Tốc độ xả rác thải điện tử ra môi trường cao gấp 5 lần khả năng xử lý

Liên Hiệp Quốc cho biết đến năm 2030, các nước sẽ thải ra 82 triệu tấn rác thải điện tử. Đây là con số báo động gây ra nhiều nguy cơ cho môi trường và sức khỏe.

Theo thông tin từ Liên Hiệp Quốc, đến năm 2030, sự gia tăng của rác thải điện tử hiện nay là do mức tiêu thụ cao hơn, nhiều người không chọn cách sửa chữa đồ bị hỏng mà thay thế bằng thiết bị mới, vòng đời của thiết bị điện tử ngắn hơn và cơ sở hạ tầng không đầy đủ để xử lý rác thải điện tử. Hiện tốc độ xả rác thải điện tử ra môi trường trên toàn thế giới đã cao gấp 5 lần khả năng xử lý.

Ông Kees Balde, chuyên gia khoa học cấp cao của Viện Đào tạo và Nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc cho biết: “Thông thường, mỗi người dân ở một quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) hoặc Mỹ có thể tạo ra tới 20kg rác thải điện tử mỗi năm. Chúng tôi ước tính khoảng 800.000 tấn rác thải điện tử cũ mỗi năm đang được chuyển từ các nước giàu sang các nước phía Nam bán cầu. Chỉ tính riêng năm 2023, 1,39 tỉ chiếc điện thoại di động đã được bán trên toàn cầu và ước tính hơn 5 tỉ chiếc đã bị vứt đi”.


Rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng ở mức báo động. Ảnh minh họa

Ngoài ra, các thiết bị điện tử nhỏ, như lò nướng bánh, máy cạo râu điện và đồ chơi, chiếm 32% chất thải điện tử. Lượng rác điện tử nhiều thứ hai chiếm 24% là các thiết bị lớn như thiết bị nhà bếp và máy photocopy. Các tấm pin mặt trời bị loại bỏ chưa phải là lượng rác lớn hiện nay nhưng có thể là vấn đề khi công nghệ hiện nay trở nên cũ. Mặt khác, số lượng các tấm pin mặt trời bị lãng phí đang tăng nhanh chóng và sẽ tăng gấp 4 lần hiện nay vào năm 2030. Đó là nguyên nhân chủ yếu tạo nên rác thải điện tử”. Màn hình điện tử chiếm khoảng gần 7 triệu tấn chất thải điện tử mỗi năm. Thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông nhỏ như điện thoại vào khoảng 5 triệu tấn rác.

Vào năm 2030, lượng rác thải điện tử dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi so với năm 2014. Theo báo cáo, rác thải điện tử là mối nguy hiểm đối với sức khỏe của con người, vì rác có thể đầu độc người xử lý nó và môi trường xung quanh. Rác thải điện tử có thể chứa các thành phần độc hại như thủy ngân, gây nguy hiểm cho môi trường và sức khỏe con người.

Theo Báo cáo giám sát chất thải điện tử toàn cầu năm 2020, Trung Quốc là nước có lượng chất thải điện tử lớn nhất với hơn 10 triệu tấn. Mỹ đứng thứ hai với 6,9 triệu tấn, đứng thứ 3 là Ấn Độ với 3,2 triệu tấn. Cả 3 quốc gia này chiếm gần 38% lượng chất thải điện tử của thế giới trong năm ngoái.

Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường cũng chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử, chủ yếu là đồ gia dụng điện tử, văn phòng và ước tính đến năm 2025, riêng rác thải ti vi có thể lên tới 250.000 tấn.

Việc xử lý, tái chế chất thải điện tử ở tại các công ty được cấp phép phần lớn tập trung tháo dỡ, phá dỡ thủ công, chỉ có một số nhỏ công ty có đủ dây chuyền xử lý được cấp phép xử lý bảng mạch điện tử. Ngoài ra, Việt Nam mới chỉ tái chế được một phần các vật liệu thông thường như sắt, đồng, chì, thiếc, nhựa bằng các công nghệ cũ, thiết bị lạc hậu và chưa thể tái chế được các kim loại quý, vốn có hàm lượng cao trong chất thải điện tử.

Theo các chuyên gia, rác thải điện tử gây ra những tác hại khôn lường đối với môi trường nếu không xử lý rác điện tử đúng cách, các loại rác thải điện tử có thể giải phóng các chất độc hại như: Thủy ngân, chì, niken,… vào môi trường và sức khỏe con người cũng sẽ bị ảnh hưởng từ rác thải điện tử qua các con đường ô nhiễm đất, nước, không khí, lao động có tiếp xúc trực tiếp với rác thải.

