Khảo sát: Giá năng lượng tăng khiến gần một nửa số công ty Đức muốn cắt giảm đầu tư mới

Reuters ngày 25/4/2022 đưa tin hôm thứ Hai, một cuộc khảo sát cho thấy khoảng 40% công ty Đức đã và đang cảm thấy tác động của giá năng lượng tăng và gần một nửa muốn giảm đầu tư do chi phí năng lượng tăng.

Giá khí đốt tự nhiên và dầu tăng vọt sau cuộc khủng hoảng Ukraine đã đẩy lạm phát hàng năm của Đức lên mức cao nhất trong 40 năm vào tháng Ba. Giá khí đốt tự nhiên và dầu


Trung tâm tài chính tại thành phố Franfurt, Đức. Ảnh: Reuters.

Một cuộc khảo sát của Viện Ifo, do báo Augsburger Allgemeine công bố, cho thấy 46% công ty được khảo sát cho biết muốn giảm đầu tư do giá năng lượng tăng và 25% các công ty Đức dự kiến ​​sẽ phải chịu gánh nặng từ cú sốc giá trong nửa cuối năm.

Cuộc khảo sát đặt câu hỏi với 1.100 công ty, hầu hết là các doanh nghiệp gia đình, cho thấy rằng cứ mười công ty thì có một công ty đang xem xét từ bỏ hoàn toàn các hoạt động kinh doanh sử dụng nhiều năng lượng, trong khi 14% đang cân nhắc việc cắt giảm việc làm do chi phí năng lượng tăng. Gần 90% các công ty cho biết họ có thể sẽ phải tăng giá để chống lại chi phí tăng cao, trong khi 75% có kế hoạch mở rộng đầu tư vào việc nâng cao hiệu quả năng lượng.

Rainer Kirchdoerfer, thành viên hội đồng quản trị của Tổ chức các công ty gia đình ủy nhiệm cuộc khảo sát, cho biết họ cần một chính sách để điều chỉnh sự méo mó trong cạnh tranh và ngăn cản giá năng lượng tăng vọt.

Tháng trước, liên minh cầm quyền của Đức đã công bố các biện pháp cứu trợ trị giá khoảng 16 tỷ Euro (17,3 tỷ USD) để giúp người tiêu dùng đối phó với chi phí năng lượng tăng cao và giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga./.

Thanh Bình
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/khao-sat-gia-nang-luong-tang-khien-gan-mot-nua-so-cong-ty-duc-muon-cat-giam-dau-tu-moi-648980.html

Hội thảo trực tuyến: Ứng dụng than sinh học trong phát triển nông nghiệp bền vững

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trân trọng kính mời: Quý đại biểu

Tham dự “Hội thảo trực tuyến: Ứng dụng than sinh học trong phát triển nông nghiệp bền vững” do Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) tổ chức.

Hội thảo này được tổ chức nhằm hướng đến mục tiêu “Phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn, phấn đấu giảm phát thải khí nhà kính 10% so với năm 2020” đã được đề ra trong Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022.

  1. Mục tiêu hội thảo:

– Nâng cao nhận thức về lợi ích và tiềm năng ứng dụng của than sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp.

– Kết nối và hợp tác để thúc đẩy ứng dụng và thương mại hóa công nghệ nhiệt phân tại Việt Nam trong chuyển đổi chất thải nông nghiệp (vỏ trấu, vỏ cà phê) thành nguồn năng lượng sạch và than sinh học giá trị.

  1. Thời gian: 14h00 – 16h00, thứ Năm, ngày 28/04/2022
  2. Đầu cầu chính: Phòng 101 B6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.
  3. Chủ trì: Lãnh đạo Vụ HTQT và đại diện UNIDO
  4. Hình thức:

– Trực tiếp tại đầu cầu chính: Đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, đại diện UNIDO

– Trực tuyến: Lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và PTNT, các doanh nghiệp, hiệp hội, hội, hợp tác xã, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; các cơ quan truyền thông, báo chí.Quý đại biểu tham dự Hội thảo xin đăng ký tham dự trước ngày 27/04/2022 theo đường link sau: https://forms.gle/q2K1yeHjLQDtsgxo6.

