Posts

Bản tin năng lượng xanh: không có tăng trưởng đột phá

Nhìn chung thế giới không ghi nhận sự tăng trưởng đột phá nào trong giai đoạn này. Tổng mức đầu tư lớn nhưng chưa đủ để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng. Khối lượng đầu tư vào NLTT được dự báo sẽ còn lớn hơn trong 6 tháng cuối năm.

Trước đó vào tháng 01/2021, BNEF đã công bố báo cáo về đầu tư toàn cầu vào tài sản carbon thấp trong năm 2020. Theo đó, các khoản đầu tư vào quá trình chuyển đổi năng lượng trong năm đại dịch Covid-19 đạt mức cao nhất mọi thời đại, lần đầu tiên đạt tới 500 tỷ USD.

Biểu đồ: Đầu tư NLTT thế giới từ 2006 – 2021. Xanh lá cây: nhiên liệu sinh học; Xanh dương: điện gió; Vàng: điện mặt trời; Đỏ: các nhiên liệu tái tạo khác; Hồng: vốn đầu tư.

Theo dự báo nửa cuối năm 2021 của BNEF, tăng trưởng công suất điện phân sẽ cao gấp 2 lần trong bối cảnh tăng trưởng mạnh mẽ công suất điện phân ở Trung Quốc và con số này được dự báo tăng gấp 4 lần, đạt ít nhất 1,8 GW trong năm 2022.

BNEF đã đề cập đến các kế hoạch dài hạn của Trung Quốc nhằm đạt được tính trung hòa carbon và lưu ý rằng, đây là một yếu tố tăng trưởng mạnh mẽ công suất điện phân và sản lượng hydro toàn cầu.

Theo BNEF, Trung Quốc sẽ chiếm thị phần 60-63% công suất điện phân toàn cầu. Các công ty Trung Quốc đang chứng minh rằng, họ đang đáp ứng mục tiêu trung hòa carbon bằng cách thúc đẩy thị trường máy điện phân. BNEF dự báo đến năm 2030, tổng công suất điện phân toàn cầu sẽ vượt mốc 40 GW. Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra rằng, hơn 40 quốc gia đã công bố hoặc đang phát triển các chiến lược hydro. Hơn 90 dự án hydro quy mô công nghiệp đang được lên kế hoạch trên thế giới.

Các chính phủ dự kiến sẽ tăng hỗ trợ cho nền kinh tế hydro, lên mức 11,4 tỷ USD/năm nhằm mở rộng sản xuất hydro phát thải carbon thấp trong thập kỷ này.

Tuy nhiên, BNEF nhận định, nhu cầu hydro sạch đang tăng chậm và chưa có chính sách hiệu quả để kích thích tiêu thụ nhiên liệu. Các chuyên gia của BNEF đánh giá, giá CO2 ít nhất ở mức 100 USD/tấn mới đủ để kích thích sử dụng hydro “xanh” tích cực hơn.

Viễn Đông
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/ban-tin-nang-luong-xanh-khong-co-tang-truong-dot-pha-621649.html

Cú hích cho ngành công nghiệp khí hydro của Pháp

Ngày 11/1, chính phủ Pháp thông báo thành lập Hội đồng khí Hydro Quốc gia, bao gồm khoảng 15 nhà sản xuất, chịu trách nhiệm “đóng góp” vào việc phát triển hydro không phát thải carbon ở Pháp.

“Cơ quan này là cầu nối trao đổi giữa nhà nước và các bên liên quan, đặc biệt là các lĩnh vực công nghiệp, và đo lường các hành động đã được lên kế hoạch để xác định những trở ngại trong việc phát triển hydro”, Bộ Kinh tế, Chuyển đổi và Nghiên cứu sinh thái Pháp, giải thích.

Hội đồng này sẽ họp trong khuôn khổ của Hội đồng Công nghiệp Quốc gia và sẽ tổ chức cuộc họp đầu tiên trong tháng 1/2021.

Pháp có kế hoạch đầu tư 7 tỷ euro vào năm 2030 nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của ngành hydro không phát thải carbon, đồng thời giúp ngành công nghiệp và xe tải hạng nặng trở nên ít phát thải hơn.