An Dương (T/h)
https://vietq.vn/toc-do-xa-rac-thai-dien-tu-ra-moi-truong-cao-gap-5-lan-kha-nang-xu-ly-d219906.html

Tốc độ xả rác thải điện tử ra môi trường cao gấp 5 lần khả năng xử lý

Liên Hiệp Quốc cho biết đến năm 2030, các nước sẽ thải ra 82 triệu tấn rác thải điện tử. Đây là con số báo động gây ra nhiều nguy cơ cho môi trường và sức khỏe.

Theo thông tin từ Liên Hiệp Quốc, đến năm 2030, sự gia tăng của rác thải điện tử hiện nay là do mức tiêu thụ cao hơn, nhiều người không chọn cách sửa chữa đồ bị hỏng mà thay thế bằng thiết bị mới, vòng đời của thiết bị điện tử ngắn hơn và cơ sở hạ tầng không đầy đủ để xử lý rác thải điện tử. Hiện tốc độ xả rác thải điện tử ra môi trường trên toàn thế giới đã cao gấp 5 lần khả năng xử lý.

Ông Kees Balde, chuyên gia khoa học cấp cao của Viện Đào tạo và Nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc cho biết: “Thông thường, mỗi người dân ở một quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) hoặc Mỹ có thể tạo ra tới 20kg rác thải điện tử mỗi năm. Chúng tôi ước tính khoảng 800.000 tấn rác thải điện tử cũ mỗi năm đang được chuyển từ các nước giàu sang các nước phía Nam bán cầu. Chỉ tính riêng năm 2023, 1,39 tỉ chiếc điện thoại di động đã được bán trên toàn cầu và ước tính hơn 5 tỉ chiếc đã bị vứt đi”.


Rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng ở mức báo động. Ảnh minh họa

Ngoài ra, các thiết bị điện tử nhỏ, như lò nướng bánh, máy cạo râu điện và đồ chơi, chiếm 32% chất thải điện tử. Lượng rác điện tử nhiều thứ hai chiếm 24% là các thiết bị lớn như thiết bị nhà bếp và máy photocopy. Các tấm pin mặt trời bị loại bỏ chưa phải là lượng rác lớn hiện nay nhưng có thể là vấn đề khi công nghệ hiện nay trở nên cũ. Mặt khác, số lượng các tấm pin mặt trời bị lãng phí đang tăng nhanh chóng và sẽ tăng gấp 4 lần hiện nay vào năm 2030. Đó là nguyên nhân chủ yếu tạo nên rác thải điện tử”. Màn hình điện tử chiếm khoảng gần 7 triệu tấn chất thải điện tử mỗi năm. Thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông nhỏ như điện thoại vào khoảng 5 triệu tấn rác.

Vào năm 2030, lượng rác thải điện tử dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi so với năm 2014. Theo báo cáo, rác thải điện tử là mối nguy hiểm đối với sức khỏe của con người, vì rác có thể đầu độc người xử lý nó và môi trường xung quanh. Rác thải điện tử có thể chứa các thành phần độc hại như thủy ngân, gây nguy hiểm cho môi trường và sức khỏe con người.

Theo Báo cáo giám sát chất thải điện tử toàn cầu năm 2020, Trung Quốc là nước có lượng chất thải điện tử lớn nhất với hơn 10 triệu tấn. Mỹ đứng thứ hai với 6,9 triệu tấn, đứng thứ 3 là Ấn Độ với 3,2 triệu tấn. Cả 3 quốc gia này chiếm gần 38% lượng chất thải điện tử của thế giới trong năm ngoái.

Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường cũng chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử, chủ yếu là đồ gia dụng điện tử, văn phòng và ước tính đến năm 2025, riêng rác thải ti vi có thể lên tới 250.000 tấn.

Việc xử lý, tái chế chất thải điện tử ở tại các công ty được cấp phép phần lớn tập trung tháo dỡ, phá dỡ thủ công, chỉ có một số nhỏ công ty có đủ dây chuyền xử lý được cấp phép xử lý bảng mạch điện tử. Ngoài ra, Việt Nam mới chỉ tái chế được một phần các vật liệu thông thường như sắt, đồng, chì, thiếc, nhựa bằng các công nghệ cũ, thiết bị lạc hậu và chưa thể tái chế được các kim loại quý, vốn có hàm lượng cao trong chất thải điện tử.

Theo các chuyên gia, rác thải điện tử gây ra những tác hại khôn lường đối với môi trường nếu không xử lý rác điện tử đúng cách, các loại rác thải điện tử có thể giải phóng các chất độc hại như: Thủy ngân, chì, niken,… vào môi trường và sức khỏe con người cũng sẽ bị ảnh hưởng từ rác thải điện tử qua các con đường ô nhiễm đất, nước, không khí, lao động có tiếp xúc trực tiếp với rác thải.

An Dương (T/h)
https://vietq.vn/toc-do-xa-rac-thai-dien-tu-ra-moi-truong-cao-gap-5-lan-kha-nang-xu-ly-d219906.html

Tham gia thị trường tín chỉ carbon: Việt Nam cần làm gì?

