Archive for month: April, 2014
Trưng bày “Không gian sống bền vững”
/in Tin từ trung tâm /by VNCPC admin
VNCPC giới thiệu các sản phẩm mẫu bền vững và không gian đồng sáng tạo, hỗ trợ hoạt động thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dự án GetGreen Việt Nam.
PGS.TS Trần Văn Nhân, Giám đốc Trung tâm Sản xuất Sạch hơn Việt Nam, cho biết các sản phẩm mẫu trưng bày đại diện cho 2000 sản phẩm được phát triển trong các dự án hợp tác với 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, Lào, và Campuchia.
“Chúng tôi hy vọng khu trưng bày “Không gian sống bền vững” cũng là không gian đồng sáng tạo của thày trò Đại học Bách khoa Hà Nội với các doanh nghiệp, tăng cường cơ hội hợp tác giữa các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp sản xuất, phục vụ tích cực cho việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của đất nước.”
TS Marcel Crul, Đại diện Đại học Công nghệ Delft (Hà Lan), giám sát dự án SPIN, chia sẻ: “Tôi tin rằng “Không gian sống bền vững” được đặt tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội giúp mở ra 1 cơ hội lớn để đưa các chuyên gia, từ phía trường đại học và các doanh nghiệp, cùng ngồi lại để trao đổi, chia sẻ các ý tưởng về bền vững và đổi mới. Tôi rất hy vọng khu trưng bày sẽ là nơi ươm mầm cho các sáng kiến và những dự án hợp tác đổi mới, cùng mang lại lợi ích cho tất cả.”
Các sản phẩm mẫu tại khu trưng bày là kết quả sau 7 năm nỗ lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo của các chuyên gia Việt Nam và Hà Lan hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong 2 dự án Sản xuất Sạch hơn vì Sản phẩm Tốt hơn (CP4BP) và Đổi mới Sản phẩm Bền vững (SPIN)
Dự án Đổi mới Sản phẩm Bền vững (SPIN) được thực hiện từ tháng 4/2010 đến tháng 3/2014 hỗ trợ các doanh nghiệp và được triển khai tại 3 nước Việt Nam, Lào, và Campuchia nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và lợi nhuận thông qua thực hiện đổi mới sản phẩm theo hướng bền vững, đồng thời giảm tác động môi trường, nâng cao trách nhiệm xã hội trong suốt vòng đời sản phẩm.
Trước đó, các sản phẩm được trưng bày tại showroom Hàng Xanh – Green Street, số 45, Bát Sứ, Hà Nội, từ tháng 9/2013 đến tháng 3/2014.
Khu trưng bày sẽ tiếp tục đón nhận các sản phẩm bền vững của các doanh nghiệp có mong muốn giới thiệu sản phẩm, mở rộng mạng lưới và tăng cường cơ hội hợp tác với các cá nhân, tổ chức hoạt động cùng lĩnh vực; đồng thời nơi đây sẽ diễn ra các hoạt động tập huấn tiêu dùng bền vững cho 52 nhóm Sống Xanh của dự án GetGreen Việt Nam, thuộc Chương trình SWITH – Châu Á của Liên minh Châu Á nhằm song song thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững tại Việt Nam.
Dự án GetGreen Việt Nam thay đổi hành vi của người tiêu dùng Việt Nam tại 4 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, và Cần Thơ nhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức tiêu dùng và cơ quan chính phủ trong việc thuyết phục và hỗ trợ người tiêu dùng ra quyết định hướng tới hành vi bền vững.
“Không gian sống bền vững – Sustainnable Living Space” được kiến tạo với sự ủng hộ của các đối tác, đặc biệt là Đại học Công nghệ Delft (TUDeflt), Hà Lan – cơ quan chủ trì thực hiện dự án và ban giám hiệu Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nhằm để tiếp tục giới thiệu các sản phẩm sau khi dự án SPIN kết thúc.
