Posts

VNCPC phối hợp cùng Bộ Công Thương tổ chức khoá đào tạo về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Trong 2 ngày (21-22/9/2023), tại Hà Nội, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) tổ chức khóa đào tạo cơ bản về sản xuất và tiêu dùng bền vững (SXTDBV) cho cán bộ thuộc Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công các tỉnh, thành phố cùng các cá nhân, đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực SXTDBV.

Khoá tập huấn có sự tham gia của hơn 40 đại biểu đại diện cho các Sở Công Thương, Trung tâm khuyến công, các đơn vị tư vấn và đơn vị liên quan, đến từ hơn 20 tỉnh thành phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Phát biểu tạo buổi khai mạc, ông Cù Huy Quang, Phó Chánh Văn phòng SXTDBV nhấn mạnh: Ngoài tập huấn những kiến thức cơ bản, những kỹ năng, những giải pháp để góp phần thúc đẩy SXTDBV, khoá đào tạo còn góp phần tạo ra mạng lưới chuyên gia về SXTDBV khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ, để cùng nhau hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi nhanh hơn.

Ông Cù Huy Quang, Phó Chánh Văn phòng Sản xuất và tiêu dùng bền vững nhấn mạnh vai trò của khoá đào tạo.

Theo đó, nội dung của khóa đào tạo đã tập trung vào các nội dung chính bao gồm: Chủ đề Sản xuất bền vững với trọng tâm là: Sử dụng Năng lượng, nước, vật liệu tiết kiệm và hiệu quả, Sử dụng hóa chất an toàn và hiệu quả, Hướng dẫn sử dụng các công cụ tính toán trong kiểm toán năng lượng…, Kinh tế tuần hoàn; Chủ đề Quản lý tài nguyên bền vững; Chủ đề Phân phối bền vững và Chủ đề Tiêu dùng bền vững, với sự trình bày của các chuyên gia đến từ Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân cùng các chuyên gia cao cấp của VNCPC.

Ngoài các nội dung trên, khóa đào tạo còn được thiết kế với các trò chơi, bài tập tương tác, tổng hợp kiến thức để tăng sự thu hút đối với học viên. Khóa học cũng đã nhận được sự đánh giá cao từ phía các học viên.

Ông Lê Xuân Thịnh, Giám đốc VNCPC phát biểu tại buổi đào tạo.

Ông Lê Xuân Thịnh – Giám đốc VNCPC cho biết: Chương trình đào tạo 2 ngày tại miền Bắc là khoá đào tạo đầu tiên được tổ chức đầu tiên trong năm 2023. Tiếp nối chương trình này, các khóa đào tạo sẽ được thực hiện tại khu vực miền Trung và khu vực phía Nam trong tháng 10 và tháng 11.

Sau khi tham gia khoá đào tạo, các đại biểu sẽ được cấp chứng nhận từ Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững. Đây cũng là tiền đề để Bộ Công Thương xây dựng và mở rộng mạng lưới về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên khắp cả nước.

Một số hình ảnh về khóa đào tạo:

VNCPC

Vị vua mới trong ngành điện: Năng lượng mặt trời

Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) đã công bố một số kịch bản phát triển năng lượng trong báo cáo Triển vọng năng lượng thế giới thường niên của mình. Theo kịch bản Chính sách (STEPS), nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi trở lại mức trước khủng hoảng vào năm 2023.

Trong kịch bản phục hồi chậm (DRS), ngành năng lượng toàn cầu sẽ phục hồi về mức trước khủng hoảng vào năm 2025. Theo kịch bản Phát triển bền vững (SDS), các mục tiêu của Thỏa thuận khí hậu Paris sẽ đạt được đúng thời hạn. Báo cáo cũng bổ sung kịch bản không phát thải ròng carbon vào năm 2050, trong đó hầu hết các quốc gia và công ty sẽ đạt được trung hòa carbon.

Trang trại năng lượng mặt trời Solucar tại Tây Ban Nha. Ảnh: Michael Melford/National Geographic Society/Corbis.

Giá năng lượng mặt trời tiếp tục xu hướng giảm

Theo các chuyên gia của hãng tư vấn Wood Mackenzie, xu hướng trên thị trường năng lượng năm 2021 là giá điện mặt trời tiếp tục giảm. Trong 5 dự án điện mặt trời có giá trúng thầu thấp nhất, 4 dự án nằm ở khu vực Trung Đông. Khu vực này có điều kiện thuận lợi để sản xuất điện mặt trời giá rẻ. Đặc biệt là giá vốn thấp, doanh thu đảm bảo và nhiều bức xạ mặt trời. Wood Mackenzie cho rằng, hiện có hai quốc gia có thể chiếm vị trí nhà sản xuất năng lượng mặt trời rẻ nhất thế giới của UAE là Tây Ban Nha và Chile. Cả hai quốc gia này đều đã thiết lập các thị trường bán buôn điện, có thể kích hoạt đấu thầu tích cực đối với các nhà phát triển năng lượng. Theo Wood Mackenzie, các chủ sở hữu tài sản điện mặt trời đang ngày càng tinh vi hơn, sẵn sàng từ bỏ doanh thu theo hợp đồng, chấp nhận đòn bẩy thương mại một phần hoặc toàn bộ để giảm chi phí điện mặt trời và gia tăng thời gian hoạt động của dự án.

