Vì sao không được vứt pin đã qua sử dụng vào thùng rác?

Hầu hết gia đình nào cũng có khoảng chục thiết bị có sử dụng pin như điện thoại, đồng hồ, điều khiển từ xa, xe đạp điện… và số lượng các thiết bị này ngày càng có xu hướng tăng nhanh.

Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều không biết rằng pin và ắc-quy đã qua sử dụng không được phép bỏ vào thùng rác để hủy như các loại rác thông thường vì tính độc hại của chúng là rất cao.

Các kim loại nặng trong pin là rất độc hại

Nhiều người trong chúng ta vẫn cho rằng những cục pin sử dụng trong các thiết bị điện tử chỉ là vật dụng nhỏ bé vô hại. Thông thường, khi pin không còn giá trị sử dụng, chúng ta có thói quen vứt bừa bãi hoặc bỏ chúng vào thùng rác gia đình như các loại rác thải khác, để rồi người ta sẽ xử lý chúng bằng hai phương pháp: chôn lấp hoặc đốt.


Việc đốt, phá hủy, chôn lấp, tiếp xúc trực tiếp, hay bỏ pin trong thùng rác bình thường đều được khuyến cáo là không phù hợp với tất cả các loại pin.

Các viên pin thường có các kim loại nặng như chì, thủy ngân, kẽm, cadmium, lithium… Nếu chỉ được chôn lấp, các kim nặng này thấm vào đất và nguồn nước ngầm, gây ra ô nhiễm nguồn nước. Hoặc khi đốt, các thành phần nguy hại trong pin sẽ bốc lên thành khói độc, hay chất độc còn đọng lại trong tro sẽ gây ô nhiễm không khí.

Lượng thủy ngân có trong một viên pin cũng có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1 mét khối đất trong 50 năm. Thủy ngân từ các nguồn ô nhiễm khi xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống hoặc hít thở, chúng có thể gây hại não, thận, hệ thống sinh sản và tim mạch…

Một lượng nhỏ của chì cũng có thể gây hại cho cơ thể. Nó có xu hướng thay thế vị trí của tất cả các kim loại khác trong cơ thể người. Ví dụ chì sẽ chiếm chỗ của canxi trong xương, chiếm chỗ của kẽm và canxi trong các protein, chiếm chỗ của canxi trong các phản ứng truyền xung điện não, thay thế sắt trong máu…

Tóm lại chì gây rối loạn hoặc ngưng các phản ứng sinh hóa diễn ra bình thường trong cơ thể. Nó gây còi xương, chậm lớn ở trẻ, huyết áp cao đối với người lớn, tổn hại máu và xương, gây chứng mất trí và giảm khả năng suy nghĩ, giảm sinh tinh, thậm chí là vô sinh, giảm chức năng của thận…

Khi nhiễm độc kẽm, người bệnh thường nôn mửa nhiều và có thể bị chảy máu đường ruột. Tình trạng chung của cơ thể thường không ổn định, hay run rẩy, giảm mức phản xạ tự nhiên, đôi khi bị tê liệt.

Khi Cadmium xâm nhiễm vào cơ thể người, nó sẽ là tác nhân dẫn đến nhiều loại bệnh như loãng xương, thiếu máu, suy gan thận, gây nhiều loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, đối với phụ nữ có thai, nó làm tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi…


Pin lithium-ion tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng có nguy cơ cháy nổ cao, phải lưu ý khi vận chuyển.

Cần nâng cao ý thức với việc loại bỏ pin sau khi sử dụng ở Việt Nam


Tất cả các loại pin, ắc quy tại Anh đều phải dán để khuyến cáo người dùng về mức độ nguy hại của chúng.

Việt Nam đã có các nghị định và quyết định của Chính phủ về viêc hướng dẫn quản lý, thu hồi, xử lý chất thải và phế liệu trong đó có pin và ắc quy đã qua sử dụng. Tuy nhiên, có lẽ do thiếu truyền thông và hướng dẫn, phần lớn người dân chưa có ý thức phân loại rác thải độc hại và pin tại nguồn.

Hiện nay, các viên pin không còn giá trị sử dụng đều bị bỏ chung với rác thải sinh hoạt mà chưa ý thức được đây chính là một trong những hành vi gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Hầu hết các cơ quan xử lý rác và chất thải ở Việt nam cũng không có hướng dẫn hay truyền thông đến người dân cách phân loại, bảo quản, vận chuyển và xử lý các sản phẩm pin và ắc quy sau khi sử dụng cũng như không chỉ rõ nơi thu gom và xử lý các rác thải độc hại này.

