Hội thảo đánh giá dự án Cacbon thấp (Low carbon) trong ngành Lúa Gạo và Cà Phê tại Việt Nam và Campuchia

Sáng nay 16/10/2013 tại Khách Sạn PullMan, Hà Nội đã diễn ra buổi hội thảo đánh giá tiềm năng giảm thiểu nguồn carbon thấp (Low Carbon) trong ngành Lúa Gạo và Cà Phê tại hai nước Việt Nam và Campuchia, hội thảo sẽ diễn ra trong hai ngày 16 và 17/10/2013.

Dự án Low Carbon được sự tài trợ của Cục kinh tế liên bang Thụy Sỹ (SECO), do tổ chức UNIDO chủ trì sẽ hỗ trợ các Trung Tâm Sản Xuất Sạch Hơn tại Việt Nam(VNCPC) và Campuchia(CNCPO) nhằm mục đích đánh giá các tiềm năng giảm thiểu chất thải công nghiệp, giảm phát thải hiệu ứng nhà kính và tận dụng các nguồn năng lượng thấp đối với hai ngành Lúa Gạo, Cà Phê tại hai nước Việt Nam, Campuchia.

Tham dự hội thảo bao gồm các thành viên của các tổ chức SECO, UNIDO, Trung Tâm Sản Xuất Sạch Hơn Việt Nam(VNCPC), Trung Tâm Sản Xuất Sạch Hơn Campuchia(CNCPO) và đại diện các doanh nghiệp sản xuất, chế biến Gạo, Cà Phê tại hai nước Việt Nam, Campuchia cùng các cơ quan truyền thông trong ngành môi trường.

Mục tiêu của dự án là bước đầu khảo sát, đánh giá các công nghệ và quy trình sản xuất chế biến sản phẩm tại doanh nghiệp để từ đó rút ra các biện pháp nhằm giảm tiêu tốn năng lượng đồng thời giảm thiểu chất thải công nghiệp và tận dụng tái chế chất thải sau sản xuất. Sau những đánh giá này của các Trung Tâm Sản Xuất Sạch Hơn (VNCPC) tại hai nước, dự án Low Carbon sẽ thí điểm dùng nguồn vốn tài trợ cho các dự án trong ngắn và dài hạn bắt đầu từ năm 2014. Các dự án đầu tư công nghệ và quy trình này sẽ được thẩm định độ phức hợp, tính khả thi, tiềm năng và từ đó sẽ được nhân rộng cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành Gạo, Cà Phê trong các năm tới tại hai nước Việt Nam, Campuchia.

Theo GCTF.vn 

Get Green và SPIN tham gia Hội nghị bàn tròn quốc gia về Sản xuất và Tiêu thụ bền vững

Trong hai ngày 27 và 28 tháng 9, Hội nghị bàn tròn quốc gia lần thứ 6 về Sản xuất và Tiêu thụ bền vững được phối hợp tổ chức bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và Trung tâm Sản xuất Sạch hơn Việt Nam tại TP Đà Nẵng.

GetGreen Vietnam - 360-1030SPIN logo - 360-1030

Hội nghị nhận được sự quan tâm và tham gia của hơn 120 đại biểu đại diện cho các cơ quan Bộ, các doanh nghiệp, các tổ chức và các nhà tư vấn đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ bền vững.

Hội nghị năm nay tập trung vào 3 nội dung cơ bản: các công cụ, giải pháp sản xuất và tiêu thụ bền vững; Xanh hóa nền sản xuất và Thúc đẩy tiêu thụ bền vững ở Việt Nam. Các tham luận tại hội nghị phần lớn rất có giá trị đóng góp cho các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp như xây dựng các mô hình khu công nghiệp sinh thái, các hoạt động mua sắm công xanh, đô thị bền vững, các công nghệ sạch, các công cụ tích hợp nhằm sử dụng hiệu tài nguyên cho doanh nghiệp.

Hội nghị được diễn ra trong thời điểm mà Việt Nam đang triển khai rất nhiều các chương trình quốc gia về sản xuất và tiêu thụ bền vững: như Dự thảo kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng Xanh; các mục tiêu xanh hóa nền công nghiệp; chiến lược quốc gia về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 trước thực trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác cạn kiệt, việc sản xuất gây ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất công nghiệp cũng như lối sống không bền vững hiện nay của xã hội.

