Hội thảo “Tiềm năng áp dụng cộng sinh công nghiệp tại khu công nghiệp Hoà Khánh – Đà Nẵng”

Ngày 27/9/2016 tại khách sạn Novotel – thành phố Đà Nẵng, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) – nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo “Tiềm năng áp dụng cộng sinh công nghiệp tại Khu công nghiệp Hoà Khánh – Đà Nẵng”. 

image3

Ông Vũ Quốc Huy – Phó vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Chương trình Hiệu quả Tài nguyên tại Việt Nam của IFC. Hội thảo được khai mạc với bài phát biểu của ông Vũ Quốc Huy – Phó vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế – Bộ Kế hoạch và Đầu tư và bà Vũ Tường Anh – Giám đốc Chương trình Hiệu quả Tài nguyên Việt Nam.

image2

 Bà Vũ Tường Anh – Giám đốc Chương trình Hiệu quả Tài nguyên Việt Nam (IFC)

Các chuyên gia đến từ Hàn Quốc đã có bài trình bày báo cáo kết quả đánh giá xác định tiềm năng cộng sinh công nghiệp tại khu công nghiệp Hoà Khánh cũng như kinh nghiệm triển khai các giải pháp cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp tại Hàn Quốc.

image4

 Giáo sư Hung-Suck Park – Đại học Ulsan – Hàn Quốc đang trình bày báo cáo kết quả đánh giá

Qua kết quả khảo sát của các chuyên gia Hàn Quốc, Hoà Khánh được đánh giá là khu công nghiệp có tiềm năng để phát triển mạng lưới cộng sinh công nghiệp. Nếu mô hình cộng sinh công nghiệp được xây dựng thành công tại Hoà Khánh, mô hình này sẽ được nhân rộng tại các khu công nghiệp trên cả nước.

Bên cạnh đó, chuyên gia cao cấp của IFC – ông Etienne Raffi Kechian cũng có bài trình bày về kinh nghiệm thực hiện cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp ở một số dự án của IFC.

Cuối buổi hội thảo là phiên thảo luận mở giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và các chuyên gia  về việc triển khai thực hiện các giải pháp cộng sinh công nghiệp được đề xuất tại khu công nghiệp Hoà Khánh.

image1

 

Theo Admin VNCPC

TRANG TRẠI MẪU NUÔI CÁ TRA ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

TRANG TRẠI MẪU NUÔI CÁ TRA ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

Trong khuôn khổ dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam” – SUPA do Liên minh Châu Âu tài trợ thông qua các đối tác là Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế WWF Áo và WWF Việt nam hỗ trợ xây dựng Trung tâm đào tạo và Trang trại mẫu nhằm nghiên cứu chuyển giao công nghệ mới, tập huấn chia sẻ thông tin cho các hộ nuôi, cán bộ kỹ thuật, chuyên gia trong lĩnh vực ương, nuôi cá tra.

Sau hơn một năm xây dựng trên khu đất 2 ha của Trường Đại học Cần Thơ tại khu vực phường Phú Thứ, quận Cái Răng, tp Cần Thơ, Trang trại mẫu đã hoàn thành cơ bản vào tháng 3 và bắt đầu chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15 tháng 5 năm 2016. Các hạng mục xây dựng gồm: ao lắng, hệ thống ao thí nghiệm, ao ương, ao nuôi, ao xử lý nước thải, phòng thí nghiệm, trại thực nghiệm nằm sát ngay sông Hậu.

Trang trai nuoi ca Tra 1

Sơ đồ Trang trại mẫu

Các hoạt động của Trang trại mẫu gồm:

–       Nghiên cứu, thử nghiệm các công nghệ ương, nuôi cá tra mới nhằm cắt giảm chi phí giá thành, giảm tác động đến môi trường.

–       Tập huấn cho các hộ dân, cán bộ kỹ thuật của các Công ty.

–       Chuyển giao công nghệ.

