Posts

Thư ngỏ

Kính gửi Quý Doanh nghiệp!

Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) xin được gửi tới Quý Doanh nghiệp lời chúc An khang – Thịnh vượng – Phát triển bền vững!

VNCPC là doanh nghiệp thuộc hệ thống BK-Holdings (Đại học Bách khoa Hà Nội) và là thành viên chính thức trong mạng lưới toàn cầu của UNIDO-UNEP về Hiệu quả tài nguyên và Sản xuất sạch hơn (RECPnet).

Với tôn chỉ “Hợp tác cùng phát triển bền vững”, VNCPC luôn mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua dịch vụ khoa học-công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực sản xuất bền vững.

Hiện VNCPC là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam cung cấp các dịch vụ:

  • Tư vấn nâng cao Hiệu quả tài nguyên và Sản xuất sạch hơn;
  • Sử dụng năng lượng hiệu quả và kiểm toán năng lượng;
  • Kiểm kê và tư vấn giảm phát thải khí nhà kính (KNK);
  • Tư vấn xây dựng và chuyển đổi Khu công nghiệp sinh thái;
  • Tư vấn hỗ trợ tiếp cận các nguồn tài chính xanh; và
  • Xây dựng báo cáo phát triển bền vững cho các doanh nghiệp.

Dịch vụ của VNCPC sẽ giúp Doanh nghiệp:

  • Nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý và cán bộ kỹ thuật;
  • Cắt giảm chi phí sản xuất thông qua tư vấn các giải pháp tiết kiệm năng lượng, nước, hóa chất, giảm thiểu và tuần hoàn chất thải;
  • Xác định hiện trạng phát thải và hướng đến giảm phát thải KNK; và
  • Tối ưu hóa quá trình sản xuất, đổi mới công nghệ.

Hơn 25 năm qua, kể từ khi thành lập vào năm 1998, VNCPC đã không ngừng đồng hành và hỗ trợ kỹ thuật cho hàng nghìn doanh nghiệp thuộc nhiều quy mô và hình thức sở hữu, ở cả trong và ngoài các khu công nghiệp.

VNCPC cũng là đối tác tin cậy của các tổ chức phát triển quốc tế như UNDP, UNIDO, UNEP, WB/IFC, EC, SECO, DANIDA, WWF, IDH… Vì vậy, VNCPC tin tưởng rằng đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của Quý Doanh nghiệp hướng tới mục tiêu sản xuất bền vững và đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường thế giới.

Thông tin liên hệ:

Ông LÊ XUÂN THỊNH

Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 3, nhà B, số 125 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (0243) 868.4849; Zalo, Viber, Whatsapp: 0912.103.672

Email: [email protected][email protected]

Website: www.vncpc.org

Báo cáo thường niênhttps://vncpc.org/bao-cao-nam/

Kiểm kê khí nhà kính: Lộ trình thực hiện

Kiểm kê khí thải nhà kính được xem là đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi và hiện thực hoá mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) của Việt Nam vào năm 2050. Theo đó, từ năm 2025, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện kiểm kê khí thải nhà kính theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

Kiểm kê khí nhà kính là gì?

Kiểm kê khí nhà kính là quá trình rà soát, tính toán các nguồn phát thải và hấp thụ khí nhà kính trong phạm vi ranh giới xác định theo hướng dẫn đã được ban hành của Uỷ ban liên Chính phủ năm 2006 và các hướng dẫn hiện hành mới nhất được công bố. Việc kiểm kê phát thải khí nhà kính chính là bước đi đầu tiên và tạo nền tảng để doanh nghiệp biết được vị trí trong bản đồ giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia, từ đó đưa ra những kế hoạch cắt giảm khí thải nhà kính hợp lý.

Doanh nghiệp nào phải kiểm kê khí nhà kính và lộ trình thực hiện?

Theo Luật Bảo vệ môi trường ban hành năm 2020, có hiệu lực từ 01/01/2022, quy định cơ sở phát thải khí nhà kính thuộc danh mục phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính có trách nhiệm sau đây:

  • Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu phát thải khí nhà kính và gửi kết quả kiểm kê khí nhà kính định kỳ 02 năm một lần đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01/12 của kỳ báo cáo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
  • Xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm; thực hiện lồng ghép hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở;
  • Hằng năm, lập báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính để thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở theo hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trước ngày 31/12 của kỳ báo cáo.