Thông tin về phòng họp trực tuyến, ID và mật khẩu sẽ được gửi đến Quý đại biểu tham dự trực tuyến sau khi nhận được đăng ký. Chi tiết liên hệ với Văn phòng ISG, Vụ Hợp tác quốc tế (Đ/c Nhung: Tel: 024.3771.1736/0392.992.235; [email protected])

VNCPC

Tín dụng xanh: Làm sao để tiếp cận?

Vào ngày 30/3 và 1/4, chương trình tập huấn “Các nguồn vốn ưu đãi cho sản xuất bền vững và lập hồ sơ vay vốn” đã được Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), phối hợp với chuyên gia tài chính tổ chức theo hình thức trực tuyến. Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của hàng trăm doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.

Chương trình tập huấn là hoạt động thuộc khuôn khổ dự án “Xúc tiến cung cầu cho các sản phẩm chế biến nông sản sinh thái – công bằng tại Việt Nam” – (Ecofair). Dự án do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ (SMEs) tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản thuộc 6 tiểu ngành: Chế biến gạo; Chế biến hạt điều; Chế biến rau, củ; Chế biến trái cây; Chế biến thịt và Thủy sản.

Các nguồn vốn/cơ chế tài chính hiện có

Theo PGS.TS. Lê Thu Hoa (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân): Hiện có những nguồn có khả năng cấp vốn đầu tư cho dự án của các doanh nghiệp SMEs đó là: Quỹ nội bộ; Vốn cổ phần; Các quỹ/ngân hàng phát triển, Các ngân hàng thương mại; Nhà cung cấp thiết bị/các công ty tài chính; Các chương trình của chính phủ; Các nguồn khác…

Đại diện VNCPC và PGS. TS. Lê Thu Hoa (ngồi giữa) trong chương trình tập huấn.

Cụ thể, Quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam đang hướng tới đối tượng là các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình có công trình bảo vệ môi trường; xử lý chất thải; sản xuất sạch hơn; công nghệ và sản phẩm thân thiện với môi trường; sản phẩm từ hoạt động tái chế; xử lý chất thải… Với vốn đối ứng tối thiểu 30%, các doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu sẽ được vay với lãi suất ưu đãi 2,6%, trong thời gian cấp vốn 7 năm. Hiện quỹ đã có mặt tại 46 tỉnh/thành trên khắp cả nước.

Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa với cơ chế tài trợ lãi suất ngắn hạn là 2,16%/năm, trung và dài hạn là 4%/năm. Thời gian cấp vốn 7 năm…

Ngoài ra còn có hình thức cho thuê tài chính trong nước là phương thức cấp tín dụng trung và dài hạn cho dự án đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp.

Các hình thức cho thuê tài chính khác gồm: Cho thuê tài chính nhập khẩu; Cho thuê tài chính mua và cho thuê lại; Cho thuê vận hành: Khách hàng sử dụng tài sản (máy móc, thiết bị…) của công ty cho thuê tài chính trong một thời gian nhất định và hoàn trả lại tài sản đó cho bên thuê khi kết thúc thời hạn thuê tài sản.

Bên cạnh đó, còn có mô hình dịch vụ năng lượng (ESCO) cung cấp các dịch vụ năng lượng và/hoặc các biện pháp cải thiện hiệu quả năng lượng tại doanh nghiệp dưới  dạng các hợp đồng (EPC).

Quy trình vay vốn

Về quy trình vay vốn và phê duyệt các khoản vay, GS. Hoa cho biết: Khi muốn tiếp cận nguồn tài chính tiềm năng, các doanh nghiệp cần: Thu thập thông tin về những phương cách cho vay/tài trợ trong các năm trước của các nguồn tài chính tiềm năng. Xem xét động cơ thúc đẩy việc cho vay của nguồn cấp vốn khi chuẩn bị đơn xin vay vốn. Dự đoán trước các yêu cầu thông tin cần cung cấp cho các nguồn cấp vốn.

Theo đó, quy trình chung vay vốn và phê duyệt khoản vay sẽ trải qua 11 bước đó là: Tìm kiếm và tiếp cận các nguồn cấp vốn; Thảo luận sơ bộ chính thức với cán bộ tín dụng; Điền đơn xin vay vốn và thu thập các thông tin cần thiết; Nộp đơn xin vay vốn và các tài liệu liên quan cho Ngân hàng/Tổ chức tín dụng; Ngân hàng/tổ chức tín dụng thẩm định hồ sơ; Thỏa thuận các điều khoản cụ thể về khoản vay; Ngân hàng/Tổ chức tín dụng gửi thư cam kết; Ngân hàng/Tổ chức tín dụng gửi bản điều khoản xác định các điều khoản cho vay cụ thể; Ký hợp đồng vay vốn; Giải ngân và nhận vốn; Thực hiện dự án.

