Thiết bị tạo nước uống từ nguồn nước ô nhiễm

Thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời có khả năng tạo ra nước uống từ hầu hết nguồn nước ô nhiễm hoặc nước biển, ngay cả nước từ biển Chết. Nghiên cứu do các nhà khoa học Mỹ phát triển đã được công bố trong tạp chí Nature Nanotechnology.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas (Mỹ) đang phát triển hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời kết hợp với vật liệu hydrogel hấp thụ ánh sáng để lọc nước bằng phương pháp chưng cất.

Kỹ thuật chưng cất nước, khử muối được sử dụng phổ biến trong sản xuất nước ngọt. Tuy nhiên, các công nghệ chưng cất nước hiện tại như chưng cất đa giai đoạn và chưng cất đa tác động rất tốn kém, vì tiêu tốn nhiều năng lượng và cần có cơ sở hạ tầng hiện đại.

Kỹ thuật chưng cất nước, khử muối được sử dụng phổ biến trong sản xuất nước ngọt.

Thiết bị lọc nước bằng năng lượng mặt trời được làm từ vật liệu hydrogel với đặc tính hấp thụ ánh sáng. Cấu trúc nano của hydrogel giúp tận dụng được nhiều năng lượng Mặt Trời hơn mà không cần sử dụng thiết bị quang học hỗ trợ tập trung ánh sáng, qua đó đẩy nhanh quá trình bay hơi. Hơi nước sau đó được xử lý, ngưng tụ thành nước sạch và được đựng trong trong bình chứa.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm với mẫu nước lấy từ biển Chết có độ mặn khoảng 34% (gấp 10 lần độ mặn của nước biển thông thường). Nước sau khi lọc đáp ứng được các tiêu chuẩn nước uống của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Mỹ (EPA).

Kết quả thử nghiệm cho thấy nước sau khi lọc đáp ứng được tiêu chuẩn nước uống của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Theo Fei Zhao, thành viên trong nhóm nghiên cứu, công nghệ mới chỉ sử dụng năng lượng Mặt Trời để làm bay hơi nước và loại bỏ tạp chất. Phương pháp này đơn giản hơn và tiết kiệm chi phí hơn.

“Năng lượng Mặt Trời là nguồn nhiệt tiềm năng và bền vững nhất, đây là giải pháp tuyệt vời để chưng cất nước và khử muối”, Zhao cho biết.

Theo moitruong.com.vn

Sử dụng và quản lý hoá chất: Thách thức lớn đối với DNVVN

Hoá chất có vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp và hiện diện trong hầu hết các cơ sở sản xuất. Song sử dụng và quản lý hóa chất thế nào cho hiệu quả vẫn là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN).

Hiện nay, có khoảng 100.000 chất đang được sử dụng phổ biến trong quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp. Trong đó, có khoảng 8.000 hóa chất thương phẩm thuộc loại độc hại và mỗi năm có thêm khoảng 1.000 hóa chất mới được ra đời.

Ở Việt Nam, lượng hóa chất sử dụng hàng năm lên tới hơn 9 triệu tấn. Hầu như tất cả doanh nghiệp đều đang sử dụng ít nhất một loại hoá chất nào đó, doanh nghiệp nhiều có thể lên tới vài chục loại hoá chất khác nhau. Lượng và loại hoá chất trong từng ngành sản xuất công nghiệp là khác nhau, chẳng hạn sản xuất giấy cần các loại hoá chất như NaOH, NaCO3, H2O2, Al2(SO4)3.18H2O, ClO2, Cl2,CaO, NaSiO3 (hoá chất khử mực), Na2O4S2… với lượng từ 70 – 150 kg/tấn sản phẩm.

Hiện nay, có khoảng 100.000 chất đang được sử dụng phổ biến trong quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp.

Đối với các cơ sở dệt, nhuộm lượng hoá chất các loại sử dụng để xử lý trước và xử lý hoàn tất vải có thể từ 500 – 2.000 kg/tấn sản phẩm, trong đó có cả hoá chất dạng vô, hữu cơ là axit, kiềm, dung môi và các loại muối khác nhau. Tuy nhiên, những hoạt động liên quan đến hoá chất luôn tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người, an ninh xã hội và môi trường.

