Kinh doanh bền vững với công nghệ sạch từ Thụy Điển

​Thụy Điển là quốc gia đi đẩu trong lĩnh vực công nghệ môi trường, nhiều công nghệ tiên tiên ra đời góp phần giảm áp lực lên môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm về quản lý và B VMT với Việt Nam, ngày 18/9/2013, tại Hà Nội, Trung tâm Công nghệ Môi trường Việt Nam – Thụy Điển (CENTEC) đã tổ chức Hội thảo Mô hình Phát triển bền vững của Thụy Điển: Kinh doanh bển vững với công nghệ sạch từ Thụy Điển.
Thụy Điển đã từ lâu tập trung đáu tư phát triển các công nghệ sạch và thân thiện với môi trường. Điểu đáng chú ý một trong những người đi đầu cổ vũ cho phong trào áp dụng công nghệ sạch là nhà vua Thụy Điển Carl-Gustav. Thụy Điển tự hào vẽ 2 dự án “thành phổ phát triển bền vững”, đó là Tomorrow tại Malmo và Hammarby Waterfront tại Stốckhôm, trong đó Malmo có thể coi là một ví dụ điển hình về “thành phố xanh”, bởi 39,9% mức tiêu thụ năng lượng là năng lượng tái tạo – biogas. Ngay từ những năm 1970, khi cả thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng dầu lửa, Thụy Điển đã đầu tư nghiên cứu các công nghệ liên quan đến năng lượng tái tạo. Những công ty lớn của Thụy Điển như Errisson hay Volvo đã và đang nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Theo bà Camilla Mellander Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, Thụy Điển và Việt Nam đã có quan hệ hợp tác chặt chẽ trong suốt 44 năm qua. Thụy Điển đã góp phẩn giúp Việt Nam trong công tác xóa đói, giảm nghèo và cải thiện việc sử dụng bển vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thông qua Hội thảo này, Thụy Điển sẽ giới thiệu đến Việt Nam những công nghệ xanh và sạch; kết nối nhu cầu vẽ công nghệ môi trường của Việt Nam tới các đối tác Thụy Điển; hỗ trợ quản lý môi trường bền vững bao gốm sáng tạo mới vế công nghệ cũng như là các giải pháp mang tính hệ thống và tổng thể; tạo ra các cơ hội hợp tác có lợi cho cả hai bên đỗi tác trong lĩnh vực môi trường.
Một sổ công nghệ môi trường nổi bật của Thụy Điển đã được giới thiệu tại Hội thảo như:
  • Công nghệ xử lý nước uống từ các nguồn nước khác nhau thành nước 99,99% tinh khiết của BLAB/ JOSAB. Công nghệ này xử lý nước không sử dụng hóa chất, loại bỏ được vi khuẩn, ký sinh trùng và mầm bệnh có trong nước, giảm kim loại nặng bằng cách trao đổi ion, hấp thu amoniac, nho, nitorat, hydropsunfua, cacbondioxy, ethylen, dầu chuyển hóa.
  • Tiếp đến là công nghệ thu gom và xử lý bùn của KONSEB thực sự thông minh và hiệu quả. Thiết bị có tên ROBOT 90 có thể thu gom bùn trong bất kỳ loại bể chứa hay hổ chứa nào. Thiết bị DAB của KONSEB tách nước từ bùn một cách đơn giản.
  • Ngoài ra còn có công nghệ sấy khô nông sản bằng hệ thống năng lượng mặt trời;
  • Bể phản ứng biogas MR120 của ED BIOGAS AB la một thiết bị phản ứng biogas, nguyên liệu đẩu vào là rác thải hữu cơ, chuyển hóa ra biogas (mê-tan) giúp chạy phát điện hoặc nhiệt hay cấp nước nóng, chất thải còn lại không gây hại cho sức khỏe. Sản phẩm giúp giảm thiểu/loại bỏ yêu cầu vận chuyển rác thải, cung cấp phế phẩm sau phản ứng như phần bón và tiết kiệm đất dùng để chôn lấp rác thải…
Theo tin môi trường, vea.gov.vn