Lập hồ sơ vay vốn: Làm sao để nhận được sự hỗ trợ từ chuyên gia?

Bà Tô Hải Yến – Giám đốc dự án Eco-fair chia sẻ: Nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án Eco-fair, tiếp sau hoạt động tập huấn này, dự án sẽ dành nguồn lực kỹ thuật tư vấn trực tiếp miễn phí với các doanh nghiệp thuộc 6 tiểu ngành chế biến nông sản nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hồ sơ tiếp cận nguồn vốn cho 20 dự án đầu tư theo hướng sản xuất bền vững.

Mong rằng thông qua các buổi tập huấn, các doanh nghiệp sẽ nắm bắt được các thông hữu ích và đăng ký tham gia các phiên tư vấn trực tiếp về lập hồ sơ vay vốn phù hợp với các nhu cầu đầu tư xanh hiện có.

Thông tin về dự án vui lòng liên hệ:

Ms Hằng: 0912.467.692;  Email: [email protected]

Ms Nhung: 0905.674.739; Email: [email protected]

VNCPC

Châu Á dẫn đầu thế giới về năng lượng tái tạo

Các đập thủy điện, năng lượng địa nhiệt, và hơn hết là năng lượng mặt trời và năng lượng gió… năng lượng tái tạo đã chứng kiến ​​năng lực sản xuất toàn cầu tăng 9,1% vào năm 2021, đặc biệt là ở châu Á, khác xa so với khối lượng cần thiết để khử carbon trên thế giới, Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) cho biết hôm 11/4.


Đến cuối năm 2021, công suất phát điện tái tạo toàn cầu ở mức 3.064 gigawatt (GW), theo báo cáo thống kê hàng năm của IRENA.

Thủy điện vẫn ở vị trí đầu tiên (1.230 GW), và vào năm 2021 một số dự án thủy điện lớn đã được đưa vào vận hành. Nhưng quang điện và năng lượng gió đang phát triển nhanh nhất và chiếm 88% trong số các công trình năng lượng tái tạo vào năm ngoái.

Công suất sản xuất năng lượng mặt trời đã tăng 19%. Năng lượng gió ở mức + 13% (+93 GW vào năm 2021, so với +111 GW vào năm 2020).

Khoảng 60% công suất mới liên quan đến châu Á và trên hết là Trung Quốc (với 121 GW được bổ sung). Châu lục này hiện sở hữu gần một nửa công suất tái tạo trên thế giới (48%).

Vào năm 2021, Châu Âu và Bắc Mỹ đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba về các dự án mới, với mức bổ sung tương ứng là 39 và 38 GW.

Công suất địa nhiệt còn kém xa, nhưng đã ghi nhận mức tăng trưởng đặc biệt vào năm 2021, với + 1,6 GW.

Trong bối cảnh toàn cầu khó khăn, “sự tăng trưởng bền vững này là minh chứng thêm cho khả năng phục hồi của năng lượng tái tạo”, Francesco La Camera, Tổng giám đốc IRENA cho biết. Tuy nhiên, ông cho biết thêm, công bố của IRENA cho thấy quá trình chuyển đổi năng lượng còn lâu mới đủ nhanh hoặc đủ tổng thể để tránh những hậu quả tai hại của biến đổi khí hậu.

Nhìn chung, năng lượng tái tạo chiếm hơn 80% công suất điện mới vào năm 2021, nhưng than đá nói riêng cũng tăng trưởng.

Ở nhiều quốc gia, nhu cầu về năng lượng đang tăng nhanh hơn so với năng lượng xanh. Do đó, IRENA kêu gọi tăng cường hợp tác, đặc biệt ủng hộ khu vực châu Phi và Trung Mỹ-Caribe: vào năm 2021, năng lực sản xuất năng lượng tái tạo ở các khu vực này chỉ tăng lần lượt là 3,9% và 3,3%.

Nh.Thạch/AFP
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/chau-a-dan-dau-the-gioi-ve-nang-luong-tai-tao-647731.html