Còn theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn và Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, các đơn vị có mức phát thải khi nhà kính từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên, thuộc 6 lĩnh vực sau phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính: (i) năng lượng; (ii) giao thông vận tải; (iii) xây dựng; (iv) các quá trình công nghiệp; (v) nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất; và (vi) chất thải.

Cụ thể, 1.912 cơ sở phát thải theo danh sách chỉ định phải:

  • Cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính của cơ sở của năm trước kỳ báo cáo theo hướng dẫn của bộ quản lý lĩnh vực trước ngày 31/3 kể từ năm 2023;
  • Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ hai năm một lần cho năm 2024 trở đi và gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31/3 kể từ năm 2025 để thẩm định;
  • Hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, gửi bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01/12 của kỳ báo cáo bắt đầu từ năm 2025.

Quy trình thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở thuộc ngành Công Thương

Theo Thông tư số 38/2023/TT-BCT của Bộ Công Thương có hiệu lực kể từ ngày 11/2/2024, quy trình kỹ thuật kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở thuộc ngành Công Thương được thực hiện theo 8 bước sau:

  1. Xác định phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
  2. Thu thập số liệu hoạt động kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
  3. Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính cấp cơ sở
  4. Xác định phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
  5. Thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
  6. Đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
  7. Tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
  8. Xây dựng Báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở

VNCPC

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: Doanh nghiệp có trách nhiệm gì?

Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2022 đã quy định vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý và doanh nghiệp trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Cụ thể, Điều 91 nêu rõ:

Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, cập nhật 02 năm một lần trên cơ sở tỷ trọng phát thải khí nhà kính trên tổng phát thải khí nhà kính quốc gia; điều kiện và tình hình phát triển kinh tế-xã hội; tiêu thụ nhiên liệu, năng lượng trên đơn vị sản phẩm, dịch vụ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Hình minh họa.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

  • Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; ban hành hệ thống quốc gia kiểm kê khí nhà kính; hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
  • Định kỳ xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia 02 năm một lần;
  • Hướng dẫn, tổ chức thực hiện thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính và kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với lĩnh vực, cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Bộ quản lý lĩnh vực thuộc đối tượng phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính có trách nhiệm sau đây:

  • Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính và gửi kết quả kiểm kê khí nhà kính định kỳ 02 năm một lần đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/01 của kỳ báo cáo tiếp theo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
  • Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm trong lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp;
  • Hướng dẫn quy trình, quy định kỹ thuật về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực;
  • Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm trong phạm vi quản lý đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15/01 của kỳ báo cáo tiếp theo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
  • Hướng dẫn việc lựa chọn, áp dụng biện pháp công nghệ và quản lý để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy mô và ngành, nghề thuộc lĩnh vực quản lý.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, cấp ngành gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan; kiểm tra việc thực hiện hoạt động có liên quan đến giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong phạm vi quản lý.

Cơ sở phát thải khí nhà kính thuộc danh mục phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính có trách nhiệm sau:

  • Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu phát thải khí nhà kính và gửi kết quả kiểm kê khí nhà kính định kỳ 02 năm một lần đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01/12 của kỳ báo cáo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
  • Xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm; thực hiện lồng ghép hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở;
  • Hằng năm, lập báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính để thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở theo hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trước ngày 31/12 của kỳ báo cáo.

VNCPC

Kiểm kê khí nhà kính: Cơ hội hay thách thức đối với doanh nghiệp?

Khi thực hiện kiểm kê khí nhà kính doanh nghiệp không chỉ tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà việc làm này còn mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp.

Tại hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra ở Vương quốc Anh năm 2021, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net zero) vào năm 2050.

Các quy định liên quan đến phát thải khí nhà kính

Ngoài Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, để thực hiện cam kết tại COP26, vào tháng 01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone, bao gồm cả việc tổ chức và phát triển thị trường các-bon; Quyết định 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính…

Các quy định trên đã tạo nền tảng quan trọng cho kế hoạch thực thi Net zero của Việt Nam, bao gồm quy định các lĩnh vực, cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính, mục tiêu, lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Thêm nữa, Chính phủ cũng sẽ tổ chức và phát triển thị trường các-bon trong nước, qua đó các doanh nghiệp có thể trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon để đạt được hạn ngạch phát thải của mình.