Đối với các nước phát triển, các nhà chức năng có quy định rất nghiêm ngặt về việc dán nhãn ghi rõ thành phần cấu tạo nên pin và ắc quy cũng như như cách phân loại, bảo quản, thu gom và tái chế sau khi sử dụng. Tuy nhiên, các nhà máy sản xuất pin ở Việt Nam hiện chưa thực hiện tốt việc này. Đây cũng là một điểm còn khiếm khuyết trong công tác quản lý và sản xuất loại sản phẩm này.


Nước Anh có quy định rất nghiêm ngặt trong việc dán nhãn các sản phẩm ắc quy nước.


Pin được sản xuất ở Việt Nam vẫn khá đơn giản trong việc dán nhãn khuyến nghị về cách loại bỏ sau khi sử dụng.

Giải pháp tạm thời

Trong khi chờ các cơ quan chức năng có hành động cụ thể trong việc hướng dẫn phân loại, bảo quản, vận chuyển và xử lý các sản phẩm pin và ắc quy đã qua sử dụng, có lẽ chúng ta cần thực tự mình tìm lấy giải pháp tạm thời.

Bạn hãy kiếm một chiếc lọ thủy tinh sạch, bỏ các thỏi pin đã qua sử dụng vào lọ để đảm bảo chúng không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, lưu ý để lọ xa tầm với của trẻ em. Mỗi năm một lần, bạn hãy trực tiếp chuyển pin trong lọ cho công nhân thu gom rác thải sinh hoạt và thông báo rằng chúng là pin đã qua sử dụng để họ có cách xử lý theo đúng quy định.

Đối với những bình ắc quy đã qua sử dụng, hãy tìm chỗ khô ráo, sạch sẽ và xa tầm tay trẻ em để bảo quản tạm thời, rồi ngay lập tức chuyển chúng trực tiếp kèm theo thông báo cho các công nhân thu gom rác thải sinh hoạt.

Nếu ở Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh, bạn có thể trực tiếp chuyển pin và ắc quy đã qua sử dụng đến các địa điểm hoặc tổ chức có chương trình thu gom loại rác thải này.

Thiết nghĩ, cùng với mức độ sử dụng các loại pin và ắc quy ngày càng gia tăng, việc nâng cao ý thức của nhà quản lý, đơn vị sản xuất và người tiêu dùng đồng thời có các hành động cụ thể và kịp thời đối với việc xử lý loại rác thải đặc biệt này là điều hết sức cần thiết hiện nay.

Theo Trithucvn (19/11/2018)

Xu hướng “xanh hóa” trong ngành sản xuất ô tô – xe máy

Trong quá trình hoạt động, các phương tiện giao thông thải lượng lớn các chất như: Bụi, CO, NOx, SOx, hơi xăng dầu, bụi chì, benzen… vào môi trường không khí. Trước nguy cơ gây ô nhiễm, Chính phủ các thị trường ô tô lớn như Anh, Pháp, Trung Quốc… đều đã lên kế hoạch cấm bán xe ô tô chạy bằng xăng dầu.

Cùng với đó, nhiều Chính phủ áp dụng triển khai chính sách ưu đãi đối với xe xanh, xe hybrid nhằm khuyến khích người tiêu dùng, hạn chế khí thải CO2 từ lưu thông xe cộ vào không khí.

Tại các nước phát triển, chính sách thuế ưu đãi là một trong những công cụ quan trọng trong việc kích cầu tiêu dùng đối với những dòng “xe xanh”, đồng thời đây được coi là nguồn động lực cổ vũ các hãng ô tô đầu tư, thiết kế và sản xuất các mẫu sản phẩm hiện đại, hiệu suất cao, tiết kiệm nhiên liệu hơn nữa. Qua đó, gián tiếp góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên hóa thạch có hạn đang ngày một trở nên khan hiếm.

Trước động thái khá quyết liệt từ Chính phủ các nước, nhiều nhà sản xuất ô tô đã không ngừng đổi mới công nghệ nhằm đưa ra thị trường những dòng xe tiết kiệm nhiên liệu, giảm phát thải, thân thiện với môi trường.

