Dự án ″Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam″ (EIP) chính thức triển khai hợp phần đào tạo nhân lực và đánh giá Hiệu quả tài nguyên và Sản xuất sạch hơn (RECP) tại các doanh nghiệp

Dự án ″Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam″ (EIP) được Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) triển khai từ tháng 10/2014 với mục tiêu tổng thể nhằm tăng cường việc chuyển giao, ứng dụng, phổ biến công nghệ và các biện pháp sản xuất sạch, ít các bon nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại các KCN Việt Nam.

Sau thời gian khởi động và chuẩn bị, EIP đã chính thức triển khai hợp phần đào tạo nhân lực và đánh giá Hiệu quả tài nguyên và Sản xuất sạch hơn (RECP) tại các doanh nghiệp thuộc 3 khu công nghiệp mục tiêu: Khánh Phú (tỉnh Ninh Bình), Hòa Khánh (thành phố Đà Nẵng) và Trà Nóc 1 và 2 (Thành phố Cần Thơ). Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam tham gia dự án với tư cách là đơn vị cung ứng dịch vụ đào tạo và tư vấn đánh giá RECP cho toàn bộ hợp phần này.

Đợt 1 của hợp phần này bắt đầu bằng khóa huấn luyên thực hiện RECP gồm 3 ngày tại mỗi địa phương với số lượng doanh nghiệp và đại biểu tham dự như sau:

Ninh Bình

Đà Nẵng

Cần Thơ

Số doanh nghiệp

11

12

11

Số đại biểu

33

35

39

Ngày

13 – 15/1/2016

6 – 8/1/2016

13 – 15/1/2016

Khóa huấn luyện nhằm mục tiêu nâng cao năng lực về RECP cho cán bộ quản lý KCN và cán bộ kỹ thuật, quản lý sản xuất của các doanh nghiệp tham gia dự án, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả hơn và giảm ô nhiễm môi trường góp phần xây dựng, góp phần phát triển KCN sinh thái điển hình của địa phương.

IMG_5343

Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các KKT – Giám đốc EIP, khai mạc khóa huấn luyện tại Ninh Bình

Picture2

Các đại biểu và chuyên gia khóa huấn luyện tại Đà Nẵng

Picture3

 Các đại biểu và chuyên gia khóa huấn luyện tại Cần Thơ

Picture4

Các đại biểu và chuyên gia khóa huấn luyện tại Ninh Bình

Tại các khóa luấn luyện, các đại biểu cho biết họ rất quan tâm tới vấn đề làm sao để giúp công ty giảm tiêu hao năng lượng, nước, khắc phục tác động của các loại dòng thải phát sinh qua đó giảm chi phí sản xuất và tạo hình ảnh tốt đẹp cho doanh nghiệp.

Picture5

 Trao đổi ý kiến trực tiếp với các giảng viên

Picture6

Trình bày kết quả thảo luận nhóm tại Ninh Bình

Trong 3 ngày của khóa huấn luyện, các đại biểu đã tham gia tích cực và trao đổi sôi nổi với giảng viên về những vấn đề rất cụ thể của công ty.

Picture7

 Thảo luận nhóm về trường hợp cụ thể của doanh nghiệp

Picture8

Hoạt động trò chơi trong khóa huấn luyện

Theo Admin – vncpc.org

Điều phối viên Quỹ Tín dụng xanh (GCTF) trả lời phỏng vấn tạp chí Thời báo Kinh tế Việt Nam (VET)

Bà Nguyễn Lê Hằng, đến từ Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam – Điều phối viên Quỹ Uỷ thác Tín dụng xanh (GCTF) trả lời phỏng vấn tạp chí Thời báo Kinh tế Việt Nam (VET) về tăng trưởng tín dụng xanh và tương lai phát triển của mô hình này tại Việt Nam.

IMG_5107

 

  • Bà đánh giá thế nào về phát triển tăng trưởng xanh dưới dạng các chính sách và những khó khăn có thể gặp phải tại Viêt Nam?

