Lần đầu tiên sau 20 năm, cơn khát nhiên liệu sinh học hạ nhiệt

Nhu cầu về nhiên liệu sinh học giảm lần đầu tiên sau hai thập kỷ, do sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 và giá dầu giảm mạnh trong những tháng gần đây, một cú sốc đáng lo ngại cho toàn ngành.

Olivier Lemesle, giám đốc bộ phận nghiên cứu của công ty Xerfi, nhận xét: “Sự sụt giảm giá dầu đã có tác động rất tiêu cực đến nhiên liệu sinh học”, vì chúng không còn đủ sức cạnh tranh khi đối mặt với giá hiện tại của vàng đen.

Do đó, sản lượng nhiên liệu sinh học cho giao thông vào năm 2020 sẽ giảm 11,6% so với sản lượng năm 2019, tuy nhiên vẫn đạt mức kỷ lục, theo báo cáo hàng năm của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) được công bố vào đầu tháng 11.

Tổ chức cho biết trong tất cả các nguồn năng lượng tái tạo, nhiên liệu sinh học là loại nhiên liệu bị giảm sử dụng nhiều nhất do cuộc khủng hoảng y tế.

Bởi vì nhiên liệu sinh học và nhiên liệu hóa thạch không đóng vai trò ngang nhau vào năm 2020: trong khi chi phí của một thùng dầu diesel sinh học tương đương vẫn vào khoảng 70 đô la (con số do ngành công nông nghiệp Pháp đưa ra vào tháng Tư), trong khi giá thô dầu liên tục giảm từ đầu năm nay, do nhu cầu giảm mạnh bởi các biện pháp quyết liệt để hạn chế sự di chuyển của hàng hóa và người nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19.

Hiện đang phục hồi, một thùng dầu Brent đã chạm ngưỡng 50 đô la.

Tuy nhiên, các sản phẩm thay thế xăng và dầu diesel sản xuất từ ​​thực vật không thiếu ưu điểm, đặc biệt là có lợi cho môi trường vì chúng đảm bảo giảm thiểu phát thải khí nhà kính ít nhất 50% so với nhiên liệu hóa thạch tương đương.

Jean-Philippe Puig, Giám đốc điều hành của tập đoàn Avril (gần một phần ba doanh thu đến từ nhiên liệu sinh học), khẳng định: “Nhiên liệu sinh học có vị trí của nó, chúng là một phần của giải pháp môi trường”.

Tuy nhiên, bên cạnh sự cạnh tranh không bình đẳng về giá khi đối mặt với một thùng dầu thô, lĩnh vực nhiên liệu sinh học vẫn phụ thuộc vào ý chí chính trị, ví dụ như quyết định – hay không – tăng trần cho việc sử dụng nhiên liệu sinh học tại các trạm bán lẻ, vì chúng thường bị trộn lẫn nhiên liệu thông thường (ví dụ SP95-E5 chứa tối đa 5%, dầu diesel B7 lên đến 7%).

Cuối cùng, sự phát triển của ô tô điện, và trong dài hạn của động cơ hydro, là những mối đe dọa trong dài hạn với nhiên liệu nói chung và với nhiên liệu sinh học nói riêng.

Nh.Thạch/AFP
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/lan-dau-tien-sau-20-nam-con-khat-nhien-lieu-sinh-hoc-ha-nhiet-587478.html

Để hydro xanh trở thành nhiên liệu cạnh tranh

Theo đánh giá của S&P Global Ratings, hydro xanh sẽ trở thành nhiên liệu cạnh tranh nếu giảm được 50% chi phí.

Hiện tại, nhu cầu toàn cầu về hydro là 73 triệu tấn. Khoảng 50% được tiêu thụ trong tinh chế, 40% trong sản xuất phân bón.

Chi phí sản xuất hydro phụ thuộc nhiều vào giá khí đốt và các nguồn năng lượng tái tạo. Vào tháng 10/2020, hydro xám tại Vịnh Mexico có giá 1,25 USD/kg, tại California – 2 USD/kg, tại Hà Lan – 1,7 USD/kg, tại Nhật Bản – 2,7 USD/kg. Chi phí cho hydro xanh cao hơn khoảng 0,2 USD/kg.

Chi phí hydro được sản xuất bằng điện phân, dựa trên giá điện giao ngay tại Vịnh Mexico là 2,8 USD/kg, ở California là hơn 4 USD/kg, ở Hà Lan – 4,3 USD/kg, ở Nhật Bản – 5,3 USD/kg.

