Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu – Cơ hội mới cho các doanh nghiệp

Chiều ngày 15/7, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo online giới thiệu dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN Sinh thái toàn cầu”.

Đây là dự án do Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) tài trợ và được Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) triển khai tại các nước đang phát triển và chuyển đổi.

Dự án gắn kết với mục tiêu của Chương trình KCN sinh thái toàn cầu (GEIPP), thể hiện sự khả thi và lợi ích của các phương pháp tiếp cận KCN sinh thái trong cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên, hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội tại các doanh nghiệp, từ đó góp phần vào sự phát triển công nghiệp bền vững và toàn diện ở Việt Nam.

Hội thảo được tổ chức online những đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều các doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) phối hợp với UNIDO thực hiện trong thời gian từ năm 2020 – 2023. Đối tượng thụ hưởng chính của dự án bao gồm: KCN Amata (Đồng Nai), KCN Đình Vũ (Deep C- Hải Phòng), KCN Hiệp Phước (Tp.HCM). Ngoài ra, dự án còn tiếp tục hỗ trợ phát triển các cơ hội cộng sinh công nghiệp (CSCN) ở cấp độ doanh nghiệp và KCN đã được xác định từ pha trước của dự án.

Để triển khai dự án, Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC – thuộc BK Holdings – Đại học Bách Khoa Hà Nội) và Sofies (Thụy Sỹ) là đơn vị đã được lựa chọn để thực hiện gói thầu “Cung cấp các dịch vụ để xác định các cơ hội hiệu quả tài nguyên, CSCN và cung cấp các khóa đào tạo liên quan tại các KCN Deep C và Amata. Kinh nghiệm thực hiện tại các KCN này sẽ là mô hình mẫu để nhân rộng và phát triển mô hình KCN sinh thái trên cả nước.

Doanh nghiệp được hưởng lợi gì khi tham gia dự án?

Theo bà Vương Thị Minh Hiếu – Phó Vụ trưởng, Vụ Quản lý các KKT, Bộ KH&ĐT, Phó Giám đốc dự án: Trong quá trình phát triển các KCN không tránh khỏi các tác động tới môi trường.

Tán đồng với ý kiến trên, ông Đinh Mạnh Thắng – chuyên gia cao cấp về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn của VNCPC cho biết: Theo tính toán phải cần đến 2 trái đất mới có thể đáp ứng các nhu cầu hiện nay của hơn 7 tỷ người. Do đó việc phát triển KCN sinh thái là yêu cầu tất yếu để phát triển kinh tế ít phụ thuộc vào tài nguyên, từ đó làm giảm áp lực đối với môi trường…

Còn theo ông Nguyễn Xuân Tình – Công ty TNHH Tư vấn Thương mại Sen 26 hiện nay đang có rất nhiều cơ chế tài chính cho các hoạt động sản xuất sạch hơn và CSCN từ các ngân hàng trong nước như: BIDV, Agribank, Vietcombank, Sacombank… thông qua các khoản vay và bảo lãnh tính dụng. Ngoài ra, còn có các cơ chế tài chính từ các ngân hàng/tổ chức nước ngoài cùng các chương trình hỗ trợ về nâng cao năng lực và kỹ thuật do các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện.

Về phía đơn vị tư vấn, ông Lê Xuân Thịnh, Giám đốc VNCPC cho biết: Dự án sẽ tập trung vào đào tạo tập huấn về hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP), CSCN và kiến thức về KCN sinh thái; Đánh giá nhanh về RECP và hướng dẫn xác định các lãng phí trong quá trình sản xuất, cơ hội cải thiện để tối ưu lợi nhuận, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, nước..; Đánh giá tính khả thi và xây dựng các giải pháp CSCN hướng tới mô hình KCN sinh thái; Hỗ trợ tiếp cận các nguồn tài chính để thực hiện các giải pháp CSCN.

Tới đây, vào ngày 27-28/7, VNCPC và tổ chức chương trình tập huấn 2 ngày nhằm nâng cao năng lực về RECP và CSCN cho các doanh nghiệp tại KCN Deep C (Hải Phòng). Tuy nhiên, các doanh nghiệp quan tâm vẫn có thể đăng ký tham gia.

VNCPC

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào chế biến thịt bò thuần chay

Tập đoàn Firmenich của Thụy Sĩ cho biết việc tái tạo cảm giác giống như ăn thịt bò thật không chỉ dựa vào hương vị, kết cấu và màu sắc, mà còn hình dạng khi nấu và cảm giác khi ăn thịt bò thuần chay.