Trước đó, ngày 16/11/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, trong đó có yêu cầu về lập Báo cáo tác động liên quan đến môi trường và xã hội của công ty, bao gồm tổng mức phát thải khí nhà kính (gián tiếp và trực tiếp) cùng các sáng kiến, biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Đây được xem là một bước tiến rất quan trọng trong việc luật hóa yêu cầu công bố Báo cáo môi trường, xã hội và quản trị, sau một thời gian dài doanh nghiệp báo cáo theo hình thức tự nguyện.

Như vậy, ngoài yêu cầu từ cơ quan quản lý Nhà nước, việc giảm phát thải trong quá trình hoạt động với các doanh nghiệp còn là đòi hỏi từ chính thị trường, người tiêu dùng, đối tác và cổ đông.

Cơ hội cho doanh nghiệp khi thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Trên thực tế, thực hiện kiểm kê khí nhà kính còn mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích cụ thể như:

  • Kiểm kê khí nhà kính giúp doanh nghiệp hiểu rõ hoạt động kinh doanh của chính mình qua việc khảo sát, lựa chọn và tập hợp thông tin một cách có hệ thống;
  • Khi doanh nghiệp đánh giá các rủi ro liên quan đến tác động tiêu cực của khí nhà kính sẽ làm lộ diện các “điểm nóng” trong chuỗi giá trị của mình. Từ đó, giúp doanh nghiệp lựa chọn ưu tiên trong nỗ lực giảm phát thải một cách phù hợp với nguồn lực nội bộ;
  • Việc có một cơ sở dữ liệu phát thải khí nhà kính chính xác cũng sẽ làm tăng độ tin cậy của các bên liên quan và là tín hiệu cho thấy việc sử dụng tài nguyên và năng lượng của doanh nghiệp có hiệu quả;
  • Với cơ sở dữ liệu minh bạch sẽ giúp doanh nghiệp có được chứng nhận khí nhà kính là điều kiện cần thiết để đăng ký nhãn sinh thái, giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu;
  • Trường hợp doanh nghiệp đầu tư giảm phát thải hiệu quả, việc trao đổi tín chỉ các-bon trên thị trường các-bon còn mang lại một nguồn thu nhập đáng kể.

Những thách thức đối với doanh nghiệp

Theo TS Nguyễn Phương Nam – Chuyên gia tư vấn của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu khi trả lời báo chí: “Thực tế, Việt Nam đã làm kiểm kê phát thải khí nhà kính cấp quốc gia từ 20 năm nay, nên năng lực kiểm kê của Việt Nam cơ bản khá tốt so với các nước đang phát triển trên bình diện quốc tế. Tuy nhiên ở cấp độ doanh nghiệp, vấn đề này còn tương đối mới”.

Ngoại trừ một số ít doanh nghiệp đã tiên phong trong kiểm kê khí nhà kính, còn đa phần các doanh nghiệp đều đang đối mặt với các thách thức như:

  • Chưa có hướng dẫn cụ thể từ cơ quan chức năng về kiểm kê khí nhà kính cho tất cả các ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ;
  • Thiếu nhân lực chuyên môn có thể nắm được các quy định, yêu cầu kỹ thuật về kiểm kê khí nhà kính để thiết lập và vận hành hệ thống quản trị khí nhà kính.

Ngoài ra, sự chính xác của kiểm kê khí nhà kính phụ thuộc rất nhiều vào mức độ phức tạp của chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, mức độ minh bạch và trình độ quản trị của doanh nghiệp.

Như vậy, bên cạnh những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính, những lợi ích, cơ hội mà doanh nghiệp thực hiện có được là không nhỏ. Vì vậy các doanh nghiệp cần sớm có kế hoạch để triển khai kiểm kê khí nhà kính để đáp ứng với các yêu cầu cũng như nâng cao vị thế của mình trên thị trường.

VNCPC

Chứng nhận ISO 14064: Doanh nghiệp nào nên áp dụng?

ISO 14064 là một phần bổ sung thuộc bộ tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14000. Tiêu chuẩn ISO 14064 được sử dụng để giảm phát thải khí nhà kính, quản lý dấu chân các-bon và tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán khí thải. Vậy doanh nghiệp nào nên áp dụng chứng nhận ISO 14064?