Thị trường tín chỉ carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng hướng đến thực hiện mục tiêu trung hòa carbon trong cam kết của các nền kinh tế tham gia Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc.

Nhu cầu tín chỉ carbon trên thế giới trong những năm gần đây đang tăng lên, thúc đẩy sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của thị trường này. Tại Việt Nam, việc phát triển thị trường tín chỉ carbon sẽ giúp nắm bắt những cơ hội trong lộ trình thực hiện cam kết giảm phát thải carbon. Tuy nhiên, để vận hành thị trường này hiệu quả, không ít vấn đề đặt ra từ việc hoàn thiện khung khổ pháp lý, các tiêu chuẩn về kỹ thuật và đẩy mạnh công tác truyền thông.

Thị trường tín chỉ carbon

Thị trường tín chỉ carbon xuất hiện từ năm 1997, khi Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc được chính thức thông qua. Theo Nghị định này, các nền kinh tế còn dư thừa về quyền phát thải khí nhà kính được phép mua, bán hoặc cho các quốc gia khác quyền này. Đây là cơ sở làm xuất hiện trên thế giới một loại hàng hóa có nhu cầu gia dịch mới trên thị trường là các chứng chỉ liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính. Do CO2 là một loại khí nhà kính nên việc quy đổi tương đương liên quan đến khí nhà kính khác cho các giao dịch về phát thải khí nhà kính được gọi chung là mua/bán, trao đổi chứng chỉ carbon. Từ đó, hình thành nên thị trường giao dịch carbon hay thị trường tín chỉ carbon. Trên thị trường này, việc mua, bán phát thải khí nhà kính hay mua/bán phát thải khí carbon được giao dịch thông quan đơn vị quy đổi là tín chỉ carbon.

Theo Tạp chí Forbes Việt Nam, tín chỉ carbon là một thuật ngữ đề cập đến một đơn vị tín chỉ giao dịch trong kinh doanh, hay là giấy phép về 1 tấn CO2 hay khối lượng của một loại khí nhà kính khác quy đổi tương đương 1 tấn CO2 (viết tắt là tCO2tđ). Như vậy, tín chỉ carbon là chứng nhận (hay giấy phép) cho phép người sở hữu được quyền phát thải 1 tấn CO2 hoặc một loại khí nhà kính quy đổi khác. Một tín chỉ carbon giới hạn một lượng phát thải là 1 tấn CO2. Mục tiêu ra đời của tín chỉ carbon là để từng bước giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển.

Trong tiến trình thực hiện lộ trình giảm phát thải khí nhà kính, các nền kinh tế, ngành công nghiệp, hay doanh nghiệp được ấn định một “hạn ngạch” phát thải hàng năm cụ thể hay đưa ra một mức trần về số đơn vị carbon phát thải (còn gọi là Cap). Mức trần này thường sẽ điều chỉnh giảm dần theo hướng giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển. Số tín chỉ carbon mà các bên tham gia được phép giao dịch phải ở trong mức trần quy định đó, nếu vượt qua mức trần sẽ bị phạt. Chính vì vậy, trong trường hợp phát thải vượt trần, để tránh bị phạt, các chủ thể này cần mua thêm “quyền” phát thải từ các chủ thể đang dư thừa trên thị trường. Ngược lại, nếu không dùng hết hạn ngạch của trần phát thải, các chủ thể này có thể chuyển nhượng lại cho các chủ thể có nhu cầu.

Từ khi Nghị định thư Kyoto có hiệu lực, thị trường giao dịch tín chỉ carbon đã phát triển mạnh mẽ tại các quốc gia phát triển. Hiện có 02 loại thị trường giao dịch chính gồm: (1) Thị trường tín chỉ carbon bắt buộc là thị trường mua/bán carbon thực hiện theo các cam kết cắt giảm khí nhà kính khi tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu của các quốc gia. Thị trường này mang tính bắt buộc và chủ yếu sử dụng trong các dự án thuộc cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism – CDM); cơ chế phát triển bền vững (Sustainable Development Mechanism – SDM) hoặc cơ chế đồng thực hiện (Joint – Implementation – JI); (2) Thị trường giao dịch tín chỉ carbon tự nguyện -là thị trường dựa trên cơ sở hợp tác giữa các quốc gia, tổ chức hay công ty thông qua các thỏa thuận song phương hoặc đa phương. Trên thị trường này, bên có nhu cầu tín chỉ sẽ tham gia vào các giao dịch mua, bán trên cơ sở tự nguyện nhằm đáp ứng các chính sách về môi trường, xã hội và quản trị (Environmental – Social – Governance – ESG) trong phát triển hướng tới giảm phát thải khí nhà kính.