Để hydro xanh trở thành nhiên liệu cạnh tranh, chi phí sản xuất phải giảm hơn một nửa – ít nhất là xuống còn 2 USD/kg. LCOE giảm 10 USD/MW vào năm 2030 có thể giảm chi phí hydro 0,4-0,5 USD/kg; giảm đơn vị CAPEX mỗi máy điện phân 250 USD/kW làm giảm giá hydro 0,3-0,4 USD/kg; tăng hiệu quả của máy điện phân từ 40% hiện tại lên 50% có thể dẫn đến giảm chi phí hydro 0,2-0,3 USD/kg.

Viễn Đông
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/de-hydro-xanh-tro-thanh-nhien-lieu-canh-tranh-587323.html

Rolls-Royce xây dựng nhà máy điện hạt nhân mini

Rolls-Royce (Anh) cho biết, hãng dự định xây dựng 16 nhà máy điện hạt nhân công suất nhỏ (mini), sử dụng các lò phản ứng module (small modular reactor – SMR).

Dự án nằm trong kế hoạch phục hồi kinh tế bị trì hoãn từ lâu của Anh và chính phủ nước này với kinh phí đầu tư đạt 200 triệu bảng Anh cho dự án này. Rolls-Royce cho biết, mạng lưới các nhà máy điện hạt nhân mini của hãng sẽ không chỉ góp phần giảm phát thải khí nhà kính mà còn xây dựng ngành sản xuất SMR của Vương quốc Anh.

Rolls Royce cho biết thêm, thay vì xây dựng nhà máy điện hạt nhân công suất lớn (full size), hãng có thể xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mini với các SMR được sản xuất ngay tại chỗ. Cách tiếp cận này có thể giúp chế tạo hàng trăm linh phụ kiện, thiết bị cần thiết một cách tập trung và chuyển đến công trường xây dựng. Tuy nhiên, các nhà môi trường tại Anh cho rằng, các nhà máy điện hạt nhân mini không phải là giải pháp tốt nhất cho vấn đề phát thải ở nước này.

Viễn Đông
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/rolls-royce-xay-dung-nha-may-dien-hat-nhan-mini-586123.html

Anh chuẩn bị cấm bán xe chạy xăng, dầu Diesel từ năm 2030

Chính phủ Anh quyết định cấm bán các loại xe chạy bằng xăng và dầu diesel từ năm 2030, nhằm thúc đẩy thị trường xe điện, đồng thời hướng đến mục tiêu đưa mức khí thải về 0 vào năm 2050.

Thủ tướng Anh Boris Johnson mới đây đã công bố một kế hoạch gồm 10 điểm, với mục tiêu đối phó với biến đổi khí hậu và tạo ra một cuộc “cách mạng xanh”.

Đáng chú ý, theo kế hoạch này, bắt đầu từ năm 2030, chính phủ Anh sẽ cấm bán các loại xe chạy bằng xăng và dầu diesel. Ban đầu lệnh cấm này được lên kế hoạch thi hành vào năm 2040, song đã được đẩy sớm lên 10 năm, nhằm thúc đẩy thị trường xe điện tại Anh, đồng thời hướng đến mục tiêu đưa mức khí thải về 0 vào năm 2050.

Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng kế hoạch này vẫn chưa có nhiều tính khả thi. Hiện nay, Anh mới chỉ có chưa đến 1% số xe trên đường phố chạy hoàn toàn bằng điện, trong khi mới có khoảng 6% địa phương đã bố trí các trạm sạc điện ở những khu dân cư.

Do đó, chính phủ Anh sẽ phải đầu tư thêm rất nhiều vào cơ sở hạ tầng để có thể “khai tử” các loại phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Từ lâu nay, ngành công nghiệp ôtô luôn cho rằng chính phủ Anh sẽ phải đầu tư rất nhiều để khuyến khích người dân chuyển sang dùng xe điện, bởi loại phương tiện này hiện vẫn tốn kém hơn các loại xe chạy xăng dầu thông thường./.

Vi Diệu (Vietnam+)
https://www.vietnamplus.vn/anh-chuan-bi-cam-ban-xe-chay-xang-dau-diesel-tu-nam-2030/677579.vnp

Năng lượng tái tạo: Tính ưu việt và khả năng tái chế cao

Tính đến hết tháng 9/2020, tổng công suất lắp đặt điện năng lượng tái tạo đạt 5,5 GW, gồm: điện Mặt Trời, điện gió, điện sinh khối… chiếm khoảng 11,2% tổng công suất lắp đặt toàn quốc.

Ngành năng lượng tái tạo Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua và xét về mọi mặt thì đây xu thế không thể đảo ngược trên thị trường.

