RECP “chìa khóa” giúp doanh nghiệp chống lạm phát

Khi giá nhiên liệu cùng nhiều nguyên vật liệu liên tục tăng cao, doanh nghiệp đẩy phần khó sang cho khách hàng bằng cách tăng giá bán sẽ không phải là giải pháp lâu dài. Trong bối cảnh này, chỉ có RECP mới thực sự là cách lâu bền giúp doanh nghiệp chống lại lạm phát.

Lạm phát và nỗi lo của doanh nghiệp

Khi lạm phát, chi phí đầu vào của doanh nghiệp sẽ tăng theo. Nếu điều chỉnh tăng giá bán sẽ khó giữ chân được người tiêu dùng vì không chỉ giảm lượng mua mà họ còn có thể tìm sản phẩm thay thế khác. Vì vậy, đây thực sự là bài toán nan giải đối với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ do nguồn vốn hạn chế.

 

 

Hình minh họa.

Song lạm phát có tính chu kỳ và là vấn đề thường xuyên phải đối mặt của hầu hết các nền kinh tế. Do đó, các doanh nghiệp đều phải chủ động trong việc tìm ra các giải pháp đối phó. Trên thực tế có không ít doanh nghiệp đã đầu tư cho việc cải tiến thay đổi mẫu mã của sản phẩm, thay thế nguyên liệu, đóng gói, cho đến đặc tính của sản phẩm. Chẳng hạn như một số sản phẩm vẫn giữ nguyên giá nhưng lại giảm trọng lượng, khiến cho người tiêu dùng thấy giá không đổi nhưng thực ra là giá đã tăng. Bên cạnh đó, việc thay đổi nhà cung cấp với danh tiếng thấp hơn cũng là cách mà nhiều doanh nghiệp giảm bớt chi phí đầu vào.

Trong cái “rủi” có cái “may”

Trên thực tế, các doanh nghiệp chỉ có thể thích ứng với lạm phát vì việc kiểm soát lạm phát phụ thuộc vào các chính sách vĩ mô của ngân hàng trung ương và của chính phủ. Mỗi khi lạm phát tăng cao cũng là một đợt sàng lọc các doanh nghiệp yếu kém, chính vì vậy chỉ những doanh nghiệp có sự thay đổi để thích ứng nhanh hay đã có những chuẩn bị từ trước mới có thể trụ vững và đón nhận thành quả từ chu kỳ kinh tế kế tiếp.

Hình minh họa.

Trong bối cảnh này, sử dụng hiệu quả tài nguyên và Sản xuất sạch hơn (RECP) đang được xem là “chìa khóa” không thể thiếu đối với tất cả các doanh nghiệp ở mọi quy mô hoạt động.

RECP là gì?

Theo định nghĩa của UNEP (Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc): RECP là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.

Đối với quá trình sản xuất: RECP bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.

Đối với sản phẩm: RECP bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.

Đối với dịch vụ: RECP hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.

Làm sao để được tư vấn áp dụng RECP vào sản xuất?

Tin vui cho các doanh nghiệp nhỏ vừa và siêu nhỏ trong lĩnh chế biến nông sản tại Việt Nam khi tham gia vào dự án “Xúc tiến cung cầu cho các sản phẩm chế biến nông sản đạt chứng nhận sinh thái – công bằng tại Việt Nam” (Eco-fair) sẽ được hỗ trợ triển khai RECP vào trong quá trình sản xuất miễn phí, Đây là dự án được liên minh châu Âu tài trợ, hướng tới hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành chế biến nông sản, chế biến thịt gia súc, gia cầm và thủy sản thực hiện các thực hành sinh thái – công bằng để nâng cao lợi thế khi tham gia các thị trường xuất khẩu tiềm năng, tăng cơ hội kết nối với khách hàng, thị trường.

Với mục tiêu này, một trong những hợp phần quan trọng của dự án là tư vấn trực tiếp áp dụng RECP tại doanh nghiệp. Hoạt động tư vấn này sẽ do Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) thuộc trường Đại học Bách Khoa thực hiện, giúp doanh nghiệp đánh giá, rà soát và nhận diện được các lãng phí về năng lượng, nước, vật liệu đang tồn tại trong hoạt động sản xuất hằng ngày để tìm ra các giải pháp khắc phục nhằm tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận cũng như đáp ứng các yêu cầu sản xuất bền vững từ khách hàng.

Doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ tư vấn miễn phí, vui lòng liên hệ Ms Nhung 0905.674.739; Email [email protected] để được hướng dẫn.

VNCPC

Biochar giúp cải tạo đất, nâng cao chất lượng nông sản

Với giá thành thấp hơn đáng kể so với phân bón hóa học, song ưu điểm nổi trội của biochar (than sinh học) không chỉ là cải tạo đất, nâng cao chất lượng nông sản mà còn giúp duy trì hiệu quả trong thời gian dài.

Đó là nhận xét chung của các thành viên tham dự buổi tập huấn về “Ứng dụng than sinh trong cải tạo đất trồng” diễn ra vào ngày 19/3, tại xã Cư Suê huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

Các thành viên tham gia buổi tập huấn chụp ảnh lưu niệm.

Theo bà Heloise Buckland- Giám đốc điều hành và là nhà đồng sáng lập Tổ chức HUSK (Tây Ban Nha): Biochar là sản phẩm đã được sử dụng từ hàng nghìn năm trước tại khu vực Amazon và những năm gần đây đã được các nước ở châu Á, Đông Nam Á sử dụng để cải tạo độ PH trong đất.

Biochar theo nghiên cứu của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) có thể giữ hàm lượng carbon trong đất lên tới cả trăm năm.  Chỉ 1 gam biochar có thể sử dụng để cải tạo cho 120 m2 đất. Còn với phân bón vi sinh được bà con nông dân làm theo cách truyền thống thường không giữ được carbon trong đất do dễ dàng bị nước mưa rửa trôi trong thời gian ngắn.

Bà Heloise Buckland- Giám đốc điều hành và là nhà đồng sáng lập Tổ chức HUSK (Tây Ban Nha) giải thích về cơ chế biochar giúp cải tạo đất.

Trong khi đó, cây trồng cần hàm lượng carbon trong đất lên tới 60% để duy trì bộ rễ phát triển khỏe mạnh. Nhưng theo ước tính, trên toàn cầu hiện có tới 30% diện tích đất nông nghiệp đã bị thoái hóa do quá trình canh tác thiếu bền vững. Vì vậy, biochar chính là “chìa khóa” giúp giải quyết vấn đề một cách triệt để. Khi được trộn vào đất, biochar sẽ giúp cải thiện cấu trúc của đất, giúp đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng nhờ đó mà các hệ vi sinh phát triển, tạo sự cân bằng sinh thái trong đất. Cũng nhờ những ưu điểm này mà người dân không cần phải bón than sinh học liên tục như cách làm hiện nay đối với phân bón hóa học.

Bà Heloise hướng dẫn sử dụng biochar đối với cây trồng.

“Nhờ sử dụng biochar, tôi đã giảm được ½ lượng phân bón hóa học mỗi năm. Điều này không chỉ giúp tiết giảm chi phí mà đất vườn của tôi cũng tơi xốp hơn, cây cối xanh mướt, ít sâu bệnh, chất lượng nông sản tốt hơn nên giá bán cũng cao hơn”, Bà Đặng Thị Cúc –  xã viên Hợp tác xã Bình Minh chia sẻ.

Còn theo bà Triệu Thị Châu – Giám đốc Hợp tác xã Bình Minh: Ưu điểm nổi trội  của hệ thống nhiệt phân quy mô nhỏ PPV300 đó là ngoài tạo ra than sinh học từ phế phẩm và phụ phẩm nông nghiệp, còn giúp người nông dân sấy nông sản như cà phê khi vào mùa thu hoạch gặp mưa trái mùa. Đặc biệt, nhờ quá trình đốt yếm khí không xả thải CO2 nên vấn đề môi trường cũng được xử lý một cách hiệu quả.