UNEP hối thúc phát triển thương mại xanh toàn cầu

Báo cáo “Thương mại và Kinh tế Xanh: Xu hướng, Cơ hội và Thách thức” của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố ngày 8/5 tại Geneva cho thấy, thương mại xanh toàn cầu là một trong những xu hướng quan trọng giúp đạt được mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu và các nước đang phát triển có lợi thế rất lớn trong việc thúc đẩy xu hướng này.

Ảnh minh họa: todaynewsline.com

Giám đốc điều hành UNEP kiêm Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Achim Steiner cho biết hiện nay thương mại xanh đang đối mặt với những thách thức to lớn, do sự bùng nổ các giao dịch hàng hóa và dịch vụ có giá trị lớn trên thế giới.

Tuy nhiên bên cạnh đó, loại hình thương mại mới này cũng đang có những cơ hội phát triển rất tốt nếu các nước đảm bảo được cân bằng đa dạng sinh học, giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ngăn chặn xói mòn đất và bảo vệ các đại dương.

Theo thống kê, trong hai thập kỷ qua, hoạt động thương mại tiếp tục mở rộng đã tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giúp xóa đói giảm nghèo ở nhiều nước đang phát triển. Tuy nhiên, việc gia tăng kim ngạch thương mại cũng đang gây ra những sức ép nhất định tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm gia tăng lượng khí thải và nới rộng khoảng cách phát triển xã hội.

Chịu ảnh hưởng nhiều nhất là những nước đang phát triển, vốn phải phụ thuộc rất nhiều vào việc khai thác, sử dụng và xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, để đảm bảo phát triển bền vững, các quốc gia này cần phải biết nắm bắt cơ hội phát triển kinh tế xanh và biết cách khai thác các lợi thế riêng trong bối cảnh đang có sự gia tăng mạnh nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ xanh trên toàn cầu.

Cũng theo UNEP, mặc dù hiện tại các sản phẩm xanh chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong thị trường thương mại toàn cầu, nhưng nhu cầu đối với các hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường sẽ có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới.

Dự kiến, thị trường toàn cầu đối với các sản phẩm sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, tạo ra hàm lượng khí thải carbon thấp sẽ tăng gấp ba lần quy mô hiện nay vào năm 2020, đạt khoảng 2.200 tỷ USD.

Theo TTXVN

Xu hướng logistics xanh

Đã có hàng loạt những công bố từ những công ty logistics hàng đầu thế giới rằng công ty của họ là những doanh nghiệp (DN) xanh.

Metrobus, một hệ thống xe buýt nhanh (Bus Rapid Transit – BRT) hoạt động ở trung tâm thủ đô Mexico City, Mexico, mỗi ngày chuyên chở khoảng 450.000 hành khách. Năm 2010, EMBARQ, một tổ chức phi chính phủ chuyên giải quyết các vấn đề của đô thị, đã hướng dẫn cho Metrobus bằng cách nào để thanh toán 114.000 tấn khí CO gây ô nhiễm không khí. Với một tài trợ 500.000 USD và được công ty logistics khổng lồ FedEx tư vấn, EMBARQ đã giúp hệ thống Metrobus mở rộng, thậm chí phát triển một cách hiệu quả. FedEx đã sử dụng kinh nghiệm quản lý chu kỳ hoạt động của các phương tiện vận tải để giúp các quan chức ngành giao thông vận tải ở Mexico City quản lý tốt hơn đội ngũ xe buýt của họ.

Đó chỉ là một trong những cách mà FedEx đang làm để giải quyết các vấn đề về môi trường xảy ra ở những nước mà họ đang hoạt động. Những nỗ lực lâu dài khác nhằm vào chính các hoạt động của FedEx.

