Chương trình kết nối mạng lưới SWITCH-ASIA: “Thúc đẩy sinh kế bền vững ở Châu Á thông qua sản xuất và tiêu dùng bền vững”

Từ 4-6 tháng 11 năm 2015 tại New Delhi (Ấn Độ), Liên minh Châu Âu thông qua Chương trình SWITCH-Asia đã tổ chức chương trình kết nối mạng lưới “Thúc đẩy sinh kế bền vững ở Châu Á thông qua Sản xuất và tiêu dùng bền vững”. Hơn 200 đại biểu từ hơn 17 nước Châu Á và các nước châu Âu bao gồm các đơn vị thực hiện dự án, các nhà làm chính sách từ các cơ quan của các nước, các chuyên gia đã tham gia vào sự kiện này.

SCP

Đại diện Chính phủ Ấn độ, Cơ quan hợp tác phát triển (Liên minh Châu Âu), UNEP cùng thực hiện nghi thức thắp đèn dầu khai mạc Hội nghị

Trong ba ngày làm việc các đại biểu đã được trao đổi chia sẻ kinh nghiệm với các đại diện thực hiện các chương trình từ các nước châu Á khác nhau với các chủ đề:

  • Sinh kế và giảm nghèo: Đây là chương trình do EuropeAid tài trợ với mục tiêu giảm nghèo và cải thiện sinh kế. Năm 2015 đã được chọn là năm Châu Âu giành cho các mục tiêu phát triển nhằm nâng cao các hoạt động hỗ trợ của Châu Âu để thúc đẩy phát triển toàn cầu. Các đại biểu sẽ thảo luận để thúc đẩy Sản xuất và tiêu thụ bền vững (SCP), thực hiện các dự án xóa đói giảm nghèo ở các đô thị cũng như vùng nông thôn.
  • Các tác động của Chương trình Switch Asia trong hỗ trợ hình thành các chính sách: Phần này do Hợp phần hỗ trợ chính sách khu vực SWITCH-Asia Regional Policy Support Component (RPSC) do Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) thực hiện để đánh giá khuynh hướng chính sách từ cấp độ toàn cầu tới khu vực và cơ hội thực hiện SCP trong khu vực Châu Á hướng tới Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững.
  • Tác động của SCP đến giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu: Trong phần này các đại biểu sẽ được chia sẻ những thông tin mới nhất về biến đổi khí hậu ở Châu Á cũng như các ví dụ rất cụ thể về các công nghệ sử dụng ít các bon quy mô nhỏ được thực hiện trong các dự án do SWITCH-Asia tài trợ.
  • Thúc đẩy SCP trong giáo dục, đào tạo và chuyển giao các kỹ năng.

SCP1

 

Đại diện dự án GetGreen Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm với các đại biểu quốc tế

Phía Việt Nam có đại diện của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài Nguyên Môi trường) và hai dự án Sống xanh Việt Nam (GetGreen) do TU Delft cùng VNCPC, AITVN thực hiện và Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững (SUPA) do VNCPC, WWF và VASEP thực hiện. Trong đó dự án GetGreen được lựa chọn để chia sẻ kinh nghiệm trong việc thay đổi thói quen người tiêu dùng hướng đến phát triển bền vững.

 

Kết thúc Hội nghị, đại diện cơ quan tài trợ Chương trình Switch Asia là Liên minh Châu Âu đã đánh giá rất cao hiệu quả của chương trình với 80 dự án đã được tài trợ. EU cũng đã gia hạn chương trình cho giai đoạn II từ năm 2014 – 2020 với cam kết tài trợ lên tới hơn 120 triệu euro.

 

Các dự án do EU tài trợ thông qua chương trình Switch Asia từ 2007 – 2014.

 

Nước thực hiện dự án Tên dự án Năm thực hiện Cơ quan thực hiện
Việt Nam “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nâng cao hiểu biết và thực hiện CSR nhằm tăng cường liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất bền vững” – CSR Vietnam 2/2019-4/2013 Chủ trì:UNIDOThực hiện: VCCI, LEFASO, Eurocham VN, VITAS, VEIA, ILSSA,….
Việt Nam Thúc đẩy sử dụng Năng lượng hiệu quả và tiết kiệm thông qua hỗ trợ Phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (MEET – BIS) 4/2009-9/2013 Chủ trì:ETC Hà LanThực hiện:

RCEE, VCCI,…

Việt Nam Sống và làm việc bền vững ở Việt Nam (GetGreen) 4/2012-3/2015 Chủ trì:TU Delft Hà LanThực hiện:

VNCPC, AITVN

Việt Nam Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững ở Việt Nam 4/2013-3/2017 Chủ trì:VNCPCThực hiện:

VASEP, WWF Áo, WWF VN

Việt Nam, Lào, Campuchia Đổi mới sản phẩm bền vững ở Việt Nam, Lào, Campuchia 4/2010-9/2014 Chủ trì:TU Delft Hà LanThực hiện:

VNCPC, AITVN, LNCCI, CCPO, UNEP

Việt Nam, Lào, Campuchia Thiết lập hệ thống sản xuất mây bền vững ở VN, Lào, Campuchia 1/2009-12/2011 Chủ trì:WWF ÁoThực hiện:

VNCPC, LNCCI, AAC.