Các chất hóa học có thể gây ra những tác động:

– Vật lý như gây cháy, nổ, gây chấn thương cho người và thiệt hại cơ sở vật chất;
– Ăn mòn thiết bị, đường ống làm máy móc xuống cấp, hư hỏng;
– Ô nhiễm môi trường do hóa chất phát tán, bị tràn, rò rỉ hay hóa chất bị tồn kho, kém chất lượng thải bỏ;
– Ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động do hàng ngày tiếp xúc với hoá chất (gây các bệnh như ung thư, lao phổi, nhiễm độc, bỏng da…);

Vì sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần thực hiện quản lý hóa chất?

Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động ở nước ta thường hạn chế về nguồn lực tài chính và nhân lực có kỹ năng. Phải đối mặt với những khó khăn và vật lộn để tồn tại nên họ thường chỉ chú trọng tới việc sản xuất và bán sản phẩm của mình. Việc thực hiện quản lý hóa chất do vậy thường không được ưu tiên trong danh mục các hoạt động quản lý của công ty.

Hơn nữa, trong các doanh nghiệp hoạt động ở quy mô hộ gia đình và được quản lý theo kiểu gia đình với việc chuyển giao các kiến thức và kinh nghiệm mang tính cha truyền con nối, việc tiếp cận với các nguồn thông tin hiện đại về lưu giữ, xử lý, sử dụng đúng cách và đánh giá rủi ro liên quan đến hóa chất là rất khó. Do những hạn chế này, nhiều công ty có xu hướng phản ứng rất thụ động đối với công tác quản lý hóa chất. Nghĩa là, họ chỉ quan tâm đến công tác này chỉ sau khi có các sự cố xảy ra hay vấn đề liên quan đến sử dụng hóa chất trong sản xuất ở doanh nghiệp mình.

Khi thực hiện quản lý hóa chất các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có những trở ngại:

– Thiếu thông tin về chất lượng, số lượng, đặc tính về mức độ độc hại của tất cả các hóa chất đang được sử dụng;
– Mua hóa chất có chất lượng kém hoặc không có đủ những tính chất cần cho sản xuất;
– Hóa chất không được dán nhãn, không nhận biết được hóa chất;
– Hạn chế về nguồn lực tài chính và nhân lực;
– Không có quy định quản lý tốt hệ thống thông tin và tư liệu;
– Chưa ưu tiên đúng mức cho công tác quản lý hóa chất;
– Tuy nhiên, nếu suy nghĩ về hoá chất sử dụng ở cơ sở sản xuất, chắc chắn doanh nghiệp sẽ nhận ra:

Sử dụng hóa chất thường là nhằm mục tiêu đảm bảo đạt được những đặc tính kỹ thuật cũng như chất lượng nhất định của các sản phẩm. Song phần lớn lượng hoá chất cần được loại bỏ trước khi cho ra sản phẩm cuối ví dụ như đối với sản phẩm dệt may chỉ có một phần thuốc nhuộm được giữ lại trên sản phẩm, còn lượng lớn hoá chất (70 – 85%) phải thải bỏ trong các quá trình giặt sau mỗi công đoạn xử lý ướt hay trong công nghệ mạ điện hiệu quả sử dụng hoá chất không cao, mạ crôm chỉ khoảng 15 – 40%. Hóa chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và phá hủy môi trường sinh thái.

Sử dụng hóa chất thường là nhằm mục tiêu đảm bảo đạt được những đặc tính kỹ thuật cũng như chất lượng nhất định của các sản phẩm.

Chi phí cho hóa chất chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí sản xuất của các công ty,đặc biệt như trong dệt nhuộm, sản xuất giấy và bột giấy, gia công kim loại… chi phí cho hoá chất chiếm 25 – 30% tổng chi phí sản xuất. Như vậy, doanh nghiệp cần phải có chiến lược quản lý hoá chất cho cơ sở sản xuất của mình.

Những lợi ích đem lại cho doanh nghiệp khi quản lý hoá chất hiệu quả, đó là:

– Giảm chi phí sản xuất thông qua bất kỳ biện pháp nào có thể làm giảm lượng thất thoát, lãng phí hóa chất cũng như tránh để hóa chất bị nhiễm bẩn, bị quá hạn sử dụng cũng sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho công ty và đồng thời giúp giảm tác động môi trường gây bởi hoạt động sản xuất của công ty.