FedEx gần đây vừa mới xuất bản báo cáo Cập nhật Công dân Toàn cầu 2010 (2010 Global Citizenship Update) cho thấy những nỗ lực đầu tư liên tục và những thông lệ kinh doanh hiệu quả của họ trong việc sử dụng đội bay Boeing 777F vốn tiết kiệm nhiên liệu hơn hay các xe hoạt động bằng điện nhằm giảm thiểu việc thải khí CO.

Báo cáo của FedEx cũng cho thấy những thành quả khác của họ, gồm cả việc tăng nhận thức về môi trường bằng các tái chế và khuyến khích thói quen sử dụng xe tiết kiệm nhiên liệu. Một trong những chương trình đó là Eco-Driving, thiết kế để giảm thiểu tác động của xe cộ đối với môi trường. Các tài xế của FedEx được hướng dẫn những cách thức để làm giảm thiểu việc thải khí CO vào môi trường bằng các cách như lên ga nhẹ nhàng, lái với tốc độ ổn định và giảm thời gian chạy không tải.

Jeremy Goldstritch, Giám đốc Điều hành của các hoạt động đường bộ của FedEx ở Nhật, nơi chương trình Eco-Driving thực hiện đầu tiên, đã ghi nhận trong báo cáo này: “Sử dụng nhiên liệu là bản chất của DN. Nếu bạn nhận thức được phải làm gì đó với môi trường và rồi hành động từ cấp độ đầu tiên đến cấp độ quản lý, bạn sẽ làm được một sự thay đổi cực lớn”.

Tương tự, công ty UPS, một công ty logistics của Mỹ cũng có những quan tâm đến môi trường nhưng theo một cách khác.

Các công ty cần hoặc muốn giảm tổng lượng khí thải carbon có thể đầu tư vào một dự án tên tuổi “đền bù” (carbon offset)(**) đâu đó. Tương tự, UPS mua một chương trình như vậy từ công ty Carbon Neutral.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để trở thành một ví dụ điển hình cho việc giảm khí thải carbon, UPS cũng vừa công bố kế hoạch của họ trong việc giúp cho ban nhạc rock The Dave Mathews một chuyến lưu diễn thân thiện với môi trường trong mùa hè năm 2010.

UPS đã tiến hành một tiến trình gồm 3 bước đầy tính “logistics”. Họ đã tính toán giải pháp chuyên chở một sân khấu khổng lồ, toàn bộ thiết bị ánh sáng và các trang thiết bị khác; đo lường lượng toàn bộ lượng khí thải carbon trong từng giai đoạn; và sau đó mua chương trình “đền bù” cho lượng khí thải carbon trong quá trình chuyên chở.

UPS cũng luôn quan tâm đến những gói chương trình phát triển bền vững(***) như là chiến lược của họ. Để giúp nâng cao nhận thức về nhu cầu này, UPS đưa ra chương trình Eco Responsible Packaging, chương trình nhìn nhận các nỗ lực phát triển bền vững từ các khách hàng bằng cách gắn logo của chương trình này cho những lô hàng đạt chuẩn.

Công ty DHL với trụ sở chính ở Đức, một trong những DN hàng đầu của ngành logistics, cũng tham gia vào phong trào logistics xanh này. Với dịch vụ Go Green, công ty cung cấp một tùy chọn cho việc vận tải. Lượng khí CO thải ra từ quá trình vận chuyển sẽ được đền bù bằng các dự án bảo vệ khí hậu như dự án xây dựng một nhà máy phong điện ở Phật Sơn, Trung Quốc. Những đối tác lựa chọn dịch vụ này sẽ có giấy chứng nhận Go Green được gắn trên các lô hàng của họ.

