Dự án “Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam” (EIP) đã triển khai 2 đợt đánh giá thuộc hợp phần đào tạo nhân lực và đánh giá Hiệu quả tài nguyên và Sản xuất sạch hơn (RECP) tại các doanh nghiệp

Mở đầu cho hợp phần này là khoá huấn luyện tập trung thực hiện RECP kéo dài 3 ngày tại mỗi địa phương vào tháng 1 năm 2016. 

Tiếp theo là đợt đánh giá lần 1 diễn ra từ ngày 29/2 – 5/3/2016 tại 7 công ty ở Ninh Bình, từ ngày 14/3 – 19/3/2016 tại 6 công ty ở Đà Nẵng và từ 7/3 đến 17/3/2016 tại 10 công ty ở Cần Thơ. Tại đợt đánh giá này, các chuyên gia của VNCPC đã khảo sát chung toàn bộ quy trình sản xuất của công ty, đánh giá hiện trạng sử dụng nguyên vật liệu, quản lý hoá chất và chất thải, khảo sát các hệ thống tiêu thụ năng lượng và nước, tiến hành kiểm tra và đo đạc bằng các thiết bị chuyên dụng để xác định tổn hao về đầu vào sản xuất. Từ đó nhóm chuyên gia đã trao đổi và hỗ trợ kỹ thuật giúp doanh nghiệp nhìn nhận những giải pháp RECP hiển nhiên để có thể triển khai ngay việc hiện thực hóa tiềm năng tiết kiệm chi phí sản xuất. Điều này giúp doanh nghiệp có thêm động lực để thực hiện đầy đủ đánh giá RECP với tác động cải thiện lâu dài hơn trong suốt thời gian tới.

Work meeting with company

Đoàn chuyên gia đang làm việc với Công ty

Đợt đánh giá lần 2 diễn ra từ ngày 11/4 – 16/42016 tại Ninh Bình, từ 19/4 – 23/4/2016 tại Đà Nẵng và Cần Thơ. Tại đợt đánh giá này, các chuyên gia và Công ty tiếp tục thảo luận về các giải pháp RECP đơn giản đã được thực hiện, phân tích hiệu quả của các giải pháp và rút ra bài học kinh nghiệm, thu thập số liệu bổ sung cho công việc tính toán cân bằng vật liệu và định giá dòng thải, phân tích sơ bộ tính khả thi của các giải pháp cần đầu tư cao.

Cooling tower assessment

Chuyên gia VNCPC đang khảo sát tháp giải nhiệt tại một nhà máy ở Cần Thơ

Đợt đánh giá lần 3 dự kiến diễn ra từ ngày 25 – 27/5/2016 tại Ninh Bình, 31/5 đến 3/6/2016 tại Đà Nẵng và 30/5-3/6/2016 tại Cần Thơ.

VNCPC

Tiền khảo sát khả năng tiếp cận “Quỹ Uỷ thác Tín dụng xanh “ (GCTF) của Dự án “Xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt sản xuất điện sinh khối và than sinh học tại thành phố Hà Giang”

Ngày 20/5/2016, đoàn chuyên gia của VNCPC – đơn vị thẩm định kỹ thuật của Quỹ Uỷ thác tín dụng xanh đã có chuyến đi tiền khảo sát về kỹ thuật đối với dự án “Xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt sản xuất điện sinh khối và than sinh học tại thành phố Hà Giang”.

Hiện tại, Thành phố Hà Giang và các huyện lỵ lân cận biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt phổ biến hiện nay là chôn lấp. Phương pháp này có giá thành rẻ nhưng đòi hỏi diện tích đất lớn, trong lúc quỹ đất hiện nay rất hạn chế. Mặt khác, phương pháp này không có khả năng thu hồi, tái chế nguồn nguyên liệu từ rác thải, đồng thời nảy sinh yêu cầu xử lý nước rỉ rác. Đây là công việc khó khăn, phức tạp không kém việc xử lý rác. Và với định hướng phát triển du lịch thì dự báo cho biết tổng lượng rác thải tại các khu vực này sẽ không ngừng tăng lên trong thời gian tới.

IMG_0146

Bãi chôn lấp rác thải thành phố Hà Giang

Trước tình hình đó, Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng 68 – Hà Giang đã đề xuất xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt sử dụng hệ thống công nghệ nhiệt khí hóa tồn tính thu hồi năng lượng để sản xuất điện sinh khối và than đen nhiệt lượng cao không khói, công suất 50 tấn/ngày đêm. Nếu được đưa vào hoạt động, dự kiến dự án sẽ xử lý triệt để khối lượng rác thải phát sinh cho địa bàn Thành Phố Hà Giang với tổng khối lượng rác thải sinh hoạt được xác định là 18.000 Tấn /năm. Về mặt hiệu quả xã hội, dự án xử lý rác thải trên địa bàn không chỉ góp phần tích cực trong công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đô thị mà còn nâng cao nhận thức cho người dân, từng bước đưa công tác vệ sinh môi trường trở thành trách nhiệm của cả cộng đồng, giải quyết công ăn việc làm cho trên 100 người lao động, tăng thu nhập, ổn định đời sống, góp phần đảm bảo an ninh kinh tế cho khu vực địa phương nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Về mặt hiệu quả kinh tế, dự án sẽ thu hồi tài nguyên, năng lượng tái tạo, sản phẩm thu được là Gas DME và than sinh học, từ đó sử dụng sản phẩm Gas thu được để phát điện với công suất 800 KVA/H và 8% là than đen bán ra thị trường.

IMG_0143

 Đoàn chuyên gia VNCPC làm việc với ông Lục Chu Sơn – Giám đốc Công ty Cổ phần  tư vấn đầu tư xây dựng 68 – Hà Giang

Tại buổi làm việc, đoàn chuyên gia VNCPC đã có những trao đổi thông tin và kỹ thuật với ông Lục Chu Sơn – Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng 68 – Hà Giang. Sau buổi thảo luận này, các chuyên gia sẽ tính toán kỹ thuật để xem xét khả năng dự án đạt được các tiêu chí đề ra của Quỹ GCTF và sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với nguồn tín dụng xanh.

Theo VNCPC admin