Thị trường giao dịch chứng chỉ carbon tự nguyện là cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp giao dịch với nhau để giảm phát thải khí carbon. Thị trường hoạt động thông qua quy định giới hạn về lượng khí thải được phép phát thải và cho phép các doanh nghiệp tham gia giao dịch lượng khí thải đã giảm đi so với giới hạn cho phép. Thông qua các giao dịch này sẽ hình thành cơ chế tự điều chỉnh, từ đó lập lại sự cân bằng về carbon thông qua việc giảm phát thải khí nhà kính.


Tín chỉ carbon – công cụ quan trọng chống biến đổi khí hậu.

Hiện nay, thị trường tín chỉ carbon là một công cụ quan trọng trong điều tiết khí thải của Liên minh châu Âu trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu cũng như thực hiện các cam kết về biến đổi khí hậu theo Nghị định thư Kyoto và Thỏa thuận Paris. Tại châu Âu, thị trường giao dịch tín chỉ carbon đã chiếm xấp xỉ 45% toàn bộ lượng phát thải khí nhà kính trên toàn châu Âu và chiếm xấp xỉ 3/4 thị trường thế giới. Tại châu Á, Trung Quốc là quốc gia đưa nội dung hình thành thị trường tín chỉ carbon vào kế hoạch phát triển giai đoạn 2011-2015 và đang thí điểm thực hiện trên phạm vi rộng tại nhiều khu vực với các mức độ áp dụng đa dạng, linh hoạt. Trung Quốc chính thức đưa thị trường giao dịch tín chỉ carbon vào vận hành từ ngày 16/07/2021, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060.

Triển khai tại Việt Nam

Thực hiện các mục tiêu về phát thải ròng đạt mức không (Net Zero) vào năm 2050, Việt Nam đang thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển thị trường giao dịch tín chỉ carbon trong những năm gần đây.

Tại Việt Nam, theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, “tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí CO2 hoặc một tấn khí CO2 tương đương”. Bên cạnh đó, dự thảo của Đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam” xây dựng dựa trên cơ sở Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Chính phủ về quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn (Nghị định số 06/2022/NĐ-CP) đã đưa ra mục tiêu từ nay đến hết năm 2027, Việt Nam sẽ hoàn thiện các quy định trong quản lý tín chỉ carbon, các giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính; quy chế trong vận hành sàn giao dịch; thí điểm cơ chế giao dịch, bù trừ trong các lĩnh vực có tiềm năng; tổ chức hướng dẫn việc thực hiện cơ chế giao dịch trong nước và cả quốc tế, đảm bảo sự phù hợp với các quy định trong các điều ước quốc tế; tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch vào năm 2025.

Từ 2028, Việt Nam sẽ chính thức sẽ đưa vào vận hành thị trường giao dịch tín chỉ carbon. Đối với các chủ thể tham gia thị trường, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định: các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên, hoặc thuộc một trong các trường hợp sau: nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng mức tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên; công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên; tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên; cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.

Việt Nam hiện có khoảng 1.912 cơ sở đang thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính theo quy định trong Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Đây chính là các khách hàng sẽ tham gia thị trường trong thời gian tới. Về giao dịch, quy trình giao dịch được thực hiện theo Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25/07/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu; Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển thị trường tín chỉ carbon. Theo báo cáo tháng 03/2023 của Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), tính đến tháng 11/2022, Việt Nam có 276 dự án với khoảng gần 30 triệu tín chỉ carbon đã được chứng nhận từ các dự án tín chỉ carbon theo cơ chế CDM. Bên cạnh đó, Việt Nam đã phát triển nhiều dự án liên quan đến tín chỉ carbon khác với các tiêu chuẩn quốc tế khác nhau.

Theo Cục Biến đổi Khí hậu, việc mua, bán tín chỉ carbon của Việt Nam với thế giới theo hình thức tự nguyện đã được triển khai từ những năm 2000 bởi các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án CDM. Trên 300 chương trình, dự án tại Việt Nam trong thời gian qua đã đăng ký thực hiện các giao dịch mua/bán, bù trừ tín chỉ carbon. Trong số đó có trên 150 dự án đã được cấp trên 40 triệu tín chỉ carbon và thực hiện giao dịch trên thị trường tín chỉ carbon thế giới. Việt Nam là 1 trong 04 quốc gia (cùng Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil) có các dự án CDM đăng ký nhiều nhất; đứng thứ 09 trong số 80 nước có nhiều dự án CDM được công nhận và cấp tín chỉ carbon. Việc hình thành và vận hành thị trường tín chỉ carbon sẽ góp phần giúp Việt Nam gia tăng năng lực năng cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu, nhất là đối với các thị trường có những yêu cầu cao về bảo vệ môi trường như thị trường châu Âu cũng như tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh “xanh hóa” hoạt động đầu tư.