Ngành công nghiệp chế biến thịt bò thuần chay đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để làm ra những sản phẩm thay thế thịt bò thật, có nguồn gốc từ thực vật.

Tập đoàn Firmenich (Thụy Sĩ), một trong những nhà bào chế gia vị hàng đầu thế giới, cho biết việc tái tạo cảm giác giống như ăn thịt bò thật không chỉ dựa vào hương vị, kết cấu và màu sắc, mà còn hình dạng khi nấu và cảm giác khi ăn thịt bò thuần chay.

Theo người phụ trách mảng hương vị của tập đoàn, ông Emmanuel Butstraen, việc tìm ra một protein thực vật tương tự với thịt là một công việc rất phức tạp với một trong những thách thức lớn nhất là không để lại dư vị khó chịu sau khi ăn.

Trong khi đó, giám đốc phụ trách về đổi mới của tập đoàn Firmenich, Jerome Barra cho biết protein từ thực vật có thể tạo ra liên tưởng giống như dư vị của táo xanh, lê hay đậu, hoặc thậm chí là cảm giác khô, se trong miệng.

Ảnh minh họa. (Nguồn: foodnavigator.com)

Để giấu đi hay làm mất những vị này, các chuyên gia hương vị phải mất nhiều công đoạn từ khâu lựa chọn thành phần nguyên liệu, pha trộn hay loại bỏ rất phức tạp.

Tuy nhiên, ông Barra cho rằng AI có thể hỗ trợ rất nhiều cho các chuyên gia trong vấn đề này. Thuật toán có thể tạo ra không chỉ một loạt các tổng hợp hương vị khác nhau mà còn là yếu tố làm thay đổi sở thích của người tiêu dùng.

Thuật toán giúp tính toán phối hợp các thành phần nguyên liệu mà từ đó các chuyên gia có thể tạo ra hương vị. Ngoài ra, thuật toán cũng có thể đưa ra nhiều sự tổng hợp hương vị mà các chuyên gia về hương vị khó có thể làm được.

AI đã giúp tập đoàn Firmenich phát triển một hương vị từ thực vật giống như hương vị đặc trưng của thịt nướng.

Theo giám đốc điều hành Firmenich, Gilbert Ghostien, thực phẩm thuần chay là một sự thay đổi rất quan trọng trong tiêu dùng. Xu hướng này trở nên ngày càng phát triển mạnh hơn trong tương lai.

Một nghiên cứu của Ngân hàng Credit Suisse cho biết thị trường các sản phẩm thuần chay thay thế thịt và bơ sữa trên toàn cầu đã có trị giá khoảng 14 tỷ USD và sẽ lên tới 143 tỷ USD vào năm 2030 và 1.400 tỷ USD vào năm 2050.

Với chế độ ăn kiêng đa dạng và lo ngại về lượng khí thải CO2 từ hoạt động chăn nuôi và chế biến thịt, thị trường thực phẩm thuần chay đang phát triển mạnh mẽ với tầm ảnh hưởng của các công ty khởi nghiệp Mỹ như Beyond Meat hay Impossible Food cũng như các tập đoàn công nghiệp như Nestle hay Unilever, vốn đã tham gia vào thị trường này.

Theo các nhà nghiên cứu thuộc tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, doanh thu từ thịt thuần chay trong năm nay sẽ tăng 5,1% và tăng 6,3% vào năm sau. Trong khi đó, mức tăng doanh thu của ngành chế biến thịt thế giới được dự báo lần lượt là 2,9% và 4,6%./.

Minh Châu (TTXVN/Vietnam+)
https://www.vietnamplus.vn/ung-dung-tri-tue-nhan-tao-vao-che-bien-thit-bo-thuan-chay/726621.vnp

Hội thảo trực tuyến: Giới thiệu dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu”

Thời gian: 13:00- 17:00, ngày 15/7/2021

Để tham gia hội thảo Quý vị xin vui lòng sử dụng đường dẫn sau: https://zoom.us/j/94881029958?pwd=dmxjbWJObWRxdUxHNXdBTVdBcXFIQT09

Hoặc Join Zoom Meeting
ID: 948 8102 9958
Passcode: 1507@kcnst

Đường dẫn để tải chương trình hội thảo và tài liệu:
https://vncpc.org/tai-lieu-hoi-thao-kcnst/
Trong quá trình tham gia, Quý vị có vấn đề gì trong việc truy cập xin vui lòng liên hệ Anh Vũ Hà: 0915.678.069 để được hỗ trợ.

