Chi 22 triệu đô để giảm phát thải cacbon từ chung cư cao tầng VN

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục Dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam”.

Dự án được Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ không hoàn lại từ nguồn viện trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF).

Dự án trên được thực hiện 4 năm với tổng hạn mức vốn 22.476.550 USD; trong đó, vốn ODA do GEF viện trợ không hoàn lại thông qua UNDP 3.198.000 USD, vốn đối ứng và đồng tài trợ của các cơ quan phía Việt Nam 19.278.550 USD.

Chi 22 triệu đô để giảm phát thải cacbon từ chung cư cao tầng VN - 1

Ảnh minh họa

Mục tiêu của Dự án là giảm lượng phát thải Cacbon bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Mức giảm phát thải trực tiếp CO2eq ước tính khoảng 37.680 tấn CO2 tính đến thời điểm Dự án kết thúc và tổng lượng phát thải CO2 trực tiếp giảm được trong cả chu kỳ dự án là 236.382 tấn CO2eq. Mức giảm phát thải gián tiếp ước tính giảm 6% lượng phát thải hàng năm cộng dồn trong 10 năm sau khi Dự án kết thúc.

Theo khampha.vn

Việt Nam xây dựng lộ trình tham gia thị trường các-bon

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Chuẩn bị sẵn sàng cho xây dựng thị trường các-bon tại Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.

Dự án nhằm tăng cường năng lực xây dựng, thực hiện và phổ biến các chính sách, công cụ quản lý nhà nước đối với các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA), hình thành công cụ thị trường, thí điểm NAMA tạo tín chỉ các-bon và xây dựng lộ trình tham gia thị trường các-bon trong nước và thế giới.

Dự án sẽ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về phát thải khí nhà kính, công cụ thị trường các-bon và lộ trình tham gia thị trường các-bon trong lĩnh vực chất thải rắn; xây dựng và triển khai thí điểm NAMA tạo tín chỉ các-bon, hệ thống báo cáo các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và lộ trình tham gia thị trường các-bon trong lĩnh vực sản xuất thép; tăng cường năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát và thực hiện các hoạt động về NAMA và NAMA tạo tín chỉ các-bon.

1445869021-3

Khí thải từ một nhà máy gây ô nhiễm môi trường. (Ảnh minh họa)

Tổng mức vốn của Dự án là 3,6 triệu USD, trong đó, vốn ODA 3 triệu USD do Chương trình “Sẵn sàng tham gia thị trường các – bon quốc tế” viện trợ không hoàn lại và ủy thác thông qua WB tại Việt Nam.

Theo kế hoạch, nguồn vốn cụ thể cho các cơ quan tham gia thực hiện Dự án được phân bổ như sau: Bộ Tài nguyên và Môi trường 1,26 triệu USD; Bộ Công Thương 760.000 USD; Bộ Xây dựng 700.000 USD; Bộ Kế hoạch và Đầu tư 140.000 USD; Bộ Tài chính 140.000 USD. Vốn đối ứng 600.000 USD (tương đương 13 tỷ VNĐ).

Thời gian thực hiện Dự án là 36 tháng sau khi Văn kiện Dự án được phê duyệt. Bộ Tài nguyên và Môi trường là Cơ quan chủ quản Dự án.

Theo khampha.vn

Phê duyệt Chương trình quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Mục tiêu của Chương trình là từng bước thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng; tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu, năng lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải; duy trì tính bền vững của hệ sinh thái tại tất cả các khâu trong vòng đời sản phẩm từ khai thác, cung ứng nguyên liệu đến sản xuất chế biến, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ sản phẩm.Cụ thể, giai đoạn 2016-2020, phấn đấu tỷ lệ doanh nghiệp trong các ngành sử dụng nhiều năng lượng, có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, xây dựng và thực hiện lộ trình áp dụng đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ sạch đạt 60-70%; tỷ lệ các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng các giải pháp về sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng đạt 50%; giảm đến khoảng 65% tỷ lệ sử dụng bao bì khó phân hủy tại các siêu thị, trung tâm thương mại và đến khoảng 50% tại các chợ dân sinh…

Phát triển chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường

Một trong các nhiệm vụ của Chương trình là xanh hóa hệ thống phân phối và phát triển chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.

Cụ thể, áp dụng sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động phân phối các sản phẩm, dịch vụ; giảm sử dụng các bao bì khó phân hủy tại các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ dân sinh; đẩy mạnh việc thay thế sử dụng các bao bì khó phân hủy bằng các loại bao bì thân thiện môi trường.

Nghiên cứu, hỗ trợ triển khai thí điểm, tổ chức phổ biến, nhân rộng một số mô hình phân phối các sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và thực hiện cấp chứng nhận mô hình phân phối xanh, thân thiện môi trường.

Thúc đẩy liên kết bền vững giữa nhà cung cấp nguyên liệu-nhà sản xuất-nhà phân phối-người tiêu dùng trong việc sản xuất, phân phối và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các đối tượng tham gia vào hệ thống phân phối và chuỗi cung ứng các sản phẩm.

