Posts

Tốc độ xả rác thải điện tử ra môi trường cao gấp 5 lần khả năng xử lý

Liên Hiệp Quốc cho biết đến năm 2030, các nước sẽ thải ra 82 triệu tấn rác thải điện tử. Đây là con số báo động gây ra nhiều nguy cơ cho môi trường và sức khỏe.

Theo thông tin từ Liên Hiệp Quốc, đến năm 2030, sự gia tăng của rác thải điện tử hiện nay là do mức tiêu thụ cao hơn, nhiều người không chọn cách sửa chữa đồ bị hỏng mà thay thế bằng thiết bị mới, vòng đời của thiết bị điện tử ngắn hơn và cơ sở hạ tầng không đầy đủ để xử lý rác thải điện tử. Hiện tốc độ xả rác thải điện tử ra môi trường trên toàn thế giới đã cao gấp 5 lần khả năng xử lý.

Ông Kees Balde, chuyên gia khoa học cấp cao của Viện Đào tạo và Nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc cho biết: “Thông thường, mỗi người dân ở một quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) hoặc Mỹ có thể tạo ra tới 20kg rác thải điện tử mỗi năm. Chúng tôi ước tính khoảng 800.000 tấn rác thải điện tử cũ mỗi năm đang được chuyển từ các nước giàu sang các nước phía Nam bán cầu. Chỉ tính riêng năm 2023, 1,39 tỉ chiếc điện thoại di động đã được bán trên toàn cầu và ước tính hơn 5 tỉ chiếc đã bị vứt đi”.


Rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng ở mức báo động. Ảnh minh họa

Ngoài ra, các thiết bị điện tử nhỏ, như lò nướng bánh, máy cạo râu điện và đồ chơi, chiếm 32% chất thải điện tử. Lượng rác điện tử nhiều thứ hai chiếm 24% là các thiết bị lớn như thiết bị nhà bếp và máy photocopy. Các tấm pin mặt trời bị loại bỏ chưa phải là lượng rác lớn hiện nay nhưng có thể là vấn đề khi công nghệ hiện nay trở nên cũ. Mặt khác, số lượng các tấm pin mặt trời bị lãng phí đang tăng nhanh chóng và sẽ tăng gấp 4 lần hiện nay vào năm 2030. Đó là nguyên nhân chủ yếu tạo nên rác thải điện tử”. Màn hình điện tử chiếm khoảng gần 7 triệu tấn chất thải điện tử mỗi năm. Thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông nhỏ như điện thoại vào khoảng 5 triệu tấn rác.

Vào năm 2030, lượng rác thải điện tử dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi so với năm 2014. Theo báo cáo, rác thải điện tử là mối nguy hiểm đối với sức khỏe của con người, vì rác có thể đầu độc người xử lý nó và môi trường xung quanh. Rác thải điện tử có thể chứa các thành phần độc hại như thủy ngân, gây nguy hiểm cho môi trường và sức khỏe con người.

Theo Báo cáo giám sát chất thải điện tử toàn cầu năm 2020, Trung Quốc là nước có lượng chất thải điện tử lớn nhất với hơn 10 triệu tấn. Mỹ đứng thứ hai với 6,9 triệu tấn, đứng thứ 3 là Ấn Độ với 3,2 triệu tấn. Cả 3 quốc gia này chiếm gần 38% lượng chất thải điện tử của thế giới trong năm ngoái.

Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường cũng chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử, chủ yếu là đồ gia dụng điện tử, văn phòng và ước tính đến năm 2025, riêng rác thải ti vi có thể lên tới 250.000 tấn.

Việc xử lý, tái chế chất thải điện tử ở tại các công ty được cấp phép phần lớn tập trung tháo dỡ, phá dỡ thủ công, chỉ có một số nhỏ công ty có đủ dây chuyền xử lý được cấp phép xử lý bảng mạch điện tử. Ngoài ra, Việt Nam mới chỉ tái chế được một phần các vật liệu thông thường như sắt, đồng, chì, thiếc, nhựa bằng các công nghệ cũ, thiết bị lạc hậu và chưa thể tái chế được các kim loại quý, vốn có hàm lượng cao trong chất thải điện tử.