Doanh nghiệp Việt Nam hướng tới phát triển bền vững
/in Tin từ trung tâm /by VNCPC adminĐổi mới sản phẩm đang là bước phát triển tất yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng tất yếu
Việt Nam những năm gần đây đang hồi phục mạnh mẽ từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực, mở ra nhiều cơ hội mới cho đầu tư. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm quốc nội còn hạn chế. Nền kinh tế còn chủ yếu dựa vào nguồn nhân công rẻ và xuất khẩu nguyên liệu thô, do đó rất dễ bị biến động khi có sự thay đổi của thị trường toàn cầu.
Trong giai đoạn phục hồi, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải lựa chọn hoặc tiếp tục đầu tư vào hệ thống sản xuất và tiêu dùng truyền thống, hoặc đầu tư vào các ngành nghề mục tiêu để hỗ trợ phát triển nền kinh tế xanh.
Các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Việt Nam hiện gặp nhiều thách thức trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế (Ảnh: KT)
Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có nhiều làng nghề đa dạng, tuy nhiên thực tế cho thấy, cứ 10 doanh nghiệp làng nghề thì có tới 7 doanh nghiệp đang hoạt động rất cầm chừng bởi các sản phẩm làng nghề không tạo ra được cạnh tranh trên thị trường về mặt thương hiệu, mẫu mã cũng như giá cả.
Đặc biệt, với thị trường xuất khẩu, các sản phẩm làng nghề Việt Nam còn đang thiếu tính độc đáo, hàm lượng công nghệ và chất lượng, cũng như sự thân thiện với môi trường và với người sử dụng. Đây được xem là một trong nhiều yếu tố mang tính quyết định, giúp doanh nghiệp làm ra những sản phẩm mang lại lợi nhuận cao hơn, khai thác tài nguyên hiệu quả hơn và giảm thiểu được những tác động với môi trường. Những sản phẩm này được xếp vào nhóm sản phẩm bền vững, trở thành xu thế phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Lợi ích nhân đôi
Sản phẩm bền vững đang dần có chỗ đứng trên thị trường và được các doanh nghiệp tập trung phát triển
PGS.TS Trần Văn Nhân, Giám đốc Trung tâm Sản xuất Sạch hơn Việt Nam (VNCPC), đồng thực hiện dự án GetGreen thuộc chương trình SWITCH-châu Á của Liên minh châu Âu cho biết: “Như chúng ta biết, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng truyền thống như đồ gỗ nội thất, thủ công mỹ nghệ, vẫn thường phải nhập khẩu một số nguyên nhiên liệu từ nước ngoài. Việc đổi mới sản phẩm bền vững sẽ giúp hỗ trợ các doanh nghiệp này trong việc tạo điều kiện sản xuất trên các nguyên liệu sẵn có, giúp giảm chi phí, giá thành. Do đó làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.”
Đặc biệt, việc đổi mới sản phẩm bền vững ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhờ những lợi ích kinh tế to lớn mang lại. Chẳng hạn như công ty không chỉ tạo thêm giá trị từ các sản phẩm và dịch vụ mà còn gia tăng cơ sở khách hàng bằng cách thâm nhập vào những thị trường mới. Nhu cầu của các thị trường chưa khai phá mà ở đó có nhu cầu nhưng hiện tại chưa có giải pháp. Loại khách hàng mới mà trước kia chưa tiếp cận được hay chưa phải là mục tiêu của công ty trước kia.
Tính đến thời điểm này, hơn 250 công ty tham gia dự án đổi mới sản phẩm bền vững, dự án thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững từ năm 1999-2009 đã đạt được những lợi ích kinh tế, môi trường to lớn từ việc thực hiện sản xuất theo hướng bền vững.