Trung tâm Sản xuất Sạch hơn Việt Nam chủ trì một trong 3 hội thảo kỹ thuật tại Hội thảo với chủ đề Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn vì cuộc sống xanh và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Dự án SPIN đã chia sẻ tại hội thảo các kết quả của dự án thông qua việc đổi mới và phát triển các sản phẩm bền vững phục vụ cho mẫu hình “Ăn, Mặc, Ở” và những chia sẻ từ dự án Get Green về Thúc đẩy tiêu dùng bền vững tại Việt Nam.

Các kết quả từ hai dự án đã được rất nhiều đại biểu quan tâm về tính thực tế và khả năng thương mại hóa của các sản phẩm bền vững ở Việt Nam cũng như làm sao thay đổi nhận thức và hành vi của người tiêu dùng tại Việt Nam cũng như kế hoạch nhân rộng sau khi hai dự án kết thúc nhằm phục vụ cho việc xanh hóa lối sống.

Theo scp.vn

Giới thiệu mô hình Nông nghiệp không chất thải

Mô hình nông nghiệp không chất thải là mô hình nông nghiệp bền vững, trong đó người nông dân chủ động phát triển các mô hình trồng trọt chăn nuôi, giải quyết rác thải sinh hoạt của mình mà không cần phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ. Trong mô hình này, chất thải của nhóm này lại là đầu vào của nhóm kia, kết hợp với một số kỹ thuật xanh, mô hình nông nghiệp không chất thải đem lại năng suất cao và lợi nhuận lớn cũng như sự chủ động hoàn toàn cho người nông dân.

zerowaste_1

Dự án Đổi mới sản phẩm bền vững SPIN thực hiện chuyển giao mô hình nông nghiệp không chất thải cho công ty TNHH Tre Xứ Thanh, tại Quan Hóa, Thanh Hóa. Tham gia cùng với các chuyên gia trong nước còn có Todd Hyman, chuyên gia nông nghiệp người Mỹ.

Trong chuyến công tác này, dự án đã nhận được cam kết thực hiện từ phía công ty. Các chuyên gia đã hướng dẫn cụ thể và cùng làm với cán bộ công ty để những người trực tiếp thực hiện có thể nắm rõ cách làm cũng như ý nghĩa của từng công nghệ trong cả mô hình.

zerowaste_2

Do mô hình khép kín, làm tốt phần việc từng bộ phận sẽ tăng năng suất cả trang trại.

Công ty đã được dướng dẫn dùng máy băm chặt để băm những loài cây dại làm phân xanh, kết hợp với các nguyên liệu như mùn cưa tre, than tre, phủ bằng vải không dệt toptex để tạo phân compost. Ủ phân compost không những diệt trừ mầm bệnh mà thành phần compost ưu nhiệt còn tạo điều kiện cho các vi khuẩn hữu ích sinh sôi và khi phát triển đủ số lượng thì các vi khuẩn này sẽ diệt trừ mầm bệnh. Khoảng 3 tấn rác có thể cho ra 1 tấn thành phẩm. Dùng phân compost này để bón cho cây trồng đem lại năng suất cao. Các chuyên gia khảo sát địa hình và thiết kế chuồng lợn, đưa ra bản vẽ thi công để công ty thực hiện. Trong đó, phân và nước tiểu của lợn được tách riêng ra (phân để nuôi ấu trùng ruồi BSF, còn nước tiểu để nuôi bèo tấm). Thức ăn nuôi lợn chính là những loại cây trồng phát triển nhanh như rau muống, rau lang, khoai nước (được bón bằng phân compost), ấu trùng ruồi Chiến binh đen (BSF) được nấu bằng bếp khí hóa, giun đỏ cũng là nguồn dinh dưỡng và nguồn miễn dịch cho lợn. Ngoài ra, các kỹ thuật nuôi lợn cũng được chuyển giao cho cán bộ công ty.

Bên cạnh đó, do bèo tấm phát triển rất nhanh và là thực vật giàu protein nhất, chuyên gia cũng hướng dẫn công ty tận dụng nguồn nước tiểu để nuôi bèo và cách thu hoạch bèo tấm làm nguồn cung cấp thức ăn cho lợn và gà.

Cùng với nuôi lợn, công ty cũng xây dựng trại gà để tận dụng nguồn thức ăn phong phú tự sản xuất được như: rau, giun đỏ và ấu trùng ruồi BSF là những nguồn protein giàu dinh dưỡng.