Mới đây DHL đã giới thiệu một dịch vụ mới gọi là Go Green Carbon Dashboard, cho phép khách hàng từ máy tính của họ theo dõi lượng khí carbon thải ra với từng loại hình chuyên chở khác nhau. Dịch vụ này sử dụng một phần mềm do DHL cung cấp tính toán lượng khí thải carbon cho từng lô hàng của họ – những thông tin họ có thể sử dụng để tối ưu hóa chuỗi cung ứng của họ cũng như đạt được mục tiêu là giảm lượng khí thải carbon.

Một cải tiến cũng được DHL áp dụng là chương trình Smart Trucks, lựa chọn đường đi ngắn nhất và nhanh nhất cho các tài xế dự trên các kỹ thuật nhận hàng và giao hàng thông minh. Có thể giảm đến 15% tổng khí thải bằng cách giảm quãng đường di chuyển. Chương trình này đang được áp dụng ở những thị trường mới như Ấn Độ, một thị trường rất đông dân cư và cũng gây “nhức đầu” với những vụ kẹt xe ngày càng tăng.

Những động thái ban đầu của các DN cho một ngành logistics xanh cũng đồng hành với nhận thức ngày càng tăng về những gì có thể tác động lên môi trường khi vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác.

Trong một cuộc phỏng vấn bằng email với tạp chí mạng Eco-Business, ông Paul Graham, CEO của chuỗi cung ứng DHL ở châu – Á Thái Bình Dương cho biết khách hàng khắp nơi trên thế giới bắt đầu nhận ra sự quan trọng của một ngành logistics xanh và việc có lợi về chi phí về lâu dài. Trong một nền kinh tế, ngành logistics sẽ là đầu tàu trong việc giảm thiểu khí carbon.

Theo một bảng thăm dò ý kiến từ DHL, có khoảng 63% các DN khách hàng xem lĩnh vực vận tải là nơi chính để giảm thiểu lượng khí thải carbon. Hơn 2/3 trong số hoặc hoặc đang theo đuổi những chương trình giảm thiểu khí thải hoặc đang có dự định làm chuyện đó.

Ô. Graham cũng đề cập đến Trung tâm chuỗi cung ứng bền vững (Sustainable Supply Chain Centre) vùng châu Á – Thái Bình Dương được thành lập năm vừa rồi do DHL và Viện Logistics châu Á – Thái Bình Dương ở Singapore như là một ví dụ cho sự quan tâm đến sự phát triển bền vững của ngành logistics trong vùng châu Á.

Nhưng, ông nói, những bước khởi đầu trong việc phát triển bền vững của ngành logistics đã mất đi phần nào động lực do hậu quả của suy thoái kinh tế và sự bất ổn định của nhiên liệu hóa thạch và nguyên liệu thay thế.

Giám đốc Điều hành của Viện Logistics và Chuỗi cung ứng (Supply Chain& Logistics Institute) ở Georgia, Mỹ – Giáo sư Donald Ratliff – cũng đồng ý sự phát triển bền vững của ngành logistics cũng phụ thuộc nhiều giá cả. Ông nói việc sử dụng ít xăng dầu dẫn đến giảm chi phí và giảm việc thải khí carbon vào môi trường là thắng lợi của chính công ty đó và thắng lợi về phía môi trường. Việc phát triển bền vững dưới áp lực của chi phí sẽ là một thách thức.

——————————-
(*) Chen He: nữ phóng viên trẻ của Tạp chí mạng Eco-Business.

(**) Khái niệm cơ bản của carbon offset là ước tính lượng khí thải carbon từ các hoạt động của DN như vận tải, gọi là tổng lượng khí thải (carbon footprint), và sau đó có thể cân bằng bằng cách tham gia vào các quỹ đầu tư tạo ra nguyên liệu “sạch” – ví dụ như phong điện – như một hoạt động để ‘đền bù’ cho lượng khí thải carbon vào môi trường.

(***) Khái niệm phát triển bền vững (sustainable development) được xem là một khuynh hướng của thế kỷ 21. Các chuỗi cung ứng cũng theo khuynh hướng đó với các mục tiêu thân thiện với môi trường như giảm lượng khí thải, tiết kiệm năng lượng.