Theo các số liệu trong hồ sơ sản xuất, các doanh nghiệp đã đầu tư khoảng 4,8 triệu USD vào việc triển khai các giải pháp bền vững yêu cầu chi phí thấp và trung bình, và nhờ đó đã tiết kiệm được 9,7 triệu USD chi phí sản xuất hàng năm thông qua việc giảm tiêu thụ trên 8 triệu m3 nước; 64,5 triệu kWh điện; 43,5 kton than…
Có thể thấy rằng, việc phát triển các sản phẩm bền vững sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều khách hàng, cũng như thị trường xuất khẩu rộng hơn, thậm chí có thể thu hút vốn đầu tư từ doanh nghiệp nước ngoài. Với một mô hình vừa giúp kiểm soát hiệu quả chi phí hoạt động, vừa mở rộng cơ hội sản xuất, kinh doanh thì rất cần sự quan tâm thích đáng của doanh nghiệp trong nước./.
CTV Thùy Anh/VOV online
“Không gian sống bền vững” – Nơi ươm mầm sáng kiến mới
/in Tin từ trung tâm /by VNCPC adminTại lễ giới thiệu, phó giáo sư-tiến sỹ Trần Văn Nhân, Giám đốc VNCPC, cho biết các sản phẩm mẫu trưng bày là đại diện cho 2.000 sản phẩm được phát triển trong các dự án hợp tác với 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, Lào, Campuchia.
Đây là kết quả sau bảy năm nỗ lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo của các chuyên gia Việt Nam và Hà Lan hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam, trong hai dự án Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn (CP4BP) và Đổi mới sản xuất bền vững (SPIN).
Khu trưng bày sẽ tiếp tục đón nhận các sản phẩm bền vững của các doanh nghiệp có nhu cầu giới thiệu sản phẩm mở rộng mạng lưới và tăng cường cơ hội hợp tác với các cá nhân, tổ chức hoạt động cùng lĩnh vực. Tại đây cũng diễn ra các hoạt động tập huấn tiêu dùng bền vững cho 52 nhóm sống xanh của dự án GetGreen Việt Nam, thuộc Chương trình SWITCH-châu Á của Liên minh châu Âu nhằm song song thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững tại Việt Nam.
Ông Nhân cho biết thêm khu trưng bày “Không gian sống bền vững” cũng là không gian đồng sáng tạo của thầy và trò Trường Đại học Bách khoa Hà Nội với các doanh nghiệp, tăng cường cơ hội hợp tác giữa các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp sản xuất phục vụ tích cực cho việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của đất nước.
Tiến sỹ Marcel Crul, Đại diện TuDelft, Giám sát dự án SPIN khẳng định “Không gian sống bền vững” được đặt tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội mở ra cơ hội để các chuyên gia, từ phía trường đại học và các doanh nghiệp cùng ngồi lại để trao đổi, chia sẻ các ý tưởng về bền vững và đổi mới. Đây là nơi ươm mầm cho các sáng kiến dự án hợp tác đổi mới, cùng mang tới lợi ích cho tất cả./.
Theo Lý Thanh Hương, Thông tấn xã Việt Nam/Vietnam +
Thông cáo báo chí LỄ GIỚI THIỆU KHU TRƯNG BÀY “KHÔNG GIAN SỐNG BỀN VỮNG – SUSTAINABLE LIVING SPACE”
/in Tin từ trung tâm /by VNCPC adminNgày 29/04/2014, tại tầng 6, Thư viện Tạ Quang Bửu, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Lễ giới thiệu khu trưng bày “Không gian Sống Bền vững – Sustainable Living Space” đã được tổ chức bởi Trung tâm Sản xuất Sạch hơn Việt Nam (VNCPC) nhằm giới thiệu các sản phẩm mẫu bền vững và không gian đồng sáng tạo, hỗ trợ hoạt động thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dự án GetGreen Việt Nam. Các sản phẩm mẫu trưng bày đại diện cho 2000 sản phẩm được phát triển trong các dự án hợp tác với 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, Lào và Campuchia.
Các sản phẩm mẫu tại khu trưng bày là kết quả sau 7 năm nỗ lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo của các chuyên gia Việt Nam và Hà Lan hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong hai dự án Sản xuất Sạch hơn vì Sản phẩm Tốt hơn (CP4BP) và Đổi mới Sản phẩm Bền vững (SPIN). Trước đó, các sản phẩm được trưng bày tại showroom Hàng Xanh – Green Street, số 45 Bát Sứ, Hà Nội từ tháng 9/2013 đến tháng 3/2014.
