Châu Âu cải cách thị trường carbon vào cuối năm 2018

Sau cuộc bỏ phiếu vào đầu tuần này của Nghị viện châu Âu, các nghị sĩ đã đồng ý thực hiện cải cách kế hoạch kinh doanh khí thải vào cuối năm 2018 nhằm đẩy giá carbon. Nhiều ý kiến cho rằng, chương trình này nên diễn ra sớm hơn.

Hàn Quốc, Trung Quốc và một số bang tại Mỹ đang áp dụng kế hoạch kinh doanh khí thải mới. (Ảnh: econews.com.au)

Hàn Quốc, Trung Quốc và một số bang tại Mỹ đang áp dụng kế hoạch kinh doanh khí thải mới. (Ảnh: econews.com.au)

Thị trường carbon được cho là đang cản trở châu Âu tiến tới nền năng lượng sạch. Hiện nay, giá carbon trung bình trên thế giới là khoảng 8 USD/tấn. Mức giá này còn quá thấp để khuyến khích các tập đoàn năng lượng cắt giảm sản lượng nhiên liệu hóa thạch.

Trên thực tế, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số bang tại Mỹ đang áp dụng kế hoạch kinh doanh khí thải mới. Giá carbon ở Mỹ là 13 USD/tấn, ở Trung Quốc là 6 USD/tấn, ở Hàn Quốc là 9 USD/tấn.

Liên hiệp châu Âu hy vọng thị trường carbon sẽ đóng một vai trò quan trọng trong các nỗ lực của quốc tế nhằm cắt giảm khí thải. Reuters Thomson Point Carbon ước tính rằng, chương trình cải cách sẽ đẩy giá carbon lên tới mức 22 USD/tấn.

Theo đề xuất mới, khoảng 1,6 tỷ USD tín dụng thặng dư sẽ được đưa ra khỏi thị trường carbon và gửi vào kho dự trữ hai năm trước khi châu Âu thực hiện cải cách.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Guardian, ông Seb Dance, một nghị sĩ của Nghị viện châu Âu cho biết: “Chương trình cải cách đánh dấu một bước tiến quan trọng khi đưa ra mốc thời gian thực hiện cụ thể. Tuy nhiên, nó nên diễn ra càng sớm càng tốt”.

Bộ trưởng Năng lượng Anh, Ed Davey cũng kêu gọi châu Âu triển khai cuộc cải cách sớm hơn một năm. “Hành động càng sớm, châu Âu càng có lợi, có thêm nhiều cơ hội đầu tư, việc làm và phát triển. Cải cách chậm trễ sẽ làm tăng giá kinh doanh và khiến người tiêu dùng phải chi trả cho khí thải thay cho các tập đoàn năng lượng”, ông Ed Davey nói.

Theo Hà Vân/ Nhân Dân

Khởi động dự án xây dựng đề xuất Luật kiểm soát ô nhiễm nước

Ngày 9/2/2015, tại Hà Nội, Liên minh Nước sạch đã tổ chức Hội thảo chuyên gia “Khởi động dự án xây dựng đề xuất Luật Kiểm soát ô nhiễm nước”.

xaydungdexuatluatkiemsoatonhiemnuoc

Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia, nhà quản lý đến từ: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn …và một số tổ chức phi chính phủ khác.

Tại hội thảo, bà Nguyễn Ngọc Lý – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) cho biết “ Hiện Việt Nam có 12 bộ luật có liên quan đến hoạt động kiểm soát ô nhiễm nước như: Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Hóa Chất, Luật Khoáng sản, Luật Đa dạng sinh học… nhưng không hề có Luật Kiểm soát ô nhiễm nước riêng trong khi các nước trên thế giới phần lớn đều có Luật Kiểm soát ô nhiễm nước như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines, EU…

“Việt Nam là một đất nước có nguồn tài nguyên nước hết sức phong phú với hệ thống sông ngòi, kênh rạch  chằng chịt nên để kiểm soát ô nhiễm nguồn nước thì Việt Nam cần phải xây dựng và ban hành Luật Kiểm soát ô nhiễm nước trong tương lai” – bà Nguyễn Ngọc Lý nhấn mạnh.