Hội thảo tham vấn nâng cao năng lực trong đánh giá thực trạng pháp luật hạ tầng và kinh nghiệm quốc tế để thiết kế sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam.

Mặc dù thị trường tín chỉ carbon được xác định là một trong những giải pháp hữu hiệu để tạo động lực cho doanh nghiệp hành động nhằm góp phần giảm thiểu phát thải, cắt giảm lượng khí thải hoặc hướng tới chuyển đổi sử dụng các công nghệ xanh, sạch, ít thải khí carbon. Tuy nhiên, để thị trường này tại Việt Nam đi vào hoạt động, cần tiếp tục hoàn thiện các quy phạm, quy chuẩn mang tính kỹ thuật liên quan đến cơ chế giao dịch, đảm bảo phù hợp, liên thông với các quy định, quy chuẩn quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Để làm được điều đó, Việt Nam cần triển khai một số giải pháp đồng bộ sau:

Một là, xây dựng bộ công cụ định giá carbon tương thích với các cơ chế định giá carbon quốc tế; xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu về thị trường tín chỉ carbon; các định mức phát thải carbon đối với từng đơn vị, chủng loại sản phẩm cho các loại hình sản xuất, kinh doanh.

Hai là, xây dựng cơ chế vận hành, quản lý thị trường, bao gồm các sàn giao dịch nhằm thống nhất công tác quản lý của nhà nước. Xây dựng hệ thống đăng ký tầm quốc gia nhằm quản lý lượng tín chỉ carbon, cùng với đó là thực hiện kết nối với các hệ thống, tổ chức tham gia thị trường trên thế giới. Các chủ thể tham gia thị trường sẽ đăng ký cho mình tài khoản giao dịch, cung cấp các thông tin về chủng loại, số lượng hàng hóa có nhu cầu giao dịch khi tham gia thị trường.

Ba là, hỗ trợ doanh nghiệp và các bên tham gia thị trường cơ hội tiếp cận thông tin, phương thức giao dịch, để chủ động sẵn sàng gia nhập thị trường. Qua đó, gắn hoạt động sản xuất với lượng khí nhà kính quy về chứng chỉ phát thải carbon.

Để thực hiện các giải pháp này, cần sự phối hợp và hợp tác một cách hiệu quả của các đơn vị nghiên cứu, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó, hệ thống doanh nghiệp là yếu tố quyết định bởi họ là chủ thể có nhu cầu giao dịch và cũng là chủ thể tham gia, đồng thời chịu tác động trực tiếp của thị trường tín chỉ carbon. Ngoài ra, cần đào tạo nguồn nhân lực tham gia tổ chức vận hành khi thị trường carbon đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức về thị trường mới mẻ này trong cộng đồng doanh nghiệp, các chủ thể liên quan khác chuẩn bị các điều kiện để tham gia thị trường.

Việt Nam đang hướng tới là nước dẫn đầu khu vực trong hoạt động giao dịch tín chỉ carbon theo thông lệ quốc tế trong Thỏa thuận Paris. Muốn vậy, Việt Nam cần nỗ lực thực hiện đồng bộ các chính sách để phát triển thị trường này, góp phần hướng tới mục tiêu “Net Zero” vào năm 2050.

Theo Tạp chí KHCNVN
https://vietq.vn/tham-gia-thi-truong-tin-chi-carbon-viet-nam-can-lam-gi-d219752.html

Than sinh học vẫn thiếu cơ chế chính sách để “xanh hóa” ngành nông nghiệp

Với nguồn nguyên liệu sản xuất đa dạng và dồi dào, than sinh học có ứng dụng rất lớn trong ngành nông nghiệp, cũng như giúp hấp thụ CO2 trong khí quyển góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính, song vẫn còn thiếu cơ chế chính sách để thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm này.

Ngày 18/3/2024, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PT NT) đã phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) và Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) tổ chức “Hội thảo Tham vấn báo cáo về rà soát và khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất và sử dụng than sinh học ở Việt Nam”. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của gần 30 đại biểu đến từ các đại diện của các Bộ ngành, đại diện các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT, các hiệp hội và các doanh nghiệp, chuyên gia trong nước.

 Hội thảo Tham vấn báo cáo về rà soát và khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất và sử dụng than sinh học ở Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội, đã thu hút sự tham gia của gần 30 đại biểu.

Than sinh học: Nguyên liệu rẻ – lợi ích to

Tại hội thảo, ông Vũ Thanh Liêm, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT) cho rằng: Than sinh học là sản phẩm thân thiện với môi trường, mang lại lợi ích kinh tế cao khi sử dụng và được ví như “vàng đen” trong ngành nông nghiệp. Đặc biệt, than sinh học còn có khả năng hấp thụ khoảng 50% CO2 trong khí quyển góp phần giảm đáng kể khí phát thải khí nhà kính nói chung và trong nông nghiệp nói riêng.