Theo chính phủ Pháp, mục tiêu của việc thành lập này là đẩy nhanh tốc độ làm chủ công nghệ của chuỗi giá trị và thúc đẩy quá trình chuyển đổi nhanh chóng sang quy mô công nghiệp, cho phép giảm chi phí sản xuất.

Khoảng 880.000 tấn hydro công nghiệp đã được sản xuất ở Pháp vào năm 2020 (được sử dụng để lọc dầu hoặc sản xuất phân bón hóa học), nhưng 95% là từ nhiên liệu hóa thạch, theo France Hydrogen. Đến năm 2030, ngành này đặt mục tiêu là 1,35 triệu tấn, cho các mục đích sử dụng mở rộng và 52% trong số đó được sản xuất từ năng lượng tái tạo, thậm chí là năng lượng hạt nhân hoặc hóa thạch có thu giữ carbon.

Nh.Thạch/AFP
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/cu-hich-cho-nganh-cong-nghiep-khi-hydro-cua-phap-594994.html

Lần đầu tiên sau 20 năm, cơn khát nhiên liệu sinh học hạ nhiệt

Nhu cầu về nhiên liệu sinh học giảm lần đầu tiên sau hai thập kỷ, do sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 và giá dầu giảm mạnh trong những tháng gần đây, một cú sốc đáng lo ngại cho toàn ngành.

Olivier Lemesle, giám đốc bộ phận nghiên cứu của công ty Xerfi, nhận xét: “Sự sụt giảm giá dầu đã có tác động rất tiêu cực đến nhiên liệu sinh học”, vì chúng không còn đủ sức cạnh tranh khi đối mặt với giá hiện tại của vàng đen.

Do đó, sản lượng nhiên liệu sinh học cho giao thông vào năm 2020 sẽ giảm 11,6% so với sản lượng năm 2019, tuy nhiên vẫn đạt mức kỷ lục, theo báo cáo hàng năm của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) được công bố vào đầu tháng 11.

Tổ chức cho biết trong tất cả các nguồn năng lượng tái tạo, nhiên liệu sinh học là loại nhiên liệu bị giảm sử dụng nhiều nhất do cuộc khủng hoảng y tế.

Bởi vì nhiên liệu sinh học và nhiên liệu hóa thạch không đóng vai trò ngang nhau vào năm 2020: trong khi chi phí của một thùng dầu diesel sinh học tương đương vẫn vào khoảng 70 đô la (con số do ngành công nông nghiệp Pháp đưa ra vào tháng Tư), trong khi giá thô dầu liên tục giảm từ đầu năm nay, do nhu cầu giảm mạnh bởi các biện pháp quyết liệt để hạn chế sự di chuyển của hàng hóa và người nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19.

Hiện đang phục hồi, một thùng dầu Brent đã chạm ngưỡng 50 đô la.

Tuy nhiên, các sản phẩm thay thế xăng và dầu diesel sản xuất từ ​​thực vật không thiếu ưu điểm, đặc biệt là có lợi cho môi trường vì chúng đảm bảo giảm thiểu phát thải khí nhà kính ít nhất 50% so với nhiên liệu hóa thạch tương đương.

Jean-Philippe Puig, Giám đốc điều hành của tập đoàn Avril (gần một phần ba doanh thu đến từ nhiên liệu sinh học), khẳng định: “Nhiên liệu sinh học có vị trí của nó, chúng là một phần của giải pháp môi trường”.

Tuy nhiên, bên cạnh sự cạnh tranh không bình đẳng về giá khi đối mặt với một thùng dầu thô, lĩnh vực nhiên liệu sinh học vẫn phụ thuộc vào ý chí chính trị, ví dụ như quyết định – hay không – tăng trần cho việc sử dụng nhiên liệu sinh học tại các trạm bán lẻ, vì chúng thường bị trộn lẫn nhiên liệu thông thường (ví dụ SP95-E5 chứa tối đa 5%, dầu diesel B7 lên đến 7%).

Cuối cùng, sự phát triển của ô tô điện, và trong dài hạn của động cơ hydro, là những mối đe dọa trong dài hạn với nhiên liệu nói chung và với nhiên liệu sinh học nói riêng.

Nh.Thạch/AFP
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/lan-dau-tien-sau-20-nam-con-khat-nhien-lieu-sinh-hoc-ha-nhiet-587478.html