Theo đó, công tác xây dựng Hồ sơ sáng kiến Luật Kiểm soát ô nhiễm nước ở Việt Nam sẽ hoàn thành trong năm 2015 và trình Quốc hội xem xét để đưa vào kế hoạch. Giai đoạn 2016-2018 sẽ xây dựng Luật Kiểm soát ô nhiễm nước và trình Quốc hội thông qua.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý đã thống nhất luật phải tập trung vào các vấn đề liên quan đến 3 quy trình kiểm soát ô nhiễm nước: Quy định rõ cụ thể trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, sự tham gia của cộng đồng , trường đại học trong quy trình theo cách tiếp cận từ dưới đi lên. Đồng thời phải lựa chọn 1 hoặc 2 địa phương để thực hiện thí điểm mô hình, kiểm soát ô nhiễm nước theo mục tiêu quản lý của Luật.

Theo VEN

Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, điểm sáng của ngành công nghiệp Hà Nội

Khu công nghiệp Bắc Thăng Long được xem là điểm sáng của Hà Nội về phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử xuất khẩu, bao gồm cả công đoạn sản xuất lắp ráp cũng như sản xuất chế tạo chi tiết linh kiện.

kcn_thang_long

Khu công Nghiệp Thăng Long dưới sự quản lý của Công ty TNHH KCN Thăng Long

Khu công nghiệp Thăng Long có chủ đầu tư là Công ty TNHH KCN Thăng Long (Việt nam – Nhật Bản). Tổng số vốn đầu tư 90,33 triệu USD. Diện tích 274ha. Tỷ lệ lấp đầy hiện nay 98%. Tổng số dự án 87 ( bao gồm 67 DN và 20 Văn phòng đại diện. Giá thuê đất 80USD ( năm 2008).( Theo Trung tâm thông tin và xúc tiến đầu tư Ban Quản lý khu Công nghiệp và chế xuất Hà nội).

Khu CN Thăng Long là khu CN tập trung các DN điện tử lắp ráp lớn như Canon, Panasonic,… Các DN sản xuất thiết bị vệ sinh lớn như Toto; Sản xuất thiết bị y tế như Ashahi,… Nhưng chiếm tỷ lệ đông đảo nhất trong khu CN Thăng Long là các DN công nghiệp hỗ trợ sản xuất linh phụ kiện sản xuất linh phụ kiện rất đa dạng thuộc các ngành điện tử, máy tính, ô tô, xe máy, máy xây dựng, tàu thủy,… Thậm chí đã có DN là Công ty MHI Aerospace thuộc tập đoàn Misubishi đã sản xuất chi tiết cánh máy bay Boing tại khu CN này.

Khác biệt của khu CN Thăng Long so với các khu CN khác là đại đa số DN trong khu CN này là các DN vốn đầu tư nước ngoài FDI. Trong đó, phần lớn là các DN trên đến từ Nhật Bản. Bên cạnh các DN có số vốn đầu tư rất lớn đạt quy mô hàng trăm triệu USD như Canon, Panasonic, Yamaha,… thì cũng có cả các DN có quy mô nhỏ như Takase, Kosai, Seiko,… chuyên làm linh kiện chi tiết chính xác nhỏ với số vốn đầu tư chỉ khoảng vài trăm nghìn USD/ DN.

Năm 2013, khu CN Thăng Long có tổng Doanh thu sản xuất khoảng 84 nghìn tỷ đồng. Đây được coi là khu CN có quy mô sản xuất lớn hàng đầu của Việt nam. Giá trị xuất khẩu trên của khu CN này đạt 2 tỷ USD/ năm. Trong đó, các DN như Canon, Panasonic, Hoya, Denso,.. hàng năm đã có kim ngạch xuất khẩu trên 200 triệu USD.

Khu CN này đã thu hút được trên  60 nghìn lao động. Trong đó các DN thu hút nhiều lao động là  Canon, Hoya, Nissei, Panasonic, mỗi DN thu hút tới vài nghìn lao động.