Vũ Thanh Liêm, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT)

Về nguyên liệu sản xuất than sinh học tại Việt Nam hiện rất phong phú và đa dạng, hầu hết các phụ phẩm từ nông nghiệp như vỏ lạc, bã mía, vỏ trấu, vỏ dừa, vỏ ca cao, vỏ sầu riêng… cho đến các phế phẩm khai thác rừng đều có thể sử dụng. Trong khi, trước đây các nguyên liệu này thường bị đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường hoặc sử dụng với giá trị rất thấp.

Việc đưa các nguyên liệu này vào sản xuất than sinh học không chỉ quyết được vấn đề về môi trường, mà còn giúp tạo công ăn việc làm cho người lao động nông thôn. Quan trọng hơn, than sinh học còn là nguồn phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất và nâng cao năng suất cây trồng bền vững có thể thay thế cho phân bón hóa học.

Bà Lê Thanh Thảo, Giám đốc Đại diện quốc gia của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) tại Việt Nam cũng cho biết: Trong năm 2022, UNIDO đã phối hợp với Bộ NN&PTNT, VNCPC tổ chức 02 hội thảo giới thiệu về than sinh học và những lợi ích của than sinh học trong việc bảo vệ tài nguyên đất đai, môi trường sống và sức khỏe của con người, góp phần vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Bà Lê Thanh Thảo, Giám đốc Đại diện quốc gia của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.

Vẫn còn những rào cản

Theo đánh giá chung của các đại biểu: Lợi ích của than sinh học ngày càng được nhiều người biết đến và nhận được sự quan tâm của các bên liên quan, từ nghiên cứu, sản xuất, thương mại và ứng dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên hiện vẫn thiếu  những quy định về tiêu chuẩn hóa và kiểm soát chất lượng sản phẩm than sinh học, thiếu sự hợp tác cũng như tương tác giữa các bên liên quan và công nghệ nhiệt phân sản xuất than sinh học chưa được công nhận như một công nghệ xanh… để sản phẩm được ứng dụng rộng rãi hơn trong đời sống.

Đại diện Tổ chức UNIDO mong muốn rằng với những kiến thức và kinh nghiệm từ các chuyên gia, sẽ cung cấp các thông tin hữu ích, cập nhật về lĩnh vực than sinh học tại Việt Nam không chỉ về kỹ thuật và còn ở khía cạnh chính sách. Trên cơ sở này, đơn vị tổ chức sẽ cùng tiếp thu và đưa ra các ý kiến góp ý, tham vấn cho “Báo cáo về rà soát và khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất và sử dụng than sinh học ở Việt Nam”.

Bà Đỗ Thị Dịu – Cán bộ VNCPC chia sẻ thông tin về dự án và công nghệ nhiệt phân.

Tạo hội thảo các đại biểu cũng đã đặt ra các câu hỏi để tìm hiểu thêm về ứng dụng của than sinh học, đóng góp thêm thông tin về chính sách, đưa ra các ý kiến đóng góp và đề xuất bổ sung thêm các nghiên cứu cung cấp thêm thông tin phục vụ xây dựng quy định về tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng cho than sinh học. Các bộ ngành và cơ quan xúc tiến thương mại cũng rất quan tâm và đề xuất phát triển các mô hình thí điểm sử dụng công nghệ nhiệt phân tạo ra than sinh học hướng tới các doanh nghiệp nông nghiệp và các hợp tác xã.

Thông qua cuộc họp này Bộ NN&PTNT cùng các bộ ngành, tổ chức UNIDO và các đối tác sẽ phối hợp xây dựng mạng lưới than sinh học gồm các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, nhà sản xuất/kinh doanh, các đơn vị xúc tiến thương mại/tổ chức chứng nhận, người sử dụng… với mục tiêu nâng cao sự tương tác giữa các bên liên quan trong việc thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển thị trường than sinh học, hướng tới xây dựng nên một nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững.

Cũng trong hội thảo này, website biocharvietnam.org là kho thông thông tin trực tuyến về than sinh học tại Việt Nam chính thức được giới thiệu. Trang web được thành lập dưới sự tài trợ tài chính từ Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) thông qua UNIDO để chia sẻ và phổ biến kiến thức, bài học kinh nghiệm và các sáng kiến trong các hoạt động nghiên cứu, sản xuất và thương mại than sinh học trên cả nước.

Ông Lê Viết Hiền – Đại diện đơn vị nhận chuyển giao Hệ thống nhiệt phân quy mô nhỏ tại Việt Nam.

