SXSH có phải là cơ chế phát triển sạch?

 Sản xuất sạch hơn (SXSH) và cơ chế phát triển sạch có giống nhau hay không; SXSH có mối liên hệ thế nào với kiểm toán môi trường… để làm rõ những vấn đề này, chớ bỏ qua những nội dung dưới đây.

Sự giống nhau và khác nhau giữa sản xuất trực tiếp và sản xuất sạch hơn?

Trước hết, sản xuất sạch hơn không phải là một phương pháp sản xuất khác.

Theo UNEP, “SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường”.

SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.

Đây là một hoạt động mang tính “hỗ trợ” hoạt động sản xuất bình thường (sản xuất trực tiếp) của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường, giúp doanh nghiệp kiểm soát, sử dụng nguyên liệu, năng lượng, nhân công… một cách có hiệu quả thông qua đó giúp hài hòa lợi ích kinh tế – xã hội – môi trường.

Mối quan hệ giữa kiểm toán môi trường và SXSH?

Trên thực tế, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau:

Kiểm toán môi trường là một quá trình đánh giá có tính định kỳ và khách quan được văn bản hoá về việc làm thế nào để thực hiện tổ chức môi trường, quản lý môi trường và trang thiết bị môi trường hoạt động tốt.

Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường…

Kiểm toán môi trường và SXSH có mục đích áp dụng, phạm vi thực hiện, cách thức thực hiện và việc sử dụng kết quả sau kiểm toán hoàn toàn khác nhau. Ví dụ: Báo cáo kiểm toán môi trường đánh giá mức độ tuân thủ về môi trường của đối tượng được kiểm toán; Báo cáo SXSH đánh giá hiện trạng các tổn thất trong dòng thải và đưa ra các giải pháp cải tiến nhằm giảm tiêu thụ nguyên liệu, nhiên liệu, nước qua đó giảm tổn thất trong dòng thải.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, kết quả của kiểm toán môi trường có thể tạo ra động lực để thực hiện SXSH tại doanh nghiệp, do hai khái niệm có một vài điểm tương đồng như mục tiêu cắt giảm chi phí về rác thải; mục tiêu giảm chi phí về nhiên liệu và vật liệu; Phạm vi đánh giá đều có quan tâm đến tính hiệu quả trong sử dụng thiết bị, quản lý chất thải.

Mối quan hệ giữa SXSH và cơ chế phát triển sạch?

Cơ chế phát triển sạch (CDM – Clean Development Mechanism) là cơ chế hợp tác được thiết lập trong khuôn khổ nghị định thư Kyoto (Nhật Bản) tháng 12 năm 1997. Nghị định thư này đã gây dựng một khuôn khổ pháp lý mang tính toàn cầu cho các bước khởi đầu nhằm kiềm chế và kiểm soát xu hướng gia tăng phát thải khí nhà kính; trong đó đưa ra các mục tiêu giảm phát thải chính và thời gian thực hiện cho các nước phát triển. Theo đó, các nước phát triển (các nước công nghiệp) hỗ trợ, khuyến khích các nước đang phát triển thực hiện các dự án thân thiện với môi trường, nhằm phát triển bền vững.

SXSH nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất.

Mối quan hệ giữa SXSH và cơ chế phát triển sạch (CDM):

– Về bản chất đây là hai hoạt động độc lập:

SXSH thực hiện theo 6 bước, 18 nhiệm vụ của UNEP

CDM thực hiện theo khuôn khổ nghị định thư Kyoto

– Về mục đích:

SXSH nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất.

CDM nhằm kiềm chế và kiểm soát xu hướng gia tăng phát thải khí nhà kính.

CDM có đa dạng đối tượng áp dụng hơn với bất cứ hoạt động nào chính đáng mà giúp giảm phát thải khí nhà kính một cách trực tiếp hay gián tiếp. Như vậy, hoạt động áp dụng SXSH cho doanh nghiệp nếu như giúp làm giảm phát thải khí nhà kính thì cũng coi là CDM. Và khi đó, tổ chức đánh giá sẽ chúng nhận lượng khí nhà kính cắt giảm được và doanh nghiệp sẽ được kinh doanh chứng chỉ giảm phát thải đó trên thị trường CDM.