Hiện nay, các cán bộ kỹ thuật của Dự án đang tiến hành nuôi thử nghiệm trên 3 ao và 1 ao đối chứng với diện tích mỗi ao khoảng 200 m2 trong thời gian khoảng 6 tháng. Hàng tuần các thông số môi trường nước như pH, TSS, động thực vật phù du, H2S, NO2, độ tăng trưởng đều được phân tích và đo đạc để có những đánh giá chính xác về mức độ hiệu quả của việc áp dụng các công nghệ mới.

Trang trai nuoi ca Tra 2

Bắt đầu xây dựng Trang trại

Trang trai nuoi ca Tra 3

Trại thực nghiệm và phòng thí nghiệm nhìn từ ao giống bố mẹ

 

Trang trai nuoi ca Tra 4

Hệ thống ao thí nghiệm

 

Trang trai nuoi ca Tra 5

Các thông số theo dõi ao

Bắt đầu từ tháng 7 năm 2016, VNCPC phối hợp cùng WWF Việt Nam tổ chức khoảng 20 chuyến tham quan, tập huấn cho các hộ nuôi và cán bộ kỹ thuật của nhà máy ngay tại Trang trại mẫu. Đây là lần đầu tiên các hộ dân và cán bộ kỹ thuật được chia sẻ thông tin và học hỏi kỹ thuật nuôi thực tiễn với các chủ đề khác nhau như thức ăn, môi trường, nuôi phù hợp với các chứng nhận, dịch bệnh,…từ các chuyên gia và cán bộ kỹ thuật của dự án và Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.

Trang trai nuoi ca Tra 6

Các cán bộ kỹ thuật của dự án đang trao đổi chia sẻ thông tin cho người tham quan

Trang trai nuoi ca Tra 7

Thăm quan thực tế tại các hệ thống ao nuôi thí nghiệm

Dự án “Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam” (EIP) đã triển khai 2 đợt đánh giá thuộc hợp phần đào tạo nhân lực và đánh giá Hiệu quả tài nguyên và Sản xuất sạch hơn (RECP) tại các doanh nghiệp

Mở đầu cho hợp phần này là khoá huấn luyện tập trung thực hiện RECP kéo dài 3 ngày tại mỗi địa phương vào tháng 1 năm 2016. 

Tiếp theo là đợt đánh giá lần 1 diễn ra từ ngày 29/2 – 5/3/2016 tại 7 công ty ở Ninh Bình, từ ngày 14/3 – 19/3/2016 tại 6 công ty ở Đà Nẵng và từ 7/3 đến 17/3/2016 tại 10 công ty ở Cần Thơ. Tại đợt đánh giá này, các chuyên gia của VNCPC đã khảo sát chung toàn bộ quy trình sản xuất của công ty, đánh giá hiện trạng sử dụng nguyên vật liệu, quản lý hoá chất và chất thải, khảo sát các hệ thống tiêu thụ năng lượng và nước, tiến hành kiểm tra và đo đạc bằng các thiết bị chuyên dụng để xác định tổn hao về đầu vào sản xuất. Từ đó nhóm chuyên gia đã trao đổi và hỗ trợ kỹ thuật giúp doanh nghiệp nhìn nhận những giải pháp RECP hiển nhiên để có thể triển khai ngay việc hiện thực hóa tiềm năng tiết kiệm chi phí sản xuất. Điều này giúp doanh nghiệp có thêm động lực để thực hiện đầy đủ đánh giá RECP với tác động cải thiện lâu dài hơn trong suốt thời gian tới.

Work meeting with company

Đoàn chuyên gia đang làm việc với Công ty

Đợt đánh giá lần 2 diễn ra từ ngày 11/4 – 16/42016 tại Ninh Bình, từ 19/4 – 23/4/2016 tại Đà Nẵng và Cần Thơ. Tại đợt đánh giá này, các chuyên gia và Công ty tiếp tục thảo luận về các giải pháp RECP đơn giản đã được thực hiện, phân tích hiệu quả của các giải pháp và rút ra bài học kinh nghiệm, thu thập số liệu bổ sung cho công việc tính toán cân bằng vật liệu và định giá dòng thải, phân tích sơ bộ tính khả thi của các giải pháp cần đầu tư cao.

