Tiền khảo sát khả năng tiếp cận “Quỹ Uỷ thác Tín dụng xanh “ (GCTF) của Dự án “Xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt sản xuất điện sinh khối và than sinh học tại thành phố Hà Giang”

Ngày 20/5/2016, đoàn chuyên gia của VNCPC – đơn vị thẩm định kỹ thuật của Quỹ Uỷ thác tín dụng xanh đã có chuyến đi tiền khảo sát về kỹ thuật đối với dự án “Xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt sản xuất điện sinh khối và than sinh học tại thành phố Hà Giang”.

Hiện tại, Thành phố Hà Giang và các huyện lỵ lân cận biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt phổ biến hiện nay là chôn lấp. Phương pháp này có giá thành rẻ nhưng đòi hỏi diện tích đất lớn, trong lúc quỹ đất hiện nay rất hạn chế. Mặt khác, phương pháp này không có khả năng thu hồi, tái chế nguồn nguyên liệu từ rác thải, đồng thời nảy sinh yêu cầu xử lý nước rỉ rác. Đây là công việc khó khăn, phức tạp không kém việc xử lý rác. Và với định hướng phát triển du lịch thì dự báo cho biết tổng lượng rác thải tại các khu vực này sẽ không ngừng tăng lên trong thời gian tới.

IMG_0146

Bãi chôn lấp rác thải thành phố Hà Giang

Trước tình hình đó, Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng 68 – Hà Giang đã đề xuất xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt sử dụng hệ thống công nghệ nhiệt khí hóa tồn tính thu hồi năng lượng để sản xuất điện sinh khối và than đen nhiệt lượng cao không khói, công suất 50 tấn/ngày đêm. Nếu được đưa vào hoạt động, dự kiến dự án sẽ xử lý triệt để khối lượng rác thải phát sinh cho địa bàn Thành Phố Hà Giang với tổng khối lượng rác thải sinh hoạt được xác định là 18.000 Tấn /năm. Về mặt hiệu quả xã hội, dự án xử lý rác thải trên địa bàn không chỉ góp phần tích cực trong công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đô thị mà còn nâng cao nhận thức cho người dân, từng bước đưa công tác vệ sinh môi trường trở thành trách nhiệm của cả cộng đồng, giải quyết công ăn việc làm cho trên 100 người lao động, tăng thu nhập, ổn định đời sống, góp phần đảm bảo an ninh kinh tế cho khu vực địa phương nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Về mặt hiệu quả kinh tế, dự án sẽ thu hồi tài nguyên, năng lượng tái tạo, sản phẩm thu được là Gas DME và than sinh học, từ đó sử dụng sản phẩm Gas thu được để phát điện với công suất 800 KVA/H và 8% là than đen bán ra thị trường.

IMG_0143

 Đoàn chuyên gia VNCPC làm việc với ông Lục Chu Sơn – Giám đốc Công ty Cổ phần  tư vấn đầu tư xây dựng 68 – Hà Giang

Tại buổi làm việc, đoàn chuyên gia VNCPC đã có những trao đổi thông tin và kỹ thuật với ông Lục Chu Sơn – Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng 68 – Hà Giang. Sau buổi thảo luận này, các chuyên gia sẽ tính toán kỹ thuật để xem xét khả năng dự án đạt được các tiêu chí đề ra của Quỹ GCTF và sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với nguồn tín dụng xanh.

Theo VNCPC admin

Bài phát biểu tuyệt vời của Thủ tướng Bhutan về Chương trình Chống biến đổi khí hậu của quốc gia nhỏ bé này

Hội nghị Công ước khung các nước về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP 21) năm 2016 đặt ra kỳ vọng nhằm hạn chế nhiệt độ địa cầu gia tăng không quá 2 độ C. 

Các nhà khoa học khẳng định, nếu không kiểm soát thành công ngưỡng nhiệt độ này, Trái Đất sẽ rơi vào một chu kỳ thảm họa vô cùng thảm khốc và khó có thể đảo ngược. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra cái chết cho 141.000 người mỗi năm và con số này dự kiến sẽ còn tăng lên tới 250.000 người tới trước năm 2050. Trong khi đó, ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, sự nóng lên toàn cầu sẽ đẩy 100 triệu người phải lâm vào tình cảnh đói khổ, thiếu lương thực, thuốc men và các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày trước năm 2030.