Tín dụng xanh là một chính sách của ngành tài chính ngân hàng nhằm hỗ trợ các hoạt động đầu tư kinh doanh có tác động tích cực tới chất lượng môi trường. Vì vậy tín dụng xanh góp phần mang tới cho xã hội những lợi ích to lớn cả về tăng trưởng, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân cũng như bảo vệ môi trường.

Vấn đề tín dụng xanh được nhiều nước trên thế giới đặc biệt quan tâm từ nhiều năm nay. Sản phẩm tín dụng xanh của các ngân hàng thường hướng vào các dự án tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch. Các lĩnh vực ưu tiên này tùy thuộc vào chính sách tín dụng xanh ở từng quốc gia và khu vực.

  • Mô hình tín dụng xanh hiện đang được phát triển như thế nào tại Việt Nam? Tiêu chuẩn như thế nào để một dự án có thể nhận được hỗ trợ từ GCTF? 

Trách nhiệm của ngành ngân hàng là giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết và cấp vốn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Do đó, nếu các ngân hàng có những yêu cầu nhất định đối với các dự án vay vốn khi thực hiện phải bảo đảm những quy định về môi trường và an sinh xã hội thì sẽ góp phần hạn chế các dự án gây ô nhiễm, gây ảnh hưởng xấu đến người dân và khuyến khích các doanh nghiệp hướng tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh sạch, an toàn hơn. Tuy nhiên, cho đến trước khi có Nghị định 03 thì hầu hết các ngân hàng trong nước chưa quan tâm nhiều tới tiêu chí bảo vệ môi trường khi xem xét phê duyệt các dự án nào vay vốn của doanh nghiệp.

Hiện đã có một số tổ chức quốc tế đang hoạt động ở Việt Nam như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) đã có bộ tiêu chuẩn về môi trường, xã hội mà các dự án và đối tác vay vốn hoặc tư nhân tài trợ phải tuân theo.

Để lựa chọn một dự án được hỗ trợ tài chính theo dòng tín dụng xanh của GCTF, có một số tiêu chí được đưa ra đối với doanh nghiệp liên quan quy mô, loại hình, ngành nghề doanh nghiệp, loại dự án, chỉ số môi trường của dự án. Các doanh nghiệp cần tham khảo các lựa chọn công nghệ để có thể đề xuất một phương án phù hợp nhất với quỹ (1 chỉ số về tác động môi trường sau dự án đầu tư được đánh giá đạt giảm ít nhất 30% so với hiện tại).

  • Xin bà chia sẻ thêm về những thành quả mà GCTF đã đạt được trong quá trình hoạt động tại Việt Nam? GCTF gặp những khó khăn gì trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp không

Quỹ Ủy thác tín dụng xanh (GCTF) do Chính phủ Thụy Sĩ (SECO) thành lập ở Việt Nam nhằm hỗ trợ các DN đầu tư các công nghệ sản xuất có hiệu suất cao và thân thiện với môi trường. Được thành lập vào cuối 2007, đây là một trong những hoạt động tín dụng xanh đầu tiên ở Việt Nam nhằm tới ngành sản xuất công nghiệp và một số ngành dịch vụ để đầu tư phát triển gắn liền với bảo vệ môi trường.Bên cạnh đó, GTF cũng có mong muốn quan trọng là hỗ trợ các ngân hàng thương mại thấy được sự cần thiết để phát triển một loại hình sản phẩm tín dụng mới dành cho khối doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, thực tế cho thấy cũng có một số khó khăn nhất định, ví dụ: khả năng tiếp cận thông tin và chính sách (tài chính và công nghệ) của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; một số doanh nghiệp tiếp cận với Quỹ nhưng lại không được Ngân hàng phê duyệt khoản vay vì nợ xấu, v.v…

  • Theo bà, tín dụng xanh liệu có phải mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam không? Tại sao? 