Theo Cổng thông tin điện tử Sở Công Thương Hà Nội

Khai thác than đảm bảo an ninh năng lượng bền vững

Phó Thủ tướng chỉ đạo các đơn vị khai thác tập trung đầu tư xây dựng cơ bản, chuẩn bị tài nguyên, thúc đẩy công tác tìm kiếm thăm dò.

thanhalam

 Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Trong chuyến công tác tại Quảng Ninh, sáng nay (10/2), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đến thăm và làm việc tại Công ty Cổ phần than Hà Lầm – TKV và Tổng Công ty Đông Bắc thuộc Bộ Quốc Phòng, đây là hai đơn vị sản xuất và khai thác than đứng đầu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Tại Công ty than Hà Lầm, Phó Thủ tướng đã xuống thăm giếng đứng sâu -300 mét so với mặt nước biển. Dự án khai thác than hầm lò mức dưới – 300 được đơn vị triển khai từ tháng 2/2009 với sản lượng 2,4 triệu tấn/năm, thời gian khai thác trên 45 năm.

Đây là dự án khai thác than hầm lò có diện sâu nhất trong ngành than hiện nay, với tiết diện đường lò 24,5m. Dự kiến đầu quý II/2015, dự án than hầm lò ở mức – 300 của công ty sẽ bắt đầu ra than ở khu vực lò chợ với sản lượng 600.000 tấn/năm.

Tại Tổng công ty Đông Bắc, Bộ Quốc Phòng, Phó Thủ tướng nghe lãnh đạo Tổng Công ty báo cáo tình hình khai thác, sản xuất kinh doanh than của đơn vị. Theo báo cáo của Tổng Công ty, hiện nay, đơn vị có 17 Công ty thành viên, 2 phân đội trực thuộc và trên 12.000 công nhân viên chức lao động. Bình quân sản lượng khai thác đạt con số xấp xỉ 5 triệu tấn/năm. Tổng Công ty là đơn vị luôn đứng tốp đầu quốc gia về khai thác than, chiếm 10% sản lượng than của toàn quốc.

Phó Thủ tướng đánh giá cao những lỗ lực của các đơn vị trong thời gian qua thể hiện qua sản lượng than khai thác được ngày một tăng theo thời gian, việc đảm bảo an toàn lao động… Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo, để đảm bảo an ninh năng lượng, khai thác bền vững, thời gian tới các đơn vị cũng cần phải tập trung vào đầu tư xây dựng cơ bản, chuẩn bị tài nguyên, thúc đẩy công tác tìm kiếm thăm dò.

“Đề nghị Tổng Công ty hết sức nỗ lực tập trung đầu tư sức người, sức của để phát triển các dự án trong thời gian tới. Tạo điều kiện cho Đông Bắc có thể phát triển nhanh hơn, mạnh hơn nữa xứng đáng là một đơn vị quân đội làm kinh tế có hiệu quả trong thời gian tới, góp phần trong sự phát triển bền vững của đất nước”, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói./.

Theo VOV

Tổ chức Ngày Nước thế giới 2015 tại Bắc Giang

Hưởng ứng Ngày Nước thế giới 22/3/2015 các hoạt động quốc gia sẽ được tổ chức tại tỉnh Bắc Giang, trọng tâm từ ngày 19 – 20/3.

Hưởng ứng Ngày nước thế giới 2015. (Ảnh: chinhphu.vn)

Hưởng ứng Ngày nước thế giới 2015. (Ảnh: chinhphu.vn)

Các hoạt động chính được tổ chức hưởng ứng Ngày nước thế giới 2015 gồm: Triển lãm ảnh “Nước và Phát triển bền vững”; Hội thảo khoa học “Nước và Phát triển bền vững”; Chương trình giao lưu nghệ thuật chào mừng Ngày Nước thế giới 2015. Đặc biệt, Lễ Míttinh quốc gia “Nước và Phát triển bền vững” sẽ có đại diện Lãnh đạo Đảng và Nhà nước dự và phát biểu các thông điệp quan trọng về quản lý, sử dụng tài nguyên nước hiệu quả và bền vững.