Theo các chuyên gia, rác thải điện tử gây ra những tác hại khôn lường đối với môi trường nếu không xử lý rác điện tử đúng cách, các loại rác thải điện tử có thể giải phóng các chất độc hại như: Thủy ngân, chì, niken,… vào môi trường và sức khỏe con người cũng sẽ bị ảnh hưởng từ rác thải điện tử qua các con đường ô nhiễm đất, nước, không khí, lao động có tiếp xúc trực tiếp với rác thải.

An Dương (T/h)
https://vietq.vn/toc-do-xa-rac-thai-dien-tu-ra-moi-truong-cao-gap-5-lan-kha-nang-xu-ly-d219906.html

Tốc độ xả rác thải điện tử ra môi trường cao gấp 5 lần khả năng xử lý

Liên Hiệp Quốc cho biết đến năm 2030, các nước sẽ thải ra 82 triệu tấn rác thải điện tử. Đây là con số báo động gây ra nhiều nguy cơ cho môi trường và sức khỏe.

Theo thông tin từ Liên Hiệp Quốc, đến năm 2030, sự gia tăng của rác thải điện tử hiện nay là do mức tiêu thụ cao hơn, nhiều người không chọn cách sửa chữa đồ bị hỏng mà thay thế bằng thiết bị mới, vòng đời của thiết bị điện tử ngắn hơn và cơ sở hạ tầng không đầy đủ để xử lý rác thải điện tử. Hiện tốc độ xả rác thải điện tử ra môi trường trên toàn thế giới đã cao gấp 5 lần khả năng xử lý.

Ông Kees Balde, chuyên gia khoa học cấp cao của Viện Đào tạo và Nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc cho biết: “Thông thường, mỗi người dân ở một quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) hoặc Mỹ có thể tạo ra tới 20kg rác thải điện tử mỗi năm. Chúng tôi ước tính khoảng 800.000 tấn rác thải điện tử cũ mỗi năm đang được chuyển từ các nước giàu sang các nước phía Nam bán cầu. Chỉ tính riêng năm 2023, 1,39 tỉ chiếc điện thoại di động đã được bán trên toàn cầu và ước tính hơn 5 tỉ chiếc đã bị vứt đi”.


Rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng ở mức báo động. Ảnh minh họa

Ngoài ra, các thiết bị điện tử nhỏ, như lò nướng bánh, máy cạo râu điện và đồ chơi, chiếm 32% chất thải điện tử. Lượng rác điện tử nhiều thứ hai chiếm 24% là các thiết bị lớn như thiết bị nhà bếp và máy photocopy. Các tấm pin mặt trời bị loại bỏ chưa phải là lượng rác lớn hiện nay nhưng có thể là vấn đề khi công nghệ hiện nay trở nên cũ. Mặt khác, số lượng các tấm pin mặt trời bị lãng phí đang tăng nhanh chóng và sẽ tăng gấp 4 lần hiện nay vào năm 2030. Đó là nguyên nhân chủ yếu tạo nên rác thải điện tử”. Màn hình điện tử chiếm khoảng gần 7 triệu tấn chất thải điện tử mỗi năm. Thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông nhỏ như điện thoại vào khoảng 5 triệu tấn rác.

Vào năm 2030, lượng rác thải điện tử dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi so với năm 2014. Theo báo cáo, rác thải điện tử là mối nguy hiểm đối với sức khỏe của con người, vì rác có thể đầu độc người xử lý nó và môi trường xung quanh. Rác thải điện tử có thể chứa các thành phần độc hại như thủy ngân, gây nguy hiểm cho môi trường và sức khỏe con người.