Trong khi vẫn các chính phủ còn mải tranh cãi và đổ lỗi cho nhau về nguyên nhân gây biến đổi khí hậu ở COP 15 (Copenhagen, 2009) thì Bhutan, là một quốc gia nhỏ bé ở khu vực Hy-ma-lay-a, đã tuyên hứa duy trì phát thải cacbon ở mức 0. Cho tới COP21, họ vẫn giữ lời hứa như vậy. Hãy cùng theo dõi câu chuyện chống biến đổi khí hậu ở Bhutan, một đất nước coi Tổng Hạnh phúc quốc dân quan trọng hơn Tổng sản phẩm quốc nội.

tshering-tobgay1Thủ tường Bhutan – Tshering Tobgay phát biểu tại Hội nghị TED2016 – diễn ra từ ngày 15-19/2/2016 tại Trung tâm Hội nghị Vancouver, Vancouver, Canada. (nguồn ảnh: blog.ted.com)

Theo VNCPC Admin 

 

Giải pháp thúc đẩy sản xuất xanh

Bà Nguyễn Lê Hằng – Điều phối viên Quỹ Uỷ thác Tín dụng xanh (GCTF) – Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam – trả lời phỏng vấn trong chương trình “Câu chuyện hội nhập” – Kênh truyền hình Nhân dân về chủ đề những giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua được những khó khăn và rào cản để ứng dụng mô hình sản xuất xanh vào doanh nghiệp của mình.

Screen Shot 2016-04-13 at 10.12.01 AM

 

Link video phỏng vấn 

 

 

 

 

Khuyến công Khánh Hòa: Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp

Thực hiện Chương trình khuyến công do UBND tỉnh Khánh Hòa và Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) ban hành, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (KC-XTTM) đã tích cực hỗ trợ các đơn vị đầu tư sản xuất, đổi mới công nghệ, ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất.

Nhiều chương trình hỗ trợ

Năm 2015, doanh nghiệp (DN) tư nhân Đông dược Dân Lợi (phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh) được Trung tâm KC-XTTM hỗ trợ 150 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương, qua đó có điều kiện mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. DN tư nhân Phương Đài (thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn) cũng mới được hỗ trợ 130 triệu đồng từ chương trình khuyến công địa phương. Ông Trần Văn Ân, chủ cơ sở chế biến sản phẩm từ xoài ở xã Cam Thành Nam (TP. Cam Ranh) cho biết: “Gia đình tôi muốn mua máy móc hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhưng kinh phí quá lớn nên khó thực hiện. Nhờ chương trình khuyến công hỗ trợ hơn 112 triệu đồng nên tôi đã mạnh dạn thực hiện đề án”.

Bên cạnh đó, Trung tâm KC-XTTM còn tích cực giúp các DN được hưởng thụ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia. Trong năm 2015, Bộ Công Thương đã hỗ trợ 350 triệu đồng cho Công ty Cổ phần Vật liệu mới Asia. Nguồn kinh phí này hỗ trợ một phần tổng kinh phí mà công ty đã đầu tư thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất gạch không nung và trình diễn mô hình sản xuất cho các đơn vị khác học tập.

Ông Lê Ngọc, quyền Giám đốc Trung tâm KC-XTTM cho biết: “Năm 2015, trung tâm đã hỗ trợ các DN trong chương trình khuyến công địa phương với tổng kinh phí  hơn 516 triệu đồng, chương trình khuyến công quốc gia với tổng kinh phí 350 triệu đồng. Bên cạnh đó, tổ chức thành công cuộc bình chọn và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu lần thứ 2. Nhờ nguồn kinh phí khuyến công, nhiều DN có điều kiện đầu tư máy móc, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm”.

Đẩy mạnh hoạt động khuyến công

Trên cơ sở kết quả đạt được, Trung tâm KC-XTTM đã đề xuất kinh phí khuyến công địa phương năm 2016 với tổng số tiền hơn 2,2 tỷ đồng. Để nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, trang bị kiến thức về quy trình xây dựng trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, trung tâm sẽ tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua giới thiệu và hướng dẫn các tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực; tổ chức các chuyên đề hội thảo về giải pháp định hướng phát triển cho DN nhỏ và vừa trong thời kỳ hội nhập. Bên cạnh đó, tổ chức các lớp phổ biến vật liệu xây không nung, bê tông nhẹ và công nghệ sản xuất các sản phẩm này.