Theo Vlr.vn 

 

 

Những đất nước có công nghệ sạch nhất thế giới

Sustainable World Capital (SWC) là một Tập đoàn tài chính xuyên quốc gia, với hoạt động chủ yếu là tập trung vào việc gây quỹ đầu tư cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp trong hướng nghiên cứu và phát triển công nghệ sạch (cleantech). Tổ chức này mới đây đã đưa ra đánh giá và liệt kê danh sách “những quốc gia phát triển công nghệ sạch hàng đầu trên thế giới”.

Shawn Lesser – Giám đốc chi nhánh của SWC tại Atlanta cho biết: “Xu hướng sử dụng công nghệ sạch đang dần hình thành và phát triển mạnh mẽ. Theo một số nhà phân tích doanh thu từ các “mặt hàng cleantech” ước tính sẽ đạt ngưỡng 2 tỷ USD vào năm 2030. Trên thực tế, không thể đưa ra một đánh giá hoàn hảo trong vấn đề này, tuy nhiên, những nhận định của chúng tôi không phải chỉ được liệt kê một cách đơn thuần mà dựa vào một số tiêu chí quan trọng để xem xét như: Các chính sách khuyến khích cũng như kế hoạch phát triển “công nghệ sạch” của Chính phủ; quyết định tiến hành các dự án đầu tư lớn; cách cải tiến kinh doanh và ngay cả các yếu tố ảnh hướng đến đời sống văn hóa và xã hội.”

Vậy mục tiêu chính của các quốc gia trong danh sách  dưới đây là gì? Đó là trước mắt có thể  giải quyết vấn đề công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế và không thể không kể đến mong muốn đạt được sự độc lập trong vấn đề năng lượng”.

1. Đan Mạch: Đang hướng tới mục tiêu trở thành một quốc gia không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đồng thời được biết đến là nước xuất khẩu công nghệ năng lượng lớn nhất tại Châu Âu và là nơi khai sinh  công nghệ sản xuất điện từ gió. Hiện số tua bin gió mà một số công ty lớn như Vestas, Siemens, Gamesa tại Đan Mạch xuất khẩu chiếm đến hơn 30% số tua bin gió trên toàn thế giới. Hướng phát triển năng lượng sạch tại Đan Mạch cũng nhận được sự hỗ trợ mạnh về mặt tài chính từ một số Tổ chức như ATP Pension Fund, DONG Energy, và AP Pension. Có thể nói Đan Mạch là một ví dụ điển hình trong việc sử dụng “công nghệ sạch”, một số tổ chức như Copenhagen Capacity (Cơ quan xúc tiến đầu tư Copenhagen), Copenhagen Cleantech Cluster và Cleantech Scandinavia, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh, hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư, cũng như việc tìm kiếm đối tác trong nghiên cứu và phát triển (R&D).

2. Đức: Là một trong những nước đi tiên phong trong việc phát triển năng lượng sạch, và hiện được coi là “trung tâm điện Mặt trời” thế giới bởi hơn 50% trong tổng số nguồn điện Mặt trời trên toàn cầu được tạo ra và sử dụng tại Đức. Để có được điều này, trước hết phải kể đến chính sách ưu tiên sử dụng năng lượng sạch của Chính phủ Đức. Trong năm 2008, nguồn năng lượng sạch đã đạt tỷ trọng 15% trong tổng sản lượng điện tiêu dùng tại nước này. Đức cũng là một trong số những quốc gia ở Châu Âu đầu tư khá mạnh tay trong lĩnh vực năng lượng sạch, với số vốn lên đến 383 triệu USD – tăng 217% so với năm 2007. “Chiến lược công nghệ cao” của Chính phủ Đức, với ước tính chi phí lên đến 15 tỷ Euro trong giai đoạn từ năm 2006 – 2009, đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 260.000 công nhân trong nghành công nghiệp năng lượng. Mục tiêu của Đức là sẽ sản xuất 50% sản lượng điện từ gió và năng lượng Mặt trời vào năm 2050.