VNCPC

Đánh giá SXSH là gì?

Đánh giá sản xuất sạch hơn là tiếp cận có hệ thống để kiểm tra quá trình sản xuất hiện tại và xác định các cơ hội cải thiện quá trình đó hoặc sản phẩm.

Đánh giá SXSH là các hoạt động được tiến hành nhằm xác định các khả năng có thể mang lại hiệu quả cho cơ sở sản xuất; được thực hiện bởi bản thân doanh nghiệp hoặc do cơ quan tư vấn hỗ trợ. Việc đánh giá SXSH thường tập trung vào trả lời các câu hỏi:

Đánh giá SXSH là các hoạt động được tiến hành nhằm xác định các khả năng có thể mang lại hiệu quả cho cơ sở sản xuất.

• Các chất thải và phát thải ở đâu sinh ra?
• Các chất thải và phát thải phát sinh do nguyên nhân nào?
• Giảm thiểu và loại bỏ các chất thải và phát thải trong doanh nghiệp như thế nào?

Quá trình đánh giá SXSH được chia thành sáu bước là:

1. Khởi động;
2. Phân tích các công đoạn sản xuất;
3. Phát triển các cơ hội SXSH;
4. Lựa chọn các giải pháp SXSH;
5. Thực hiện các giải pháp SXSH;
6. Duy trì SXSH.

Sáu bước này phân ra thành 18 nhiệm vụ, cụ thể như sau:

Bước 1: Khởi động
Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH
Nhiệm vụ 2: Liệt kê các bước công nghệ và xác định lại định mức
Nhiệm vụ 3: Xác định và lựa chọn công đoạn gây lãng phí nhất

Bước 2: Phân tích các công đoạn sản xuất
Nhiệm vụ 4: Xây dựng sơ đồ công nghệ cho phần trọng tâm kiểm toán
Nhiệm vụ 5: Cân bằng vật liệu/năng lượng
Nhiệm vụ 6: Xác định cho phí cho dòng thải
Nhiệm vụ 7: Phân tích nguyên nhân

Bước 3: Phát triển các cơ hội SXSH
Nhiệm vụ 8: Xây dựng các cơ hội SXSH
Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội khả thi nhất

Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH
Nhiệm vụ 10: Đánh giá khả thi về kỹ thật
Nhiệm vụ 11: Đánh giá khả thi về kinh tế
Nhiệm vụ 12: Đánh giá về môi trường
Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp để thực hiện

Bước 5: Thực hiện các giải pháp SXSH
Nhiệm vụ 14: Chẩn bị thực hiện
Nhiệm vụ 15: Thực hiện các giải SXSH
Nhiệm vụ 16: Quan trắc và đánh giá kết quả

Bước 6: Duy trì SXSH
Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp SXSH
Nhiệm vụ 18: Lựa chọn công đoạn tiếp theo cho trọng tâm đánh giá SXSH

VNCPC

Sản xuất sạch hơn có cần đầu tư lớn không?

Khi nào cần đầu tư cho sản xuất sạch hơn (SXSH)? Chi phí đầu tư cho SXSH có lớn không… đó là những câu hỏi thường được các doanh nghiệp đặt ra khi tiếp cận với SXSH.

Doanh nghiệp có quy mô nào thì nên đầu tư cho SXSH?

Trên thực tế, các doanh nghiệp tuỳ thuộc quy mô, trình độ công nghệ, văn hoá quản lý đều có thể áp dụng SXSH ở các cấp độ khác nhau sao cho phù hợp với mình.

Qua triển khai, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng SXSH với các giải pháp đơn giản nhất như là thực hiện các biện pháp quản lý nội vi (sắp xếp hợp lý trong dây chuyền sản xuất), thực hiện tốt các quy trình công nghệ, quy trình vận hành thiết bị, các dụng cụ đo lường được hiệu chỉnh chính xác để quản lý tốt quá trình sản xuất, giảm chi phí tiêu hao nguyên nhiên liệu, điện, nước,…

Những giải pháp này không tốn chi phí đầu tư hoặc chi phí rất ít, nhưng mang lại lợi ích rất lớn về kinh tế. Theo đánh giá, nếu doanh nghiệp thực hiện quản lý nội vi tốt, hợp lý có thể giảm 20% – 30% tải lượng ô nhiễm mà không tốn khoản chi phí đầu tư nào và khoảng 20% tải lượng ô nhiễm có thể thu được với các khoản đầu tư mà thời gian hoàn vốn rất ngắn (tính bằng tháng).