Được biết, hiện nay, các DN, cơ sở công nghiệp nông thôn rất cần chuyển đổi công nghệ, ứng dụng thiết bị tiên tiến vào khâu sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, trong năm 2016, Trung tâm KC-XTTM sẽ phối hợp với Phòng Quản lý Cụm công nghiệp (Sở Công Thương) và phòng kinh tế các huyện, thị xã, thành phố xây dựng 13 mô hình ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào khâu sản xuất ở 5 địa phương gồm: Nha Trang, Diên Khánh, Cam Lâm, Cam Ranh và Khánh Vĩnh. Những đề án sẽ được tập trung hỗ trợ như: ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến sản xuất trà thảo dược (hộ kinh doanh Hoàng Hoa Thôn, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang); ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất gạch không nung (DN tư nhân Xây dựng cơ bản Việt Ngân, huyện Diên Khánh); ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến sản xuất sản phẩm cơ khí phục vụ ngành đóng tàu (Công ty TNHH Hưng Bảo, huyện Diên Khánh)…

Ngoài ra, trên cơ sở các đơn vị đăng ký đề án khuyến công quốc gia năm 2015, Sở Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định trình Bộ Công Thương duyệt kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2016. Theo đó, tổng kinh phí hỗ trợ là 1,4 tỷ đồng, với những đề án như: sản xuất gạch không nung của Công ty Cổ phần Kỹ thuật cầu đường An Phong (xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh); sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ ngành tàu biển của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại H.T.H (xã Diên Phú, huyện Diên Khánh); sản xuất khuôn bế hộp phục vụ ngành bao bì của Công ty TNHH Sản xuất thương mại Trúc Lâm (xã Vĩnh Thái, TP. Nha Trang); sản xuất gạch không nung của Công ty TNHH Thuận Phát (xã Phước Đồng, TP. Nha Trang).

Bà Tô Thị Thu Nga, Phó Trưởng phòng Kinh tế TP. Nha Trang cho rằng, thời gian tới, Trung tâm KC-XTTM cần phối hợp với phòng chức năng các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách để các cơ sở kinh doanh nắm được, từ đó chủ động tham gia, thụ hưởng nguồn kinh phí khuyến công. Bên cạnh đó, trung tâm cần nâng cao mức hỗ trợ khuyến công cho các nội dung đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến để khuyến khích các cơ sở mạnh dạn đổi mới.

Theo sxsh.vn

Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên nước từ hồ chứa

Trên thực tế, các nhà máy thủy điện trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý đang phối hợp với chính quyền địa phương vùng hạ du sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước từ các hồ chứa, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp điện vừa đảm bảo nhiệm vụ chính trị là cấp nước sinh hoạt và nước phục vụ chống hạn cho ngành nông nghiệp trong mùa khô. 

Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ, ông Đặng Văn Tuần cho biết, Công ty thường xuyên làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Nhân dân huyện Sơn Hòa, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các huyện để tận dụng, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước.

Ngay trong vụ Đông Xuân này và sắp tới là vụ Hè Thu, trước khi vận hành chạy máy phát điện cấp nước, Công ty thông báo với các Trạm bơm ở huyện Sơn Hòa để chủ động thời gian bơm cấp nước cho đồng ruộng hiệu quả, tiết kiệm tận dụng tối đa nguồn nước, tránh lãng phí.

Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ

Công ty cũng thường xuyên liên lạc và làm việc với các Hợp tác xã ở hạ du sông Ba để tìm hiểu rõ từng giai đoạn quá trình phát triển của cây lúa từ đó có lịch cấp tưới tiêu phù hợp, đồng thời cung cấp nước đảm bảo kịp thời khi cây lúa sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn đầu trỗ bông cần nước nhiều để tăng năng suất của lúa. Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ còn tăng cường phối hợp với nhà máy thủy điện Sông Hinh để việc cung cấp nước được thuận lợi và tăng hiệu quả chống hạn.

