàn (Hiệu trưởng), PGS Lê Việt Dũng (Hiệu phó) cùng các Thầy, Cô phụ trách các phòng ban liên quan. Hiệu trưởng hai trường đã nghe Ông Lê Xuân Thịnh trình bày tóm tắt giới thiệu dự án SUPA, kết quả đạt được sau hai năm thực hiện và các khuyến nghị. Sau đó PGS Dương Nhựt Long (Trưởng Bộ môn thủy sản nước ngọt – Khoa Thủy sản – ĐHCT) trình bày các nghiên cứu đã đạt được khi triển khai tại doanh nghiệp và kế hoạch xây dựng Trang trại mẫu do dự án SUPA tài trợ.

Supa3

Lãnh đạo hai trường đang nghe báo cáo tổng kết các hoạt động hợp tác 

Supa4

Đại học BKHN tặng quà cho ĐH Cần Thơ

Hiệu trưởng hai trường đã đánh giá cao nỗ lực của các đối tác tham gia thực hiện dự án và thể hiện sự hợp tác tốt đẹp giữa hai trường đại học. Với thế mạnh của mình, hai trường cam kết tiếp tục hỗ trợ hợp tác trong các nghiên cứu, đào tạo, trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ, cùng nhau xây dựng và thực hiện các chương trình dự án phục vụ phát triển khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Theo VNCPC