Thông tin về công nghệ nhiệt phân

Trong giai đoạn từ 2016 – 2019, công nghệ nhiệt phân (pyrolysis) đã được Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) chuyển giao thành công từ Thụy Sỹ về Việt Nam, có tiềm năng chuyển đổi chất thải nông nghiệp (vỏ trấu, vỏ cà phê) thành năng lượng nhiệt và than sinh học. Công nghệ này làm tăng giá trị chất thải hữu cơ và phế phẩm nông nghiệp, đồng thời mang lại cơ hội kinh tế cho người nông dân và người chế biến nông sản. Công nghệ lò đốt nhiệt phân cho phép cung cấp năng lượng sinh khối tại chỗ và kịp thời mà vẫn đáp ứng được những tiêu chuẩn khí thải khắt khe. Công ty TNHH MTV Vina Viết Hiền là đơn vị đã nhận được sự hỗ trợ và chế tạo thành công Hệ thống nhiệt phân quy mô nhỏ (PPV300) để thí điểm cho mô hình HTX tại Việt Nam.

VNCPC

Phát hiện loại vi khuẩn mới có khả năng hấp thụ carbon tự nhiên

Nghiên cứu cho thấy vi sinh vật này có khả năng quang hợp và thải ra chất giàu carbon có thể “bẫy” các vi sinh vật khác trước khi chìm xuống đáy biển.

Một nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học Công nghệ Sydney (UTS) của Australia đã phát hiện ra một loài vi khuẩn mới có khả năng hấp thụ carbon một cách tự nhiên.

Họ hy vọng loài vi khuẩn này sẽ trở thành một “đồng minh” trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Phát hiện vi sinh vật biển đơn bào có tên khoa học là Prorocentrum cf. balticum đã được công bố trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature Communications ngày 14/3.

Bà Martina Doblin – một tác giả của nghiên cứu cho biết: “Đây là một loài hoàn toàn mới.” Nghiên cứu cho thấy vi sinh vật này có khả năng quang hợp và thải ra chất giàu carbon có thể “bẫy” các vi sinh vật khác trước khi chìm xuống đáy biển.

Vi sinh vật trên hoạt động như một “máy bơm carbon sinh học,” theo đó kết hợp quá trình hấp thụ carbon từ khí quyển thông qua chu trình tuần hoàn của chất hữu cơ, sau khi chìm xuống đáy đại dương bị chôn vùi hàng nghìn năm.

Bà Doblin cho biết: “Quá trình này cho thấy có khả năng có nhiều carbon chìm trong đại dương hơn chúng ta nghĩ, và có lẽ tiềm năng sẽ còn lớn hơn nếu để đại dương thu được nhiều carbon hơn một cách tự nhiên.”

Dựa trên các nghiên cứu được thực hiện ngoài khơi Sydney, các nhà nghiên cứu ước tính loài vi khuẩn vừa được phát hiện này có khả năng hấp thụ 0,02-0,15 gigatons carbon hằng năm xét trên toàn cầu.

Để đáp ứng các mục tiêu khí hậu trong tương lai, các nhà khoa học ước tính mỗi năm thế giới cần loại bỏ khỏi bầu khí quyển 10 gigatons carbon dioxide, cho đến năm 2050.

Nhiều quá trình tuần hoàn và các vi khuẩn khác cũng tham gia quá trình hấp thụ carbon dưới biển, bao gồm cả thực vật phù du, nhưng Prorocentrum cf. balticum còn có khả năng chống axit hóa và sự ấm lên của đại dương.

Tác giả chính của nghiên cứu trên – nhà sinh vật học biển Michaela Larsson cho biết khả năng chống chịu của loài vi khuẩn này đối với sự ấm lên toàn cầu sẽ giúp thu giữ carbon tự nhiên trong tương lai, nhưng sẽ cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa nếu trực tiếp sử dụng chúng.

Bà nêu rõ: “Ở giai đoạn này, có ít tiềm năng ứng dụng quá trình này để đáp ứng các mục tiêu khí hậu, chúng tôi cần thực hiện một số nghiên cứu quan trọng trước khi có thể thực hiện dự án trên quy mô lớn.”./.