Chứng nhận ISO 14064 là gì?

Chứng nhận ISO 14064 (ISO 14064 certification) là hoạt động kiểm tra, đánh giá và cấp chứng chỉ do tổ chức chứng nhận ISO 14064 có thẩm quyền thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp của Hệ thống quản lý xác minh và tính toán khí nhà kính của doanh nghiệp.

Chứng chỉ ISO 14064 hay Giấy chứng nhận ISO 14064 được cấp sau khi doanh nghiệp chứng minh được sự tuân thủ với các yêu cầu ISO 14064.

Tiêu chuẩn ISO 14064 gồm ba phần:

Tiêu chuẩn ISO 14064-1: Đặt ra các nguyên tắc và yêu cầu ở cấp độ tổ chức để định lượng, báo cáo phát thải và loại bỏ khí nhà kính. Nó bao gồm các yêu cầu về thiết kế, phát triển, quản lý, báo cáo và xác minh kiểm kê khí nhà kính của một tổ chức.

Tiêu chuẩn ISO 14064-2: Đặt ra các nguyên tắc, yêu cầu và cung cấp hướng dẫn ở cấp dự án để định lượng, giám sát và báo cáo các hoạt động nhằm giảm phát thải hoặc tăng cường loại bỏ khí nhà kính. Nó bao gồm các yêu cầu về lập kế hoạch dự án khí nhà kính, xác định và lựa chọn các nguồn, bể chứa và bể chứa khí nhà kính liên quan đến dự án và kịch bản cơ sở, giám sát, định lượng, lập hồ sơ và báo cáo việc thực hiện dự án khí nhà kính và quản lý chất lượng dữ liệu.

Tiêu chuẩn ISO 14064-3: Đặt ra các nguyên tắc, yêu cầu và cung cấp hướng dẫn cho những người tiến hành hoặc quản lý việc xác nhận và/hoặc xác minh các khẳng định về khí nhà kính. Nó có thể được áp dụng để định lượng tổ chức hoặc dự án khí nhà kính, bao gồm định lượng, giám sát và báo cáo khí nhà kính được thực hiện theo ISO 14064-1:2018 hoặc ISO 14064-2:2018.

Doanh nghiệp nào cần có chứng nhận ISO 14064:2018?

Phiên bản mới nhất của Tiêu chuẩn ISO 14064 về Hệ thống quản lý xác minh và tính toán khí nhà kính là ISO 14064:2018.

Về bản chất, tiêu chuẩn Quốc tế ISO 14064 mang tính tự nguyện. Không có bất cứ điều khoản nào trong tiêu chuẩn bắt buộc các tổ chức phải áp dụng hay xây dựng Hệ thống quản lý xác minh và tính toán khí nhà kính. Tuy nhiên, trên thực tế, một số doanh nghiệp có thể cân nhắc áp dụng tiêu chuẩn này.

Tại Việt Nam, vào ngày 18/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định Số: 01/2022/QĐ-TTg về Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Theo đó có hơn 1000 doanh nghiệp thuộc phạm vi của Quyết định này phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Đó là các doanh nghiệp thuộc 6 lĩnh vực: Năng lượng; Giao thông vận tải; Xây dựng; Các quá trình công nghiệp; Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất; Chất thải.

Bên cạnh các đối tượng thuộc phạm vi phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính nêu trên, một số doanh nghiệp cũng có thể phải thực hiện ISO 14064:2018 do yêu cầu từ phía khách hàng/đối tác.

Ngoài ra, các tổ chức có thể tự nguyện áp dụng tiêu chuẩn ISO 14064 vì họ nhận thấy rằng việc kiểm kê khí nhà kính là quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của mình.

Lợi ích khi sở hữu chứng nhận ISO 14064?