Ngay từ đầu tháng 12 hàng năm, Công ty Thủy điện Buôn Kuốp đã làm việc với các địa phương liên quan, đại diện là các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để xác định về nhu cầu sử dụng nước phục vụ nông nghiệp trong các tháng mùa kiệt. Sau đó, Công ty trình kế hoạch khai thác hồ chứa vào các tháng mùa kiệt đến Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Nhân dân các huyện/thành phố thuộc 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông để theo dõi chỉ đạo và phối hợp thực hiện nhằm khai thác các hồ sao cho hiệu quả cao nhất.

Trong quá trình vận hành hàng ngày, khi trên lưới điện Quốc gia có những thay đổi ảnh hưởng đến chế độ vận hành của các nhà máy, làm lượng xả ra hạ du từ các hồ không đạt theo quy định, Công ty Thủy điện Buôn Kuốp cũng đã thông báo kịp thời đến các bên liên quan để sớm có kế hoạch phù hợp trong việc tưới tiêu, canh tác nông nghiệp. Nhờ vậy, từ năm 2009 đến nay, các hồ thủy điện do công ty quản lý luôn đảm bảo cung cấp đủ nước tưới tiêu nông nghiệp vào các tháng mùa kiệt cho các vùng hạ du hồ.

Ông Nguyễn Tấn Triết, Phó Giám đốc Công ty cho hay, để tạo thuận lợi cho nhân dân và các trạm bơm thuỷ lợi trong việc bơm nước tưới tiêu, Công ty đã chế tạo và lắp đặt Hệ thống cảnh báo xa dọc hạ lưu hồ để thông báo thời gian xả nước, để nhân dân trong vùng và các Trạm bơm ​thủy lợi chủ động trong việc bơm nước. Bên cạnh đó, Công ty thiết lập số điện thoại nóng (0500 2480 412) tại Phòng điều khiển trung tâm nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah để tiếp nhận 24/24 giờ mọi sự yêu cầu của nhân dân địa phương.

Hồ Buôn Tua Sah cung cấp nước chủ yếu phục vụ canh tác nông nghiệp cho xã Ea R’Bin huyện Lắk (Đắk Lắk) , một số xã thuộc huyện Krông Ana và huyện Krông Nô (Đắk Nông). Dọc hạ du hồ Buôn Kuốp, Srêpôk 3 đặc thù đồi núi đá có độ dốc cao nên canh tác nông nghiệp bị hạn chế. Như vậy, việc khai thác hồ Buôn Tua Sah đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên sông Srêpôk.

Theo kế hoạch xả nước hồ chứa Buôn Tua Srah phục vụ tưới tiêu vụ Đông Xuân 2015-2016 và vụ Hè Thu 2016 đã được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Nô, Công ty Thủy điện Buôn Kuốp và Chi nhánh Công ty Thủy nông huyện Krông Nô thống nhất, từ ngày 1-14/12/2015, chế độ xả hồ Buôn Tua Srah là ngày xả-ngày nghỉ để tiếp tục tích nước hồ, thời gian xả từ 10-12 giờ/ngày, xả từ 6 giờ sáng hàng ngày với lưu lượng xả khoảng 70m3/s; từ ngày 15/12/2015-30/4/2016, chế độ xả là hàng ngày, thời gian xả từ 12-14 giờ/ngày và lưu lượng xả khoảng 90m3/s.

Trong quá trình khai thác hồ mà chưa đáp ứng đủ nước phục vụ tưới tiêu cho hạ du thì Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Nô sẽ đề nghị Công ty Thủy điện Buôn Kuốp điều chỉnh chế độ xả hồ này phù hợp với nhu cầu sử dụng nước khu vực hạ du hồ.

Đại Lộc là huyện hạ du của Quảng Nam có 10/18 xã sử dụng nước ở hệ thống sông Vũ Gia, còn 8 xã còn lại sử dụng nước của hồ chứa thủy lợi Khe Tăng. Ông Trần Quốc Khánh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đại Lộc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam cho biết, từ có sự phối hợp với tỉnh và nhà máy thủy điện A Vương, việc cung cấp và sử dụng nước trên địa bàn huyện được đảm bảo.

“Công ty thực hiện chế độ dự báo thông số hồ 10 ngày/lần, từ đó hiệu chỉnh lưu lượng xả phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn cụ thể, nhằm khai thác hiệu quả các nguồn nước từ các hồ chứa. Do vậy các nhà máy thủy điện trên hệ thống sông Vũ Gia hiện cung cấp nước ổn định cho vụ Đông Xuân này,” Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Đại Lộc nhận xét.

