Posts

Chương trình đạo tạo online miễn phí “Hóa học xanh – Từ ý tưởng đến hành động”

Khóa đào tạo được thực hiện theo hình thức trực tuyến thông qua nền tảng Zoom, thời gian dự kiến từ 25/11 – 20/12/2021.

Dự án “Bộ công cụ IOMC về Quản lý hóa chất – Từ ý tưởng đến hành động” được tài trợ bởi Liên minh châu Âu (EU). Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) và Trung tâm Sản xuất sạch hơn Serbia là 2 đơn vị phối hợp thực hiện nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi tăng cường năng lực quản lý hóa chất theo hướng hiệu quả và bền vững.

Tại Việt Nam, Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất Sạch hơn Việt Nam (VNCPC) – thành viên của BK-Holdings (Đại học Bách Khoa Hà Nội) được lựa chọn là đơn vị để tổ chức Khóa đào tạo về “Hóa học xanh – Từ ý tưởng đến hành động”. Mục tiêu của khóa đào tạo là nâng cao nhận thức và năng lực triển khai áp dụng các công cụ quản lý hóa chất trong chiến lược quản lý hóa chất hiệu quả và bền vững, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp.

Khóa đào tạo được tổ chức theo hình thức trực tuyến thông qua nền tảng Zoom, thời gian dự kiến từ 25/11 – 20/12/2021. Trong thời lượng 7 buổi, có 1 buổi giới thiệu chung về bộ công cụ IOMC và 6 buổi đào tạo chuyên đề về Mô hình cho thuê hoá chất (Chemical Leasing) và Hoá học xanh (Green Chemistry) (Chương trình chi tiết và đường link đào tạo sẽ được gửi tới Quý học viên sau khi đăng ký). Khóa đào tạo hoàn toàn miễn phí.

Với đội ngũ giảng viên (quốc tế và Việt Nam) giàu kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực quản lý và sử dụng hóa chất hiệu quả, khóa học sẽ cung cấp thông tin bổ ích về mô hình cho thuê hóa chất và hóa học xanh trên thế giới, tiềm năng và thực tiễn ứng dụng cho một số ngành công nghiệp điển hình tại Việt Nam. Học viên sau khi đào tạo sẽ được cấp chứng chỉ và có kỹ năng sử dụng công cụ quản lý hóa chất tại đơn vị công tác.

Khóa đào tạo phù hợp với học viên là các cán bộ công tác tại các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách liên quan tới lĩnh vực hóa chất; các chuyên gia trong lĩnh vực sử dụng và quản lý hoá chất; giảng viên, sinh viên các trường đại học có liên quan; cán bộ, công nhân viên phụ trách lĩnh vực hoá chất trong doanh nghiệp; các cá nhân quan tâm khác…

Tham gia khóa đào tạo, quý vị vui lòng đăng ký trước ngày 23/11/2021 tại đây

Thông tin thêm liên hệ: Mr. Vũ Năng Nam, Điện thoại: 0977.988.624, Email: [email protected].

VNCPC

Quản lý hóa chất và chất thải để giảm thiểu áp lực cho môi trường, biến đổi khí hậu

Hiện nay hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất đang phát triển mạnh đặt ra nhiêu vấn đề áp lực lên môi trường, sức khỏe con người và biến đổi khí hậu.

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, công nghiệp hóa chất có mặt ở khắp các ngành công nghiệp, từ các khâu sản xuất hay ở các xí nghiệp, nhà xưởng đến sản xuất lương thực thực phẩm.

Ngành này có đặc điểm chính là sự đa dạng các sản phẩm, có thể phục vụ cho tất cả các ngành công nghiệp khác. Chính vì thế, công nghiệp hóa chất khai thác các tài nguyên của đất nước từ khoáng sản, dầu khí cho đến sản phẩm, phụ phẩm và thậm chí là cả phế thải của công nghiệp, nông nghiệp.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất đang phát triển mạnh. Các ngành sản xuất hóa chất, phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa dầu, hóa chất cơ bản, nguồn điện hóa học, khí công nghiệp, cao su, chất tẩy rửa, sơn, hóa dược đều đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển bền vững ở Việt Nam và đặt ra nhiêu vấn đề áp lực lên môi trường, sức khỏe con người và biến đổi khí hậu. Do vậy, chu trình quản lý hóa chất và chất thải bền vững là hết sức cần thiết để tối đa hóa các lợi ích, đóng góp vào sự thịnh vượng của nhân loại.