Các chuyên gia đã hướng dẫn cán bộ công ty cách thức tạo ra nguồn cung cấp ấu trùng ruồi BSF ổn định bằng thùng rác sinh học (mesophilic bin) và thùng biopod, sử dụng các chất thải sinh hoạt hữu cơ (cho thùng rác sinh học) và phân (cho thùng biopod) làm thức ăn. Cơ chế này cho phép xử lý tối đa 60 kg phân/ngày và tạo ra 10 kg ấu trùng BSF. Dư lượng của ấu trùng ruồi BSF (chủ yếu là xenlulo) lại rất thích hợp làm thức ăn cho giun đỏ (làm giun đỏ phát triển nhanh hơn bình thường 28 – 35%). Phân giun đỏ làm môi trường trồng cây rất tốt và giảm được lượng phân bón đáng kể. Giun đỏ là nguồn thức ăn chăn nuôi rất tốt, bổ dưỡng, ngoài ra gà và lợn khi ăn giun đỏ cũng giảm thiểu bệnh tật.

Xử lý chất thải sinh hoạt của người lao động cũng là vấn đề được công ty quan tâm. Vì vậy, toilet sinh học là giải pháp hiệu quả được đưa ra. Phân sẽ được ấu trùng ruồi BSF xử lý (như một loại chất thải hữu cơ), nước tiểu được tách ra dùng cho bể nuôi bèo, còn tro của sản phẩm bếp khí hóa được dùng để khử mùi hôi.

zerowaste_3

Hiện nay, mô hình Nông nghiệp không chất thải này đang được Dự án SPIN tiếp tục phối hợp nghiên cứu và hoàn thiện cùng nhiều kỹ thuật nông nghiệp khác tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Những công nghệ này khi được đưa vào trong một gói khép kín đem lại hiệu quả to lớn về môi trường, kinh tế cũng như xã hội ở nông thôn. Vì vậy, nhân rộng mô hình này là việc thật sự có ý nghĩa, đem lại lợi ích về nhiều mặt cho người dân nông thôn, đó cũng là điều dự án đang hướng tới. Hiện tại, dự án SPIN cũng đang triển khai mô hình nông nghiệp không chất thải cho Hợp tác xã Suối Giàng – Yên Bái, mà người dân chủ yếu là người H’Mông. Dự kiến sau khi mô hình được hoàn thiện sẽ đưa vào giảng dạy và thực hành tại Đại học Nông nghiệp Hà Nội và chuyển giao áp dụng rộng rãi vào cuộc sống cho người dân tại vùng nông thôn Việt Nam.

Theo scp.vn

Chia sẻ kinh nghiệm sống thân thiện với môi trường

Ngày 17/8, tại Hà Nội, Trung tâm Sản xuất Sạch hơn Việt Nam (VNCPC), Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam (AITVN) phối hợp với Trường Đại học Công nghệ Delft (TUD) Hà Lan tổ chức Hội thảo mang tên “Ngày hội bền vững.” 
GetGreen Vietnam - 360-1030
Hội thảo nhằm tổng kết Dự án Sống xanh Việt Nam và kết nối những cá nhân, tổ chức tham gia dự án này trong giai đoạn thử nghiệm. 

Theo ban điều phối dự án, giai đoạn thử nghiệm đóng vai trò rất quan trọng, giúp cung cấp tài liệu sơ cấp về mức độ nhận biết và thái độ trong tiêu dùng của người dân trong tương quan với tình trạng nguồn tài nguyên đang cạn kiệt dần và môi trường sống đang bị ô nhiễm nặng nề như hiện nay. 

Phó Giám đốc Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam Nguyễn Thị Bích Hòa cho biết với mỗi nhóm thử nghiệm, Ban điều phối dự án đã tổ chức năm buổi họp chia sẻ thông tin về các chủ đề khác nhau như thực phẩm, đi lại, tiết kiệm năng lượng, mua sắm, rác thải…

Thành viên nhóm được cung cấp thông tin về thực trạng tiêu dùng hiện nay; đồng thời được làm quen và tìm hiểu về khái niệm “Sống Xanh,” “Tiêu dùng bền vững.”

Kết thúc giai đoạn thử nghiệm, nhóm điều phối dự án có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng tài liệu và phương pháp tiếp cận cho các nhóm tiêu dùng trong giai đoạn triển khai trên diện rộng vào đầu năm 2014. 