Làm thế nào để biết một trang web an toàn?

Có thể khó phân biệt một trang web hợp pháp với một trang web giả mạo, nhưng làm theo các bước sau để xác định một trang web an toàn và bảo mật, tránh các nguy cơ bị mất dữ liệu hoặc tải phần mềm độc hại xuống thiết bị của mình.

Ðể bảo vệ người dùng khỏi lỗi đánh máy, Google đã đăng ký các tên miền gogle.com và gooogle.com là tên miền chính thức của mình, tương tự như google.com

Chú ý các URL sai chính tả hoặc ký tự không rõ ràng

Tấn công bằng các URL (địa chỉ web) sai chính tả là một trong những chiến thuật phổ biến nhất mà tội phạm mạng sử dụng để lừa mọi người truy cập các trang web độc hại của chúng. Trên thực tế, một cuộc tấn công bằng chữ đồng nhất xảy ra khi những kẻ đe dọa đăng ký tên miền giống với những tên miền khác nhưng sử dụng các ký tự không rõ ràng hoặc chứa các ký tự gần giống với tên miền chính thức mà người xem không thể nhận ra.

Ví dụ, chữ “microsoft” trong một tên miền “rnicrosoft.com”, trong đó chữ “r” đầu tiên, theo sau là “n” có thể bị đọc nhầm thành “m”. Hoặc facebo0k.com, hay faceb00k.com là những tên miền được đăng ký gần giống với facebook để đánh lừa những người vô ý gõ nhầm chữ “o” thành số “0” (do 2 phím gần nhau). Các tên miền được đăng ký không rõ ràng này thường dẫn tới những nội dung không an toàn.

Tất nhiên, trang web giả mạo được thiết kế thường rất khó phân biệt với trang hợp pháp. Vì vậy, hãy hết sức cẩn thận khi sao chép, dán URL hoặc nhấp trực tiếp vào một URL và luôn kiểm tra kỹ xem bạn có đang truy cập đúng trang web hay không.

Kiểm tra trang web có độc hại không

Nếu bạn có cảm giác thấy điều gì đó khác thường về trang web bạn đang truy cập hoặc nó đột nhiên tốt hơn, hãy cân nhắc việc thực hiện thao tác tiếp theo, bạn có thể sử dụng một số công cụ trực tuyến để kiểm tra xem trang web đó xem nó có độc hại hay không.

Google cung cấp công cụ “Duyệt web an toàn” nơi bạn có thể dán URL của trang web và công cụ này sẽ cho bạn biết liệu trang web đó có an toàn hay không. Một công cụ tương tự khác mà bạn có thể sử dụng là trình kiểm tra URL của VirusTotal, công cụ này sẽ phân tích địa chỉ của trang web và kiểm tra nó với nhiều công cụ chống virus hàng đầu và cung cấp cho bạn dấu hiệu về việc một URL cụ thể có thể độc hại hay không.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện truy vấn whois để tìm chủ sở hữu miền bạn đang truy cập. whois là một hình thức tra cứu thông tin tên miền, bao gồm chủ sở hữu, khi nào và ở đâu nó được đăng ký và cách liên hệ với chủ sở hữu. Ðể thực hiện truy vấn whois, bạn sẽ phải truy cập vào một trang web chuyên dụng để đăng ký tên miền và sau đó nhập địa chỉ của trang web bạn muốn tìm hiểu.

Kiểm tra chữ “S” trong HTTPS

Ðể đánh giá một trang web có an toàn hay không bạn còn có thể xem trang web đó có sử dụng giao thức HTTPS hay không. HTTPS thường được xem là yêu cầu cần thiết cho một trang web an toàn. Nó đảm bảo rằng thông tin liên lạc giữa máy chủ web và trình duyệt web của khách truy cập được mã hóa mạnh mẽ. Ðiều đó cung cấp các bảo mật giúp bạn an toàn khi đăng nhập, chẳng hạn như trang web của ngân hàng của bạn hoặc các trang web khác yêu cầu bạn đăng nhập tài khoản.