Trên thực tế, các doanh nghiệp tuỳ thuộc quy mô, trình độ công nghệ, văn hoá quản lý đều có thể áp dụng SXSH ở các cấp độ khác nhau sao cho phù hợp với mình.

Tiếp theo doanh nghiệp có thể thực hiện các giải pháp đầu tư lớn hơn như thay đổi sản phẩm, thiết kế lại sản phẩm, cải tiến hoặc đổi mới công nghệ, thiết bị, thay đổi nguyên liệu thân thiện với môi trường,… Cho dù kinh phí đầu tư ít hay nhiều thì các chi phí đầu tư cho SXSH đều có thời gian thu hồi vốn nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Khi nào cần đầu tư cho SXSH?

Như trên đã trình bày, SXSH là một hành trình với các cấp độ khác nhau, từ các giải pháp SXSH đơn giản, không cần đầu tư, tiến tới các giải pháp phải đầu tư. Song khác hẳn với đầu tư xử lý cuối đường ống, các chi phí đầu tư cho SXSH đều cho thời gian thu hồi vốn nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế.

Dưới đây là một số kết quả về việc thực hiện các giải pháp SXSH tại một số nước trên thế giới và Việt Nam:

Trong Dự án Desire (Ấn Độ) thực hiện từ năm 1993 -1995 tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kết quả thu được:

Tại Úc, một công ty dệt đang nhuộm một số lượng lớn sợi dệt kim, đặc biệt là sợi 100% bông hoặc pha bông. Khi doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn, hai quá trình mới đã được đưa vào sử dụng là nhuộm lạnh gián đoạn và sử dụng thuốc nhuộm Cibacron C.

Nhuộm lạnh gián đoạn là phương pháp nhuộm chất lượng cao và hiệu quả về mặt môi trường. Quá trình này tách được lượng muối khỏi dòng thải, giảm lượng nước và năng lượng sử dụng,giảm tải lượng dòng thải và giảm diện tích sử dụng nơi sản xuất. Đồng thời, quá trình này cũng cũng sử dụng ít hoá chất hơn và làm giảm nhiều hơn lượng màu trong dòng thải. Kết quả đã giảm 12% lượng nước sử dụng; với kinh phí đầu tư là 400.000 USD, số tiền tiết kiệm hàng năm là 619.000USD và thời gian hoàn vốn là 8 tháng.

Tại Việt Nam, trong thời gian qua, Công ty TNHH Trung tâm sản xuất sạch hơn đã triển khai dự án đến một số doanh nghiệp sản xuất tại các lĩnh vực sản xuất khác nhau và đã thu được các kết quả rất thuyết phục.

Số tiền các đơn vị tiết kiệm được trong năm đối với ngành dệt là 2.800 – 73.000 USD, ngành sản xuất giấy là 91.000 – 159.000 USD, ngành sản xuất thực phẩm là 6.700 – 24.600 USD, ngành chế biến gia công kim loại là 9.900 – 261.600 USD.

Về môi trường, đã giảm được 20- 43% phát thải khí do tiết kiệm nhiên liệu đốt; giảm khoảng 20% tổng lượng nước thải, giảm 20 – 30 % tổng các thành phần ô nhiễm hữu cơ trong nước thải; giảm 5-30% chất thải rắn; giảm đáng kể tiêu thụ nguyên, nhiên liệu thô, than, dầu và nước.

VNCPC

Những rào cản khi doanh nghiệp tham gia sản xuất sạch hơn

Lợi ích của áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) là điều không ai có thể phủ nhận. Song khi bắt tay vào triển khai SXSH, doanh nghiệp vẫn gặp phải không ít khó khăn.

Doanh nghiệp nào có thể áp dụng SXSH?