Giám đốc Kỹ thuật dự án Sống Xanh Việt Nam Marcel Crul khẳng định Trường Đại học Công nghệ Delft sẽ chịu trách nhiệm phát triển phương pháp luận và tất cả các tài liệu để triển khai dự án.

Từ việc nghiên cứu nhóm thử nghiệm, nhóm dự án nhận thấy cần phải làm tốt hơn giữa một mặt là cung cấp thông tin cho người tham gia trong các chủ đề liên quan đến sự bền vững và mặt khác là thay đổi hành vi để họ thực hành tiêu dùng bền vững nhiều hơn như tiết giảm rác thải, tiết kiệm năng lượng, đi lại bền vững hơn hoặc thay đổi lối sống theo hướng thân thiện với môi trường, tốt cho xã hội cũng như cho gia đình và bản thân họ. 

Dự án không chỉ cung cấp kiến thức mà còn hướng người tiêu dùng thay đổi hành vi của mình. Phương pháp của dự án sẽ tập trung vào cả hai khía cạnh trên để nâng cao tính hiệu quả song song với việc xây dựng phương pháp tiếp cận nhóm tiêu dùng. 

Nhóm dự án cũng dự định xuất bản Sổ tay Tiêu dùng bền vững cho người tiêu dùng và Tài liệu tập huấn cho cán bộ và các đơn vị tham gia dự án. 

Dự án “Sống Xanh Việt Nam” (GetGreen Vietnam) hoạt động tại Việt Nam được chính thức triển khai từ tháng 11/2012, dưới sự tài trợ của Chương trình SWITCH ASIA, Liên minh châu Âu, với mục tiêu đào tạo 1.000 người tiêu dùng thông thái – “hạt nhân thay đổi” cho một tương lai bền vững. 

Đến nay dự án này đã kết thúc giai đoạn thử nghiệm với 10 nhóm tiêu dùng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là sân chơi cho các nhóm cùng trao đổi, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về tiêu dùng bền vững./. 

Theo Vietnamplus.vn

EU hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị cá tra bền vững ở Việt Nam

Tp Hồ Chí Minh – Hôm nay Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP)  cùng các đối tác khác giới thiệu dự án mới mang tên  “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam” (SUPA).  Dự án có tổng giá trị gần 2,4 triệu EUR, trong đó Liên Minh Châu Âu (EU) tài trợ gần 1,9 triệu Euro thông qua Chương trình EU SWITCH-Asia. Cơ quan chủ trì thực hiện dự án là VNCPC cùng với với các đối tác khác là VASEP, WWF – Việt Nam và WWF – Áo.

SUPA logo - 360-1030

Tới dự Hội thảo về phía các cơ quan Nhà nước có:

–   Ông Nguyễn Huy Điền – Tổng Cục phó Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

–   Bà Dương Phương Thảo – Cục phó Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương

Cơ quan tài trợ:

–   Ông Hoàng Thành – Cán bộ Chương trình môi trường và biến đổi khí hậu – Phái đoàn Châu Âu tại Việt Nam

Các cơ quan thực hiện:

–   Bà Nguyễn Thị Hồng Minh – Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, Chủ tịch danh dự Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VASEP

–   Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng Thư ký VASEP

–   Bà Ngô Thị Nga – Phó Giám đốc Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC)

–   Ông Lê Xuân Thịnh – Quản lý dự án SUPA

–   Ông Ngô Tiến Chương – Điều phối Chương trình WWF – VN

–   Bà Sabine – Điều phối Chương trình WWF – Áo

Hội thảo đã diễn ra rất tốt đẹp với sự quan tâm của gần 200 đại biểu từ các cơ quan quản lý của Trung ương và địa phương, các nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp chế biến, nuôi, sản xuất thức ăn, các cơ quan tư vấn và nghiên cứu trong lĩnh vực cá tra.

Phát biểu về dự án, Bà Berenice Muraille, Tham tán về Hợp tác Phát triển của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cho biết: “Dự án sẽ giúp nâng cao tính cạnh tranh của cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thông qua dự án, EU sẽ hỗ trợ trực tiếp toàn bộ chuỗi cung ứng cá tra từ khâu ươm, sản xuất thức ăn nuôi và chế biến của Việt Nam đến các nhà xuất nhập khẩu và người tiêu dùng cuối cùng nói chung, trong đó có EU, hiện đang là thị trường lớn nhất cho xuất khẩu cá tra Việt Nam”.