Đặc biệt, nếu có định hướng đúng, các quốc gia có thể huy động được nguồn lực lớn cho phát triển hạ tầng thiết yếu, góp phần thúc đẩy kinh tế trong tương lai.

Tại Việt Nam, muốn giữ vững tốc độ phát triển và tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc được dự báo giai đoạn 2016-2020 là 10,6%/năm ở giai đoạn 2016-2020 và 8,5% ở giai đoạn 2021-2025.

Còn theo Bộ Công thương, nhu cầu năng lượng cho năm 2020 phải đạt 235 tỷ kWh điện và đến năm 2025 cần 352 tỷ kWh. Do đó, mức tăng trưởng nguồn điện cần đạt khoảng 60.000 MW công suất nguồn trong năm 2020 và sẽ còn tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo.

Nhà máy năng lượng Mặt Trời BCG-CME Long An 1 tại xã Thạnh An, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.

Tuy nhiên, với bối cảnh nguồn điện than không còn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển do tác động nguy hại đến môi trường, điện hạt nhân đã dừng, thủy điện không còn nhiều dư địa và nguồn điện khí hóa lỏng cần thời gian dài để phát triển, thì sự phát triển của nguồn năng lượng tái tạo đang là một chiến lược cần được ưu tiên hàng đầu.

Điển hình, điện gió và điện Mặt Trời đang cho thấy là giải pháp giúp tăng nhanh nguồn cung và giảm sự thiếu hụt về điện năng.

Tính đến hết tháng 9/2020, tổng công suất lắp đặt điện năng lượng tái tạo đạt 5,5 GW, gồm: điện Mặt Trời, điện gió, điện sinh khối… chiếm khoảng 11,2% tổng công suất lắp đặt toàn quốc.

Các dự án điện Mặt Trời đã xây dựng có thể thấy rằng, suất đầu tư trung bình đối với điện Mặt Trời hiện nay ở Việt Nam là 1.038 USD/kWp (tương đương trên 23 triệu đồng/1 kWp, thấp hơn bất cứ suất đầu tư nguồn điện nào.

Quy hoạch điện quốc gia và cấp tỉnh với tổng công suất phát điện đến năm 2020 là 6.100 MW và năm 2030 là 7.200 MW. Ngoài ra, còn 221 dự án đang chờ phê duyệt, công suất đăng ký hơn 14.330 MW.

Ghi nhận ý kiến một số chuyên gia cho rằng, tấm pin năng lượng Mặt Trời hoàn toàn có thể tái chế với tỷ lệ rất cao và điều này không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, môi trường mà còn một lần nữa khẳng định điện Mặt Trời là nguồn năng lượng sạch.

Ngoài ra, tấm pin Mặt Trời là những sản phẩm “double green,” sau nhiều năm tạo ra điện sạch từ quang năng có thể tiếp tục được tái chế để làm ra những tấm pin mới hoặc sử dụng trong các ngành công nghiệp khác.

Việc tái chế tấm pin Mặt Trời sẽ giúp ngành công nghiệp điện Mặt Trời ngày càng phát triển. Dự kiến đến năm 2050, sẽ có 2 tỷ tấm pin năng lượng Mặt Trời mới được sản xuất hoàn toàn từ nguồn vật liệu tái sử dụng này.

Điều này có nghĩa là sẽ có 630 GW năng lượng sạch được sản xuất nhờ nguồn vật liệu tái chế. Ngoài ra, các nhà máy tái chế tấm pin năng lượng Mặt Trời cũng tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho con người.

Trên thế giới, EU là khu vực đầu tiên ban hành các luật về phế thải điện Mặt Trời (Thông tư WEEE). Luật này bao gồm các vấn đề như thu gom, tái chế, tái sử dụng các tấm pin Mặt Trời phế thải, trách nhiệm của các nhà sản xuất, cung cấp tấm pin.

Với các tấm pin Mặt Trời không còn sử dụng, EU quy định tỷ lệ tái chế /tái sử dụng là 85%/80%. Anh, Đức, Séc… là những quốc gia tiên phong thực hiện thông tư này.

Hiện nay, đã có nhiều nhà máy xử lý các tấm pin Mặt Trời cũ với tỷ lệ tái chế lên đến 96%. Đồng thời, khi tái chế 1 tấn tấm pin Mặt Trời tương đương việc tránh được 1.2 tấn CO2 thải ra.

