G7 nhất trí ngừng cung cấp tài chính quốc tế cho các dự án than

Reuters 22/5/2021 đưa tin ngày Thứ Sáu, 21/5 các nước G7 đã nhất trí ngừng cung cấp tài chính quốc tế cho các dự án than vào cuối năm 2021 và đưa ra lộ trình tiến tới chấm dứt tài chính cho tất cả các dự án nhiên liệu hóa thạch, đáp ứng các mục tiêu biến đổi khí hậu đã được nhất trí toàn cầu.

Việc ngừng cấp tài chính quốc tế cho các dự án nhiên liệu hóa thạch được coi là một bước đi quan trọng trên thế giới nhằm hạn chế việc tăng nhiệt độ trái đất lên thêm 1.5 độ C, mức trên giai đoạn tiền công nghiệp và tránh những hậu quả tàn phá do biến đổi khí hậu.

Việc đưa được Nhật Bản vào nhóm các nước ngừng cung cấp tài chính cho các dự án than trong một thời gian ngắn có nghĩa là những nước như Trung Quốc, vẫn đang ủng hộ than, ngày càng cảm thấy bị cô lập và có thể chịu nhiều áp lực hơn để ngừng tài trợ dự án than.

Việc khai thác than tại một mỏ than ở New Castle, Pennsylvania, Mỹ. Ảnh: Reuters/Dane Rhys/Tư liệu.

Trong Thông cáo báo chí chung mà Reuters được đọc, các nước G7 (Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, và EU) cho biết, “đầu tư quốc tế vào than cần phải chấm dứt ngay bây giờ”; “Chúng tôi cam kết thực hiện những bước đi cụ thể tiến tới việc chấm dứt hoàn toàn ủng hộ mới, trực tiếp của chính phủ đối với nhà máy nhiệt điện quốc tế vào cuối năm 2021, bao gồm cả thông qua ODA, tài chính xuất khẩu, đầu tư và thúc đẩy tài chính và thương mại”. Đây là một trong những hoạt động chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao G7 sẽ diễn ra tại Cornwall, Anh từ ngày 11-13/6/2021.

Chủ tịch COP26 Alok Sharma đã coi việc ngừng cung cấp tài chính quốc tế cho các dự án than là “một ưu tiên cá nhân” để giúp chấm dứt việc thế giới dựa vào nhiên liệu hóa thạch”, coi Hội nghị cấp cao COP26 là một Hội nghị “đưa than vào lịch sử”; kêu gọi Trung Quốc đưa ra những chính sách trong tương lai gần giúp đạt những mục tiêu dài hạn và Trung Quốc cần phải triển khai những gì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề ra.

Các nhóm Xanh đề nghị mục tiêu phải cụ thể hơn

Mặc dù không đưa ra thời điểm cụ thể, các nước G7 nhất trí “làm việc cùng các đối tác toàn cầu để đẩy nhanh triển khai các cỗ máy cân bằng carbon” “mạnh mẽ phi các-bon khu vực năng lượng vào những năm 2030 và dịch chuyển ra khỏi hoạt động tài chính quốc tế cho nhiên liệu hóa thạch”.

G7 tái khẳng định các cam kết của mình đối với thỏa thuận Paris 2015 và cam kết của các nước phát triển đối với mục tiêu tài chính huy động 100 tỷ USD hàng năm, từ năm 2020 đến năm 2050. Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry thúc giục 20 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) có các biện pháp phù hợp với mục tiêu.

Một số nhóm Xanh hoan nghênh các bước đi của các nước G7, nhưng cho rằng G7 cần phải đưa ra một thời gian biểu chặt chẽ hơn. Trưởng nhóm chính trị của tổ chức Greenpeace UK nói “Có quá nhiều các cam kết vẫn còn mơ hồ khi chúng ta cần các cam kết cụ thể hơn và thời gian biểu cho hành động”.

Đầu tuần qua, IEA đã đưa ra cảnh báo các nhà đầu tư không nên đầu tư vào các dự án mới cung cấp dầu, khí ga và than đá nếu như thế giới muốn đạt cân bằng carbon vào năm 2050. Số nước cam kết đạt cân bằng carbon đang tăng lên nhưng dù các cam kết này được thực hiện đầy đủ, nhưng vẫn còn 22 tỷ tấn CO2 toàn cầu vào năm 2050, và khiến cho nhiệt độ trái đất tăng lên 2.1 độ C vào năm 2100, theo báo cáo của IEA trong “Cân bằng carbon vào năm 2050”./.

Thanh Bình
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/g7-nhat-tri-ngung-cung-cap-tai-chinh-quoc-te-cho-cac-du-an-than-611880.html