Kinh nghiệm cho thấy, quản lý chất thải được xem là trọng tâm của kinh tế tuần hoàn, hóa chất với kinh tế tuần hoàn là một nội dung lớn với những sáng kiến đang được áp dụng như “hóa chất cho một nền kinh tế tuần hoàn sạch để đảm bảo các hóa chất nguy hiểm và độc hại không tồn tại trong các sản phẩm tái chế; chuyển đổi từ việc bán hóa chất dưới dạng sản phẩm sang cho thuê dịch vụ; tái chế hóa chất thông qua chuyển đổi và xử lý chất thải; và thay thế hóa chất xanh cho các quá trình tuyến tính bằng áp dụng tuần hoàn hóa chất để bền vững hơn.


Cần quản lý hóa chất để phát triển bền vững. Ảnh minh họa

Để giải quyết vấn đề quản lý hợp lý hóa chất và chất thải nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, cần chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn. Chuyển dịch kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế phát thải các-bon thấp là xu thế tất yếu của thời đại, được đồng thuận toàn cầu và được các nước trên thế giới coi là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21, là cơ hội để cộng đồng toàn cầu chung tay thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu nhằm mục tiêu phát triển bền vững vì sức khỏe của người dân, môi trường thiên nhiên và Trái đất.

Việt Nam đã và đang phát động nhiều chương trình cung cấp thông tin và khuyến khích thúc đẩy kinh tế tuần hoàn cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân nhằm mục tiêu thúc đẩy thiết kế sinh thái, thúc đẩy các quy trình kinh tế tuần hoàn, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững và nhằm đảm bảo rằng chất thải và ô nhiễm được ngăn chặn, các nguồn lực vốn tự nhiên được lưu giữ và sử dụng tối đa trong nền kinh tế.

Điều kiện kinh doanh hóa chất, trừ hóa chất bị cấm theo Công ước Quốc tế về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học

Theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật hóa chất. Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương

Yêu cầu chung để đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất

Điều 4. Yêu cầu đối với nhà xưởng, kho chứa

Nhà xưởng phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với tính chất, quy mô và công nghệ sản xuất, lưu trữ hóa chất.

Nhà xưởng, kho chứa phải có lối, cửa thoát hiểm. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng hiệu, đèn báo và được thiết kế thuận lợi cho việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.

Hệ thống thông gió của nhà xưởng, kho chứa phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về hệ thống thông gió.

Hệ thống chiếu sáng đảm bảo theo quy định để đáp ứng yêu cầu sản xuất, lưu trữ hóa chất. Thiết bị điện trong nhà xưởng, kho chứa có hóa chất dễ cháy, nổ phải đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ.

Sàn nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải chịu được hóa chất, tải trọng, không gây trơn trượt, có rãnh thu gom và thoát nước tốt.

Nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải có bảng nội quy về an toàn hóa chất, có biển báo nguy hiểm phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất, treo ở nơi dễ thấy. Các biển báo thể hiện các đặc tính nguy hiểm của hóa chất phải có các thông tin: Mã nhận dạng hóa chất; hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì hình đồ cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó. Tại khu vực sản xuất có hóa chất nguy hiểm phải có bảng hướng dẫn cụ thể về quy trình thao tác an toàn ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.

Nhà xưởng, kho chứa phải có hệ thống thu lôi chống sét hoặc nằm trong khu vực được chống sét an toàn và được định kỳ kiểm tra theo các quy định hiện hành.

Đối với bồn chứa ngoài trời phải xây đê bao hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để đảm bảo hóa chất không thoát ra môi trường khi xảy ra sự cố hóa chất và có biện pháp phòng chống cháy nổ, chống sét.

Nhà xưởng, kho chứa phải đáp ứng đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 5. Yêu cầu đối với công nghệ, thiết bị, dụng cụ, bao bì

Công nghệ sản xuất hóa chất được lựa chọn đảm bảo giảm thiểu nguy cơ gây sự cố hóa chất, ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ.