Theo ý kiến cá nhân tôi thì tín dụng xanh là một công cụ để giúp tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững.

Đặc thù của rất nhiều doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay là vẫn vận hành nhiều công nghệ thiết bị cũ, vừa tiêu hao nhiều tài nguyên đồng thời gây phát thải tác động xấu tới môi trường. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất đối với các DN để đổi mới trang thiết bị theo hướng thân thiện với môi trường hơn chính là mức đầu tư cần thiết thường khá cao. Phần lớn các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam thường gặp khó khăn về vốn và không đủ tài sản thế chấp để tiếp cận được với nguồn cho vay tín dụng tại các NH. Khó khăn này đã làm DN giảm động lực đổi mới công nghệ nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất và giảm tác động môi trường. Khi ngân hàng triển khai dòng tín dụng xanh thì rào cản này sẽ giảm nhẹ đi rất nhiều.

  • Bà nhận xét như thế nào về các chính sách hỗ trợ tín dụng xanh? 

Để đẩy mạnh phát triển tín dụng xanh ở Việt Nam cần có sự vào cuộc của cả cơ quan quản lý là Ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng và đặc biệt cần tăng cường nhận thức cho doanh nghiệp về bảo vệ môi trường, đặc biệt là quan điểm “một mũi tên trúng 2 đích” nghĩa là có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường mang lại các lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp chứ không đơn thuần là tăng gánh nặng chi phí. Do đó, cần tăng cường năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho nhóm các chuyên gia tư vấn kỹ thuật; tăng cường năng lực xem xét thẩm định các dự án tăng trưởng xanh cho khối NH; tăng cường sự kết nối giữa 3 khối trên với sự gắn kết và thông tin từ cơ quan quản lý nhà nước.

  • Bà dự đoán như thế nào về sự phát triển tín dụng xanh trong 3 năm tới đây?

Với chỉ thị 03 đã đi vào thực thi, cũng như các dự thảo chính sách, chiến lược, chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu thụ bền vững, bảo vệ môi trường hay phát triển bền vững đang được xây dựng và sớm đi vào thực tiến thì Tín dụng xanh là một công cụ tài chính không thể thiếu trong giai đoạn phát triển tới đây của đất nước.

Theo Tạp chí Thời báo Kinh tế Việt Nam

Source: gctf.vn

Thông qua Tuyên ngôn Davos về Thúc đẩy Hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất Sạch hơn (RECP) tại các nước đang phát triển

Davos (Thụy Sĩ), 12-16 tháng 10 năm 2015 – Hội thảo mạng lưới toàn cầu về Hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất Sạch hơn được tổ chức dưới sự phối hợp của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp Quốc (UNIDO) và chương trình Môi trường Liên hợp Quốc (UNEP). Các thành viên trong mạng lưới đã thông qua Bản tuyên ngôn về Thúc đẩy Hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất Sạch hơn (RECP) tại các nước đang phát triển.

davos-big

 

Bản tuyên ngôn kêu gọi việc thúc đẩy, lồng ghép và nhân rộng RECP để hỗ trợ chương trình nghị sự 2030 cho Phát triển Bền vững. Hơn thế, bản tuyên ngôn kêu gọi việc đẩy mạnh hoạt động và vai trò của mạng lưới toàn cầu về RECP (RECPnet), và khuyến khích các chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức tài chính, học viên và các tổ chức dân sự xã hội tham gia vào RECPnet nhằm nỗ lực hành động vì mục tiêu phát triển bền vững thông qua việc áp dụng, thực hiện RECP nhanh chóng và rộng khắp.

