Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT: Tôi vẫn đi làm bằng xe đạp

TPO – “Hằng ngày tôi vẫn đi làm bằng xe đạp. Việc đó là bình thường, chỉ khi nào tới các cơ quan nhà nước, họ thấy tôi hơi lạ”. Đó là ý kiến của ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia (UB ATGT QG) tại hội thảo “Khuyến khích mô hình xe đạp công cộng tại Hà Nội” ngày 28/9.
Bk - Ebike mô hình thí điểm xe đạp tại Hà Nội

Bk – Ebike mô hình thí điểm xe đạp tại Hà Nội

Theo ông Hùng, hiện nay người Việt quá phụ thuộc vào xe máy, quãng đường 200 mét cũng đi xe máy, góp phần gây ra tình trạng ùn tắc giao thông. Trong khi đó, xe đạp mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng như không tạo ra khí thải CO2…

“Việc chuyển sang đi xe đạp sẽ phù hợp cho mỗi người dân, xã hội, bảo vệ môi trường. Chúng ta nên có giải pháp khuyến khích để xe đạp trở thành phương tiện đi làm của người dân, nhất là tuyến đường tốc độ tối đa 30 km/h”, ông Hùng cho biết.

Ông Trần Hữu Minh, Phó Chánh Văn phòng UB ATGT QG cho rằng, để phát triển hệ thống xe đạp thành công tại Việt Nam cần nhiều giải pháp như phát triển hệ thống hạ tầng hỗ trợ cho người đi xe đạp (gồm làn đường cho xe đạp, điểm dừng, trông giữ, bảo quản xe đạp). Quy hoạch các khu chức năng trong đô thị hợp lý, người dân có thể thực hiện những chuyến đi ngắn trong phạm vi 3-4 km, lúc đó xe đạp sẽ trở nên rất phổ biến.

Hiện nay, với sự tài trợ của Thuỵ Sĩ, Đại học Bách Khoa Hà Nội triển khai thí điểm dự án “Thí điểm năng lượng mặt trời & xe đạp điện hai bánh tại Hà Nội – Ebike”. Dự án triển khai các trạm sạc và cho thuê xe đạp điện bằng năng lượng mặt trời tại một số trường học ở Hà Nội. Dự án đã đưa vào sử dụng 730 xe đạp và xe đạp điện tại Hà Nội.

Sau 2 năm triển khai, báo cáo đánh giá hiệu quả giảm phát thải CO2 của Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam cho thấy, dự án đã góp phần làm giảm khoảng 20 tấn lượng CO2 so với việc sử dụng xe máy chạy xăng trong năm 2015 và nửa đầu năm 2016. Dự án đặt ra mục tiêu đến 2020 sẽ có 12.000 xe, với 400 trạm BK-ebike.

Theo tienphong.vn

TRANG TRẠI MẪU NUÔI CÁ TRA ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

TRANG TRẠI MẪU NUÔI CÁ TRA ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

Trong khuôn khổ dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam” – SUPA do Liên minh Châu Âu tài trợ thông qua các đối tác là Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế WWF Áo và WWF Việt nam hỗ trợ xây dựng Trung tâm đào tạo và Trang trại mẫu nhằm nghiên cứu chuyển giao công nghệ mới, tập huấn chia sẻ thông tin cho các hộ nuôi, cán bộ kỹ thuật, chuyên gia trong lĩnh vực ương, nuôi cá tra.

Sau hơn một năm xây dựng trên khu đất 2 ha của Trường Đại học Cần Thơ tại khu vực phường Phú Thứ, quận Cái Răng, tp Cần Thơ, Trang trại mẫu đã hoàn thành cơ bản vào tháng 3 và bắt đầu chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15 tháng 5 năm 2016. Các hạng mục xây dựng gồm: ao lắng, hệ thống ao thí nghiệm, ao ương, ao nuôi, ao xử lý nước thải, phòng thí nghiệm, trại thực nghiệm nằm sát ngay sông Hậu.

Trang trai nuoi ca Tra 1

Sơ đồ Trang trại mẫu

Các hoạt động của Trang trại mẫu gồm:

–       Nghiên cứu, thử nghiệm các công nghệ ương, nuôi cá tra mới nhằm cắt giảm chi phí giá thành, giảm tác động đến môi trường.

–       Tập huấn cho các hộ dân, cán bộ kỹ thuật của các Công ty.

–       Chuyển giao công nghệ.

Hiện nay, các cán bộ kỹ thuật của Dự án đang tiến hành nuôi thử nghiệm trên 3 ao và 1 ao đối chứng với diện tích mỗi ao khoảng 200 m2 trong thời gian khoảng 6 tháng. Hàng tuần các thông số môi trường nước như pH, TSS, động thực vật phù du, H2S, NO2, độ tăng trưởng đều được phân tích và đo đạc để có những đánh giá chính xác về mức độ hiệu quả của việc áp dụng các công nghệ mới.

Trang trai nuoi ca Tra 2

Bắt đầu xây dựng Trang trại

Trang trai nuoi ca Tra 3

Trại thực nghiệm và phòng thí nghiệm nhìn từ ao giống bố mẹ

 

Trang trai nuoi ca Tra 4

Hệ thống ao thí nghiệm

 

Trang trai nuoi ca Tra 5

Các thông số theo dõi ao

Bắt đầu từ tháng 7 năm 2016, VNCPC phối hợp cùng WWF Việt Nam tổ chức khoảng 20 chuyến tham quan, tập huấn cho các hộ nuôi và cán bộ kỹ thuật của nhà máy ngay tại Trang trại mẫu. Đây là lần đầu tiên các hộ dân và cán bộ kỹ thuật được chia sẻ thông tin và học hỏi kỹ thuật nuôi thực tiễn với các chủ đề khác nhau như thức ăn, môi trường, nuôi phù hợp với các chứng nhận, dịch bệnh,…từ các chuyên gia và cán bộ kỹ thuật của dự án và Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.

Trang trai nuoi ca Tra 6

Các cán bộ kỹ thuật của dự án đang trao đổi chia sẻ thông tin cho người tham quan

Trang trai nuoi ca Tra 7

Thăm quan thực tế tại các hệ thống ao nuôi thí nghiệm