Khu trưng bày sẽ tiếp tục đón nhận các sản phẩm bền vững của các doanh nghiệp có mong muốn giới thiệu sản phẩm, mở rộng mạng lưới và tăng cường cơ hội hợp tác với các cá nhân, tổ chức hoạt động cùng lĩnh vực; đồng thời nơi đây sẽ diễn ra các hoạt động tập huấn tiêu dùng bền vững cho 52 nhóm Sống Xanh của dự án GetGreen Việt Nam, thuộc chương trình SWITCH-châu Á của Liên minh châu Âu nhằm song song thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững tại Việt Nam.
“Không gian Sống Bền vững – Sustainable Living Space” được kiến tạo với sự ủng hộ của các đối tác, đặc biệt là Đại học Công nghệ Delft (TUDelft), Hà Lan – cơ quan chủ trì thực hiện dự án và Ban giám hiệu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội nhằm để tiếp tục giới thiệu các sản phẩm sau khi dự án SPIN kết thúc.
TS. Marcel Crul – Đại diện TUDelft/Giám sát dự án SPIN, chia sẻ: “Tôi tin rằng “Không gian Sống Bền vững” được đặt tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp mở ra một cơ hội lớn để đưa các chuyên gia, từ phía trường đại học và các doanh nghiệp, cùng ngồi lại để trao đổi, chia sẻ các ý tưởng về bền vững và đổi mới. Tôi rất hy vọng khu trưng bày sẽ là nơi ươm mầm cho các sáng kiến và những dự án hợp tác đổi mới, cùng mang tới lợi ích cho tất cả!”
Tại lễ giới thiệu, PGS.TS Trần Văn Nhân – Giám đốc VNCPC cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi hy vọng khu trưng bày “Không gian Sống bền vững” cũng sẽ là không gian đồng sáng tạo của thầy và trò ĐHBKHN với các doanh nghiệp, tăng cường cơ hội hợp tác giữa các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp sản xuất, phục vụ tích cực cho việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của đất nước”.
Lễ giới thiệu được tổ chức nhân dịp Sinh nhật lần thứ 16 của VNCPC nhằm thể hiện tinh thần và mong muốn hợp tác bền chặt với các Đơn vị tài trợ, Đối tác, các cá nhân và tổ chức hoạt động trong cùng lĩnh vực để cùng nhau thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững tại Việt Nam.
Thông tin liên hệ:
Ông Trần Lê Phương
Chuyên gia Thiết kế sản phẩm bền vững
Email: [email protected]
Tel: +84-4-38684849, ext 17
Mobile: +84 934 561 297
Admin VNCPC
Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra, basa bền vững
/in Tin từ các dự án /by adminThủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra, cá basa bền vững tại Việt Nam” do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Switch-Asia của EU. Dự án sẽ giúp nâng cao tính cạnh tranh của cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thông qua dự án, EU sẽ hỗ trợ trực tiếp toàn bộ chuỗi cung ứng cá tra từ khâu ương, sản xuất thức ăn, nuôi và chế biến của Việt Nam đến các nhà xuất nhập khẩu và người tiêu dùng. Đồng thời dự án cũng giúp trao đổi thông tin, hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà sản xuất quy mô hộ gia đình áp dụng các tiêu chuẩn bền vững hiện hành như ASC, GlobalGAP… hướng tới sản xuất bền vững nhằm nâng cao tính cạnh tranh của ngành cá tra trên thị trường thế giới. EU hiện đang là thị trường lớn nhất cho xuất khẩu cá tra Việt Nam. Dự án sẽ được thực hiện trong 4 năm từ 2013 đến 2017.
Nguồn: Vasep
Liên hệ
Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC)
Địa chỉ: Tầng 3, nhà B, số 125 Hoàng Văn Thái, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Website: vncpc.org
Email: [email protected]
Điện thoại: (84- 24) 3868 4849
- (Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm – Xin cảm ơn!)