Mặt trái của sự phát triển

Khối lượng chất thải từ năng lượng mặt trời hiện nay vẫn còn thấp do lĩnh vực này còn mới và thời gian bảo hành các module thường từ 25 năm trở lên. Về vấn đề này, chất thải từ các nhà máy điện mặt trời chưa phải là một vấn đề toàn cầu vì khối lượng của chúng rất nhỏ, chỉ chiếm 1% chất thải điện tử toàn cầu mỗi năm.


Trung tâm năng lượng mặt trời Mohammed bin Rashid Al Maktoum tại Du năng lượng mặt trời bai, UAE. Ảnh: Gulf News.

Tuy nhiên, cả IRENA và IEA có công bố các báo cáo về quản lý cuối vòng đời đối với các tấm pin mặt trời, công nghệ tái chế pin mặt trời, theo đó cho rằng, thế giới sẽ sản sinh ra 1,7-8 triệu tấn chất thải quang điện vào năm 2030, tùy thuộc vào các kịch bản được xem xét. Lượng rác thải từ các tấm pin mặt trời này tương ứng với 3-16% lượng rác thải điện tử hàng năm. Đến năm 2050, khối lượng pin mặt trời hết thời hạn sử dụng sẽ tăng lên từ 60-78 triệu tấn. Hiện nay có một số nhà sản xuất đã cung cấp dịch vụ tái chế module năng lượng mặt trời của mình, đồng thời thiết lập các cơ sở tái chế chuyên dụng. Ví dụ như nhà sản xuất First Solar đã triển khai chương trình toàn cầu về thu thập và tái chế module năng lượng mặt trời vào năm 2005. Công nghệ của hãng cho phép tái sử dụng 90% vật liệu bán dẫn và thủy tinh.

Module năng lượng mặt trời thường được làm bằng thủy tinh, nhôm, đồng và các vật liệu bán dẫn có thể thu hồi và tái sử dụng. Tấm silicon tinh thể thông thường bao gồm 76% khối lượng thủy tinh, 10% vật liệu polymer, 8% nhôm, 5% chất bán dẫn silicon, 1% đồng, dưới 0,1% bạc và các loại kim loại khác bao gồm thiếc và chì. Trong các loại module màng mỏng, tỷ lệ thủy tinh còn lên đến 89-97%. Đến năm 2050, thị trường tái chế module mặt trời sẽ có quy mô 15 tỷ USD/năm và khối lượng chất thải tích lũy có thể sản xuất 2 tỷ module mặt trời, tương đương với 630 GW. Do đó, việc tổ chức hợp lý, tái chế chất thải từ các nhà máy điện mặt trời có thể mang lại lợi ích lớn mà không cần các biện pháp bổ sung./.

Tiến Thắng
https://petrotimes.vn/vi-vua-moi-trong-nganh-dien-nang-luong-mat-troi-618179.html

Phát triển thành công vải làm từ tảo

Bằng cách sử dụng công nghệ in 3D, các nhà nghiên cứu tại Ðại học Delft (Hà Lan) vừa sáng chế thành công một loại vải “lai” từ tảo, có khả năng quang hợp như thực vật nhưng cũng rất bền chắc.

Loại vải in 3D thân thiện với môi trường này hứa hẹn giúp các ngành công nghiệp – đặc biệt là ngành dệt may – giảm sử dụng hóa chất độc hại và lượng khí thải carbon tạo ra trong quá trình sản xuất.

Ðầu tiên, các chuyên gia thu lấy cellulose – hợp chất hữu cơ được vi khuẩn sản xuất và bài tiết. Cellulose có nhiều đặc tính độc đáo như mềm dẻo, bền chắc và có khả năng giữ nguyên hình dạng ngay cả khi bị xoắn, vắt hoặc nhàu nát. Kế đến, họ dùng một máy in 3D để đặt tảo sống lên trên phần cellulose, giống như cách mà máy in thông thường phun ra mực lên trang giấy. Sự kết hợp giữa hai thành phần cuối cùng giúp tạo ra một loại vải độc đáo, sở hữu khả năng quang hợp của tảo và sự bền chắc của cellulose. Ðiều này đồng nghĩa vải mới có thể sử dụng ánh nắng để tự “nuôi lớn” sau nhiều tuần và có thể tái sinh bằng cách trồng lại một mẩu nhỏ khác.