Nhiều quốc gia cũng đang nghiên cứu các công nghệ để việc tái chế tấm pin năng lượng Mặt Trời ngày càng hiệu quả, chi phí thấp, rút ngắn thời gian tái chế…

Đơn cử, sau khi mở nhà máy tái chế tấm pin Mặt Trời tại Rousset, miền Nam nước Pháp năm 2018 và là nhà máy tái chế tấm pin Mặt Trời đầu tiên của châu Âu, vừa mới đây Veolia công bố mỗi năm nhà máy này có thể tái chế được 40 tấn tấm pin Mặt Trời và dự kiến vào năm 2020 nhà máy này sẽ tái chế lên tới 4.000 tấn vào năm 2022.

Trong một nghiên cứu về tái chế tấm pin năng lượng Mặt Trời, Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) cho rằng, về lâu dài, việc xây dựng các nhà máy tái chế PV chuyên dụng rất có ý nghĩa.

IRENA ước tính các vật liệu thu hồi có thể trị giá 450 triệu USD vào năm 2030 và hơn 15 tỷ USD vào năm 2050.

Thùy Chi (Vietnam+)
https://www.vietnamplus.vn/nang-luong-tai-tao-tinh-uu-viet-va-kha-nang-tai-che-cao/677377.vnp

Châu Á đang dần quay lưng với nhiên liệu hoá thạch?

Trong thời gian ngắn vừa qua, thị trường năng lượng thế giới chứng kiến ​​một làn sóng tuyên bố cắt giảm khí thải từ các nước châu Á, báo hiệu động thái dần từ bỏ việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch.

Dấu hiệu dịch chuyển nguồn vốn khỏi ngành năng lượng than đá

Động thái cam kết từ bỏ nhiên liệu hóa thạch của các nước đã nhận được sự ủng hộ từ các nhà môi trường trên tinh thần chung tay giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu.

Theo đó, Trung Quốc tuyên bố cam kết giảm khí thải ở mức 0 trước năm 2060, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đồng loạt hưởng ứng theo cam kết này vào thời điểm trước năm 2050.

Sau cam kết không phát thải ròng của “bộ ba” nền kinh tế lớn nhất Đông Á trong nhiều thập kỉ tới, Philippines cũng đã tuyên bố tạm hoãn và không chấp nhận đề xuất xây dựng các nhà máy điện than mới. Trong khi đó, chính phủ Thái Lan điều chỉnh kế hoạch phát triển năng lượng tương lai bằng mục tiêu giảm tỷ trọng than trong ngành nhiệt điện xuống còn khoảng 10% vào năm 2030, đạt 30% sản lượng điện từ năng lượng tái tạo vào năm 2036, trong đó có năng lượng sinh học, điện mặt trời và gió.

Nhiều quốc gia châu Á đồng loạt tuyên bố dần từ bỏ nhiên liệu hóa thạch, cắt giảm lệ thuộc vào than đá. (Nguồn: Asian Times)

Sự thành công của gói đấu thầu năng lượng mặt trời công suất 1.06 gigawatt của Myanmar cho phép nước này nối tiếp con đường năng lượng của Việt Nam, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu năng lượng tái tạo nhập khẩu sang năng lượng tái tạo nội địa với chi phí thấp.

Công ty phân phối điện lớn nhất Hàn Quốc KEPCO và nhà máy phát điện lớn nhất Nhật Bản JERA cũng cam kết sẽ ngừng việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện mới. JERA còn cho biết, họ sẽ đóng cửa tất cả các nhà máy nhiệt than có công nghệ tới hạn và siêu tới hạn hiện có của nước này vào năm 2030, như lời cam kết giảm mức khí thải nhà kính xuống mức bằng 0.

Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc cũng được cho là sẽ cắt giảm đầu tư vào than.

Trước đó, vào tháng 4 năm nay, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) thông báo, họ sẽ ngưng cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho các nhà máy nhiệt điện mới. Trong khi đó, Tập đoàn ngân hàng lớn nhất Nhật Bản MUFG được cho là đang chuẩn bị một chiến lược thoát khỏi phụ thuộc vào than đá toàn diện. Còn tập đoàn Mitsui & Co bán tất cả cổ phần của mình trong các nhà máy nhiệt điện than vào năm 2030.

Ngành than suy thoái, dầu khí cũng bị vạ lây

Chỉ trong năm nay, thị trường đã chứng kiến tổng cộng là khoảng 143 tổ chức tài chính quan trọng trên toàn cầu, đặc biệt trong đó có đến ​​56 ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí và các tập đoàn quản lý tài sản toàn cầu, công bố các chính sách rút vốn khỏi ngành khai thác than hoặc các nhà máy nhiệt điện.