Từ đầu tháng 3 đến nay, lưu lượng về hồ Sê San 4 bình quân là 107 m3 /s, lưu lượng xả về hạ du qua các tổ máy để sản xuất điện năng là 102 m 3 /s, sản lượng điện sản xuất là 9,56 triệu kWh. Riêng ngày 9/3, mực nước hồ thủy điện Pleikrông là 564,43m, tương ứng với dung tích nước có khả năng xả về hạ du là 685,17 triệu m3. Mực nước hồ thủy điện Ialy là 498,74m, tương ứng với dung tích nước có khả năng xả về hạ du là 173,74 triệu m3.

Phó Giám đốc Công ty Phát triển Thủy điện Sê San, ông Nguyễn Đăng Hà cho rằng hiện nay, hồ Sê San 4 vận hành được nhờ lượng nước xả từ hồ chứa thủy điện Pleikrông và Ialy xả về. Trong khi lưu lượng nước xả về hạ du từ dung tích các hồ hiện đang có đến cuối mùa kiệt, theo tính toán trung bình là 86m 3/s. Như vậy, lưu lượng xả về hạ du từ nay cho đến cuối mùa bao gồm lưu lượng tự nhiên sông Sê San và lưu lượng xả từ các hồ dự trữ hiện có khoảng từ 90-195m 3/s.

Theo Vietnamplus/TTXVN

 

Hà Nội: Đồng bộ giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 47/KH-UBND, triển khai thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố, phấn đấu đạt mức tiết kiệm năng lượng từ 2% – 3% mức tiêu thụ năng lượng so với dự báo nhu cầu; nâng cao hiệu suất, giảm mức tiêu hao năng lượng ít nhất 3% đối với một số nhóm ngành sử dụng nhiêu năng lượng.
Theo đó, để thực hiện tốt kế hoạch, UBND thành phố chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, vận động cộng đồng, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu về tiêu thụ năng lượng, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu, duy trì trang thông tin điện tử sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả các cơ sở sử dụng nhiều năng lượng; kiện toàn Ban Chủ nhiệm Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thành phố.

Cùng với đó, phát triển, phổ biến trang thiết bị hiệu suất cao về năng lượng, hỗ trợ chuyển giao công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ xanh, sạch thông qua tổ chức hội chợ triễn lãm quốc tế “Công nghệ năng lượng – môi trường Hà Nội” (ENTECH HANOI). Phổ biến các giải pháp, công nghệ, kinh nghiệm về hiệu suất năng lượng thông qua hội nghị, diễn đàn và các ấn phẩm thông tin, tờ rơi, tờ dán, sổ tay hướng dẫn kỹ thuật…; hỗ trợ thí điểm chợ loại II các giải pháp tiết kiệm năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp. Phát triển hộ gia đình sử dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, xây dựng thói quen sử dụng năng lượng hiệu quả. Phổ biến, phát triển mô hình sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch trong các cơ sở sử dụng năng lượng, trong quy mô hộ gia đình (như hầm biogas, thiết bị đun nước nóng, bình năng lượng mặt trời. Thực hiện lồng ghép Chương trình ứng phó biến đổi khí hậu và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp để thúc đẩy các cơ sở sử dụng năng lượng đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiệu suất cao, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế Thủ đô theo mô hình tăng trưởng xanh, bền vững.

Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các cơ sở sản xuất công nghiệp tại Khu Công nghiệp Nội Bài; Cụm công nghiệp Lai Xá – Kim Chung và Trường An (Hoài Đức). Hỗ trợ nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng các trạm bơm tưới tiêu trên địa bàn thành phố; vận hành hệ thống đóng mở cống lấy nước, cống điều tiết đảm bảo tiết kiệm điện, hiện đại hóa công trình thủy lợi. Hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp ngành dệt may trên địa bàn thành phố. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp cơ khí phục vụ quốc phòng trên địa bàn thành phố, xác định tiềm năng tiết kiệm năng lượng, tối ưu hóa quá trình sản xuất. Ngoài ra, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong khu vực toà nhà và chiếu sáng công cộng; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệụ quả trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Theo sxsh.vn