Thế giới hiện công nhận 4 loại xe xanh bao gồm: Xe điện (Electric Vehicle); Xe “lai” (Hybrid Electric Vehicle); Xe lai có thể cắm sạc (Plug-in Hybrid Electric Vehicle) và Xe dùng bằng pin nhiên liệu (fuel cell).

Ảnh minh họa

Trong đó, công nghệ xe “lai” hay xe Hybrid nằm trong danh sách 20 công nghệ quan trọng để giảm thiểu khí thải CO2 tính tới năm 2050, đồng thời được đánh giá là có tính thực tiễn cao khi áp dụng trong đời sống tiêu dùng các nước. Nhờ kết hợp giữa năng lượng đốt trong và điện năng, xe Hybrid tiết kiệm khoảng 20% – 30% nhiên liệu so với xe chạy bằng xăng, dầu cùng dòng.

Là nhà sản xuất ô tô xe máy hàng đầu thế giới với hàng chục triệu xe được trao tới tay khách hàng mỗi năm, Honda ý thức được trách nhiệm cũng như nghĩa vụ to lớn của mình trong việc mang đến những sản phẩm không chỉ có chất lượng cao, mà còn đáp ứng được những xu thế phát triển tất yếu của tương lai để trở thành thương hiệu tiên phong có độ tin cậy và được khách hàng ưa chuộng rộng rãi.

Tại triển lãm ô tô Tokyo 2017, Honda cũng đã lần đầu tiên giới thiệu công nghệ Hybrid – sự kết hợp giữa động cơ xăng và mô tô hỗ trợ, thể hiện những nỗ lực của công ty trong việc đem đến cho khách hàng những sản phẩm đáp ứng được xu thế phát triển của tương lai.

Ở thị trường Việt Nam, ngày 20/8 vừa qua, Honda cũng đã chính thức giới thiệu mẫu xe mới PCX Hybrid – Đây là là mẫu xe máy 2 bánh đầu tiên ứng dụng công nghệ Hybrid, góp phần tăng thêm lựa chọn cho khách hàng ở phân khúc phổ thông.

Theo đánh giá, hệ thống Hybrid của dòng xe PCX lần này của Honda nhắm đến mục đích đáp ứng đồng thời cả hai yếu tố “phản ứng nhanh nhạy theo tay ga cùng hiệu suất hoạt động cao” và “tăng sự thân thiện với người dùng”.

Hệ thống bao gồm động cơ xăng với dung tích 150cc cung cấp năng lượng chính và mô tơ hỗ trợ đóng vai trò trợ lực cho động cơ xăng. Khi xe được vặn ga để chuyển từ trạng thái đứng yên sang chuyển động hoặc khi được xoắn ga đột ngột, mô tơ hỗ trợ sẽ được kích hoạt, sản sinh ra mô men xoắn hỗ trợ cho động cơ xăng, giúp xe tăng tốc mạnh mẽ và tiết kiệm nhiên liệu hơn.

So với mô-men xoắn của PCX 150cc động cơ xăng, mô-men xoắn của PCX Hybrid đã được cải thiện đáng kể (tăng 26% tại vòng tua máy 4000 v/p), động cơ sẽ phản ứng gần như lập tức theo sự thay đổi của tay ga, giúp xe tăng tốc mạnh mẽ ở dải tốc độ thấp và vừa.

Bên cạnh đó, thời gian ngắt tạm thời hoạt động của động cơ được giảm từ 03 giây xuống còn 0,5 giây, tất cả giúp giảm tiêu hao nhiên liệu ~ 2% so với PCX 150cc động cơ xăng.

Ngoài ra PCX Hybrid còn sở hữu tính năng mới lần đầu tiên xuất hiện trên một mẫu xe sản xuất trong nước, đó là chế độ lái với những lựa chọn khác nhau theo nhu cầu và sở thích, bao gồm: D, S, Idling. Chế độ D đem lại cảm giác xe chạy thoải mái. Chế độ S đẩy mạnh năng lượng bổ trợ từ chế độ D giúp tăng tính thể thao trong khả năng vận hành. Chế độ Idling sẽ ngắt hoạt động của Idling Stop nhưng cảm giác chạy xe vẫn thoải mái như chế độ D.