Việc sở hữu giấy chứng nhận ISO 14064 giúp các doanh nghiệp:

  • Xây dựng được Hệ thống quản lý xác minh và tính toán khí nhà kính đạt chuẩn Quốc tế
  • Giúp tuân thủ các yêu cầu pháp lý về quản lý môi trường
  • Là cam kết và bằng chứng về việc tuân thủ các quy định môi trường
  • Xác định các rủi ro và cơ hội liên quan đến khí nhà kính
  • Xác định và quản lý các khoản nợ, tài sản và rủi ro liên quan đến khí nhà kính
  • Tạo điều kiện cho việc giao dịch các khoản phụ cấp hoặc tín dụng khí nhà kính
  • Hỗ trợ thiết kế, phát triển và thực hiện các chương trình hoặc kế hoạch khí nhà kính tương đương và nhất quán
  • Xây dựng cơ sở để định lượng, quản lý và báo cáo phát thải khí nhà kính
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và thực hiện các chiến lược và kế hoạch quản lý KNK
  • Theo dõi hiệu suất và tiến bộ trong việc giảm lượng khí thải khí nhà kính và/hoặc sự gia tăng trong việc loại bỏ khí nhà kính hiệu quả
  • Nâng cao hình ảnh thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp
  • Tăng cường năng lực cạnh tranh, dễ dàng vào thầu

Đối với người tiêu dùng, việc sử dụng dịch vụ và lựa chọn sản phẩm của những doanh nghiệp có chứng nhận ISO 14064 tức là khách hàng đang:

  • Thúc đẩy tính nhất quán, minh bạch và uy tín trong định lượng khí nhà kính
  • Khuyến khích các hoạt động giảm thiểu khí nhà kính
  • Ủng hộ các doanh nghiệp có ý thức tuân thủ Trách nhiệm xã hội
  • Đóng góp vào việc bảo vệ môi trường
  • Góp phần vào sự phát triển chung của nhân loại

VNCPC

Các nguyên tắc thực hiện kiểm kê khí nhà kính ngành Công Thương

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 38/2023/TT-BCT quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, kiểm kê khí nhà kính ngành Công Thương.

Thông tư này có hiệu lực từ 11/02/2024.

Cụ thể, việc kiểm kê khí nhà kính, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Tính đầy đủ: Việc kiểm kê khí nhà kính, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải thực hiện đối với tất cả các nguồn phát thải khí nhà kính, các nguồn hấp thụ khí nhà kính. Số liệu được thu thập liên tục, không bị gián đoạn;

Tính nhất quán: Việc kiểm kê khí nhà kính, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đảm bảo thống nhất về phương án giám sát, số liệu tính toán, phương pháp kiểm kê khí nhà kính, phương pháp tính toán kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;

Tính minh bạch: Các tài liệu, dữ liệu, giả định, số liệu hoạt động, hệ số áp dụng, phương pháp tính toán được giải thích rõ ràng, trích dẫn nguồn, được lưu giữ để đảm bảo độ tin cậy, tính chính xác cao;

Tính chính xác: Tính toán kiểm kê khí nhà kính, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đảm bảo độ tin cậy theo phương pháp luận lựa chọn và giảm tối đa các sai lệch;

Tính so sánh được: Kết quả kiểm kê khí nhà kính, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của một cơ sở, lĩnh vực đảm bảo các điều kiện về số liệu, phương pháp luận có tính tương đồng để có thể so sánh được.

Thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cần tuân thủ các nguyên tắc:

Tính độc lập: Duy trì tính độc lập với các bên liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, khách quan trong quá trình đánh giá;

Tính công bằng: Đảm bảo sự trung thực, chính xác, khách quan và không thiên lệch.

Quy trình kỹ thuật kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực

Quy trình kỹ thuật kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực bao gồm:

  1. Xác định phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
  2. Thu thập số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
  3. Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực.
  4. Xác định phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
  5. Thực hiện kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
  6. Đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
  7. Tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
  8. Xây dựng Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.

Phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực

Theo Thông tư trên, kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực năng lượng, các quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm thuộc ngành Công Thương bao gồm:

Kiểm kê khí nhà kính cho lĩnh vực năng lượng:

 Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động đốt nhiên liệu trong quá trình sản xuất điện và tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương;

Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động phát tán từ khai thác khoáng sản.

Kiểm kê khí nhà kính cho lĩnh vực các quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm:

Phát thải khí nhà kính trong các quá trình hóa học, vật lý không tiêu thụ năng lượng thuộc các ngành công nghiệp hóa chất, luyện kim;

Phát thải khí nhà kính là các dung môi chất lạnh từ thiết bị và quá trình sản xuất, kinh doanh dung môi chất lạnh.

VNCPC