Thay đổi hành vi tiêu dùng, thực hiện lối sống bền vững

Nhiệm vụ khác của Chương trình là thay đổi hành vi tiêu dùng, thực hiện lối sống bền vững. Cụ thể, tuyên truyền, vận động xây dựng lối sống thân thiện môi trường, tiêu dùng bền vững, hình thành ý thức bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải, các bon thấp, hài hòa, thân thiện môi trường.

Bên cạnh đó, tổ chức các kênh thông tin và thực hiện quảng bá sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường tới người tiêu dùng; tăng cường đào tạo và phổ biến các kiến thức, chính sách, pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho cán bộ, doanh nghiệp và người lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thực hiện các hoạt động thực hành về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Nâng cao vai trò hỗ trợ của các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho người tiêu dùng. Tiếp tục thực hiện hoạt động dán nhãn xanh Việt Nam, nhãn tiết kiệm năng lượng và các loại nhãn sinh thái khác; đẩy mạnh hoạt động đánh giá, chứng nhận sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; thực hiện hoạt động mua sắm xanh, ưu tiên đẩy mạnh các hoạt động về mua sắm công xanh; nghiên cứu triển khai áp dụng thí điểm và nhân rộng mô hình mua sắm công xanh; phát triển và phổ biến các mô hình thực hành lối sống bền vững.

Theo sxsh.vn

Hà Nội: Sẽ xây dựng và vận hành trang tin điện tử về sản xuất sạch hơn

Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5768/QĐ-UBND, phê duyệt “Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016 – 2020” nhằm khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm…

 Theo đó, kế hoạch đặt ra mục tiêu: 90% cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; 50% cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố áp dụng sản xuất sạch hơn; các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm từ 8 – 13% mức tiêu thụ nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng trên đơn vị sản phẩm; 90% doanh nghiệp lớn có cán bộ đủ năng lực hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; 100% các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố; ban quản lý các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố có cán bộ hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, UBND thành phố yêu cầu đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trên phương tiện thông tin đại chúng; nâng cao nhận thức lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cấp, các cơ sở sản xuất công nghiệp và cộng đồng dân cư trên địa bàn Thành phố.

Xây dựng, vận hành chuyên mục thông tin điện tử về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn thành phố; cập nhật, xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp các thông tin về chính sách phát triển công nghiệp; mô hình thí điểm; mô hình trình diễn thông qua các hình thức: Xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh, trang thông tin điện tử, tờ rơi và các hình thức thông tin truyền thông khác.

Hỗ trợ xây dựng thí điểm, nhân rộng các mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp.

Nâng cao năng lực quản lý, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp thông qua các hoạt động tư vấn, tập huấn đào tạo, hội thảo, hội nghị, diễn đàn; tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước; đối tượng là cán bộ quản lý, chuyên môn trong cơ quan quản lý nhà nước và cán bộ kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố…

Theo sxsh.vn

 

Thúc đẩy việc sử dụng và vận hành nồi hơi công nghiệp hiệu quả năng lượng tại Việt Nam

Sáng ngày 14/1/2016,Tổng cục Năng lượng – Bộ Công thương đã phối hợp với Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Thúc đẩy việc sử dụng và vận hành nồi hơi công nghiệp hiệu quả năng lượng tại Việt Nam”. 

Tham dự hội nghị có ông Đỗ Đức Quân, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Năng lượng; ông Patrick Jean Gilabert, Trưởng đại diện – Văn phòng UNIDO tại Việt nam; ông Sanjaya Shrestha, Cán bộ phát triển công nghiệp, Trụ sở UNIDO tại Viên, Áo; Các chuyên gia trong linh vực tiết kiệm năng lượng cùng nhiều đại biểu là các đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội.

Các đại biểu tham dự hội thảo khởi động dự án “Thúc đẩy việc sử dụng và vận hành nồi hơi công nghiệp hiệu quả năng lượng tại Việt Nam”. 

Sau phát biểu khai mạc hội thảo của Tổng cục Năng lượng và Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), các đại biểu đã lần lượt trình bày những vấn đề liên quan đến dự án như các hợp phần hoạt động, kế hoạch công tác, kế hoạch giám sát và đánh giá, tổ chức thực hiện và trách nhiệm của các bên. Bên cạnh đó, các đại biểu còn đưa ra những đánh giá về thực trạng sử dụng nồi hơi và công nghệ sản xuất nồi hơi tại Việt Nam, đánh giá các nguồn vốn hiện có hỗ trợ các dự án đầu tư hiệu quả năng lượng cũng như nhu cầu hỗ trợ kĩ thuật của các doanh nghiệp sản xuất nồi hơi Việt Nam.