Thiết kế tổng thể của Honda PCX Hybrid không khác biệt quá nhiều so với bản động cơ xăng. Điểm khác nằm ở màu sơn xanh lam, dải màu xanh trên chóa đèn cùng logo Hybrid ở thân xe; yên xe dùng chỉ khâu màu xanh lam để đồng bộ với màu sơn. Do đó, khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm và thoải mái khi sử dụng.

Khi người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm “xanh” và chính phủ các nước có những động thái khuyến khích các doanh nghiệp đưa ra giải pháp thân thiện với môi trường sống thì Honda PCX Hybird chính là lời giải cho hai yêu cầu trên. Động cơ Hybrid chứng tỏ sự nỗ lực, bước đi tiên phong đón đầu xu hướng “xanh hóa” trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy của Honda.

Theo Tapchigiaothongvantai.vn

Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy

Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (tiếng Anh: Stockholm Convention on Persistent Organic Pollutants) là hiệp ước quốc tế về môi trường, được ký vào năm 2001 và có hiệu lực kể từ tháng 5 năm 2004.

Công ước Stockholm có mục đích loại bỏ hoặc hạn chế sản xuất và sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (persistent organic pollutant – POP).

Năm 1995, Hội đồng điều hành Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) lên tiếng kêu gọi hành động mang tính toàn cầu để đối phó với POP – những chất hóa học được định nghĩa là “khó phân hủy trong môi trường, tích tụ sinh học qua lưới thức ăn và gây nguy cơ tác động có hại cho sức khỏe con người và môi trường.”

Sau lời kêu gọi này, Diễn đàn liên chính phủ về An toàn hóa chất (Intergovernmental Forum on Chemical Safety – IFCS) và Chương trình quốc tế về An toàn hóa chất (International Programme on Chemical Safety – IPCS) đã chuẩn bị một bản đánh giá 12 hóa chất được xem là gây hại nhiều nhất.

Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Stockholm vào ngày 22/7/2002.

Từ tháng 6/1998 đến tháng 12/2000, năm cuộc họp diễn ra để sửa soạn cho Công ước mới. Ngày 22-23 tháng 5/2011, các phái đoàn đến dự hội nghị (tập hợp các đại diện toàn quyền) diễn ra ở Stockholm, Thụy Điển đã thông qua Công ước về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Những cuộc thương thảo cũng hoàn tất vào ngày 23/5. Công ước có hiệu lực kể từ ngày 17/5/2004 với sự phê chuẩn ban đầu của 151 bên ký kết. Họ tán thành loại bỏ chín trong số 12 hóa chất được đề xuất, giới hạn sử dụng chất DDT trong công tác kiểm soát sốt rét và cắt giảm việc vô ý tạo ra chất điôxin và furan.

Các bên tham gia cũng đồng ý với quy trình xem xét và bổ sung các hợp chất độc hại khó phân hủy khác vào Công ước nếu chúng thỏa các tiêu chí về mức độ khó phân hủy và mức gây hại đến nhiều quốc gia. Danh sách bổ sung lần đầu được tán thành tại cuộc họp diễn ra ở Genève, Thụy Sĩ vào ngày 8/5/2009.

Tính đến tháng 5/2013, có 179 bên đã tham gia Công ước Stockholm (gồm 178 quốc gia và Liên minh châu Âu). Song vẫn có một số nước chưa phê chuẩn Công ước, chẳng hạn Hoa Kỳ, Israel, Iraq, Italia và Malaysia.

Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Stockholm vào ngày 22/7/2002.

Tóm tắt các điều khoản

Nội dung chính của Công ước là việc yêu cầu các nước phát triển phải cung cấp mới cũng như bổ sung các nguồn tài chính và biện pháp nhằm xóa bỏ hoạt động sản xuất và sử dụng các POP, xóa bỏ việc vô ý tạo ra các POP nếu được, quản lý và tiêu hủy chất thải POP theo cách an toàn cho môi trường. Công ước cũng dự liệu việc bổ sung các chất mới vào danh sách thông qua việc ghi chú trong phần mở đầu.

Ủy ban Xem xét Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy

Công ước có điều khoản về quy trình nhận diện các POP để bổ sung vào Công ước và tiêu chí để xem xét đánh giá theo. Lần họp thứ nhất của Hội nghị các bên (COP1) diễn ra ở Punta del Este, Uruguay từ ngày 2-6/5/2005 đã lập ra Ủy ban Xem xét Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (Persistent Organic Pollutants Review Committee – POPRC) với nhiệm vụ cân nhắc bổ sung các POP khác vào Công ước.