SXSH có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp, với các quy mô và hình thái hoạt động khác nhau như: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch và các dịch vụ khác. Tuỳ trình độ công nghệ và trình độ quản lý mà các doanh nghiệp có thể triển khai áp dụng SXSH cho phù hợp, hiệu quả.

SXSH có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp, với các quy mô và hình thái hoạt động khác nhau.

Những khó khăn thường gặp khi doanh nghiệp áp dụng SXSH

SXSH được nhìn nhận là một phương pháp luận mà việc áp dụng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường và rất phù hợp với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, một số nguyên nhân sau vẫn còn làm hạn chế quá trình áp dụng SXSH.

Nguyên nhân từ bên ngoài công ty:

Hệ thống khung thể chế về sản xuất sạch hơn chưa được xây dựng đồng bộ;
Nguồn nhân lực về áp dụng SXSH của nhà máy còn bị hạn chế;
Khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ sạch hơn; và
Khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính bên ngoài

Khó khăn đến từ nội bộ công ty:

Nhận thức về sản xuất sạch hơn còn hạn chế, đặc biệt là sức ỳ của lãnh đạo;
Thiếu thông tin và trình độ chuyên môn;
Nguồn lực về áp dụng SXSH của các doanh nghiệp còn yếu;
Thách thức về tài chính; và
Ganh đua để đạt được lợi thế kinh doanh, đặc biệt là sức ép về lợi nhuận trước mắt, chưa chú ý đúng mức về môi trường.

Vai trò của các thành viên khi doanh nghiệp thực hiện SXSH?

SXSH yêu cầu sự tham gia của mọi thành viên trong doanh nghiệp, hay nói cách khác là phải lôi cuốn mọi người cùng tham gia.

Chuyên gia của Trung tâm Sản xuất sạch hơn tập huấn về SXSH cho các doanh nghiệp.

Đặc biệt SXSH cần có sự cam kết và chỉ đạo thực hiện tích cực từ người đứng đầu doanh nghiệp. Một đánh giá SXSH thành công nhất thiết phải có sự cam kết mạnh mẽ từ phía ban lãnh đạo. Cam kết này thể hiện qua sự tham gia và giám sát trực tiếp. Sự nghiêm túc được thể hiện qua hành động, không chỉ dừng lại ở lời nói.

Cán bộ giám sát và công nhân vận hành cần phải tham gia một cách tích cực ngay từ thời điểm ban đầu của chương trình SXSH. Công nhân là những người đóng góp đáng kể trong việc xác định, thực hiện và phát triển các giải pháp SXSH.

Làm thế nào để đạt được sự cam kết của lãnh đạo về SXSH?

• Ước tính giá trị của lượng tài nguyên mất mát dưới dạng chất thải;
• Chỉ rõ hậu quả môi trường (và tính pháp lý) của việc phát sinh dòng thải này; và
• Nhấn mạnh việc sản xuất sạch hơn có thể cải thiện hiện trạng như thế nào.

VNCPC

SXSH được các nước trên thế giới triển khai như thế nào?

Sản xuất sạch hơn (SXSH) là chương trình sản xuất đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng, trong đó có Việt Nam. Thậm chí, SXSH còn được luật hóa tại một số quốc gia từ khá sớm.

Các tổ chức quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển SXSH là:

  1. Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO);
  2. Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã phối hợp xây dựng các Trung tâm SXSH ở 26 quốc gia trên thế giới. Các trung tâm được thành lập với mục đích thúc đẩy SXSH thông qua việc đào tạo SXSH, cung cấp các thông tin và tư vấn kỹ thuật, thiết lập các trình diễn kỹ thuật tại các doanh nghiệp được lựa chọn;
  3. Tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế (OECD);
  4. Uỷ ban Kinh tế Liên hợp quốc về châu Âu (UNECE) và một số tổ chức quốc tế khác.

Hầu hết các nước đều đã có chương trình SXSH

Với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và chính quyền nước sở tại, hầu hết các nước trên thế giới đều có chương trình SXSH. Ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Canada, Hà Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch từ những năm 1985-1990 đã áp dụng SXSH, các nước ở châu Á và Đông Âu như Ấn độ, Singapore, Thái lan, Ba lan, Tiệp Khắc, Hungari… từ 1993 trở lại đây.