Thiết bị kỹ thuật phải đạt yêu cầu chung về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với chủng loại hóa chất và quy trình công nghệ, đáp ứng được công suất sản xuất, quy mô kinh doanh. Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, bảo dưỡng theo quy định hiện hành về kiểm định máy móc, thiết bị.

Yêu cầu về bao bì

Vật chứa, bao bì phải đảm bảo kín, chắc chắn, có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển. Bao bì đã qua sử dụng phải bảo quản riêng. Trước khi nạp hóa chất, cơ sở thực hiện nạp phải kiểm tra bao bì, vật chứa hóa chất, làm sạch bao bì đã qua sử dụng để loại trừ khả năng phản ứng, cháy nổ khi nạp hóa chất. Các vật chứa, bao bì đã qua sử dụng nhưng không sử dụng lại phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

Vật chứa, bao bì chứa đựng hóa chất phải có nhãn ghi đầy đủ các nội dung theo quy định về ghi nhãn hóa chất. Nhãn của hóa chất phải đảm bảo rõ, dễ đọc và có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển.

Điều 6. Yêu cầu đối với bảo quản, vận chuyển hóa chất

Các hóa chất nguy hiểm phải được phân khu, sắp xếp theo tính chất của từng loại hóa chất. Không được bảo quản chung các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau hoặc có yêu cầu về an toàn hóa chất, phòng, chống cháy nổ khác nhau trong cùng một khu vực.

Hóa chất trong kho phải được bảo quản theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, đảm bảo yêu cầu an toàn, thuận lợi cho công tác ứng phó sự cố hóa chất.

Quá trình vận chuyển hóa chất phải thực hiện theo quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm.

Điều 7. Yêu cầu đối với hoạt động san chiết, đóng gói hóa chất

Hoạt động san chiết, đóng gói hóa chất phải được thực hiện tại địa điểm đảm bảo các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.

Thiết bị san chiết, đóng gói hóa chất phải đạt yêu cầu chung về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành. Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, bảo dưỡng theo quy định hiện hành về kiểm định máy móc, thiết bị.

Bao bì, vật chứa và nhãn hóa chất sau khi san chiết, đóng gói phải đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.

Người lao động trực tiếp san chiết, đóng gói hóa chất phải được huấn luyện về an toàn hóa chất.

An Dương
https://vietq.vn/quan-ly-hoa-chat-va-chat-thai-de-giam-thieu-ap-luc-cho-moi-truong-va-suc-khoe-d189459.html

Màn hình tinh thể lỏng và những nguy cơ rò rỉ hóa chất độc hại

Theo nghiên cứu mới đây nhất tại Mỹ cho thấy, các màn hình tinh thể lỏng đã rò rỉ hóa chất ra môi trường sau quá trình sử dụng.

Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Kỷ yếu Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa kỳ mới đây đã khẳng định, chưa biết đây có phải là vấn đề rắc rối không, nhưng chúng tôi biết rằng mọi người đang bị phơi nhiễm (với các hóa chất rò rỉ – PV), và những hóa chất này có khả năng gây hại.

Trong nghiên cứu này, nhóm khoa học đã thu thập các mẫu bụi tại 7 tòa nhà tại Trung Quốc gồm quán ăn tự phục vụ, ký túc xá sinh viên, lớp học, khách sạn, nhà, phòng thí nghiệm và một cửa hàng sửa chữa đồ điện tử.


Màn hình tinh thể lỏng có thể gây rò rỉ hóa chất độc hại gây hại sức khỏe con người. Ảnh minh họa

Gần một nửa trong số 53 mẫu bụi kiểm tra cho kết quả dương tính với các hạt tinh thể lỏng, vốn là phần phải được bịt kín hoàn toàn bên trong màn hình sau khi sản xuất. Các hạt tinh thể lỏng thậm chí còn được tìm thấy trong cả những mẫu bụi thu thập ở những nơi mà tại thời điểm thu thập không có các thiết bị LCD.

Nhóm nghiên cứu quốc tế đã phân tích 362 loại vật liệu hóa chất được sử dụng trong công nghệ sản xuất màn hình tinh thể lỏng và nhận thấy gần 100 loại có khả năng là chất độc hại. Những hạt này không phân rã nhanh và có khả năng di chuyển linh động trong môi trường.