Theo Báo cáo giám sát chất thải điện tử toàn cầu năm 2020, Trung Quốc là nước có lượng chất thải điện tử lớn nhất với hơn 10 triệu tấn. Mỹ đứng thứ hai với 6,9 triệu tấn, đứng thứ 3 là Ấn Độ với 3,2 triệu tấn. Cả 3 quốc gia này chiếm gần 38% lượng chất thải điện tử của thế giới trong năm ngoái.

Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường cũng chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử, chủ yếu là đồ gia dụng điện tử, văn phòng và ước tính đến năm 2025, riêng rác thải ti vi có thể lên tới 250.000 tấn.

Việc xử lý, tái chế chất thải điện tử ở tại các công ty được cấp phép phần lớn tập trung tháo dỡ, phá dỡ thủ công, chỉ có một số nhỏ công ty có đủ dây chuyền xử lý được cấp phép xử lý bảng mạch điện tử. Ngoài ra, Việt Nam mới chỉ tái chế được một phần các vật liệu thông thường như sắt, đồng, chì, thiếc, nhựa bằng các công nghệ cũ, thiết bị lạc hậu và chưa thể tái chế được các kim loại quý, vốn có hàm lượng cao trong chất thải điện tử.

Theo các chuyên gia, rác thải điện tử gây ra những tác hại khôn lường đối với môi trường nếu không xử lý rác điện tử đúng cách, các loại rác thải điện tử có thể giải phóng các chất độc hại như: Thủy ngân, chì, niken,… vào môi trường và sức khỏe con người cũng sẽ bị ảnh hưởng từ rác thải điện tử qua các con đường ô nhiễm đất, nước, không khí, lao động có tiếp xúc trực tiếp với rác thải.

An Dương (T/h)
https://vietq.vn/toc-do-xa-rac-thai-dien-tu-ra-moi-truong-cao-gap-5-lan-kha-nang-xu-ly-d219906.html

Chế tạo thành công bảng mạch dễ phân huỷ, mỏng như tờ giấy

Các nhà nghiên cứu Mỹ chế tạo thành công nguyên mẫu bảng mạch mỏng như một tờ giấy với đầy đủ thành phần điện tử tích hợp. Bảng mạch này dễ phân hủy, ít nguy cơ ô nhiễm.

Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Bang New York phát minh được bảng mạch, phát triển các thành phần điện tử dùng một lần, có thể in 3D trên một tờ giấy với mục đích giảm thiểu rác thải điện tử. Nhóm nghiên cứu thiết kế một mạch khuếch đại in trên giấy kết hợp điện trở, tụ điện và bóng bán dẫn, dễ dàng trong ứng dụng thực tế vừa dễ tiêu hủy, không gây ô nhiễm môi trường.

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu sử dụng sáp để in các kênh lên một tờ giấy theo mẫu đơn giản. Sau khi gia nhiệt làm chảy sáp để ngấm vào giấy, các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ in 3D với loại mực bán dẫn và dẫn điện, những loại mực này khi được in sẽ thấm vào khu vực không bị chặn bởi sáp. Sau đó, các nhà khoa học sử dụng kỹ thuật in lụa in các thành phần kim loại dẫn điện bổ sung và đổ chất điện phân dạng gel lên giấy.

Bảng mạch thu được rất linh hoạt và mỏng, tương tự như giấy ngay cả sau khi đã thêm các thành phần điện tử. Để chứng minh khả năng phân hủy của bảng mạch điện, nhóm nghiên cứu đã chứng minh bằng cách châm lửa, toàn bộ bảng mạch nhanh chóng bị đốt cháy thành tro. Theo nhóm nghiên cứu, kết quả này thể hiện khả năng tiến tới việc sản xuất các thiết bị điện tử hoàn toàn chỉ dùng một lần và sau đó sẽ bị thiêu hủy hoặc phân hủy, không tạo rác thải điện tử gây ô nhiễm môi trường.