Tại Việt Nam, Công ty TNHH MTV Vina Viết Hiền là đơn vị duy nhất đã nhận chuyển giao công nghệ từ Thuỵ Sỹ và chế tạo thành công Hệ thống nhiệt phân quy mô nhỏ thí điểm cho mô hình HTX. Với sự tài trợ của SECO và hỗ trợ kỹ thuật của UNIDO, công nghệ này có tiềm năng chuyển đổi nhiều loại chất thải nông nghiệp thành năng lượng nhiệt và than sinh học, làm tăng giá trị chất thải hữu cơ và phế phẩm nông nghiệp, đồng thời mang lại cơ hội kinh tế cho nông dân và nhà chế biến nông sản, cho phép cung cấp năng lượng sinh khối tại chỗ và đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe về khí thải.

VNCPC

Bước tiến mới của pin vi sinh vật

Một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Northwestern (Mỹ) đã đánh dấu một bước tiến mới cho pin vi sinh vật khi phát triển một loại pin nhiên liệu thu năng lượng từ vi sinh vật sống trong đất với khả năng hoạt động bền bỉ và hiệu quả.


 Pin vi sinh vật

Tiến sĩ George Wells – Phó giáo sư về kỹ thuật dân dụng và môi trường tại Trường Kỹ thuật McCormick của Northwestern, tác giả cấp cao của nghiên cứu – cho biết: “Những vi sinh vật này rất dồi dào, chúng sống trong đất ở khắp nơi. Chúng tôi có thể sử dụng những hệ thống thiết kế đơn giản để thu được điện từ chúng. Chúng tôi sẽ không thể cung cấp điện cho toàn bộ thành phố, nhưng có thể thu lượng điện nhỏ để phục vụ những ứng dụng thiết thực và cần ít năng lượng”.

Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1911, pin nhiên liệu vi sinh vật trong đất (MFC) hoạt động giống như một cục pin với cực dương, cực âm và chất điện phân.

Mặc dù MFC đã tồn tại như một khái niệm trong hơn một thế kỷ, nhưng hiệu suất không đáng tin cậy và công suất đầu ra thấp đã cản trở nỗ lực sử dụng chúng trong thực tế, đặc biệt là trong điều kiện độ ẩm thấp.

Các hóa chất từ pin có thể thấm vào đất. Do đó, công nghệ mới cũng là một giải pháp thay thế thân thiện với môi trường, loại bỏ những lo ngại liên quan đến các thành phần pin độc hại và dễ cháy.


Pin nhiên liệu vi sinh vật thử nghiệm trong đất tại phòng thí nghiệm

Pin nhiên liệu mới sử dụng vải carbon cho cực anode và kim loại trơ, dẫn điện, cho cực cathode. Nhóm nghiên cứu dùng vật liệu chống nước trên bề mặt cực cathode, cho phép nó hoạt động khi ngập lụt và bảo đảm khô dần sau khi bị ngâm nước.

Pin chạy bằng đất có kích thước tương đương cuốn sách nhỏ, cung cấp giải pháp thay thế khả thi cho pin trong các cảm biến dưới lòng đất dùng cho nông nghiệp.

Nhóm chuyên gia nhấn mạnh độ bền của pin nhiên liệu mới, đề cập đến khả năng chống chọi với các điều kiện môi trường khác nhau, bao gồm cả đất khô cằn và những vùng dễ ngập lụt.

Nguyên mẫu pin nhiên liệu hoạt động hiệu quả, tạo ra lượng điện gấp 68 lần mức cần thiết để chạy các cảm biến của nó. Pin cũng đủ chắc chắn để vượt qua những biến động lớn về độ ẩm của đất. Nhóm chuyên gia cũng kết nối cảm biến đất với một ăng-ten nhỏ để liên lạc không dây. Điều này cho phép pin nhiên liệu truyền dữ liệu đến một trạm gần đó. Đáng chú ý, pin nhiên liệu mới không chỉ hoạt động được trong cả điều kiện khô ráo lẫn ẩm ướt mà còn hoạt động bền hơn các công nghệ tương tự khoảng 120%.

Bill Yen – cựu sinh viên Northwestern, người đứng đầu nhóm nghiên cứu đã bắt đầu hành trình kéo dài 2 năm để phát triển loại MFC mới – cho biết: “Số lượng thiết bị trong mạng lưới Internet vạn vật không ngừng tăng lên. Nếu hình dung một tương lai với hàng nghìn tỉ thiết bị này, chúng ta không thể chế tạo tất cả chúng bằng lithium, kim loại nặng và những chất độc nguy hiểm cho môi trường. Chúng ta cần tìm những giải pháp thay thế có thể cung cấp mức năng lượng nhỏ để vận hành mạng lưới thiết bị phi tập trung. Với giải pháp mới, chỉ cần có carbon hữu cơ trong đất để vi sinh vật phân giải, pin nhiên liệu có thể tồn tại vĩnh viễn”.