Thanh Phương (TTXVN/Vietnam+)
https://www.vietnamplus.vn/phat-hien-loai-vi-khuan-moi-co-kha-nang-hap-thu-carbon-tu-nhien/778209.vnp

Thế giới tăng đầu tư và lắp đặt năng lượng đại dương trong năm 2021

Theo báo cáo của Ocean Energy Europe, viêc triển khai lắp đặt các thiết bị năng lượng đại dương đã trở lại mức trước đại dịch Covid-19 với việc châu Âu lắp đặt tổng công suất năng lượng thủy triều cao hơn 10 lần và công suất năng lượng sóng trong năm 2021 cao gấp 3 lần so với năm 2020.

Ocean Energy Europe là một mạng lưới các chuyên gia năng lượng đại dương, đại diện cho hơn 120 tổ chức, bao gồm các công ty tiện ích, nhà công nghiệp và viện nghiên cứu.

Báo cáo của tổ chức này có tên “Năng lượng Đại dương: Các xu hướng và số liệu thống kê chính đến năm 2021” đã cho thấy mối quan tâm đầu tư vào lĩnh vực này cũng tăng lên, với hàng loạt thông báo của các công ty công nghiệp lớn và các cơ quan công quyền. Dữ liệu của Ocean Energy Europe cho thấy rằng năng lượng đại dương đang hoạt động trở lại, bất chấp các hạn chế của đại dịch Covid-19 vẫn ảnh hưởng đến hoạt động vào năm 2021.


Thế giới tăng đầu tư và lắp đặt năng lượng đại dương trong năm 2021

Cả lĩnh vực năng lượng sóng và thủy triều đều lắp đặt công suất lớn hơn đáng kể vào năm 2021 so với năm trước, lần lượt thêm 1,39 MW và 3,12 MW trên toàn thế giới. Trong khi châu Âu vẫn thống trị hoạt động dòng thủy triều toàn cầu, ngày càng nhiều công suất sóng biển đang được lắp đặt bên ngoài châu Âu, thường được thúc đẩy bởi sự hỗ trợ đáng kể của chính phủ.

Sự gia tăng đầu tư tư nhân và sự gia nhập của các công ty công nghiệp quan trọng vào lĩnh vực này phản ánh sự hấp dẫn ngày càng tăng của năng lượng biển đối với các nhà đầu tư, nhà sản xuất và chế tạo điện. Năm 2021, lĩnh vực này đã ký các thỏa thuận với GE Renewable Energy, Kawasaki Kisen Kaisha (K-Line), Chubu Electric Power, TechnipFMC và Schneider Electric. Các chính phủ ở Anh, Ý, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ cũng cam kết tài trợ mới cho năng lượng đại dương.

Các thiết bị thu năng lượng từ đại dương được lắp đặt trên tất cả các lưu vực biển ở châu Âu, cũng như ở châu Á, châu Úc, Bắc Mỹ và Nam Mỹ, nâng công suất cộng dồn toàn cầu lên gần 65 MW kể từ năm 2010.

Dự báo công suất mới cho châu Âu vào năm 2022 vẫn ổn định nhưng bị chưa đáp ứng đủ so với các mục tiêu của EU về năng lượng đại dương. Ocean Energy Europe cho biết, mặc dù đã đặt ra mục tiêu rõ ràng cho năm 2025, nhưng Chiến lược năng lượng tái tạo ngoài khơi của EU vẫn không đạt tốc độ triển khai quy mô lớn như dự đoán.

Remi Gruet, giám đốc điều hành của Ocean Energy Europe, cho biết: “Phát triển các nguồn năng lượng mới khử carbon, bản địa và giá cả phải chăng không phải là điều xa xỉ – đó là điều cần thiết. EU phải bắt đầu chiến lược năng lượng tái tạo ở nước ngoài ngay bây giờ và trao quyền cho năng lượng biển để mang lại sự độc lập về năng lượng và khử carbon như một phần của tập hợp đa dạng các loại năng lượng tái tạo. Các số liệu từ năm 2021 phản ánh một lĩnh vực mạnh mẽ, có khả năng thích ứng và cho thấy rằng năng lượng đại dương đang chứng tỏ bản thân, cả về mặt công nghệ và đầu tư”.

PV
https://petrotimes.vn/the-gioi-tang-dau-tu-va-lap-dat-nang-luong-dai-duong-trong-nam-2021-644539.html