Bảng mạch điện tử in trên giấy có thể đốt hoặc phân hủy. Ảnh: Interesting Engineering

Số lượng thiết bị điện tử được sản xuất theo từng năm tăng lên ngày càng lớn, sử dụng nguyên liệu thô trong lĩnh vực điện tử ứng dụng dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050. Rác thải điện tử cũng đã tăng gần gấp đôi trong 16 năm qua và chỉ có khoảng 20% được thu gom và phân hủy, tái chế hiệu quả.

Những thiết bị điện tử bỏ đi như TV, điện thoại di động, máy tính là nguồn chất thải phát triển rất nhanh chóng. Một nghiên cứu đã ước tính, khối lượng khổng lồ thiết bị điện tử đã bị loại bỏ trên thế giới mà chỉ tính riêng năm 2021, rác thải điện tử đã nặng tới 57 triệu tấn, nặng hơn cả toàn bộ Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc.

Những thiết bị điện tử nhỏ có bảng mạch được làm từ sợi thủy tinh, nhựa và dây kim loại. Những bảng mạch này rất khó khăn trong tái sử dụng và tái chế, tương đối cồng kềnh, không được thuận lợi khi sử dụng trong các thiết bị y tế linh hoạt hoặc sử dụng 1 lần tại điểm chăm sóc sức khỏe (chăm sóc tại gia), máy theo dõi môi trường hoặc thiết bị theo dõi, giám sát sức khỏe mang đeo cá nhân.

Loại vi mạch mới này sẽ được sản xuất đơn giản, tất cả thành phần điện tử được tích hợp hoàn toàn vào tấm giấy hoặc vật liệu dễ phân hủy, có thể bị đốt cháy hoặc phân hủy dễ dàng, giải quyết thách thức khó khăn về rác thải điện tử.

Bảo Lâm
https://vietq.vn/che-tao-thanh-cong-bang-mach-de-phan-huy-chi-mong-nhu-to-giay-d204585.html

Tái chế rác thải điện tử đóng vai trò quan trọng với an ninh châu Âu

Các nguyên liệu thô quan trọng trong nhiều đồ điện tử có thể được tái chế và tái sử dụng, giúp bảo vệ nguồn cung nguyên liệu cho các ngành công nghiệp tiêu dùng và quốc phòng của châu Âu.

Một báo cáo do Liên minh châu Âu (EU) hậu thuẫn nghiên cứu cho hay việc thu hồi các nguyên vật liệu hiếm từ rác thải điện tử là một yêu cầu về an ninh đối với châu Âu và cần được luật hóa.

Theo báo cáo CEWASTE do EU tài trợ, các nguyên liệu thô quan trọng – bao gồm vàng, bạc và coban trong nhiều đồ điện tử có thể được tái chế và tái sử dụng. Điều này sẽ bảo vệ nguồn cung nguyên liệu cho thiết bị điện tử tiêu dùng, thậm chí cả ngành công nghiệp quốc phòng của châu Âu.


Báo cáo kêu gọi xây dựng những yêu cầu pháp lý để tái chế và tái sử dụng các nguyên liệu thô quan trọng. (Nguồn: voanews.com)

Thậm chí, các nguyên vật liệu hiếm này cũng là yếu tố cần thiết cho các tuabin gió và ô tô điện. Do đó, chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các quốc gia đáp ứng những mục tiêu về bảo vệ khí hậu và đảm bảo khả năng cạnh tranh trong ngành chế tạo.

Tuy nhiên, báo cáo lưu ý rằng mặc dù nguồn cung những nguyên vật liệu thiết yếu này dễ bị tổn thương do các biến động địa chính trị, châu Âu vẫn quá phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài với tỷ lệ tái chế “gần bằng 0.”

Theo báo cáo, mức giá thấp và không ổn định của nhiều loại nguyên liệu thô này khiến việc tái chế chúng thường bị coi là quá tốn kém đối với các doanh nghiệp.