Thành phần Ủy ban này gồm 31 chuyên gia được các bên tham gia Công ước đề cử, lấy từ năm nhóm vùng thuộc Liên Hiệp Quốc. Ủy ban sẽ xem xét bổ sung chất mới theo ba giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất, Ủy ban xác định xem liệu chất đó có thỏa các tiêu chí được ghi trong phụ lục D của Công ước hay không (gồm tính khó phân hủy, tính tích tụ sinh học, tiềm năng lan truyền quy mô rộng trong môi trường – LRET, và độc tính). Nếu thấy thỏa mãn, Ủy ban sẽ thảo ra hồ sơ nháp về nguy cơ của chất đó theo phụ lục E nhằm đánh giá chất đó có nguy cơ gây tổn hại đáng kể đối với sức khỏe con người và/hoặc gây tác động môi trường hay không, từ đó cần hành động trên quy mô toàn cầu hay không.

Cuối cùng, nếu Ủy ban nhận thấy cần thiết phải có hành động toàn cầu thì họ sẽ lập bản đánh giá quản lý rủi ro theo phụ lục F nhằm phản ánh các đánh giá về kinh tế – xã hội song hành cùng việc nêu ra các biện pháp có thể có để kiểm soát chất đó. Dựa trên bản đánh giá này, Ủy ban ra quyết định khuyến nghị liệt kê bổ sung chất đó vào một hay nhiều phụ lục của Công ước. Ủy ban này đều tổ chức họp hàng năm ở Genève tính từ khi thành lập đến nay.

VNCPC

“Khu c\u00f4ng nghi\u1ec7p sinh th\u00e1i \u1edf Vi\u1ec7t Nam: C\u01a1 h\u1ed9i, th\u00e1ch th\u1ee9c v\u00e0 r\u00e0o c\u1ea3n ph\u00e1t tri\u1ec3n”

Đó là chủ đề của Hội thảo chuyên gia quốc tế lần thứ hai vừa diễn ra trong 2 ngày 08-09/2018, tại TP. Hồ Chí Minh. Hội thảo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức, với sự tham gia của 120 chuyên gia quốc tế về lĩnh vực môi trường, sinh thái.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và Lãnh thổ – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Dự án “Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam” (EGM) cho biết về tình hình phát triển của các KCN, KCX, KKT cả nước. Theo đó, từ năm 1991 đến nay, cả nước đã xây dựng 326 KCN, KCX với tổng diện tích đất tự nhiên gần 94 nghìn ha, thu hút trên 16.000 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký trên 180 tỷ USD.

Ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và Lãnh thổ – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Dự án

Vụ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh, các KCN đã có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thông qua việc nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu, đóng góp vào ngân sách nhà nước và tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên, việc gia tăng các hoạt động sản xuất công nghiệp và hệ thống các KCN tại Việt Nam đã và đang tạo ra các thách thức đặt ra yêu cầu giải quyết cấp bách, như: Ô nhiễm KCN hưởng đến môi trường sinh thái và đời sống của người dân xung quanh, tài nguyên thiên nhiên chưa được sử dụng hiệu quả; nhiều giải pháp sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên chưa được ứng dụng; cộng sinh công nghiệp giữa các doanh nghiệp trong KCN hoặc giữa các KCN còn hạn chế; các dịch vụ trong KCN chưa được cung cấp đầy đủ hoặc chất lượng chưa cao….

Ông Trần Duy Đông khẳng định, tiếp nối thành công của Hội thảo lần thứ 1 vào năm 2016 tại Quảng Nam, Hội thảo EGM lần thứ 2 lần này là diễn đàn để đại diện các Bộ, ngành liên quan, các chuyên gia trong nước và quốc tế thảo luận, trao đổi để hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện mô hình KCN sinh thái tại Việt Nam đã được quy định tại Nghị định 82.

Toàn cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo, thay mặt cho Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO), bà Lê Thanh Thảo – đại diện Quốc Gia – Văn phòng UNIDO Việt Nam chia sẻ rằng, hơn 2 năm về trước, khi Hội nghị Chuyên gia Quốc tế về KCNST lần thứ nhất được tổ chức, khái niệm về KCN sinh thái còn vô cùng mới mẻ với Việt Nam. Song, đến nay, Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong nhiều khía cạnh liên quan đến phát triển KCN sinh thái.