Nhóm sáng chế nhận định vải mới có thể được ứng dụng để tạo ra nhiều vật dụng hữu ích, bao gồm lá nhân tạo có thể chuyển đổi nước và CO2 thành khí ôxy và năng lượng hoặc một loại da ghép quang hợp giúp vết thương mau lành.

HƯƠNG THẢO (Theo Study Finds)

https://baocantho.com.vn/phat-trien-thanh-cong-vai-lam-tu-tao-a134140.html

Việt Nam nằm trong top 3 chuyển đổi năng lượng tái tạo tại châu Á-TBD

Việt Nam đứng thứ ba trong khu vực và đứng đầu trong số các thị trường mới nổi khi Việt Nam đưa ra biểu giá điện tốt để thu hút đầu tư vào điện gió và điện mặt trời.

Trang energyvoice.com dẫn kết quả nghiên cứu mới nhất của IHS Markit (Anh) cho thấy Australia, Nhật Bản và Việt Nam đang dẫn đầu trong lĩnh vực chuyển đổi sang năng lượng tái tạo ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Theo Chỉ số bổ sung năng lượng tái tạo của IHS, mạng lưới phát triển năng lượng tái tạo đã tăng vọt ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Khoảng 1/3 số dự án năng lượng đang được xây dựng (khoảng 80 gigawatt) để sản xuất điện gió và điện mặt trời, thủy điện và các loại năng lượng tái tạo khác ở 16 thị trường trọng điểm trong khu vực.


Nhà máy điện mặt trời Sao Mai-An Giang với tổng vốn đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng hoàn thành sau 2 năm xây dựng. (Ảnh: Thanh Sang/TTXVN)

Australia đứng đầu chỉ số với 89% công suất đang được xây dựng là điện gió, điện mặt trời hoặc điện sinh khối. Xếp thứ hai là Nhật Bản. Việt Nam đứng thứ ba trong khu vực và đứng đầu trong số các thị trường mới nổi khi Việt Nam đưa ra biểu giá điện tốt để thu hút đầu tư vào điện gió và điện mặt trời. Tiếp theo là Hàn Quốc xếp thứ tư.

Phó Chủ tịch phụ trách năng lượng tái tạo và điện toàn cầu tại IHS Markit, Xizhou Zhou nhận xét: “Bảng xếp hạng của IHS cho thấy mức thu nhập không phải là yếu tố duy nhất quyết định mức độ sẵn sàng theo đuổi năng lượng sạch của một nước. Năng lượng tái tạo không còn là điều xa xỉ của nước giàu vì chi phí sẽ tiếp tục giảm.”

Hiện Trung Quốc vẫn là thị trường năng lượng tái tạo lớn nhất, chiếm 58% năng lượng điện gió và 33% số dự án năng lượng điện mặt trời vẫn đang được xây dựng. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ đứng thứ tám vì mạng lưới phát triển điện đốt than và đốt khí rộng lớn.

Chính phủ nhiều nước trong khu vực đã công bố tham vọng năng lượng sạch, trong khi một số chính phủ khác, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, thậm chí cam kết mục tiêu trung hòa khí phát thải./.

Lan Phương (TTXVN/Vietnam+)
https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-nam-trong-top-3-chuyen-doi-nang-luong-tai-tao-tai-chau-atbd/695527.vnp

Hàn Quốc xây dựng trang trại điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới

Các nhà chức trách Hàn Quốc đã ký hợp đồng trị giá 36 tỷ euro nhằm xây dựng trang trại điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới. 

Nghèo nàn về các nguồn năng lượng truyền thống, Hàn Quốc tích cực hướng tới mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Hiện nay, Hàn Quốc đang sử dụng nhiệt điện từ than nhập khẩu, chiếm tỷ trọng 40%.

Ngoài mục tiêu trung hòa carbon, Tổng thống Moon Jae-in có dự định loại bỏ dần điện hạt nhân, khai thác chủ yếu năng lượng gió, năng lượng mặt trời và thủy điện.

Ông Moon Jae-in đã giám sát việc ký kết hợp đồng trị giá 48 nghìn tỷ won (36 tỷ euro) để xây dựng một trang trại điện gió khổng lồ ngoài khơi bờ biển Sinan phía Tây Nam Hàn Quốc. Theo ông Moon, trang trại điện gió sẽ có công suất tối đa là 8,2GW, với kích thước rộng gấp 7 lần trang trại điện gió ngoài khơi lớn nhất hiện nay.