Cooling tower assessment

Chuyên gia VNCPC đang khảo sát tháp giải nhiệt tại một nhà máy ở Cần Thơ

Đợt đánh giá lần 3 dự kiến diễn ra từ ngày 25 – 27/5/2016 tại Ninh Bình, 31/5 đến 3/6/2016 tại Đà Nẵng và 30/5-3/6/2016 tại Cần Thơ.

VNCPC

Tiền khảo sát khả năng tiếp cận “Quỹ Uỷ thác Tín dụng xanh “ (GCTF) của Dự án “Xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt sản xuất điện sinh khối và than sinh học tại thành phố Hà Giang”

Ngày 20/5/2016, đoàn chuyên gia của VNCPC – đơn vị thẩm định kỹ thuật của Quỹ Uỷ thác tín dụng xanh đã có chuyến đi tiền khảo sát về kỹ thuật đối với dự án “Xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt sản xuất điện sinh khối và than sinh học tại thành phố Hà Giang”.

Hiện tại, Thành phố Hà Giang và các huyện lỵ lân cận biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt phổ biến hiện nay là chôn lấp. Phương pháp này có giá thành rẻ nhưng đòi hỏi diện tích đất lớn, trong lúc quỹ đất hiện nay rất hạn chế. Mặt khác, phương pháp này không có khả năng thu hồi, tái chế nguồn nguyên liệu từ rác thải, đồng thời nảy sinh yêu cầu xử lý nước rỉ rác. Đây là công việc khó khăn, phức tạp không kém việc xử lý rác. Và với định hướng phát triển du lịch thì dự báo cho biết tổng lượng rác thải tại các khu vực này sẽ không ngừng tăng lên trong thời gian tới.

IMG_0146

Bãi chôn lấp rác thải thành phố Hà Giang

Trước tình hình đó, Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng 68 – Hà Giang đã đề xuất xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt sử dụng hệ thống công nghệ nhiệt khí hóa tồn tính thu hồi năng lượng để sản xuất điện sinh khối và than đen nhiệt lượng cao không khói, công suất 50 tấn/ngày đêm. Nếu được đưa vào hoạt động, dự kiến dự án sẽ xử lý triệt để khối lượng rác thải phát sinh cho địa bàn Thành Phố Hà Giang với tổng khối lượng rác thải sinh hoạt được xác định là 18.000 Tấn /năm. Về mặt hiệu quả xã hội, dự án xử lý rác thải trên địa bàn không chỉ góp phần tích cực trong công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đô thị mà còn nâng cao nhận thức cho người dân, từng bước đưa công tác vệ sinh môi trường trở thành trách nhiệm của cả cộng đồng, giải quyết công ăn việc làm cho trên 100 người lao động, tăng thu nhập, ổn định đời sống, góp phần đảm bảo an ninh kinh tế cho khu vực địa phương nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Về mặt hiệu quả kinh tế, dự án sẽ thu hồi tài nguyên, năng lượng tái tạo, sản phẩm thu được là Gas DME và than sinh học, từ đó sử dụng sản phẩm Gas thu được để phát điện với công suất 800 KVA/H và 8% là than đen bán ra thị trường.

IMG_0143

 Đoàn chuyên gia VNCPC làm việc với ông Lục Chu Sơn – Giám đốc Công ty Cổ phần  tư vấn đầu tư xây dựng 68 – Hà Giang

Tại buổi làm việc, đoàn chuyên gia VNCPC đã có những trao đổi thông tin và kỹ thuật với ông Lục Chu Sơn – Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng 68 – Hà Giang. Sau buổi thảo luận này, các chuyên gia sẽ tính toán kỹ thuật để xem xét khả năng dự án đạt được các tiêu chí đề ra của Quỹ GCTF và sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với nguồn tín dụng xanh.

Theo VNCPC admin

Giải pháp thúc đẩy sản xuất xanh

Bà Nguyễn Lê Hằng – Điều phối viên Quỹ Uỷ thác Tín dụng xanh (GCTF) – Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam – trả lời phỏng vấn trong chương trình “Câu chuyện hội nhập” – Kênh truyền hình Nhân dân về chủ đề những giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua được những khó khăn và rào cản để ứng dụng mô hình sản xuất xanh vào doanh nghiệp của mình.