3. Thụy Điển: Là một quốc gia có tầm nhìn bao quát về hướng phát triển năng lượng sạch, với 43,3% mức năng lượng tiêu thụ là năng lượng tái sinh. Thụy Điển có thể tự hào với bạn bè quốc tế về 2 dự án “thành phố phát triển bền vững”, đó là Tomorrow tại Malmo và Hammarby Waterfront tại Stockholm, trong đó Malmo có thể coi là một ví dụ điển hình về “thành phố xanh”, bởi 39,9% mức tiêu thụ năng lượng là năng lượng tái sinh.

Trong giai đoạn từ 1990 – 2007, GDP của Thụy Điển tăng 48%, trong khi đó lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính giảm 9%. Những chính sách ưu tiên của Chính phủ, cùng với hoạt động của một số tổ chức về môi trường quốc tế như Society of Nature Conservation, WWF, Greenpeace, là một trong những động lực chính thúc đẩy công nghệ sạch của Thụy Điển phát triển. Ngoài ra, sự hỗ trợ về mặt tài chính cho một số tổ chức như AP7 Pension Fund, Northzone Ventures, Sustainable Technologies Funds và SEB Venture Capital, có thể dễ dàng thấy rằng Thụy Điển là một quốc gia có tiềm năng phát triển mạnh mẽ công nghệ sạch.

4. Vương Quốc Anh: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ phát thải CO2 gắn với công nghiệp xây dựng kiến trúc là trên 40% tại các nước Châu Âu, do đó Chính phủ Anh  đang tìm ra biện pháp hạn chế tối đa sự phát thải khí CO2 trong quá trình thiết kế và xây dựng để loại bỏ những tác động xấu của chúng tới môi trường và con người, đồng thời cam kết giảm thiểu tới 60% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2050. Những chính sách này đều nhận được sự hỗ trợ từ một số tổ chức như ThinkLondon,  UKTrade&Investments, GenerationInvestment Management (một quỹ đầu tư có trụ sở tại London do Cựu phó Tổng thống Mỹ Al Gore là Giám đốc điều hành); Virgin Green Fund (được nhà tỉ phú người Anh, Richard Branson thành lập); Zouk Ventures, Carbon Trust, Impax và Environmetn Technology Fund.

Bên cạnh đó, Anh  đặt ra mục tiêu sử dụng 15% năng lượng tái sinh vào năm 2020, và trước mắt là “Thế vận hội xanh” khi quốc gia này được quyền đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympics vào năm 2012.

5. Israel: Được coi là “Thung lũng Silicon” về công nghệ xử lý nước, và đang dần trở thành một quốc gia đứng đầu về những chính sách khuyến khích quá trình nghiên cứu và phát triển công nghệ sạch trên thế giới. Hiện 75% nguồn nước thải của Israel được xử lý và tái sử dụng; là quốc gia đầu tiên phát triển và ứng dụng công nghệ “tưới nhỏ giọt” trong nông nghiệp, đồng thời quốc gia lắp đặt “Hệ thống khử muối nước biển bằng phương pháp thẩm thấu ngược”, đáp ứng nhu cầu về sử dụng nước lớn nhất thế giới. Israel không hẳn là thị trường tiêu thụ các “mặt hàng” công nghệ sạch lớn nhất, nhưng quốc gia này là trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ sạch có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới, với một số Tập đoàn lớn như CellEra, Aqwise và Emefcy.

Israel là quốc gia đầu tiên trên thế giới thử nghiệm hệ thống “xe điện” trên quy mô toàn quốc. Một số doanh nghiệp cung cấp vốn đầu tư mạo hiểm (venture capital) tại Israel như Israel Cleantech, Aqua Argo Fund và Terra Ventures.

Theo BCNN