Tại hội thảo, ông Bùi Thanh Hùng, Giám đốc Công ty Tiết kiệm năng lượng Bách Khoa, đã có những đánh giá về chính sách quốc gia hiện có về thúc đẩy nồi hơi hiệu quả năng lượng. Để minh họa cho phần trình bày của mình, ông đã đưa ra các tiêu chuẩn, quy định về nồi hơi; quy định của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; chính sách  về xây dựng năng lực và một số hoạt động đánh giá hiệu quả nồi hơi, hệ thống hơi nước. Song song với đó, ông Hùng cũng nêu lên những hạn chế về chính sách thúc đẩy nồi hơi hiệu quả năng lượng như: thiếu các hướng dẫn kĩ thuật để hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp tuân thủ các yêu cầu về hiệu suất năng lượng, chưa có quy định về cấp chứng nhận hiệu suất năng lượng nồi hơi,…

Ông Bùi Thanh Hùng, Giám đốc Công ty Tiết kiệm năng lượng Bách Khoa trình bày tại hội thảo.

Cuối buổi, các đại biểu tham dự đã có những thảo luận sôi nổi, đưa ra những ý kiến và kiến nghị mang tính xây dựng, góp ý rất xác đáng và thiết thực.

Với mục tiêu giảm mức năng lượng tiêu thụ và giảm lượng phát thải khí nhà kính thông qua việc thúc đẩy sử dụng và vận hành nồi hơi hiệu quả năng lượng trong công nghiệp, dự án dự kiến sẽ được thực hiện trong 4 năm, bắt đầu từ tháng 11/2015 và kết thúc vào tháng 10/2019.

Dưới đây là một số hình ảnh về hoạt động diễn ra trong buổi hội thảo:

 

Các đại biểu theo dõi phần trình bày của các chuyên gia.
Ông Trịnh Quốc Vũ, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và tiết kiệm năng lượng (trái), và ông Sanja Shrestha, Cán bộ Phát triển công nghiệp, Trụ sở UNIDO tại Viên, Áo làm chủ tọa phiên chất vấn
Ông Nguyễn Xuân Quang, Trưởng Bộ môn Hệ thống năng lượng nhiệt, Đại học Bách Khoa đang trả lời câu hỏi của đại biểu.
Theo Hà Nguyễn – Hồng Hạnh – tietkiemnangluong.com.vn

Phê duyệt Chương trình quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ Công Thương xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

c4311fc00350db8306b5e6e68221afd5_ben-vung

 

Ảnh minh hoạ

Mục tiêu của chương trình là từng bước thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng; tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu, năng lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải; duy trì tính bền vững của hệ sinh thái tại tất cả các khâu trong vòng đời sản phẩm từ khai thác, cung ứng nguyên liệu đến sản xuất chế biến, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ sản phẩm.

Cụ thể, giai đoạn 2016-2020, phấn đấu tỷ lệ doanh nghiệp trong các ngành sử dụng nhiều năng lượng, có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, xây dựng và thực hiện lộ trình áp dụng đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ sạch đạt 60 – 70%; tỷ lệ các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng các giải pháp về sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng đạt 50%; giảm đến khoảng 65% tỷ lệ sử dụng bao bì khó phân hủy tại các siêu thị, trung tâm thương mại và đến khoảng 50% tại các chợ dân sinh…

Chương trình cũng đặt ra nhiệm vụ về Phát triển chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường: Theo đóxanh hóa hệ thống phân phối và phát triển chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường. Cụ thể, áp dụng sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động phân phối các sản phẩm, dịch vụ; giảm sử dụng các bao bì khó phân hủy tại các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ dân sinh; đẩy mạnh việc thay thế sử dụng các bao bì khó phân hủy bằng các loại bao bì thân thiện môi trường.

Nghiên cứu, hỗ trợ triển khai thí điểm, tổ chức phổ biến, nhân rộng một số mô hình phân phối các sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và thực hiện cấp chứng nhận mô hình phân phối xanh, thân thiện môi trường.

Thúc đẩy liên kết bền vững giữa nhà cung cấp nguyên liệu – nhà sản xuất – nhà phân phối – người tiêu dùng trong việc sản xuất, phân phối và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các đối tượng tham gia vào hệ thống phân phối và chuỗi cung ứng các sản phẩm.

Nhiệm vụ khác của chương trình là thay đổi hành vi tiêu dùng, thực hiện lối sống bền vững. Cụ thể, tuyên truyền, vận động xây dựng lối sống thân thiện môi trường, tiêu dùng bền vững, hình thành ý thức bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải, các bon thấp, hài hòa, thân thiện môi trường.

Bên cạnh đó, tổ chức các kênh thông tin và thực hiện quảng bá sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường tới người tiêu dùng; tăng cường đào tạo và phổ biến các kiến thức, chính sách, pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho cán bộ, doanh nghiệp và người lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thực hiện các hoạt động thực hành về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Nâng cao vai trò hỗ trợ của các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho người tiêu dùng.

Tiếp tục thực hiện hoạt động dán nhãn xanh Việt Nam, nhãn tiết kiệm năng lượng và các loại nhãn sinh thái khác; đẩy mạnh hoạt động đánh giá, chứng nhận sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; thực hiện hoạt động mua sắm xanh, ưu tiên đẩy mạnh các hoạt động về mua sắm công xanh; nghiên cứu triển khai áp dụng thí điểm và nhân rộng mô hình mua sắm công xanh; phát triển và phổ biến các mô hình thực hành lối sống bền vững.

 Theo Minh Kỳ – baocongthuong.com.vn