Với chủ đề “Nước và Phát triển bền vững”, Ngày Nước thế giới năm 2015 hướng đến kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng về mối liên hệ giữa phát triển bền vững và tài nguyên nước. Bởi dự đoán trong năm 2025, có khoảng 2/3 dân số trên toàn cầu sống ở các khu vực có điều kiện khó khăn về nguồn cung cấp nước. Chính vì thế, phát triển bền vững ngày càng trở nên cấp bách, gay gắt, hơn bao giờ hết đòi hỏi phải mang tính chiến lược và mang tầm toàn cầu. Trong đó, tài nguyên nước đóng một vai trò then chốt và không thể tách rời khỏi phát triển bền vững.

Tỉnh Bắc Giang được lựa chọn để tổ chức Ngày Nước thế giới 2015 vì tỉnh này có nguồn tài nguyên nước đa dạng, đồng thời cũng đang chịu các thách thức về nguồn nước trong phát triển kinh tế xã hội. Bắc Giang nằm ở phía Đông Bắc thành phố Hà Nội, là tỉnh có bề dày truyền lịch sử và truyền thống văn hóa; giàu tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội. Hầu hết lượng nước khai thác, sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh đều được cung cấp bởi 3 con sông chính: Sông Thương, Sông Cầu và Sông Lục Nam với tổng chiều dài hơn 347 km. Hiện nay, cả 3 con sông này đều chịu tác động ô nhiễm mạnh của các khu công nghiệp, đô thị và các khu vực phía thượng lưu. Vấn đề cung cấp nước sạch cho người dân, đưa ra các giải pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm nguồn nước và môi trường của tỉnh đang trở thành thách thức cần sớm được giải quyết trong tiến trình phát triển bền vững kinh tế – xã hội.

Hàng năm, các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đều tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Nước thế giới nhằm kêu gọi sự quan tâm của toàn thế giới về tầm quan trọng của tài nguyên nước và vận động chính sách về quản lý bền vững tài nguyên nước, đặc biệt là các nguồn nước ngọt. Nguồn tài nguyên nước trên các lưu vực sông đang bị khai thác quá mức, trước những áp lực về phát triển kinh tế – xã hội, tài nguyên nước ngày càng suy thoái cả về chất và lượng.

Theo Ngọc Bách/Chinhphu.vn

Na Uy dự kiến giảm 40% khí thải nhà kính vào năm 2030

Thủ tướng Na Uy Erna Solberg ngày 4/2 cho biết đến năm 2030, nước này dự dịnh cắt giảm ít nhất 40% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với mức năm 1990. Đây cũng sẽ là cam kết của Chính phủ Na Uy đối với Thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc dự kiến được thông qua vào cuối năm nay tại Paris (Pháp).
Erna_Solberg_EPP_2014-1024x681

Thủ tướng Na Uy Erna Sollberg, ảnh: Flickr/Tennisace101

Kế hoạch của Chính phủ Na Uy dự kiến sẽ được Quốc hội nước này thông qua do đa số nghị sỹ đã lên tiếng ủng hộ mục tiêu này. Dù không phải là thành viên EU, nhưng Na Uy vẫn muốn tham gia vào việc hoạch định chính sách của khối này về chống biến đổi khí hậu, đồng thời cam kết tiếp tục tham gia vào chương trình mua bán hạn ngạch khí thải carbon của EU.

Năm 2013, lượng khí thải nhà kính của Na Uy cao hơn 3,7% so với mức cam kết năm 1990 của nước này và cao hơn mức trung bình của EU.

EU, Trung Quốc và Mỹ cũng đã công bố các cam kết đối với thỏa thuận mới về chống biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, các nước này chưa đưa ra mức giảm cụ thể. Theo quy định, các nước phải công bố các mức giảm cụ thể vào cuối tháng Ba, nhưng nhiều nước kêu gọi cần thêm thời gian.

Tại hội nghị về biến đổi khí hậu do Liên hợp quốc tổ chức vào năm ngoái ở Peru, các nhà khoa học cho rằng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, chủ yếu sinh ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, cần phải được cắt giảm từ 40-70% tới năm 2050 để tránh sự nóng lên của Trái Đất./.

 Theo TTXVN