Tổng thống Hàn Quốc cũng nhấn mạnh vị trí địa lý độc đáo của bán đảo Triều Tiên. Ông khẳng định: “Hàn Quốc có tiềm năng vô tận về năng lượng gió ngoài khơi và công nghệ tốt nhất thế giới trong lĩnh vực này”.

Có 33 tổ chức khác nhau tham gia vào thỏa thuận này, bao gồm chính quyền địa phương, Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc Kepco, các công ty tư nhân lớn như Công ty xây dựng và công nghiệp nặng Doosan hay công ty SK E&S. Theo Ông Moon Jae-in, dự án cần hơn 5 năm chuẩn bị trước khi bắt đầu xây dựng, tuy nhiên chính phủ cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ.

Năm ngoái, Seoul đặt mục tiêu lọt vào top 5 quốc gia sản xuất năng lượng gió hàng đầu thế giới vào năm 2030. Hàn Quốc có 24 nhà máy điện hạt nhân với mật độ cao nhất thế giới. Quốc gia này đặt mục tiêu giảm còn 17 nhà máy vào năm 2034, cũng như một nửa sản lượng điện hạt nhân.

Nh.Thạch/AFP
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/han-quoc-xay-dung-trang-trai-dien-gio-ngoai-khoi-lon-nhat-the-gioi-600050.html

Ngành hàng không sẽ thực hiện chuyển đổi sang năng lượng “xanh” như thế nào?

Trong tương lai, ngành hàng không phản lực thế giới có thể chuyển sang sử dụng nhiên liệu mới. Tuy nhiên hình dáng của máy bay sẽ thay đổi.

Chuyển đổi xanh toàn cầu: Thế giới sẽ vận hành như thế nào?

Cùng với những con số kỷ lục về tình trạng biến đổi khí hậu, thế giới cũng đã ghi nhận những kỷ lục trong lĩnh vực tài chính và công nghệ. Lĩnh vực đầu tư vào tài sản “xanh” đang phát triển mạnh và chứng tỏ vị trí quan trọng trong quá trình chuyển đổi “xanh” toàn cầu. Khối lượng trái phiếu “xanh” phát hành tăng mạnh so với năm 2019 và đạt kỷ lục 350 tỷ USD trong năm 2020.

Xu thế chung của thế giới hiện nay là loại bỏ nhiên liệu hóa thạch và sử dụng năng lượng xanh. Để đạt được điều này, lối sống của người dân cần phải thay đổi để đáp ứng những yêu cầu trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Vậy ngành hàng không sẽ thực hiện chuyển đổi sang năng lượng “xanh” như thế nào?

Các chuyến bay sử dụng nhiên liệu thay thế đã được thực hiện trên các máy bay không người lái. Nhiên liệu thay thế được sử dụng cho ngành hàng không, ví dụ, thay vì dầu hỏa, nhiên liệu hydro được sử dụng. Có dự báo đến năm 2035 máy bay sẽ có thể bay thực sự bằng nhiên liệu như vậy.

Theo Tổng giám đốc của Viện Động cơ Hàng không Trung ương Nga (CIAM), trong tương lai, ngành hàng không phản lực thế giới có thể chuyển sang sử dụng nhiên liệu mới. Tuy nhiên hình dáng của máy bay sẽ thay đổi.

Máy bay của tương lai sẽ sử dụng nhiên liệu hydro. Vấn đề không hề đơn giản. Điểm độc đáo là về hiệu suất trọng lượng, mật độ năng lượng trên một kilogram khối lượng. Theo Tổng giám đốc CIAM, Hydro lỏng là chất lưu trữ năng lượng tốt nhất, tốt hơn nhiều lần so với dầu hỏa. Do đó, sử dụng nó rất có lãi.

Nhiên liệu khác nhau có nghĩa là máy bay khác nhau

Tuy nhiên, nhiên liệu hydro có một điểm đặc biệt: nó chiếm thể tích lớn hơn dầu hỏa. Theo đó, để phù hợp với nó, sẽ phải được thiết kế các máy bay có hình dạng khác.

Theo ý kiến chuyên gia, trong sơ đồ khí động học của máy bay hiện đại cần có sự hợp lý giữa khối lượng nhiên liệu hydro cần thiết và thể tích dùng để chuyên chở hành khách.

Ngoài ra, những chiếc máy bay như vậy đòi hỏi phải tạo ra một cơ sở hạ tầng thích hợp để lưu trữ và tiếp nhiên liệu hydro đông lạnh, nhân viên sân bay cần dược đào tạo kỹ năng làm việc thích hợp.

Ngọc Linh

https://petrotimes.vn/nganh-hang-khong-se-thuc-hien-chuyen-doi-sang-nang-luong-xanh-nhu-the-nao-600125.html

Portfolio Items