THƯ MỜI: Sự kiện kết nối nhằm thúc đẩy phát triển thị trường than sinh học tại Việt Nam

Từ năm 2017, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) với sự tài trợ từ Cục Kinh tế Liên bang Thuỵ Sỹ (SECO) đã giới thiệu và quảng bá công nghệ nhiệt phân sản xuất than sinh học như một giải pháp thông minh về chống biến đổi khí hậu cho ngành nông nghiệp của Việt Nam.

Sự kiện nhằm kết nối các bên hữu quan hoạt động trong lĩnh vực than sinh học và trao đổi về các khoảng trống và nhu cầu chính của ngành. Đây là bước đệm cho việc định hình và phát triển một diễn đàn cấp quốc gia về than sinh học. Qua đó khuyến khích tất cả các bên liên quan cùng chia sẻ và trao đổi thông tin; tương tác, hợp tác, hỗ trợ thúc đẩy nghiên cứu; sản xuất, kinh doanh và ứng dụng công nghệ nhiệt phân và than sinh học tại Việt Nam.

Thời gian: 8.30 – 12.00, Thứ Sáu, ngày 16/09/2022 (Chương trình dự kiến xem ở phần dưới)

Địa điểm: Khách sạn Adonis, số 55 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Ngôn ngữ: Tiếng Anh và Tiếng Việt

Để tham gia hội thảo, Quý vị vui lòng đăng ký trước ngày 13/09/2022 theo đường dẫn sau: https://vncpc.org/biochar-networking-event/

Các chi phí liên quan đến vé máy bay, đi lại và ăn ở của Quý vị sẽ do dự án chi trả theo định mức quy định. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ Ms. Đỗ Thị Dịu, email: [email protected], ĐT: +84 243.8684.849 (máy lẻ 32) hoặc DĐ: +84 344.864.692.

Than sinh học có nguồn gốc từ sinh khối chất thải nông nghiệp được biết đến là một công nghệ phát thải âm thông qua việc cô lập các-bon dài hạn và hiệu quả với những lợi ích tiềm năng to lớn trong thực hành nông nghiệp tái tạo. Than sinh học cũng được coi là một giải pháp sạch, hiệu quả và bền vững để khử cacbon trong ngành nông nghiệp, qua đó hỗ trợ giảm thiểu biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững trên toàn thế giới.

Ở Việt Nam, một số thành viên từ cộng đồng nghiên cứu, khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước đã tiên phong và phát triển các dự án than sinh học hơn 20 năm qua. Đến nay, phần lớn các hoạt động đã triển khai ở quy mô thí điểm trong lĩnh vực nông nghiệp với sự hỗ trợ của quốc tế. Cơ hội thương mại hấp dẫn nhất đối với than sinh học ở Việt Nam nằm trong lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là ứng dụng than sinh học giúp nâng cao chất lượng đất và tăng năng suất cây trồng. Các hoạt động nghiên cứu về ứng dụng lọc nước và than hoạt tính đang xuất hiện, trong khi đó hiện có rất ít nghiên cứu về quá trình cô lập các-bon. Có thể thấy rằng giữa các nghiên cứu về than sinh học và thực tế sản xuất, tiếp thị và sử dụng than sinh học trên phạm vi toàn quốc vẫn còn tồn tại một khoảng cách lớn.

CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIẾN

Thời gian (VN)

Hoạt động

Phụ trách

08h30 – 09h00

Đăng ký đại biểu

09h00 – 09h10 Giới thiệu thành phần tham dự và mục tiêu của hội thảo VNCPC

Bà Nguyễn Lê Hằng

09h10 – 09h20 Phát biểu khai mạc và chào mừng dss+

Ông Hannes Zellweger

09h20 – 09h30 Dự án nhiệt phân quy mô nhỏ dss+

Ông Dominic Hafner

09h30 – 09h45 Các hoạt động nghiên cứu được thực hiện trên than sinh học Đại học/Viện nghiên cứu:

(Xác nhận sau)

09h45 – 10h00 Các tác động về mặt chính sách lên thị trường than sinh học ở Việt Nam Đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT

(Xác nhận sau)

10h00-10h20 Các dự án về than sinh học tại Việt Nam NGOs
10h20-10h30 Cách thức thúc đẩy thị trường than sinh học ở Việt Nam VNCPC

Bà Đỗ Thị Dịu

10h30 – 10h50 Nghỉ giải lao
10h50 – 11h50 Các cuộc thảo luận và sáng kiến để phát triển một nền tảng quốc gia về than sinh học:

–       Hình thức như thế nào? trang web/nền tảng trực tuyến với Hỏi & Đáp, chế độ tìm kiếm, tài liệu công khai (tài liệu báo cáo, chia sẻ và các đường dẫn, liên kết) …

–       Nội dung/tab chính là gì?

–       Nền tảng hoạt động như thế nào? Ngân sách, nguồn nhân lực, cơ chế tương tác

–       Loại đóng góp bằng hiện vật của các bên liên quan

–       Lợi ích và người thụ hưởng

VNCPC

Bà Nguyễn Lê Hằng

 

dss+

Ông Hannes Zellweger

Bà Grishma Jain

Ông Dominic Hafner

11h50 – 12h00 Phát biểu tổng kết và bế mạc Hội thảo VNCPC

Bà Nguyễn Lê Hằng

Rất hân hạnh được đón tiếp Quý vị tại sự kiện!

VNCPC