SXSH tại Việt Nam

Ở Việt Nam, khái niệm SXSH được đưa vào từ những năm 1996. Đến năm 1998, Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam đặt tại Viện Khoa học Công nghệ & Môi trường trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã chính thức được thành lập.

Ở Việt Nam, khái niệm SXSH được đưa vào từ những năm 1996.

SXSH tại Thái Lan

Tại Thái Lan, kế hoạch tổng thể quốc gia được xây dựng và thông qua năm 2000, với mục tiêu chung là đưa SXSH vào thực tiễn và áp dụng hiệu quả tại tất cả các ngành nhằm ngăn ngừa, giảm và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, tăng cường bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường song song với phát triển kinh tế.

Kế hoạch này có 3 mục tiêu cụ thể:

  • Giới thiệu các nguyên tắc của SXSH có thể áp dụng và thực hiện tại tất cả các ngành (Công nghiệp, Nông nghiệp, Du lịch và Dịch vụ, Tài chính và Ngân hàng, Giáo dục, nghiên cứu và phát triển)
  • Xác định các giải pháp và công cụ để hỗ trợ thực hiện SXSH; và
  • Tạo cơ cấu tổ chức thực hiện để các hoạt động của các cơ quan khác nhau được đồng bộ và tổng thể.

SXSH tại Australia

Hội đồng Bảo tồn và Môi trường Australia, NewZealand (ANZECC) đã xây dựng một chiến lược để thúc đẩy SXSH.

Họ đã tổ chức các cuộc thảo luận giữa các bên liên quan chính như chính phủ, doanh nghiệp công nghiệp, tổ chức phi chính phủ, các bên quan tâm khác và áp dụng SXSH.

Chính phủ Liên bang đã cho triển khai chương trình SXSH trên toàn nước Australia. Hầu hết các Bang đều có chương trình SXSH, các nhóm/đội SXSH đã tiến hành các chương trình trình diễn bao gồm 10 công ty trên khắp đất nước, với sự hỗ trợ của chính quyền, các hoạt động này khá thành công.

Ngoài ra họ rất tích cực trong việc tổ chức hội thảo, xuất bản tạp chí và nâng cao nhận thức cộng đồng, làm việc với các ngành công nghiệp để thúc đẩy SXSH.

SXSH tại Trung Quốc           

Tại Trung Quốc, xúc tiến SXSH đã được đưa thành Luật vào tháng 6 năm 2002.

Luật Thúc đẩy SXSH của Trung Quốc bao gồm 6 chương, 42 điều với nội dung khuyến khích thúc đẩy sản xuất sạch hơn, tăng cường hiệu quả sử dụng các tài nguyên quý hiếm, giảm và tránh thải các chất ô nhiễm nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sức khoẻ con người và thúc đẩy phát triển bền vững.

Tại Trung Quốc, xúc tiến SXSH đã được đưa thành Luật vào tháng 6 năm 2002.

Luật Thúc đẩy SXSH của Trung Quốc quy định Uỷ ban Nhà nước và các chính quyền nhân dân địa phương cấp huyện trở lên phải đưa SXSH vào các chương trình phát triển kính tế và xã hội quốc gia, các kế hoạch và chương trình bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên, phát triển công nghiệp và phát triển vùng.

Luật này cũng quy định các chính sách ưu đãi về thuế, ưu đãi và cho vay vốn tại các cấp đối với doanh nghiệp thực hiện SXSH. Trong Luật cũng quy định cụ thể các doanh nghiệp phải làm gì khi xây mới, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp công nghệ. Các nội dung khác bao gồm quy định về sản phẩm, đóng gói sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, sử dụng hoá chất, thăm dò khai thác khoáng sản, việc loại bỏ theo hạn định các công nghệ, sản phẩm lạc hậu, các biện pháp tổ chức thực hiện cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan; quy định việc xử phạt, mức phạt v.v… cũng được quy định chặt chẽ trong luật.