Đáng kể nhất là việc Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 82 quy định về quản lý KCN và KKT vào tháng 5 năm 2018, trong đó thể chế hóa các khái niệm KCNST, cộng sinh công nghiệp, đưa ra các tiêu chí xác định KCNST, khuyến khích và hỗ trợ các nhà đầu tư và doanh nghiệp áp dụng và phát triển theo mô hình KCNST.

“Một kết quả đáng khích lệ khác là sự tham gia tích cực và chủ động của các doanh nghiệp trong việc đầu tư cải tiến quy trình quản lý và vận hành, đổi mới và ứng dụng công nghệ theo hướng sản xuất sạch hơn, giảm các nguồn gây ô nhiễm, tái sử dụng chất thải và phế liệu, sử dụng hiệu quả tài nguyên”, bà Lê Thanh Thảo chỉ rõ.

Cụ thể, đến nay, đã có 72 doanh nghiệp tham gia áp dụng các biện pháp kỹ thuật, giúp giảm 24.882 tấn CO2, tiết kiệm 429.000 m3 nước và gần 18 triệu KwH điện mỗi năm. KCN Hòa Khánh là 1 trong 3 KCN thí điểm của dự án đã được Quỹ Môi Trường toàn cầu (GEF) lựa chọn là địa điểm tham quan cho đại biểu tham dự Đại hội đồng GEF lần thứ 6 tổ chức vào tháng 6 vừa qua tại Đà Nẵng.

Bà Lê Thanh Thảo – đại diện Quốc Gia – Văn phòng UNIDO Việt Nam

Bà Lê Thanh Thảo cũng khẳng định, 2018 là năm đặc biệt với UNIDO, đánh dấu 40 năm hợp tác kỹ thuật với Việt Nam. Thời gian qua, UNIDO đã chia sẻ những kinh nghiệm quốc tế và thông lệ thực hành tốt để hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế và công nghiệp một cách bao trùm và bền vững.

Trong những năm tới, UNIDO cam kết vẫn tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các bộ ngành, địa phương và các bên có liên quan để hỗ trợ Việt Nam phát triển các ngành công nghiệp quan trọng, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh Công nghiệp 4.0, xây dựng các chính sách phát triển công nghiệp bền vững, góp phần giúp Việt Nam đạt được những ưu tiên phát triển KT-XH của mình, thực hiện cam kết đối với Chương trình nghị sự 2030, các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Đại diện cho lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Hoàng Năng- Trưởng ban Quản lý các KCN- CX Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc gắn kết phát triển công nghiệp theo mô hình KCNST là hết sức cần thiết.

“Chúng tôi nhận thấy mô hình KCNST là phù hợp cho các KCN ở Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế không đánh đổi môi trường, phù hợp với mục tiêu phát triển công nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường của Thành phố. Việc thực hiện mô hình KCNST có thể mang đến lợi ích bền vững hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp và NLĐ thành phố nói riêng, thành phố Hồ Chí Minh và cả nước nói chung. Thành phố Hồ Chí Minh đã đăng ký tham gia dự án KCN sinh thái, gồm KCN Hiệp Phước và KCN Lê Minh Xuân”, ông Nguyễn Hoàng Năng phát biểu.

Phát biểu bế mạc Hội thảo, Vụ trưởng Trần Duy Đông cho biết, với 28 bài thuyết trình của các đại biểu cùng các phiên thảo luận nhóm, các ý kiến tham gia đóng góp cho Hội thảo trong hai ngày qua đã giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp KCN, KKT có góc nhìn tổng thể hơn, thực tế hơn và rõ nét hơn về mô hình KCNST để các giải pháp chỉ đạo và thực thi KCNST hiệu quả.

Hội thảo chuyên gia quốc tế lần thứ hai KCN sinh thái ở Việt Nam: Cơ hội, thách thức và rào cản phát triển nằm trong nằm trong khuôn khổ Dự án “Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam” do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và chính phủ Thụy Sỹ, thông qua Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) tài trợ nhằm thực hiện thí điểm chuyển đổi từ KCN thông thường sang KCN sinh thái tại Việt Nam.