Báo cáo kêu gọi xây dựng những yêu cầu pháp lý để tái chế và tái sử dụng các nguyên liệu thô quan trọng, khuyến khích tài chính để hỗ trợ ngành công nghiệp này cũng như tăng cường kiểm soát đối với lượng rác thải điện tử xuất đi khỏi EU.

Báo cáo nhấn mạnh một số loại rác thải điện tử có lượng nguyên vật liệu thô đủ lớn để thu hồi. Chúng bao gồm các vật liệu trong bảng mạch in từ các thiết bị điện bị loại bỏ; pin từ rác thải điện tử và xe phế liệu; nam châm neodymium sắt boron từ ổ đĩa cứng và động cơ của xe đạp điện, xe tay ga và xe phế liệu; và bột huỳnh quang từ đèn và ống tia âm cực trong máy thu hình (TV) và màn hình hiển thị.

CEWASTE nói rằng những nguyên vật liệu này thường có mặt với số lượng rất nhỏ trong từng hạng mục riêng lẻ nên chúng thường bị bỏ qua.

Ví dụ, báo cáo ước tính rằng tới năm 2025, lượng bóng đèn huỳnh quang bị loại ở châu Âu sẽ chứa 92 tấn nguyên liệu thô quan trọng, trong khi các bảng mạch in trong rác thải điện tử của khu vực này có thể chứa tới 41 tấn bạc và 10 tấn vàng. Báo cáo cho biết số lượng nguyên liệu trên sẽ tương đương với mức được sử dụng để sản xuất các mặt hàng mới.

Một báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ) đưa ra số liệu cho thấy thế giới đã thải ra hơn 50 triệu tấn rác thải điện tử vào năm 2019. Phần lớn trong số này bị đưa vào bãi chôn lấp và bãi phế liệu.

Với ước tính chỉ 17% số sản phẩm điện tử được tái chế, LHQ cho hay lượng vật liệu trị giá hơn 55 tỷ USD đang bị lãng phí mỗi năm trong khi thế giới phải khai thác nhiều nguyên liệu hơn để tạo ra các sản phẩm mới./.

H.Thủy (TTXVN/Vietnam+)
https://www.vietnamplus.vn/tai-che-rac-thai-dien-tu-dong-vai-tro-quan-trong-voi-an-ninh-chau-au/711860.vnp

Rác thải điện tử và những nguy hại khó lường

Rác thải điện tử là những sản phẩm điện hoặc điện tử đã hư hỏng, lỗi thời… Trong loại rác thải này có rất nhiều chất độc gây hại cho sức khỏe con người.

Rác thải điện tử tăng nhanh- mối lo ngại toàn cầu

Tình trạng rác thải điện tử tại khu vực châu Á đang hết sức nghiêm trọng, gây ra mối nguy hại lớn với sức khỏe và môi trường. Rác thải điện tử là những sản phẩm điện hoặc điện tử đã hư hỏng, lỗi thời… Loại rác này là mối lo ngại lớn trên toàn cầu. Nếu không có sự kiểm soát, các chất độc trong rác điện tử có thể ngấm vào đất hoặc các mạch nước ngầm, gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.

Châu Á hiện là thị trường thiết bị điện tử, gia dụng lớn nhất, chiếm gần một nửa doanh số toàn cầu, nhưng cũng là khu vực tạo ra nhiều rác thải điện tử nhất. Những yếu tố góp phần dẫn đến thực trạng này là thu nhập tăng, dân số trẻ bùng nổ, sản phẩm lỗi thời nhanh chóng do công nghệ cải tiến và mẫu mã không ngừng thay đổi và nạn buôn bán rác thải điện tử bất hợp pháp.

Mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 1 tỉ chiếc điện thoại di động và 300 triệu máy tính được đưa vào sản xuất. Chất thải điện tử toàn cầu dự kiến sẽ tăng 8% mỗi năm và có khoảng 80% số chất thải điện tử tạo ra ở Mỹ được “xuất khẩu” sang châu Á, phản ánh một luận điểm gây tranh cãi đáng kể khi người ta nhắc đến dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tại Việt Nam, nhu cầu về thiết bị điện tử gia dụng trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự cải thiện mức sống người dân.