– Tăng lợi thế cạnh tranh do yêu cầu và nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm và môi trường ngày càng cao, dẫn đến việc hình thành những yêu cầu mới, ngày càng cao của người tiêu dùng đối với các nhà sản xuất và cung cấp hàng hóa trên thị trường nội địa và quốc tế. Bằng cách nhận biết và giảm sử dụng các hóa chất bị cấm và các hóa chất độc hại, doanh nghiệp tránh được sự phàn nàn của khách hàng và có thể nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường.

– Nâng cao an toàn và sức khỏe công nhân thông qua quản lý, bảo quản và sử dụng hoá chất hợp lý sẽ giảm được các rủi ro về nhiễm độc, gây bệnh nghề nghiệp hay các vụ cháy nổ. Nâng cao sức khỏe cho người lao động và thúc đẩy động lực làm việc, tăng năng suất và giảm nghỉ việc do ốm đau, hoặc chấn thương.

Cách quản lý hiệu quả hoá chất trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

Để quản lý hiệu quả hóa chất, cách tiếp cận theo hướng chiến lược phòng ngừa hay sản xuất sạch hơn sẽ giúp doanh nghiệp phòng tránh được các sự cố và giảm đáng kể những chi phí liên quan đến việc giải quyết các sự cố khi chúng xảy ra. Cách tiếp cận mang tính phòng ngừa sẽ giúp công ty khắc phục được những điểm yếu và giải quyết được khó khăn ngay từ giai đoạn đầu.

VNCPC (Tổng hợp)

Năm 2100 thế giới sẽ chạy bằng nguồn năng lượng nào?

Vấn đề lớn nhất đầu tiên cần giải quyết là ô nhiễm. Nếu không còn dùng nhiên liệu hóa thạch, thế giới năm 2100 sẽ chạy bằng nguồn năng lượng nào?

Trong năm 2018, vấn đề của hành tinh chúng ta là nỗi lo ngại về môi trường sau hai thế kỷ sử dụng nhiên liệu hóa thạch, những mối lo mà đến giờ chúng ta đang dần hiểu rõ. Tuy nhiên bất chấp những cảnh báo xấu và những nguy cơ tiềm ẩn lâu nay, con người vẫn luôn có khả năng thích nghi.

Vấn đề lớn nhất đầu tiên cần giải quyết là ô nhiễm. Nếu không còn dùng nhiên liệu hóa thạch, thế giới năm 2100 sẽ chạy bằng nguồn năng lượng nào? Những lựa chọn dễ thấy là hydro, điện, gió, và hứa hẹn nhất là công nghệ mặt trời và điện nhiệt hạch.

Năng lượng nhiệt hạch sinh ra từ việc tổng hợp hạt nhân các hạt nhân nhẹ như hydro, deutrium, tritium, tương tự cơ chế sản sinh năng lượng của mặt trời và các vì sao.

Năng lượng điện nhiệt hạch là đối tượng theo đuổi của nhiều dự án tư nhân và được chính phủ hỗ trợ vì đây là nguồn năng lượng sạch, không phát thải carbon và sẽ tạo ra “ắc quy hoàn hảo” trong tương lai một cách hiệu quả.

Với con người trong tương lai, năng lượng mặt trời sẽ rất hữu ích, còn năng lượng carbon sẽ hầu như biến mất.

Trong trường hợp điện tổng hợp nhiệt hạch vẫn quá tầm với, chúng ta luôn có mặt trời, phần quan trọng trong mọi hệ thống năng lượng hiện đại. Năm 2100, mặt trời sẽ đóng vai trò quan trọng hơn rất nhiều.

Theo cựu kỹ sư John Mankins – Trưởng của bộ phận Khám phá Con người & Phát triển Không gian thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), nhiều thập kỷ tới, nguồn điện sạch trên hành tinh chúng ta sẽ là “các vệ tinh điện mặt trời với điện không dây tầm xa, vận chuyển vô khối năng lượng mặt trời vừa túi tiền tới các thị trường toàn cầu”

Về vấn đề lưu trữ năng lượng mặt trời, theo giám đốc thích ứng toàn cầu của AECOM, Josh Sawislak, vào năm 2100, việc này sẽ được giải quyết rất tốt bằng cách biến mọi thứ thành máy thu năng lượng mặt trời, từ sơn trên tường nhà tới nhựa trên đường phố. Sau đó, các nguồn năng lượng này sẽ được lưu giữ trong một thiết bị điện mặt trời nhỏ cầm tay có kích thước bằng một chiếc điện thoại thông minh hiện nay.