Công nghệ này có thể đóng vai trò then chốt trong nền nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường. Nó rất hữu ích trong theo dõi các yếu tố khác nhau của đất như độ ẩm, chất dinh dưỡng, chất gây ô nhiễm… và áp dụng phương pháp tiếp cận nông nghiệp chính xác dựa trên công nghệ. Nó cũng cho phép thu thập dữ liệu liên tục mà không cần thay pin hay làm sạch như các tấm pin mặt trời, điều này đặc biệt quan trọng ở các khu vực canh tác nông nghiệp rộng lớn.

Quỳnh Anh

https://petrotimes.vn/buoc-tien-moi-cua-pin-vi-sinh-vat-707171.html

Nhà khoa học chỉ cách đơn giản nhất để loại vi nhựa khỏi nước uống

Mới đây một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Y Quảng Châu và Đại học Tế Nam (Trung Quốc) đã tìm ra phương pháp đơn giản và hiệu quả để loại bỏ vi nhựa ra khỏi nước uống uống.

Vi nhựa đang dần trở thành một vấn nạn toàn cầu, khi chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của con người theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt là qua con đường thức ăn và đồ uống.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, các vi nhựa gồm polystyrene, polyetylen, polypropylen và polyetylen terephthalate tồn tại trong nước máy mà ta uống mỗi ngày với số lượng khác nhau, tùy vào chất lượng nước tại từng khu vực.

Nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (NAS) công bố mói đây nhất vào đầu tháng 1/2024 còn cho thấy trung bình mỗi lít nước đóng chai của các thương hiệu phổ biến có thể chứa 240.000 mảnh nhựa, gấp từ 10-100 lần so với các ước tính trước đây, làm gia tăng lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe con người.

Để nghiên cứu về các hạt nhựa nano trong nước đóng chai, các nhà khoa học đã ứng dụng phương pháp soi kính hiển vi tán xạ Raman kích thích (SRS), theo đó sử dụng 2 tia laser quét qua mẫu thử để tạo ra cộng hưởng phân tử cụ thể rồi sau đó tiến hành phân tích thông qua thuật toán máy tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi lít nước đóng chai của 3 thương hiệu hàng đầu thị trường chứa từ 110.000 tới 370.000 mảnh nhựa, 90% trong số đó là hạt nhựa nano và 10% còn lại là hạt vi nhựa.

Trong đó loại nhựa xuất hiện nhiều nhất trong nước đóng chai là nylon, nhiều khả năng đến từ các bộ lọc nhựa dùng để lọc nước, và nhựa polyetylen terephthalate (PET) – nguyên liệu phổ biến trong sản xuất vỏ chai.

Cách tốt nhất để loại bỏ vi nhựa ra khỏi nước là lọc và đun sôi. Ảnh minh họa

Đồng tác giả nghiên cứu, Phó Giáo sư địa hóa học tại Đại học Columbia (Mỹ) Beizhan Yan, khuyến nghị người tiêu dùng cân nhắc sử dụng các nguồn nước thay thế, chẳng hạn như nước máy, nếu lo lắng về các hạt nhựa siêu nhỏ trong nước đóng chai.

Trước thực tế này, một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Y Quảng Châu và Đại học Tế Nam (Trung Quốc) đã tìm ra phương pháp tương đối đơn giản và hiệu quả để loại bỏ chúng khỏi nước uống. Đó là kết hợp giữa đun sôi và lọc bỏ bất kỳ chất kết tủa nào có trong nước. Phương pháp tưởng như đơn giản này, lại vô cùng hiệu quả để chống lại vi nhựa.

Theo nghiên cứu được công bố, có tới 90% nhựa nano và nhựa vi mô (NMP) có thể được loại bỏ bằng quá trình đun sôi và lọc, dù hiệu quả sẽ thay đổi tùy theo từng loại nước.

“Việc đun sôi nước trước khi uống là vô cùng đơn giản và hiệu quả. Phương pháp này được chứng minh là có thể “khử nhiễm” NMP khỏi nước máy gia đình, cũng như giảm bớt lượng NMP hấp thụ của con người thông qua việc tiêu thụ nước”, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chúng ta vẫn nên lọc qua nước trước khi uống, nhằm loại bỏ các cặn vôi (tên khoa học: canxi cacbonat) sau khi chúng hình thành từ quá trình đun sôi nước. Quá trình lọc nước này có thể được thực hiện đơn giản với một lưới lọc trà.

Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng với việc phổ biến tác hại của vi nhựa và cách loại bỏ chúng, thói quen uống nước đun sôi có thể trở nên phổ biến hơn trong bối cảnh chất thải nhựa vẫn còn là một vấn nạn trên thế giới.

Ngọc Nga (T/h)
https://vietq.vn/nha-khoa-hoc-chi-cach-don-gian-nhat-de-loai-vi-nhua-khoi-nuoc-uong-d219318.html