Screen Shot 2016-04-13 at 10.12.01 AM

 

Link video phỏng vấn 

 

 

 

 

Phát triển khu công nghiệp sinh thái – xu hướng xanh hóa công nghiệp tại Việt Nam

Khu công nghiệp sinh thái (KCNST) là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích, cùng hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong quản lý các vấn đề môi trường và tài nguyên.

KCNST kiểu mẫu trên thế giới 

Kalundborg ở Đan Mạch được xem là một ví dụ điển hình để hình thành hệ thống lý luận sinh thái học công nghiệp và các KCNST trên thế giới. Thành phần chính tham gia vào KCN này bao gồm: Nhà máy nhiệt điện lớn nhất tại Đan Mạch – Nhà máy điện Asnaes; Nhà máy lọc dầu Staltoil, Nhà máy sản xuất dược phẩm và enzym Novo Nordisk; Nhà máy sản xuất ván trát tường Gyproc – nhà máy lớn nhất vùng Scandinavia, đô thị Kaludborg, phân phối nước, điện cho 20.000 người dân. Sự cộng sinh đã phát triển qua nhiều năm bao gồm các đối tác từ các huyện khác, cũng như nông trại. Các công ty tham gia trao đổi nguyên liệu và năng lượng vì lợi ích chung, trên cơ sở đó phế thải từ một công ty này có thể được sử dụng như là đầu vào chi phí thấp cho công ty khác.Những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sự hình thành quan hệ cộng sinh trong KCN Kalundborg bao gồm: Sự phù hợp giữa các ngành công nghiệp trên phương diện “Trao đổi chất thải”; Khoảng cách (về vị trí địa lý giữa các nhà máy không quá lớn; Mỗi nhà máy đều nắm được thông tin liên quan đến các nhà máy khác trong KCN; Động cơ thúc đẩy các nhà máy tham gia vào KCNST là sự phát triển kinh tế bền vững; Sự phối hợp giữa các nhà máy là
trên tinh thần tự nguyện và phù hợp với quy định của cơ quan chức năng.

Thực tế vận hành KCNST từ năm 1972-2003 cho thấy mang lại lợi ích thiết thực như sau (Côté và Hakk, 1995; Cohenrosenthal và McGalliard, 2003): Giảm tiêu thụ nguồn tài nguyên (Dầu:19.000 tấn/năm, than đá: 30.000 tấn/năm, nước: 600.000 m3/năm); Giảm lượng khí thải phát sinh: CO2: 130.000 tấn/năm, SO2: 3.700 tấn/năm: Tái sử dụng phế phẩm (Tro: 135 tấn/năm, Sulphua: 2.800 tấn/năm, Thạch cao: 80.000 tấn/năm, Nito trong bùn: 800.000
tấn/năm).

Theo “Sổ tay phát triển KCNST cho các nước đang phát triển châu Á” của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), KCNST cần tập trung vào 7 lĩnh vực cơ bản sau:

  • Hài hòa với thiện nhiên;
  • Hệ thống năng lượng;
  • Quản lý dòng nguyên liệu và chất thải;
  • Cấp thoát nước;
  • Quản lý KCNST hiệu quả;
  • Xây dựng/cải tạo;
  • Hòa nhập với công đồng địa phương

Có thể phân loại KCNST thành 5 nhóm sau:

  • KCNST nông nghiệp;
  • KCNST tái tạo tài nguyên;
  • KCNST năng lượng tái sinh;
  • KCNST nhà máy điện;
  • KCNST lọc hóa dầu hay hóa chất.


Hiện trạng và xu hướng phát triển các KCNST tại Việt Nam

Tại Việt Nam, với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã và đang chú trọng đầu tư và phát triển các KCN. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các KCN, cụm công nghiệp hiện tại không tuân theo quy hoạch thống nhất, một số nơi thiếu cơ sở khoa học do chưa được giải quyết đồng bộ giữa đầu tư cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường. Hiện tại, chỉ có một số KCN, KCX ở phía Nam hoạt động theo mô hình KCNST.