Với con người trong tương lai, năng lượng mặt trời sẽ rất hữu ích, còn năng lượng carbon sẽ hầu như biến mất.

“Năng lượng carbon năm 2100 sẽ giống như việc thắp sáng bằng khí gas hôm nay. Đến lúc đó, có lẽ chúng chỉ xuất hiện ở những địa điểm mang tính chất lịch sử”, Sawislak nói.

Cùng với năng lượng mặt trời, những công nghệ sau cũng có khả năng bảo vệ hành tinh xanh: các thành phố nổi, cống thủy lợi di động, đất tổng hợp, tòa nhà sinh học, công nghệ địa cầu (là các kỹ thuật can thiệp chỉnh sửa khí hậu trên quy mô lớn nhằm đối phó với biến đổi khí hậu)…

Năm 2007, các nhà nghiên cứu Harvard đã kết luận công nghệ địa cầu vẫn quá rủi ro. Nhưng đến thế kỷ 22 thì các loại máy chỉnh sửa khí hậu trông sẽ như thế nào? Theo Popular Mechanics, đó có thể là một hạm đội các xe tự lái lớn bao trùm lên thượng tầng khí quyển để phát tỏa hàng tấn vật chất cực sạch với kích thước nhỏ như hạt bụi lên bầu trời.

Hoặc có thể là những loại máy “có khả năng loại bỏ khí thải nhà kính một cách có hiệu suất, không chỉ từ các nguồn ô nhiễm riêng lẻ mà còn từ bầu không khí, trên quy mô lớn đủ để ngăn chặn và đảo ngược biến đổi khí hậu toàn cầu”, theo lời giáo sư Lisa Alvarez-Cohen – Khoa Công nghệ môi trường ở đại học Berkeley.

Theo moitruong.com.vn

Ra mắt gạch lát xuyên nước thân thiện môi trường

Sản phẩm gạch lát xuyên nước là loại vật liệu thân thiện với môi trường giúp giảm thiểu hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, giảm thiểu tình trạng ngập úng, dưỡng ẩm duy trì phát triển hệ sinh thái tự nhiên như cây xanh, thảm cỏ.

Những năm gần đây, quá trình bê tông hóa đô thị diễn nhanh chóng gây ra không ít hệ lụy cho môi trường tự nhiên và xã hội như: hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, ngập úng, ô nhiễm, sụt giảm nguồn nước ngầm, sụt lún nền đất đô thị, tiêu diệt sinh vật tự nhiên trong lòng đất – TS Nguyễn Quang Cung – Phó Chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam, cho biết khi trao đổi với phóng viên Báo Xây dựng.

Gạch lát xuyên nước bổ sung lượng nước ngầm tại các khu đô thị, dưỡng ẩm duy trì phát triển hệ sinh thái tự nhiên như cây xanh, thảm cỏ.

Để khắc phục vấn đề này, một số quốc gia phát triển tại Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đã áp dụng sản phẩm gạch lát xuyên nước dùng làm đường giao thông, bãi đỗ xe, vỉa hè, sân công cộng và các công trình ngoài trời khác.

Theo TS Nguyễn Quang Cung, đây là loại vật liệu thân thiện với môi trường, đáp ứng được yêu cầu chịu tải trọng trong khi cho phép nước mưa xuyên qua, thẩm thấu xuống lòng đất tự nhiên, một mặt giúp giảm thiểu hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, giảm thiểu tình trạng ngập úng, duy trì nguồn nước ngầm, bảo vệ sự sống của sinh vật trong lòng đất…

Những tính năng nổi trội của gạch lát xuyên nước thế hệ mới.

“Hầu hết hệ thống thoát nước của các thành phố và đô thị lớn đều sử dụng vật liệu truyền thống như bê tông cho cống thoát nước, gạch block cho vỉa hè, bãi đỗ xe, là những loại vật liệu không giải quyết được vấn đề ngập úng trong mùa mưa do cấu trúc đặc chắc nên nước không thoát qua”, TS Nguyễn Quang Cung cho biết và đánh giá cao sản phẩm gạch lát xuyên nước mà Cty CP Gạch Khang Minh vừa giới thiệu ra thị trường mới đây.