Dự án sẽ được thực hiện trong 4 năm từ 2013 đến 2017, tập trung vào nâng cao năng lực, thúc đẩy việc sản xuất có trách nhiệm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tác động môi trường và giảm chi phí sản xuất thông qua áp dụng phương pháp luận Sử dụng tài nguyên có hiệu quả và Sản xuất sạch hơn (RE – CP), cải tiến sản phẩm và phát triển thị trường. Dự án cũng giúp trao đổi thông tin, hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà sản xuất quy mô hộ gia đình áp dụng các tiêu chuẩn bền vững hiện hành như ASC, Global GAP, v.v, hướng tới sản xuất bền vững nhằm nâng cao tính cạnh tranh của ngành cá tra trên thị trường thế giới.

Đóng góp ý kiến cho buổi Hội thảo bà Nguyễn Thị Hồng Minh trao đổi: Đây là dự án lần đầu tiên ở Việt Nam thực hiện theo chuỗi cung cho ngành cá tra. Dự án đã đưa ra rất nhiều các hoạt động hỗ trợ trong đó quan trọng nhất là hỗ trợ xúc tiến thị trường và nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp thông qua áp dụng sản xuất sạch hơn. Dự án nên cùng với các doanh nghiệp dẫn đầu thiết kế tạo ra dòng sản phẩm mới dựa trên sản phẩm truyền thống nhưng có chất lượng nổi bật đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu.

Phát biểu tại Hội thảo đại diện của Tổng Cục Thủy sản (Bộ NN và PTNT) và Cục Xuất nhập khẩu (Bộ CT) cũng rất ủng hộ dự án này coi như là một hình mẫu để có thể nhân rộng cả chiều rộng lẫn chiều sâu và rất tin tưởng sau khi dự án kết thúc sẽ đóng góp một phần vào trong quá trình phát triển bền vững chuỗi cung ứng cá tra của Việt Nam.

Giới thiệu nội dung dự án

Giới thiệu nội dung của dự án

Các đại biểu tham dự hội thảo

Các đại biểu tham dự hội thảo

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh đóng góp ý kiến

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh đóng góp ý kiến

Đại diện của các bên tham gia dự án trả lời các câu hỏi liên quan

Đại diện của các bên tham gia dự án trả lời các câu hỏi liên quan

Ông Nguyễn Huy Điền – Tổng Cục phó Tổng cục Thủy sản phát biểu tại Hội thảo

Ông Nguyễn Huy Điền – Tổng Cục phó Tổng cục Thủy sản phát biểu tại Hội thảo

Các đại biểu đang chia sẻ thông tin và đóng góp ý kiến cho Hội thảo

Các đại biểu đang chia sẻ thông tin và đóng góp ý kiến cho Hội thảo

Admin VNCPC

Túi Sống Xanh Việt Nam

Ngày 19/1/2012, 60 túi không dệt của dự án Sống xanh Việt Nam đã vượt hàng trăm cây số đến với ngày hội No Impact Day tại trường THCS Hàm Nghi, Huế. Tại đây, chiếc túi màu xanh có thể gấp lại tiện lợi này đã trở thành một trong những phần quà được ưa thích đối với các em học sinh.

No Impact Day có các hoạt động như đạp xe quanh thành phố với các banner tuyên truyền (Phân loại rác, sử dụng khăn thay cho khăn giấy, sử dụng giấy hai mặt, tắt đèn khi ra khỏi phòng, 500 năm và 5s khi sử dụng túi nilon…), tái chế đồ vật thành vật có ích gây quỹ, và xem các clip về chủ đề mua sắm bền vững.

Hào hứng với phần đổi túi nilong, vỏ chai lấy tập vở và túi sinh thái

Niềm vui khi đã đổi được túi sinh thái

Các sản phẩm tái chế của các em học sinh

Nằm trong khuôn khổ dự án “Giáo dục vì Phát triển bền vững” của Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường, chương trình “Em học sống xanh” có mục đích thay đổi hành vi của các em học sinh, duy trì hành động lâu dài hướng tới một lối sống bền vững.

Chương trình thiết kế như một môn học ngoại khóa với 34 tiết học trên 10 chủ đề như Rác, Nước, Sức khỏe, Mua sắm, Thực vật, năng lượng, Mối quan hệ xã hội… nhằm giúp các em học sinh sau khi rời khỏi lớp học có một mối quan tâm tới thiên nhiên, mối quan hệ tốt với gia đình bạn bè và cộng đồ, từ đó có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường.

Theo website getgreen.vn