Hội nghị đã giới thiệu các hoạt động trong 20 năm cung cấp dịch vụ RECP trong công nghiệp tại các khu vực trên thế giới và giải quyết các chủ đề bao gồm sản xuất các-bon thấp, quản lý hóa chất an toàn, tài nguyên nước, khu công nghiệp sinh thái, quản lý rác thải và lồng ghép vấn đề giới. Bên cạnh việc đánh giá hiện trạng của RECP, hội nghị đã xác định những chuyên đề đang được quan tâm và đối tác tiềm năng trong các tổ chức phát triển ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Hội nghị thu hút khoảng 200 người tham dự từ hơn 60 quốc gia, từ những cán bộ chính phủ cấp cao, những chuyên gia quốc tế hàng đầu vể RECP, các đại diện của các tổ chức tài chính phát triển, cùng với các chuyên gia RECP từ các việc nghiên cứu và học viện.

Trong số những người tham gia hội nghị có Janez Potocnik, Đồng chủ tịch của Hội đồng tài nguyên quốc tế và cựu Ủy viên châu Âu về môi trường; Mariano Castro, Thứ trưởng Bộ quản lý môi trường, Peru; Bruno OBERLE, Giám đốc Văn phòng Liên bang về Môi trường, Thụy Sĩ; Rolph Payet, Thư ký điều hành cho các Công ước Basel, Rotterdam và Stockholm; Helge Wendeberg, Tổng Giám đốc, quản lý nước và bảo tồn tài nguyên, Bộ Liên bang về Môi trường, bảo tồn thiên nhiên, xây dựng và an toàn hạt nhân, Đức; Jutta Emig, Unit Head, quốc tế An toàn hóa chất và Hóa học bền vững, Bộ Liên bang về Môi trường, bảo tồn thiên nhiên, xây dựng và an toàn hạt nhân, Đức; Walker Smith, Giám đốc, Văn phòng Nội vụ toàn cầu và chính sách, Hoa Kỳ Cơ quan Bảo vệ môi trường; và Viera Feckova, Giám đốc Chương trình châu Âu và Trung Á, Tổng công ty Tài chính Quốc tế.

Hội nghị cũng đã thông qua chiến lược hoạt động cho RECPnet trong giai đoạn hậu năm 2015.

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ:

Bà Petra Schwager

Cán bộ Phát triển Công nghiệp

Bộ phận Hiệu quả Tài nguyên Công nghiệp

[email protected]

(Nguồn: recpnet.org)

VNCPC Admin

Tuyên Ngôn Davos Về Thúc đẩy Hiệu Quả Tài Nguyên Và Sản Xuất Sạch Hơn Tại Các Nước đang Phát Triển
Tuyên Ngôn Davos Về Thúc đẩy Hiệu Quả Tài Nguyên Và Sản Xuất Sạch Hơn Tại Các Nước đang Phát Triển » Post
Tuyên ngôn Davos về Thúc đẩy Hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất Sạch hơn tại các nước đang phát triển.pdf
229 KiB
695 Downloads
Details

Chương trình kết nối mạng lưới SWITCH-ASIA: “Thúc đẩy sinh kế bền vững ở Châu Á thông qua sản xuất và tiêu dùng bền vững”

Từ 4-6 tháng 11 năm 2015 tại New Delhi (Ấn Độ), Liên minh Châu Âu thông qua Chương trình SWITCH-Asia đã tổ chức chương trình kết nối mạng lưới “Thúc đẩy sinh kế bền vững ở Châu Á thông qua Sản xuất và tiêu dùng bền vững”. Hơn 200 đại biểu từ hơn 17 nước Châu Á và các nước châu Âu bao gồm các đơn vị thực hiện dự án, các nhà làm chính sách từ các cơ quan của các nước, các chuyên gia đã tham gia vào sự kiện này.