Việc ứng dụng gạch lát xuyên nước sẽ góp phần giải quyết hàng loạt vấn đề đặt ra trong phát triển đô thị tại Việt Nam. Sau một thời gian nghiên cứu và đầu tư dây chuyền sản xuất, Cty CP Gạch Khang Minh đã sản xuất thành công sản phẩm gạch lát xuyên nước theo tiêu chuẩn quốc tế.

Đa dạng sản phẩm cho nhiều công trình trong thi công xây dựng.

Cùng với việc thực hiện đầu tư nhà máy thứ 2 với công suất 180 triệu viên gạch xây không nung, nâng gấp đôi năng suất hiện tại, Cty CP Gạch Khang Minh cũng dự phóng đầu tư thêm dây chuyền sản xuất gạch lát xuyên nước với quy mô lớn. Khang Minh đang thực hiện chiến lược phát triển trở thành nhà sản xuất Vật liệu xây dựng xanh hàng đầu Việt Nam.

Theo moitruong.com.vn

Thiết bị thông minh giúp tạo ra nước uống từ không khí 

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh, bạn hoàn toàn có thể tạo ra nước uống sạch ngay từ trong không khí nhờ thiết bị thông minh, thậm chí ở vùng sa mạc khô cằn nhất.

Ngay cả ở những nơi khô cằn nhất trên Trái đất thì phương pháp chiết xuất từ độ ẩm ít ỏi trong không khí là cách duy nhất để tồn tại trong hoàn cảnh thiếu nước trầm trọng. Và hiện nay, các nhà nghiên cứu tại MIT đã chứng minh rằng có một hệ thống có thể có tác dụng.

Thiết bị mới, dựa trên một nền tảng mà nhóm nghiên cứu đề xuất lần đầu tiên vào năm ngoái, đã được thử nghiệm trên thực tế trong điều kiện không khí khô khan tại thành phố Tempe, Arizona, khẳng định tiềm năng của phương pháp mới này. Mặc dù vậy, thiết bị vẫn còn nhiều chỗ cần phải cải thiện và nâng cấp.

Nghiên cứu mới được công bố ngày 22/3 trên tạp chí Nature Communications bao gồm một số cải tiến đáng kể so với khái niệm ban đầu mà đã được mô tả vào năm ngoái trong một bài báo trên tạp chí Science.

Các nhà nghiên cứu tại MIT đã phát triển một thiết bị mới có khả năng hút ẩm từ không khí rất khô. Ảnh: Theo Science Daily

Evelyn Wang, giáo sư Gail E. Kendall thuộc Bộ Cơ khí, tác giả cấp cao của cả hai bài báo, ông Sameer Rao thuộc MIT và cựu nghiên cứu sinh Hyunho Kim, là những tác giả chính của bài báo mới nhất, cùng với bốn người khác ở MIT và Đại học California tại Berkeley.

Bà Wang nói rằng bài báo năm ngoái đã thu hút rất nhiều sự chú ý. “Có khá nhiều ý kiến cường điệu và một số lời chỉ trích. Bây giờ, tất cả các câu hỏi được đặt ra từ thời gian qua đến nay đã được minh chứng rõ ràng trong bài báo này.”

Các nhà nghiên cứu cho biết, hệ thống, dựa trên các vật liệu công nghệ cao mới có tên là MOFs, có thể chiết xuất nước uống từ những vùng khô cằn nhất trong không khí sa mạc, với độ ẩm tương đối thấp tới 10%.

Các phương pháp chiết xuất nước từ không khí đòi hỏi mức độ cao hơn nhiều – độ ẩm 100% đối với phương pháp thu hái sương, và trên 50% đối với hệ thống làm lạnh nước thu hoạch từ sương, đòi hỏi phải có một lượng lớn năng lượng để làm mát. Vì vậy, hệ thống mới có khả năng đáp ứng nhu cầu về nước ngay cả ở những khu vực khô hạn nhất thế giới.

Bà Wang còn cho biết, nhóm nghiên cứu đang thử nghiệm thực địa tại một nơi đại diện cho những khu vực khô cằn nhất và kết quả cho thấy rằng chúng ta có thể thu hoạch được nước, ngay cả ở các điểm sương mù dưới đáy biển.