Thông qua Dự án KCN sinh thái, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với UNIDO thực hiện thí điểm sáng kiến KCN sinh thái tại 3 địa phương: Ninh Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ với mục tiêu đảm bảo 3 trụ cột của phát triển bền vững trong công nghiệp gồm: kinh tế, môi trường và xã hội.

Dự án đã đạt được kết quả tích cực trong việc nâng cao nhận thức về KCNST, thúc đẩy các doanh nghiệp trong các KCN đẩy mạnh đổi mới công nghệ, ứng dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn… Trên cơ sở các kết quả tích cực của sáng kiến KCN sinh thái, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 quy định về quản lý KCN và KKT, trong đó nêu rõ khái niệm, tiêu chí KCN sinh thái và phân công trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc hướng dẫn phát triển KCN sinh thái.

Theo Nguyễn Hằng/kinhtevadubao.vn (9/11/2018)

VNCPC tham gia phiên họp khởi động Hợp phần cung cấp dịch vụ và kỹ thuật cho công nghệ tái chế nhựa thí điểm tại 2 làng nghề

Ngày 6/11/2018, tại Tổng Cục môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Ban Quản lý dự án đã tổ chức cuộc họp khởi động Hợp phần cung cấp dịch vụ và kỹ thuật cho công nghệ tái chế nhựa thí điểm tại 2 làng nghề, ở Hưng Yên. Buổi họp nhằm thống nhất các nội dung, kế hoạch thực hiện và các hoạt động điều phối, quản lý các sản phẩm của gói thầu.

Đây là gói thầu thuộc Hợp phần 3 của Dự án “Trình diễn áp dụng Phương pháp kỹ thuật tốt nhất hiện có (BAT) và Kinh nghiệm môi trường tốt nhất (BEP) trong hoạt động đốt ngoài trời nhằm thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP)”, được Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ, ủy thác thông qua Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp quốc (UNIDO).

Dự án là hành động thiết thực nhằm thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Trên thế giới, hiện có 5 quốc gia gồm Campuchia, Lào, Mông Cổ, Philippines và Việt Nam được UNIDO lựa chọn là nơi triển khai thực hiện.

Dự án là hành động thiết thực nhằm thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

Gói thầu này do liên danh gồm Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC, đơn vị chủ trì) cùng các đối tác là Công ty TNHH Vinacolour, Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Việt Trung thực hiện tại 2 làng nghề tái chế nhựa Minh Khai và Phan Bôi (Hưng Yên), trong thời gian 2 năm (2018 – 2020).

Mục đích của gói thầu là khảo sát, nghiên cứu khả thi, xác định và áp dụng thử nghiệm giải pháp BAT/BEP nhằm cải tiến quy trình sản xuất, giảm lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất đồng thời giảm phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy phát sinh không chủ định (UPOP) do các hoạt động đốt chất thải nhựa.

Các hoạt động chính của Dự án gồm:

  • Khảo sát, đánh giá xác định hiện trạng công nghệ tái chế nhựa tại 2 làng nghề
  • Đề xuất các giải pháp BAT/BEP
  • Tập huấn, chuyển giao công nghệ cho các hộ gia đình
  • Lắp đặt, thử nghiệm hai dây chuyền công nghệ mới tại hai làng nghề
  • Lắp đặt và chạy thử nghiệm dây chuyền tái chế nhựa thải tạo ra sản phẩm có ích như gạch, ngói nhựa, hàng rào nhựa, khay, máng nhựa,…
  • Đo đạc, phân tích hiệu quả kinh tế và môi trường trước và sau khi thực hiện dự án.

VNCPC

Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam làm việc với VNCPC cùng các đối tác của dự án Low carbon

Ngày 7/11, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), bà Beatrice Maser Mallor – Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam và Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) đã có buổi làm việc với các đối tác thực hiện dự án “Giảm thiểu chất thải công nghiệp vì một nền sản xuất các bon thấp” (Low carbon).

Dự án do Cục Kinh tế liên bang Thụy Sỹ (SECO) tài trợ thông qua Tổ chức UNIDO, với mục tiêu chung là cải thiện môi trường địa phương, giảm phát thải khí nhà kính và mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), Tổ chức SOFIES (Thụy Sỹ), Công ty Cơ khí Viết Hiền là những đối tác đã làm nên thành công của dự án.

Đại diện Công ty Cơ khí Viết Hiền giới thiệu về kết quả của dự án với bà Beatrice Maser Mallor – Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam.

