Posts

VNCPC tổ chức hội thảo “Phổ biến tài liệu Hướng dẫn áp dụng kinh tế tuần hoàn cho chất thải rắn ngành Dệt May” 

Ngày 12/12/2024, tại Hà Nội, Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) đã tổ chức hội thảo Phổ biến tài liệu Hướng dẫn áp dụng kinh tế tuần hoàn cho chất thải rắn ngành Dệt May”, với sự tham gia của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp ngành Dệt May theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hội thảo là hoạt động trong nhiệm vụ “Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn cho chất thải rắn ngành Dệt May” thuộc Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030, được Bộ Công Thương giao cho VNCPC thực hiện.

Đại biểu tham gia hội thảo chụp ảnh lưu niệm.

Phát biểu tại hội thảo TS. Lê Xuân Thịnh – Giám đốc VNCPC cho biết: Trong những năm gần đây, Dệt May là ngành có những bước phát triển vượt trội với kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 37,5 tỷ USD. Ngành đã tạo việc làm cho khoảng 2,5 triệu lao động trên khắp cả nước. Song bên cạnh mặt tích cực, Dệt May cũng bị xem là ngành gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Theo một khảo sát tại 30 nhà máy may ở Việt Nam, công đoạn cắt may đã tạo ra hơn 863 tấn vải vụn mỗi tháng. Điều này dẫn đến, gần 5% diện tích bãi chôn lấp đang dùng cho chôn lấp chất thải Dệt May và 20% nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước đến từ quá trình xử lý dệt, nhuộm.

Trong bối cảnh trên, kinh tế tuần hoàn được xem là giải pháp toàn diện, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế – xã hội –  môi trường cho cả quốc gia nói chung và doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành Dệt May.

TS. Lê Xuân Thịnh – Giám đốc VNCPC trình bày về lợi ích của kinh tế tuần hoàn.

Cũng tại hội thảo TS. Nguyễn Văn Thông – Nguyên giám đốc Viện nghiên cứu Dệt May đã có bài trình bày về hiện trạng và xu hướng áp dụng kinh tế tuần hoàn đối với ngành Dệt May tại Việt Nam, đặc biệt đối với chất thải rắn.

TS. Nguyễn Văn Thông trình bày về hiện trạng và xu hướng áp dụng kinh tế tuần hoàn đối với ngành Dệt May tại Việt Nam.

Phần trình bày của Ths.Vũ Năng Nam – Thành viên ban soạn thảo về Tài liệu hướng dẫn áp dụng kinh tế tuần hoàn đối với chất thải rắn ngành Dệt May, với các bước áp dụng kinh tế tuần hoàn cho chất thải rắn ngành Dệt May đã nhận được sự đánh giá cao từ cộng đồng doanh nghiệp cũng như các câu hỏi liên quan dành cho ban soạn thảo.

Ths.Vũ Năng Nam hướng dẫn các bước áp dụng kinh tế tuần hoàn cho chất thải rắn ngành Dệt May.

Một số hình ảnh về các hoạt động tại hội thảo:

VNCPC

MỜI THAM GIA HỘI THẢO – Phổ biến tài liệu Hướng dẫn Áp dụng Kinh tế tuần hoàn cho chất thải rắn ngành Dệt May

Ngày 01/10/2024, Bộ Công Thương Công bố quyết định về việc giao nhiệm vụ: “Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện Mô hình Kinh tế tuần hoàn cho chất thải rắn ngành Dệt May” thuộc Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021- 2030 của Bộ Công Thương cho Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam.
Hội thảo là một phần của nhiệm vụ với mục tiêu phổ biến và hoàn thiện tài liệu hướng dẫn thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn cho chất thải rắn ngành Dệt May.
Thời gian: 7h30 – 12h00, Thứ Năm, ngày 12/12/2024
Địa điểm: Khách sạn TQT= Số 01 phố Yết Kiêu, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hình thức tham gia hội thảo: Offline/Online
Đường link đăng ký tham gia hội thảo: https://vncpc.org/moit-huong-dan-ktth-12122024/
Thành phần đại biểu tham gia:
Cơ quan quản lý nhà nước (Đại diện các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Đại diện Sở, Ban ngành các tỉnh/thành phố có liên quan)

Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ngành Dệt May (Lãnh đạo doanh nghiệp; Cán bộ phụ trách về môi trường, chất lượng, sản xuất…)

Giảng viên, nhà khoa học đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước; các tổ chức nghiên cứu độc lập về môi trường và bền vững
Đại diện các tổ chức trong và ngoài nước triển khai các sáng kiến bền vững, xanh hóa, kinh tế tuần hoàn ngành dệt may (WWF, GIZ, IDH, Aii, UNDP…)

Hiệp hội Dệt May Việt Nam
Đại diện các nhãn hàng thời trang
Xin trân trọng kính mời quý doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức quan tâm đăng ký tham gia!
VNCPC

THƯ MỜI THAM GIA KHẢO SÁT “HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRONG NGÀNH DỆT MAY”

Kính gửi: Quý Doanh nghiệp 

Lời đầu tiên, Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) xin gửi đến  Quý Doanh nghiệp lời chào trân trọng nhất.

VNCPC là đơn vị tư vấn thuộc BK Holdings (Đại học Bách khoa Hà Nội) và là thành viên chính thức của mạng lưới toàn cầu về Sử dụng Hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất sạch hơn (RECP-net) của UNIDO – UNEP.

Căn cứ Quyết định số 1384 QĐ-VP ngày 01/10/2024 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu “Xây dựng Tài liệu Hướng dẫn Thực hiện Mô hình Kinh tế tuần hoàn cho Chất thải rắn ngành Dệt May” thuộc Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030, Vụ tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững đã giao cho VNCPC thực hiện nhiệm vụ trên.

Mục tiêu của nhiệm vụ là hỗ trợ các doanh nghiệp Dệt May áp dụng hiệu quả mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, hướng đến sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Nhằm thu thập số liệu để đánh giá đúng và đầy đủ về hiện trạng chất thải rắn trong ngành Dệt May, trên cơ sở đó xây dựng Tài liệu Hướng dẫn Thực hiện Mô hình Kinh tế tuần hoàn cho Chất thải rắn ngành Dệt May, VNCPC kính mong Quý Doanh nghiệp  tham gia cung cấp thông tin trong: “Khảo sát về hiện trạng quản lý chất thải rắn trong ngành Dệt May” tại đây.

Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác từ Quý Doanh nghiệp trong khảo sát này. Những thông tin và đóng góp của Quý Doanh nghiệp sẽ giúp chúng tôi xây dựng và hoàn thiện tài liệu  hướng tới hỗ trợ doanh nghiệp trong quản lý chất thải một cách hiệu quả nhất.

Sau khi hoàn thành Tài liệu Hướng dẫn về Mô hình Kinh tế tuần hoàn cho Chất thải rắn ngành Dệt May, chúng tôi trân trọng kính mời Quý Doanh nghiệp tham gia Hội thảo giới thiệu và triển khai tài liệu hướng dẫn. Hội thảo sẽ là dịp để Quý Doanh nghiệp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia trong  ngành.

Chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm và tham gia của Quý Doanh nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn!

Để biết thêm thông tin xin vui lòng liên hệ:

Cán bộ hỗ trợ: Lê Văn Tùng, email: [email protected], di động: 0971.318.892.