Rác thải điện tử đang là mối đe dọa toàn cầu chứ không riêng gì Việt Nam. Ảnh minh họa

Theo thời gian, do việc giảm liên tục giá thành mang tính cạnh tranh của thiết bị điện tử, cùng với những thay đổi về mẫu mã, loại hình và công năng sẽ tạo ra nhu cầu lớn thay đổi thiết bị điện tử gia dụng, dẫn đến phát sinh một lượng rác thải điện tử gia dụng lớn với tốc độ gia tăng nhanh chóng.

Theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc, mỗi người dân Việt Nam thải ra trung bình 1,3kg chất thải điện tử mỗi năm, tương đương 116.000 tấn. Chất thải điện tử hiện chiếm tới 2% trong tổng số toàn bộ chất thải hiện nay.

Số liệu thống kê từ Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho thấy, năm 2010 nước ta có khoảng hơn 3,77 triệu thiết bị điện và điện tử gia dụng bị thải ra với trọng lượng ước tính khoảng 113 nghìn tấn. Hiện mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100 nghìn tấn rác thải điện tử. Ước tính đến năm 2025, riêng lượng rác thải là ti vi có thể lên tới 250 nghìn tấn.

Những chất độc từ rác thải điện tử

Rác thải điện tử chứa nhiều chất thải cực kì độc hại và hiện nay lượng rác này đang ngày càng tăng lên nhất là những nước đã và đang phát triển, đe dọa đến môi trường và sức khỏe con người.

Những rác điện tử như điện thoại, tủ lạnh… nhìn bề ngoài thì hoàn toàn thấy vô hại nhưng những chất cấu tạo nên nó mới thực sự độc hại. Những loại rác này thường được tạo bởi những kim loại nặng, những hợp chất hóa học dễ xâm nhập vào đất và nước.

Ở Việt Nam, các vựa ve chai thường thu mua loại rác này và họ tự tháo gỡ những bộ phận bên trong để bán lại. Chính vì sự vô tình này đã làm các chất độc hại bám vào đất và tích tụ dần thẩm thấu vào nguồn nước ngầm.

Không chỉ vậy, tay chân họ cũng dính những chất kim loại nặng đó, mặc dù rửa với xà bông nhưng nó vẫn sẽ còn bám lại và dễ gây bệnh cho họ về đường hô hấp, thậm chí ưng thư, suy giảm nhận thức…

Trong khi đó, hiện nay còn nhiều nhà máy xử lý rác điện tử còn thô sơ, không được vận hành một cách an toàn. Đốt cháy rác thải điện tử một cách bừa bãi, làm khí đốt độc hại lẫn vào không khí gây ô nhiễm không khí, trong đó có cả chất thải dioxin rất dễ gây ra quái thai, dị tật đối với thai nhi.

Rác thải điện tử là tivi, camera, màn hình máy tính thường có ống tia cực âm bên trong, ống chứa những chất như chì và baric dễ ngấm vào đất và nước ngầm nơi tái chế, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân nơi đó khi sử dụng nước để nấu nướng, tắm rửa.

Rác thải điện tử nguy hiểm là thế, chính vì vậy không nên tái chế, đốt, xử lý một cách bừa bãi, không đúng quy định. Rác thải điện tử phải được phân loại và phải được xử lý đúng quy trình.

Hiện nay, thì không nhiều gia đình sử dụng nguồn nước ngầm thay vào đó là sử dụng nước máy, tuy nhiên nếu cứ tiếp tục xả rác thì không những nguồn nước ngầm mà cả nguồn nước biển, nước sông cũng chứa đầy kim loại nặng.

An Dương (T/h)

http://vietq.vn/rac-thai-dien-tu-va-nhung-nguy-hai-kho-luong-d184003.html