SXSH tại Nhật Bản

Tại Nhật Bản, công nghệ SXSH được chia thành làm hai loại hình chính, loại hình công nghệ thông thường cho mỗi biện pháp hay còn gọi là “công nghệ cứng” và công nghệ quản lý “công nghệ mềm”, dựa trên các ý tưởng về giảm tác động môi trường của tất cả các công đoạn từ khai thác nguyên liệu đầu vào đến thải bỏ hoặc tái chế các sản phẩm sau khi dụng SXSH. Hình thức SXSH phổ biến nhất được thể hiện thông qua các chính sách về tiết kiệm năng lượng, với mục tiêu làm giảm phát thải khí nhà kính.

Hiện nay đã có 190 công nghệ SXSH của Nhật Bản được Trung tâm Công nghệ môi trường Liên hợp quốc xây dựng thành một cơ sở dữ liệu mà có thể chuyển giao vào các nước đang phát triển (được đánh giá và tổng hợp bởi “Uỷ ban xúc tiến Công nghệ SXSH ” của Trung tâm Môi trường toàn cầu)

Công nghệ SXSH được chia theo loại hình công nghệ (các loại hình công nghệ khác nhau như thay đổi nguyên liệu đầu vào, đơn giản hoá quy trình, cải tiến kiểm soát quá trình, thay đổi công nghệ v.v.) cho các loại hình công nghiệp khác nhau như ngành công nghiệp dệt, ngành công nghiệp hoá chất, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm…

Thực tế cho thấy, SXSH là một hướng đi đúng đắn đã được rất nhiều quốc gia trên thế giới triển khai để đảm bảo sự phát triển bền vững, cũng như nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

VNCPC

SXSH đã được triển khai tại Việt Nam từ khi nào?

Với sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc, năm 1998, Việt Nam đã có Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC) đặt tại Viện Khoa học Công nghệ & Môi trường, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Trung tâm này đã có những hoạt động như đào tạo các giảng viên tiềm năng, tiến hành thí điểm trình diễn sản xuất sạch hơn (SXSH) tại một số cơ sở sản xuất, đào tạo nâng cao trình độ về SXSH cho các cán bộ kỹ thuật. Thông qua các hoạt động thực tế, trung tâm đã đánh giá các doanh nghiệp Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc áp dụng SXSH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời bảo vệ môi trường. Ngoài ra, trung tâm còn có chương trình trình diễn các dự án SXSH tại 15 công ty đồng thời đào tạo cho cán bộ của cơ sở trong quá trình thực hiện.

Từ năm 2000, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) cũng đã có những hoạt động triển khai thực hiện SXSH.

Hiện số doanh nghiệp tiếp cận và tham gia vào dự án sản xuất sạch hơn đã không ngừng tăng lên theo thời gian, tuy nhiên con số này vẫn còn khá khiêm tốn so với những lợi ích mà áp dụng SXSH mang lại.

Bộ Công Thương đã tham gia vào dự án “Những chiến lược và cơ chế khuyến khích đầu tư SXSH tại các nước đang phát triển“ của UNEP và là đầu mối tổ chức hợp phần “Quá trình đầu tư cho SXSH“ của dự án này.

Bộ cũng đã tổ chức 5 khoá đào tạo cho các cán bộ chủ chốt của ngành công nghiệp trong cả nước về SXSH, cách lập dự án đầu tư và khai thác nguồn vốn. Một số cơ quan khoa học trong Bộ đó tổ chức nghiên cứu và tham gia các hoạt động đào tạo, phổ biến thông tin, điều tra, khảo sát tiềm năng SXSH của số cơ sở được lựa chọn.

Đến năm 2005, đã có khoảng 180 doanh nghiệp công nghiệp tại 34 tỉnh thành đã tham gia vào các hoạt động đánh giá/trình diễn SXSH, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như: Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Nam Định, Phú Thọ, Việt Trì, Thái Nguyên, Hà Nội…

Hiện số doanh nghiệp tiếp cận và tham gia vào dự án sản xuất sạch hơn đã không ngừng tăng lên theo thời gian, tuy nhiên con số này vẫn còn khá khiêm tốn so với những lợi ích mà áp dụng SXSH mang lại cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

VNCPC