Cũng theo nghiên cứu, khi hít phải hay ăn vào, các hạt tinh thể này có thể tích tụ lại theo thời gian trong cơ thể, gây hại cho sức khỏe, tiềm ẩn khả năng gây ra các bệnh về tiêu hóa cũng như những trục trặc sức khỏe khác.

Thông tin thêm về vụ nghiên cứu, ông John Giesy – chủ trì nghiên cứu, chuyên gia về lĩnh vực chất độc hại trong môi trường của Đại học Saskatchewan (Canada) – cho biết: “Những hóa chất này là loại bán dung dịch, có thể xâm nhập môi trường tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình sản xuất, tái chế. Chúng cũng sẽ bốc hơi khi bị đốt nóng”.

Bản thân nghiên cứu này chưa thể đánh giá chi tiết những hậu quả tiêu cực cụ thể với sức khỏe con người ở tình huống các tinh thể lỏng tích tụ lại bên trong cơ thể theo thời gian. Họ chỉ mới dừng ở kết luận trên thực tế, các tinh thể lỏng đã rò rỉ từ những thiết bị sử dụng công nghệ LCD ngay trong điều kiện sử dụng bình thường và các thành phần hóa chất bị rò rỉ đó có khả năng gây hại cho sức khỏe con người.

Các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chứng minh các chất độc hại có trong điện thoại cũng tương tự như chất chống cháy. Đây là những chất đã được chứng minh là độc hại với cơ thể sống, gây trục trặc hệ tiêu hóa của động vật và ngăn cản hấp thụ dinh dưỡng. Chúng cũng gây rối loạn hoạt động của túi mật và tuyến giáp.

Vì lẽ đó, theo tác giả chủ trì nghiên cứu Giesy, nhiệm vụ đặt ra tiếp theo với họ là hiểu và làm rõ ảnh hưởng của những hóa chất rò rỉ từ màn hình LCD với sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường.

Nói tới màn hình tinh thể lỏng, các nhà nghiên cứu cho biết, công nghệ màn hình tinh thể lỏng (LCD) đã và đang được ứng dụng rất phổ biến trong các thiết bị như điện thoại thông minh, tivi, máy tính bảng và thậm chí là các tấm thu điện mặt trời.

LCD là một loại vật chất phản xạ ánh sáng khi điện thế thay đổi. Nó hoạt động dựa trên nguyên tắc ánh sáng nền (Back Light). Nó bao gồm một lớp chất lỏng nằm giữa 2 lớp kiếng phân cực ánh sáng.

Bình thường, khi không có điện áp, các tinh thể này được xếp thẳng hàng giữa hai lớp cho phép ánh sáng truyền qua theo hình xoắn ốc. Hai bộ lọc phân cực, 2 bộ lọc màu và 2 bộ cân chỉnh sẽ xác định cường độ ánh sáng đi qua và màu nào được tạo ra trên một pixel. Khi có điện áp cấp vào, lớp canh chỉnh sẽ tạo một vùng điện tích, canh chỉnh lại các tinh thể lỏng đó. Nó không cho phép ánh sáng đi qua để hiện thị lên hình ảnh tại vị trí điểm ảnh đó. Các điểm ảnh trong màn hình LCD là một transistor cực nhỏ ở 1 trong 2 chế độ cho phép ánh sáng đi qua hoặc không. Điểm ảnh bao gồm 3 yếu tố màu: đỏ, xanh lá, xanh dương.

Các màn hình LCD trước đây thường tiêu thụ điện năng nhiều, độ tương phản thấp cho đến khi các nhà khoa học người Anh tìm ra “Biphenyl” – vật liệu chính của tinh thể lỏng, thì LCD mới thực sự phổ biến. LCD xuất hiện đầu tiên trong các máy tính cầm tay, trò chơi điện tử cầm tay, đồng hồ điện tử, … LCD ngày nay được thiết kế nhỏ gọn, nhẹ, chiếm ít không gian, chất lượng hình ảnh tốt, tiêu thụ ít năng lượng và đang thay thế dần màn hình CRT truyền thống.

An Dương (T/h)
http://vietq.vn/man-hinh-tinh-the-long-va-nhung-nguy-co-ro-ri-hoa-chat-doc-hai-d168146.html

Portfolio Items