SCP

Đại diện Chính phủ Ấn độ, Cơ quan hợp tác phát triển (Liên minh Châu Âu), UNEP cùng thực hiện nghi thức thắp đèn dầu khai mạc Hội nghị

Trong ba ngày làm việc các đại biểu đã được trao đổi chia sẻ kinh nghiệm với các đại diện thực hiện các chương trình từ các nước châu Á khác nhau với các chủ đề:

  • Sinh kế và giảm nghèo: Đây là chương trình do EuropeAid tài trợ với mục tiêu giảm nghèo và cải thiện sinh kế. Năm 2015 đã được chọn là năm Châu Âu giành cho các mục tiêu phát triển nhằm nâng cao các hoạt động hỗ trợ của Châu Âu để thúc đẩy phát triển toàn cầu. Các đại biểu sẽ thảo luận để thúc đẩy Sản xuất và tiêu thụ bền vững (SCP), thực hiện các dự án xóa đói giảm nghèo ở các đô thị cũng như vùng nông thôn.
  • Các tác động của Chương trình Switch Asia trong hỗ trợ hình thành các chính sách: Phần này do Hợp phần hỗ trợ chính sách khu vực SWITCH-Asia Regional Policy Support Component (RPSC) do Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) thực hiện để đánh giá khuynh hướng chính sách từ cấp độ toàn cầu tới khu vực và cơ hội thực hiện SCP trong khu vực Châu Á hướng tới Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững.
  • Tác động của SCP đến giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu: Trong phần này các đại biểu sẽ được chia sẻ những thông tin mới nhất về biến đổi khí hậu ở Châu Á cũng như các ví dụ rất cụ thể về các công nghệ sử dụng ít các bon quy mô nhỏ được thực hiện trong các dự án do SWITCH-Asia tài trợ.
  • Thúc đẩy SCP trong giáo dục, đào tạo và chuyển giao các kỹ năng.

SCP1

 

Đại diện dự án GetGreen Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm với các đại biểu quốc tế

Phía Việt Nam có đại diện của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài Nguyên Môi trường) và hai dự án Sống xanh Việt Nam (GetGreen) do TU Delft cùng VNCPC, AITVN thực hiện và Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững (SUPA) do VNCPC, WWF và VASEP thực hiện. Trong đó dự án GetGreen được lựa chọn để chia sẻ kinh nghiệm trong việc thay đổi thói quen người tiêu dùng hướng đến phát triển bền vững.

 

Kết thúc Hội nghị, đại diện cơ quan tài trợ Chương trình Switch Asia là Liên minh Châu Âu đã đánh giá rất cao hiệu quả của chương trình với 80 dự án đã được tài trợ. EU cũng đã gia hạn chương trình cho giai đoạn II từ năm 2014 – 2020 với cam kết tài trợ lên tới hơn 120 triệu euro.

 

Các dự án do EU tài trợ thông qua chương trình Switch Asia từ 2007 – 2014.

 

Nước thực hiện dự án Tên dự án Năm thực hiện Cơ quan thực hiện
Việt Nam “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nâng cao hiểu biết và thực hiện CSR nhằm tăng cường liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất bền vững” – CSR Vietnam 2/2019-4/2013 Chủ trì:UNIDOThực hiện: VCCI, LEFASO, Eurocham VN, VITAS, VEIA, ILSSA,….
Việt Nam Thúc đẩy sử dụng Năng lượng hiệu quả và tiết kiệm thông qua hỗ trợ Phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (MEET – BIS) 4/2009-9/2013 Chủ trì:ETC Hà LanThực hiện:

RCEE, VCCI,…

Việt Nam Sống và làm việc bền vững ở Việt Nam (GetGreen) 4/2012-3/2015 Chủ trì:TU Delft Hà LanThực hiện:

VNCPC, AITVN

Việt Nam Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững ở Việt Nam 4/2013-3/2017 Chủ trì:VNCPCThực hiện:

VASEP, WWF Áo, WWF VN

Việt Nam, Lào, Campuchia Đổi mới sản phẩm bền vững ở Việt Nam, Lào, Campuchia 4/2010-9/2014 Chủ trì:TU Delft Hà LanThực hiện:

VNCPC, AITVN, LNCCI, CCPO, UNEP

Việt Nam, Lào, Campuchia Thiết lập hệ thống sản xuất mây bền vững ở VN, Lào, Campuchia 1/2009-12/2011 Chủ trì:WWF ÁoThực hiện:

VNCPC, LNCCI, AAC.

Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Hà Nội thăm và làm việc với Đại học Cần Thơ và dự án SUPA

Nhân dịp đánh giá, rà soát kết quả hợp tác giữa Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Trường Đại học Cần Thơ từ 2013-2015, PGS.TS Hoàng Minh Sơn (Hiệu trưởng Trường ĐHBKHN) đã có dịp thăm và làm việc với dự án SUPA đang triển khai tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ 29-30/9/2015.

Đi cùng đoàn còn có PGS. Nguyễn Phú Khánh (Trưởng phòng HTQT), PGS Trương Việt Anh (Phó Phòng HCTH), TS Nguyễn Trung Dũng (Tổng Giám đốc BKHoldings). Ông Lê Xuân Thịnh (Phó GĐ Trung tâm Sản xuất sạch hơn VN – VNCPC thuộc hệ thống BKHoldings) đã giới thiệu với đoàn thăm quan một doanh nghiệp điển hình hiện đang áp dụng công nghệ mới do nhóm chuyên gia của VNCPC kết hợp với Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ triển khai tại đây trong khuôn khổ dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững – SUPA do Liên minh Châu Âu tài trợ.

Supa1

PGS Hoàng Minh Sơn thăm vùng dự án

Supa2

Tìm hiểu nhu cầu chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp

Tại buổi làm việc tại Trường Đại học Cần Thơ có đại diện là PGS Hà Thanh Toàn (Hiệu trưởng), PGS Lê Việt Dũng (Hiệu phó) cùng các Thầy, Cô phụ trách các phòng ban liên quan. Hiệu trưởng hai trường đã nghe Ông Lê Xuân Thịnh trình bày tóm tắt giới thiệu dự án SUPA, kết quả đạt được sau hai năm thực hiện và các khuyến nghị. Sau đó PGS Dương Nhựt Long (Trưởng Bộ môn thủy sản nước ngọt – Khoa Thủy sản – ĐHCT) trình bày các nghiên cứu đã đạt được khi triển khai tại doanh nghiệp và kế hoạch xây dựng Trang trại mẫu do dự án SUPA tài trợ.

Supa3

Lãnh đạo hai trường đang nghe báo cáo tổng kết các hoạt động hợp tác 

Supa4

Đại học BKHN tặng quà cho ĐH Cần Thơ

Hiệu trưởng hai trường đã đánh giá cao nỗ lực của các đối tác tham gia thực hiện dự án và thể hiện sự hợp tác tốt đẹp giữa hai trường đại học. Với thế mạnh của mình, hai trường cam kết tiếp tục hỗ trợ hợp tác trong các nghiên cứu, đào tạo, trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ, cùng nhau xây dựng và thực hiện các chương trình dự án phục vụ phát triển khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Theo VNCPC

Xuất khẩu cá tra sang EU: Tăng cường “kéo” thị trường và “đẩy” doanh nghiệp

Trong 6 tháng đầu năm 2015, giá trị xuất khẩu cá tra ước đạt 750 triệu USD, giảm 9% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Châu Âu  đạt 142,6 triệu USD, giảm 17,6% và chiếm 19% tổng giá trị xuất khẩu.

Xuất khẩu cá tra sang EU: Tăng cường “kéo” thị trường và “đẩy” DN
Bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến Thương mại thuộc Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng các Doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá tra cần nâng cao chất lượng sản phẩm, ghi nhãn và công khai chất lượng sản phẩm trên bao bì, đồng thời phát huy tối đa lợi ích các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển cá tra cho mục tiêu giảm giá thành sản xuất, hướng tới phát triển bền vững.
Xuất khẩu cá tra sang châu Âu sụt giảmViệc xuất khẩu cá tra sang thị trường châu Âu suy giảm trong thời gian gần đây, bên cạnh các yếu tố khách quan như đồng EUR hạ thấp kỷ lục so với đồng USD, kinh tế châu Âu khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu thì nguyên nhân chính là bị ảnh hưởng do sự cạnh tranh quyết liệt của DN các nước khác.