Ví dụ: KCX Linh Trung I (TP.HCM) có tổng diện tích 62 ha hoạt động từ năm 1995 với 26 công ty. Đây là nơi tập hợp của các cơ sở sản xuất và dịch vụ cùng hướng tới một mục đích là nâng cao chất lượng môi trường và nguồn tài nguyên. Tất cả các cơ sở sản xuất trong KCX đều thực hiện trao đổi chất thải với Công ty Liên doanh Sepzone hoặc với các cơ sở thu mua phế liệu, tái sinh, tái chế hoặc xử lý chất thải bên ngoài KCX;
KCN Nhơn Trạch 2 (Đồng Nai) thành lập năm 1997 trên địa bàn 2 xã Hiệp Phú và Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, với diện tích 347 ha, với các ngành công nghiệp như: dệt may, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến sản phẩm gỗ, thực phẩm, hóa chất và hóa mỹ phẩm, điện tử, điện gia dụng… KCN hình thành một mạng lưới trao đổi chất thải, giấy caton được sử dụng để sản xuất hộp cát tông, nguyên liệu vải, sợi phế liệu được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như giẻ lau, bụi bông… Còn mạng lưới trao đổi chất thải bên ngoài KCN được thiết lập đối với tái chế phế liệu như: nhựa, giấy và cát tông… Chất thải rắn, khí thải đều được xử lý, còn nước thải được xử lý và tái sử dụng cho các thiết bị vệ sinh ở khu lưu trú của công nhân (240 m³/ngày), tưới cây (500 m³/ngày) ngoài ra nước thải sau xử lý là 7.500 m³/ngày.

Có thể nói, việc áp dụng KCNST tại Việt Nam là một trong những giải pháp để hướng đến Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Phát triển KCNST có thể cải thiện hoạt động kinh tế, đồng thời giảm thiểu các tác động tới môi trường bởi nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và giảm thải bỏ chất thải, thích hợp cho phát triển công nghiệp xanh. Tuy nhiên, để phát triển và nhân rộng mô hình này tại Việt Nam thì hệ thống chính sách đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang triển khai Dự án “Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam” nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) chuyển giao công nghệ, áp dụng phương thức sản xuất sạch hơn, để giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng hiệu quả, đặc biệt là kết nối các DN với nhau, góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường và giảm chi phí sản xuất.

Với 5 hợp phần, thời gian tới, Dự án sẽ tập trung vào những nhiệm vụ sau:

  • Xây dựng các chính sách và quy định, tiêu chí của KCNST;
  • Tăng cường năng lực lập quy hoạch và quản lý KCNST cho các cơ quan quản lý KCN ở Trung ương và địa phương;
  • Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ sạch, phát thải ít các-bon, phương thức sản xuất an toàn và sử dụng hiệu quả tài nguyên cho các DN trong KCN;
  • Xác định, hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận tài chính ưu đãi để đầu tư ứng dụng công nghệ sạch và sử dụng hiệu quả tài nguyên cho các DN tại những KCN thực hiện thí điểm;
  • Triển khai thí điểm các dự án chuyển đổi thành KCNST;
  • Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển KCNST.

Hiện nay, khái niệm KCNST vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam, các quy định, văn bản pháp quy về KCNST hầu như chưa có, do vậy, bên cạnh mang lại các lợi ích cho DN, Dự án cũng tổ chức các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý nhà nước liên quan, đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc chuyển đổi từ KCN cũ sang KCNST. Từ việc thực hiện thí điểm của các KCN, sẽ xây dựng, ban hành văn bản pháp quy quy định về mô hình KCNST, trong đó sẽ bao gồm khái niệm KCNST, các điều kiện cụ thể để chuyển đổi thành KCNST, quy định các cơ chế, chính sách để khuyến khích các DN, công ty phát triển hạ tầng KCN chuyển đổi thành KCNST.

Đây là những bước đi đầu tiên để phát triển các KCNST theo hướng hiện đại, thân thiện với khí hậu tại Việt Nam, hi vọng dự án này sẽ là tiền để để nhân rộng các mô hình KCNST trên toàn quốc.

Theo sxsh.vn