Khả năng tài trợ cho các dự án mới liên quan đến than đá đang ngày càng khó khăn hơn. Bởi thực tế, các ngân hàng ngày càng miễn cưỡng đổ tiền vào các dự án này. Ngay cả đối với các công ty có dự án tốt, họ cũng rất khó huy động vốn từ thị trường này.

Theo xu hướng thị trường tài chính hiện nay, ngày càng ít nhà đầu tư sẵn sàng tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch, các chính sách hạn chế tài chính ở lĩnh vực này cũng được áp dụng nhiều hơn. Hơn nữa, chi phí bảo hiểm các mỏ than ngày càng đắt đỏ và ràng buộc nhiều vấn đề. Các chuyên gia nhận định ‘than đá’ là quá khứ và hầu như sắp cạn kiệt. Vậy nên, năng lượng tái tạo chính là tương lai của loài người, trước những biến đổi khí hậu.

Năm nay, ngành dầu mỏ cũng có xu hướng thoái trào tương tự như ngành than. Các tổ chức tài chính cam kết thoái vốn khỏi các nhà phát triển dầu khí và nhiên liệu hoá thạch khác, những dự án có rủi ro ô nhiễm cao với môi trường, nhằm giảm phát khí thải nhà kính phù hợp với các thực thi của Thoả thuận Paris. Thế giới cần hành động đúng hướng để hoàn thành các mục tiêu khí hậu nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu.

Theo thống kê mới nhất, Tập đoàn dầu khí đa quốc gia Exxon Mobil thua lỗ 150 tỷ USD, tương đương hơn 50% tài sản cổ đông. Công ty Whitehaven Coal của Australia cũng không khá khẩm hơn khi cũng sụt giảm 60% doanh số. Cổ phiếu của công ty than lớn nhất thế giới Coal India Ltd đã giảm 50%, một lần nữa phản ánh quan điểm của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), rằng năng lượng tái tạo hiện là “vị vua mới” trong lĩnh vực năng lượng.

Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA) cho biết, có hơn 50 tổ chức tài chính trọng yếu toàn cầu đã rút các khoản đầu tư nhiều rủi ro trong các dự án khai thác dầu khí, đặc biệt là ở Bắc Cực. .

Nguồn năng lượng nào sẽ thay thế than đá?

Trung Quốc nổi lên như một quốc gia đi đầu trong công nghệ năng lượng sạch, bao gồm các tấm pin mặt trời và tuabin gió. Nước này cũng được coi là nhà sản xuất ô tô và xe buýt điện lớn nhất thế giới.

Điều đó mang lại lợi thế cho chính phủ Trung Quốc trong việc thực hiện chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch sang nguồn nhiên liệu sạch hơn. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có thể xây dựng các nhà máy điện hạt nhân để thay thế các nhà máy nhiệt điện than, mặc dù điều này sẽ đặt ra nhiều vấn đề khác về ô nhiễm phóng xạ và độ an toàn.


Năng lượng mặt trời hứa hẹn sẽ thế chân năng lượng hoá thạch trong tương lai. (Nguồn: Asian Times)

Còn ở Hàn Quốc, lãnh đạo nước này cho biết sẽ triển khai gói đầu tư 8 nghìn tỷ Won (tương đương 7,1 tỷ USD) vào các dự án ‘thỏa thuận xanh’. Chính phủ sẽ xây dựng các trạm sạc bằng điện và khí hydro, đồng thời bổ sung thêm 116.000 ô tô chạy bằng hai nguồn năng lượng này trong năm tới.

Tại một cuộc họp báo thường kỳ gần đây, Chánh văn phòng Nội các Kato Katsunobu cho biết: “Nhật Bản đang xem xét các quy định và sắp xếp khởi động các dự án năng lượng tái tạo có tiềm năng cao, bao gồm cả sản xuất điện gió ngoài khơi”.

Còn Bộ trưởng Môi trường Shinjiro Koizumi cho biết, Bộ này có kế hoạch kiến nghị sửa đổi luật theo hướng khuyến khích các biện pháp chống lại sự nóng lên toàn cầu để tạo điều kiện cho năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng gió được sử dụng rộng rãi hơn. Bộ cũng sẽ có kế hoạch cung cấp hỗ trợ tài chính cho các chính quyền địa phương và các công ty nhằm phổ biến năng lượng tái tạo và đơn giản hóa các thủ tục phê duyệt và cấp phép từ chính phủ Nhật Bản.

Theo Trọng Huy (Báo Quốc tế)
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/huong-toi-vi-vua-moi-trong-nganh-nang-luong-chau-a-dang-dan-quay-lung-voi-nhien-lieu-hoa-thach-585165.html