Cùng với đó, các sản phẩm cá tra của Việt Nam còn đơn điệu, chưa đa dạng chủng loại dẫn đến không gây hấp dẫn và thu hút người tiêu dùng.

Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này được lý giải là do những yếu kém nội tại của ngành cá tra Việt Nam như công nghệ chế biến lạc hậu, sản phẩm xuất đi chủ yếu là sản phẩm thô, sơ chế; truyền thông, tiếp thị sản phẩm còn yếu,…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cá tra Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội phát triển bền vững tại thị trường châu Âu nếu như khắc phục được những điểm yếu thực tại nói trên. Các chuyên gia thuộc Dự án Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) cho biết, người tiêu dùng châu Âu vẫn ưa chuộng cá tra do dinh dưỡng cao, thơm ngon, không có xương ngang, dễ chế biến và giá bán phù hợp.

Tăng cường“kéo” thị trường và “đẩy” DN

Chuyên gia Lê Xuân Thịnh đến từ Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), cơ quan điều phối chương trình SWITCH-Asia nhằm phát triển Dự án SUPA cho rằng, cần phải tăng cường “kéo” thị trường và “đẩy” DN.

Ông Thịnh lý giải, “kéo” thị trường ở đây tức là việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại, marketing, phát triển trung tâm thông tin và quảng bá thủy sản Việt Nam ở nước ngoài.

Còn “đẩy” DN là các DN cần phải nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm; cắt giảm chi phí giá thành sản xuất để tăng tính cạnh tranh thông qua tối ưu hóa quá trình sản xuất, áp dụng công nghệ mới. Ghi nhãn và công khai minh bạch chất lượng sản phẩm trên bao bì. Đồng thời phát huy tối đa lợi ích các chương trình, dự án hỗ trợ cho mục tiêu giảm giá thành sản xuất, hướng tới phát triển bền vững..

Ông Thịnh cho biết, thời gian qua, Dự án SUPA đã hỗ trợ rất tích cực trong việc “kéo” thị trường và “ đẩy” DN.

Cụ thể, Dự án SUPA đã có những báo cáo thị trường tiềm năng cho cá tra Việt Nam ở các nước châu Âu, đồng thời, làm việc với các nhà bán lẻ, nhập khẩu và phân phối của châu Âu để tìm hiểu nhu cầu và quảng bá cá tra Việt Nam; hỗ trợ 12 DN tham dự Hội chợ thủy sản Brussels trong 2 năm 2014 và 2015.

Dự án SUPA cũng nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật cho vùng nuôi, tập huấn, chuyển giao công nghệ cho hơn 200 hộ ở An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ. Bên cạnh đó, cũng lựa chọn 54 DN chế biến để đánh giá chi tiết, qua đó, hỗ trợ đổi mới và phát triển sản phẩm bền vững.

Góp ý về việc “kéo” thị trường, ông Alfons Van Duijvenbode đến từ Trung tâm xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI Hà Lan) cho rằng, muốn tăng niềm tin của người tiêu dùng tại châu Âu về các món ăn từ cá tra, các DN Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược tuyên truyền marketing, với nhiều hình thức khác nhau.

Các DN phải phát triển những giá trị thương hiệu và xác nhận giá trị cá tra như một món ăn lý tưởng, dễ chế biến, là sự lựa chọn lành mạnh và có trách nhiệm, là món nên ăn hàng ngày.

Bên cạnh đó, việc hợp tác với các nhà nhập khẩu và phân phối tại thị trường châu Âu, đảm bảo sự minh bạch và uy tín cũng là những yếu tố giúp DN xuất khẩu cá tra mở rộng thị phần.

Theo Báo Điện tử Chính phủ