Sử dụng giải pháp bảo mật uy tín

Sử dụng một giải pháp bảo mật toàn diện, như mua một phần mềm có uy tín có thể giúp bạn chống lại hầu hết các mối đe dọa mạng, bao gồm cả các trang web độc hại. Phần mềm bảo mật thường sẽ phân tích trang web bằng một công cụ quét tích hợp để tìm kiếm nội dung độc hại và chặn quyền truy cập vào trang web nếu nó phát hiện bất kỳ điều gì có thể gây ra mối đe dọa, bao gồm không cho tải xuống nội dung độc hại.

Công cụ bảo mật cũng sẽ so sánh trang web với danh sách chặn các trang web độc hại đã biết và chặn quyền truy cập nếu thấy trùng khớp. Các giải pháp bảo mật có uy tín thường cũng sử dụng công nghệ chống lừa đảo, bảo vệ bạn khỏi những nỗ lực lấy mật khẩu, dữ liệu ngân hàng và thông tin nhạy cảm khác từ các trang web giả mạo. Khi bạn cố gắng truy cập vào một URL, giải pháp bảo mật sẽ so sánh nó với cơ sở dữ liệu của các trang web lừa đảo và nếu tìm thấy kết quả trùng khớp, nó sẽ ngay lập tức chấm dứt quyền truy cập của bạn và một cảnh báo sẽ xuất hiện cảnh báo bạn về mối nguy hiểm.

Tóm lại, bạn nên đề phòng lỗi chính tả trong URL của trang web, xem xét kỹ lưỡng chứng chỉ bảo mật của nó và tốt nhất là cố gắng nhập địa chỉ theo cách thủ công hoặc chỉ sử dụng các liên kết đáng tin cậy.

Hoàng Thy (Theo Welivesecurity)
https://baocantho.com.vn/lam-the-nao-de-biet-mot-trang-web-an-toan-a135219.html

In 3D dưới đáy biển thay đổi cuộc chơi ngành năng lượng

Oilprice ngày 1/7 đưa tin, ngành công nghiệp dầu khí đang áp dụng các công nghệ mới để tiết kiệm thời gian và chi phí, và nhất là giảm lượng khí thải carbon trong chuỗi cung ứng khi ngành đang chịu áp lực ngày càng tăng, vừa phải tăng lợi tức cho các cổ đông vừa phải chống biến đổi khí hậu.

Cùng với trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật số và robot, các công ty dầu khí và nhà cung cấp dịch vụ dầu mỏ lớn nhất thế giới đang đặt cược vào công nghệ in 3D nhằm hợp lý hóa sản xuất, cắt giảm chi phí và tiết kiệm thời gian cũng như giảm khí thải trong sản xuất phụ tùng.

Trong thập kỷ qua, một số công ty dầu khí lớn nhất trên thế giới đã chuyển sang công nghệ in 3D để sản xuất phụ tùng, tạo nhà kho kỹ thuật số cho mua sắm và quản lý việc cung cấp các thiết bị thay thế cần thiết. Đại gia Shell là một ví dụ điển hình. Shell tin rằng công nghệ in 3D có thể giúp giảm chi phí, thời gian giao hàng và giảm lượng khí thải carbon trong sản xuất phụ tùng thay thế. Nick van Keulen, Giám đốc Kỹ thuật số hóa chuỗi cung ứng và Angeline Goh, Giám đốc Công nghệ in 3D cho biết Shell có các dự án đang thực hiện với các công ty khác trong ngành, trong đó có Baker Hughes, để thúc đẩy đổi mới trong công nghệ in 3D phục vụ ngành năng lượng.


Trung tâm sáng tạo công nghệ của Baker Hughes tại Houston, Texas, Mỹ. Ảnh: Baker Hughes

Gã khổng lồ Shell đã khởi động quy trình in 3D nội bộ từ năm 2011 với một máy in laser kim loại để chế tạo thiết bị thử nghiệm trong phòng thí nghiệm tại Trung tâm công nghệ Shell Amsterdam (STCA). 10 năm sau, Shell hiện có 15 máy in polymer, gốm và kim loại tại các trung tâm công nghệ của hãng ở Amsterdam, Hà Lan và ở Bangalore, Ấn Độ.