Tại buổi làm việc, đại diện các đơn vị thực hiện dự án đã báo cáo tình hình thực hiện dự án cũng như các kết quả mà dự án đã đạt được, đặc biệt là kết quả chuyển giao thành công công nghệ nhiệt phân từ Thụy Sỹ cho Công ty Cơ khí Viết Hiền.

Hiện tại, công nghệ đã được sản xuất thành công ở quy mô công nghiệp và đã có những đơn hàng xuất khẩu hệ thống nhiệt phân đầu tiên sang các nước bạn như Brazil, Campuchia, Serbia.

Bà Đại sứ đánh giá rất cao các kết quả mà dự án đã đạt được, đặc biệt là hiệu quả mang lại của công nghệ nhiệt phân được ứng dụng trong ngành sản xuất cà phê tại Việt Nam.

Bà Đại sứ đánh giá rất cao các kết quả mà dự án đã đạt được, đặc biệt là hiệu quả mang lại của công nghệ nhiệt phân được ứng dụng trong ngành sản xuất cà phê tại Việt Nam.

Trong buổi trao đổi, bà Beatrice Maser Mallor khẳng định: Việt Nam là một trong những nước ưu tiên trong chương trình hợp tác kinh tế của Chính phủ Thụy Sỹ và sẽ tiếp tục nhận được những chương trình hỗ trợ trong việc tăng cường bảo vệ môi trường, giảm thiểu khí thải và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ông Lê Viết Vinh – Phó Giám đốc Công ty Cơ khí Viết Hiền cho biết, công nghệ nhiệt phân sử dụng các phế phẩm nông nghiệp như vỏ cà phê, vỏ trấu, dăm gỗ… ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có oxy sẽ sinh ra hỗn hợp khí gas trong buồng phản ứng. Hỗn hợp khí này tiếp tục được đưa vào buống đốt để đốt ở nhiệt độ cao hơn 1000 độ C để tạo ra nguồn nhiệt sạch và ổn định cho quá trình sấy quả cà phê. Sở dĩ công nghệ nhiệt phân có thể thay thế cho công nghệ đốt lạc hậu, thải nhiều khói bụi và khí thải độc hại ra môi trường là do quá trình đốt nhiệt phân không tạo khói và mùi ra môi trường xung quanh.

Bên cạnh đó, công nghệ này còn giải quyết được một vấn đề đã tồn lại lâu nay đó là mâu thuẫn giữa việc sử dụng vỏ cà phê cho mục đích sấy quả tươi hoặc cho mục đích làm phân bón cải tạo đất. Công nghệ nhiệt phân được chuyển giao thành công từ Thụy Sỹ, với việc sử dụng vỏ cà phê làm nhiên liệu tạo ra nguồn nhiệt ổn định để sấy quả cà phê. Không chỉ có vậy, quá trình nhiệt phân còn sinh ra một sản phẩm là than sinh học (biochar) được sử dụng như một loại phân bón để cải tạo đất.

Theo đó, than sinh học giúp cải thiện độ tơi xốp của đất với khả năng giữ nước rất cao, chống thất thoát, bay hơi nước hay ngấm vào tầng sâu sau khi tưới, chống xói mòn đất, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có lợi sống trong đất, thu hút và giữ nguồn dinh dưỡng để bón cho cây trồng…

Nhân dịp đến Đắk Lắk, bà Đại sứ đã tới tham quan mô hình Hệ thống nhiệt phân được lắp đặt tại Hợp tác xã Bình Minh huyện Cư M’gar. Từ năm 2016, các thành viên của hợp tác xã đã sử dụng công nghệ nhiệt phân để chủ động quá trình sấy, giúp tránh được ảnh hưởng của thời tiết mưa kéo dài trong suốt thời gian thu hoạch cà phê, từ đó mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng cà phê và bảo vệ môi trường.

Theo đại diện của VNCPC – đơn vị thực hiện dự án, trải qua hơn 4 năm triển khai, dự án đã hỗ trợ thực hiện đánh giá Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn cho 16 nhà máy chế biến gạo và 10 công ty chế biến cà phê, giúp tiết kiệm 1,08 triệu kWh/năm, tương đương hơn 80.000 USD, cắt giảm 621 tấn CO2 thải ra môi trường mỗi năm.

VNCPC