Các nhà nghiên cứu cho biết thiết bị kiểm tra chỉ được cung cấp năng lượng bởi ánh sáng Mặt trời, và mặc dù nó là một thiết bị thử nghiệm, nếu tăng sản lượng thì sẽ tương đương với hơn một phần tư lít nước mỗi ngày.

Theo ông Hyunho Kim, với sự lựa chọn vật liệu tối ưu, sản lượng có thể gấp 3 lần so với phiên bản hiện tại. Bà Wang nói: “Không giống bất kỳ phương pháp nào khác để chiết xuất nước từ không khí với độ ẩm thấp, với cách tiếp cận này, bạn thực sự có thể làm được, ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt.”

Nhưng những hệ thống này khiến máy bơm và máy nén có thể bị mòn, trong khi không có bộ phận chuyển động, nó có thể được vận hành một cách hoàn toàn thụ động ở những nơi có độ ẩm thấp nhưng lượng ánh sáng mặt trời lớn.

Trong khi nhóm nghiên cứu trước đây mô tả khả năng vận hành hệ thống một cách thụ động, ông Rao nói, “bây giờ chúng tôi đã chứng minh được rằng điều này thực sự có thể”. Phiên bản hiện tại chỉ có thể hoạt động trong một chu kỳ đêm và có ánh sáng Mặt trời, nhưng cũng có thể hoạt động liên tục bằng cách sử dụng các nguồn nhiệt độ thấp như sinh khối và nhiệt thải.

Ông Rao cho biết thêm: “Chúng tôi hy vọng sẽ có một thiết bị có khả năng sản xuất ra hàng lít nước”. Những hệ thống kiểm tra nhỏ ban đầu này chỉ được thiết kế để tạo ra một vài mililit. Hiện nay, ý tưởng là sản xuất các đơn vị đủ cung cấp nước cho các hộ gia đình cá nhân”.

Nhóm nghiên cứu kiểm tra nước từ thiết bị sản xuất và không tìm thấy dấu vết tạp chất. Thử nghiệm quang phổ khối cho thấy “không có gì khác lạ từ thiết bị rớt vào trong nước”, bà Wang nói. “Nó cho thấy thiết bị vận hành thực sự là rất ổn định, và chúng ta hoàn toàn có thể có được loại nước chất lượng cao.”

Theo moitruong.com.vn

Thiết bị phát hiện mức độ ô nhiễm không khí

Plume Labs là một trong những Công ty khởi nghiệp luôn quan tâm đến chủ đề nhức nhối là ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn. Công ty này đã xây dựng một hệ sinh thái riêng gồm 1 thiết bị đo, 1 bộ API và một ứng dụng mạng xã hội.

Thiết bị đo chất lượng không khí chỉ là một chiếc máy cầm tay nhỏ gọn, với giao diện người dùng đơn giản là 12 bóng đèn LED nhỏ. Nếu đèn phát sáng màu đỏ, nghĩa là không khí xung quanh bạn đang bị ô nhiễm trầm trọng.

Thiết bị được kết nối với các ứng dụng di động thông qua Bluetooth (Ảnh: Plume)

Kết quả đo cụ thể sẽ được gửi đến điện thoại người dùng qua Bluetooth, từ đó có thể biết được nhiều thông tin cụ thể hơn về chất lượng không khí đang hít thở. Xa hơn, ứng dụng này tạo nên một mạng lưới người dùng, qua đó biết được chất lượng không khí trong cả TP hoặc những khu vực khác trên thế giới.

Thiết bị đo đặc biệt hữu ích với những người sống trong các TP phát triển công nghiệp ồ ạt. Chiếc máy này có thể đo được những hạt bụi siêu nhỏ (PM 2.5), khí nito dioxit, ozon, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs), nhiệt độ và độ ẩm không khí. Vì kích thước nhỏ gọn, bạn có thể nhét nó vào túi hoặc treo ở ba lô, xe đạp như một phụ kiện trang sức.

Được giới thiệu tại triển lãm CES năm 2017, nhưng Công ty vẫn chưa thương mại hóa sản phẩm mà chỉ cho người dùng đặt trước và nhận hàng theo từng đợt. Giá cho một chiếc máy đo khoảng 199 USD. Dự kiến, sản phẩm sẽ được bày bán rộng rãi từ tháng 6/2018.

Theo tapchimoitruong.vn