Nhờ vào công nghệ in 3D các phụ tùng thay thế, Shell đã có “khoản tiết kiệm đáng kể” trong hoạt động dầu khí ngoài khơi ở Nigeria trong năm 2020. Ở Nigeria, việc thay thế một bộ phận nhỏ trong một bộ phận lớn của thiết bị mà các bộ phận thay thế không còn được sản xuất sẽ mất khoảng 16 tuần; trong bối cảnh đó, Shell đã tạo mô hình bằng máy quét 3D và in ra bộ phận thay thế. Shell cho biết công nghệ in 3D đã giúp cắt giảm 90% chi phí bảo dưỡng so với cách thay thế thông thường và chỉ cần 2 tuần để sản xuất phụ tùng. Shell đang làm việc với các nhà cung cấp để phát triển một kho kỹ thuật số các bộ phận cần in 3D theo nhu cầu. Baker Hughes là một trong những đối tác của Shell.


Một cơ sở khai thác dầu khí ngoài khơi của Shell tại châu Phi. Ảnh: Royal Duch Shell.

Alessandro Bresciani, Phó Chủ tịch Dịch vụ của Baker Hughes cho biết: “Với Shell, chúng tôi áp dụng công nghệ in 3D để giảm thiểu rủi ro chuỗi cung ứng khi thời gian giao hàng là quan trọng”. “Tất cả các chủ thể trong chuỗi giá trị này cần hợp tác phát triển một khuôn khổ phù hợp để công nghệ in 3D mang lại giá trị nâng cao cho ngành năng lượng”. Edoardo Gonfiotti, Kỹ sư dự án tại Baker Hughes có trụ sở tại Florence, Ý nhấn mạnh: “Công nghệ in 3D là một công cụ cho phép các ý tưởng trở thành hiện thực trong một thời gian rất ngắn”.

Cuối năm 2020, Baker Hughes và Würth Industry North America (WINA) đã công bố dịch vụ in 3D theo yêu cầu trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng tái tạo, phát điện, hàng hải, ô tô và hàng không vũ trụ. Các công ty trong lĩnh vực năng lượng đang tiến hành in 3D dưới nước. Đầu năm nay, Kongsberg Ferrotech của Na Uy cho biết họ đang phát triển công nghệ cho phép in 3D dưới nước, cùng với sự hợp tác của các tổ chức nghiên cứu của Na Uy và tập đoàn năng lượng khổng lồ Equinor. Kongsberg Ferrotech cho biết nếu thành công, việc triển khai dự án in 3D dưới đáy biển có thể là một yếu tố thay đổi cuộc chơi trong việc bảo trì và sửa chữa các bộ phận máy móc nằm dưới biển; và sẽ là một bước tiến quan trọng khác đối với việc “đưa xưởng sửa chữa đến nơi đường ống bị hỏng”.

Công nghệ in 3D có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành năng lượng, từ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho đến giảm khí thải carbon trong quá trình sản xuất phụ tùng thay thế.

Thanh Bình
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/in-3d-duoi-day-bien-thay-doi-cuoc-choi-nganh-nang-luong-616089.html

Xe điện có sạch hơn ô tô chạy xăng?

Việc sử dụng một chiếc xe ô tô điện (EV) liệu có sạch hơn xe chạy xăng? Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chắc chắn xe điện sẽ sạch hơn xe xăng. Nhưng trên thực tế, do tác động của việc khai thác nhiều vật liệu sử dụng trong sản xuất pin khiến tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường là không hề nhỏ.

Đây là chủ đề trong một bài phân tích mới của Reuters của Paul Lienert, tìm cách chỉ ra chính xác thời gian bạn phải sở hữu và lái một chiếc EV để có thể ngang bằng với một chiếc xe chạy bằng xăng, trước khi bạn gây hại đến môi trường. Phân tích được thực hiện bằng cách sử dụng “dữ liệu từ một mô hình tính toán lượng khí thải trong đời của các phương tiện giao thông” do Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne ở Chicago phát triển.

Ảnh minh họa.

Jarod Cory Kelly, chuyên gia năng lượng chính cho biết: Sự cần thiết của việc phân tích là rõ ràng, bởi vì “sản xuất xe điện tạo ra nhiều carbon hơn so với xe động cơ đốt trong, chủ yếu là do khai thác và xử lý khoáng chất trong pin EV và sản xuất pin điện”.

Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường như “kích thước của pin EV, mức tiết kiệm nhiên liệu của một chiếc xe chạy pin và cách tạo ra năng lượng được sử dụng để sạc EV”. Pin của chúng chứa các thành phần như lithium, đòi hỏi một lượng năng lượng đáng kể để tạo nguồn và chiết xuất. Đó là những yếu tố lớn gây hại đến môi trường mà ít ai nhận thấy.

Bảo Vy
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/xe-dien-co-sach-hon-o-to-chay-xang-616411.html