Dự báo xu hướng sử dụng năng lượng xanh sẽ “bùng nổ”

Năm 2018 được dự báo sẽ bùng nổ xu hướng sử dụng năng lượng xanh trên toàn cầu trong đó có dự án sản xuất pin mặt trời trị giá 1 tỷ USD tại Việt Nam.

Năm 2017, năng lượng sạch (năng lượng xanh hay thân thiện môi trường) đã đạt được những bước tiến chưa từng có trong lịch sử. Nhiều nhà sản xuất ôtô đã tập trung toàn bộ sức lực để phát triển những chiếc xe EVs, nổi bật trong số đó là Tesla Model 3. Công ty cũng đã bắt đầu cho phép đặt hàng trước Solar Roof – một loại bảng điều khiển quang điện gia đình với hình dáng bên ngoài bắt mắt hơn.

Với những vấn đề về biến đổi khí hậu, chính phủ các quốc gia và địa phương đang thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo và chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch bất chấp động thái thù địch trong các khu vực này của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Năm 2017, năng lượng sạch (năng lượng xanh hay thân thiện môi trường) đã đạt được những bước tiến chưa từng có trong lịch sử.

Các quan chức được bầu và công chúng đều muốn giảm số lượng xe chạy gas, nhà máy khí đốt và thay vào đó là tăng số lượng xe điện, tấm pin năng lượng mặt trời và tuabin gió. Tất cả điều đó sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe, thân thiện với môi trường và giảm sự phụ thuộc vào các tập đoàn năng lượng và dầu khí trên thế giới.

Để đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng, các công ty và các chính phủ đều đang chạy đua với thời gian để phát triển nguồn năng lượng xanh sạch. Dưới đây là những điều đang được mong đợi từ phía người tiêu dùng về xe điện EVs, nguồn năng lượng sạch cho gia đình, dự trữ pin dự phòng và nhiều thứ khác nữa.

Năng lượng mặt trời

Tesla cũng là một trong những công ty sản xuất năng lượng mặt trời cho tiêu dùng thú vị nhất năm 2017. Hãng đưa ra Solar Roof vào cuối năm 2016, cung cấp một lựa chọn cho chủ nhà muốn sử dụng năng lượng mặt trời nhưng không phải là các tấm pin mặt trời có hình dạng truyền thống. Nếu bạn đang xây dựng một ngôi nhà mới hoặc thay thế mái nhà, gạch năng lượng mặt trời được so sánh thuận lợi hơn với các tùy chọn mái lợp đắt tiền như đá vôi hoặc gỗ tuyết tùng. Quá trình giao hàng chỉ mới bắt đầu (Tesla thường chậm trễ hơn so với kế hoạch), nhưng trong năm tới công ty sẽ sản xuất đủ để hoàn thành tất cả các đơn đặt hàng.

Panasonic cũng đã bắt đầu xây dựng các tấm pin năng lượng mặt trời hiệu quả cao cho Tesla tại Gigafactory 2 ở Buffalo. Những sản phẩm này sẽ được bán với số lượng hạn chế trong năm tới, nhưng theo báo cáo thì sẽ không đạt công suất đỉnh điểm cho đến năm 2019.

Một dự án chia sẻ mới có tên gọi microgrid Brooklyn có thể khiến năng lượng mặt trời phổ biến hơn đến công chúng. Siemens và LO3 Energy đã hình thành mối quan hệ đối tác để thúc đẩy các giải pháp năng lượng dựa trên công nghệ Blockchain.

Sunpower là một công ty nổi bật trong lĩnh vực năng lượng mặt trời. Họ vừa đưa ra một loại bảng điều khiển mới sử dụng một kỹ thuật gọi là “shingling” để phù hợp với các tế bào quang điện hơn vào cùng một không gian. Điều đó có thể dẫn đến lắp đặt bảng năng lượng mặt trời rẻ hơn cho cả người tiêu dùng và các công ty năng lượng.

Năm năng lượng xanh phủ sóng mạnh mẽ nhất từ trước đến nay

Nếu năm 2018 hoàn thành mọi tiềm năng của năm 2017, năng lượng xanh sẽ trở thành một lực lượng không thể ngăn cản được. Bất kỳ động thái phản đối nào của chính quyền Trump cũng sẽ chỉ ảnh hưởng đến Mỹ trong ngắn hạn, bởi công nghệ xanh trở thành một lực lượng kinh tế trên toàn thế giới.

Ngay cả khi không có những đột phá lớn, công nghệ pin vẫn tiếp tục phát triển và sẽ mang lại cho con người nhiều dung lượng điện hơn và thời gian sạc nhanh hơn vào năm 2018.

Doanh số bán xe EVs, bao gồm cả xe hybrid, có thể lên tới 200.000 chiếc tại Mỹ trong năm nay và vượt con số này trên toàn thế giới. Chỉ cần thay thế một triệu chiếc xe chạy khí đốt sẽ có một tác động to lớn đến mức độ CO2 trong khí quyển.

Ngay cả khi không có những đột phá lớn, công nghệ pin vẫn tiếp tục phát triển và sẽ mang lại cho con người nhiều dung lượng điện hơn và thời gian sạc nhanh hơn vào năm 2018. Bên cạnh đó, tấm pin năng lượng mặt trời sẽ tốt hơn và rẻ hơn nhiều.

Ngoài ra, vào năm 2019 và 2020, các công ty ô tô như Mercedes và VW sẽ ra mắt các dòng sản phẩm EV mới và dòng mạnh mẽ hơn EQ và I.D. Và khi năng lượng mặt trời và gió bắt đầu đánh bại các nhà máy điện hạt nhân và khí đốt, giá năng lượng sử dụng cho xe EV và hộ gia đình sẽ sạch sẽ hơn. Liệu rằng điều này có khiến Trái Đất giảm đi lượng khí CO2 khổng lồ? Có thể không, nhưng chúng ta chẳng còn biện pháp nào khác ngoài việc thử.

Dự án sản xuất pin mặt trời trị giá 1 tỷ USD tại Việt Nam

Dự án Sản xuất pin mặt trời theo công nghệ màng mỏng của Tập đoàn First Solar (Hoa Kỳ) tại TP.HCM có vốn đầu tư đăng ký 1,04 tỷ USD. Doanh nghiệp đã “âm thầm” triển khai xây dựng lại nhà máy từ đầu năm 2017 sau khoảng 6 năm tạm dừng, đồng thời điều chỉnh vốn đầu tư lên mức 1,066 tỷ USD. Dự kiến, tháng 9/2018, Dự án sẽ đi vào sản xuất thử nghiệm.

Trong khi đó, các doanh nghiệp của Trung Quốc, Đài Loan lại tập trung đầu tư, xây dựng các nhà máy sản xuất tại khu vực phía Bắc. Chỉ tính riêng tại Bắc Giang, đã có 8 dự án sản xuất và lắp ráp tấm pin mặt trời của các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan được cấp phép. Đáng chú ý nhất là Dự án của Tập đoàn JA Solar với vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD, trong đó, giai đoạn đầu là khoảng 300 triệu USD.

Trong số các doanh nghiệp nội mới công bố kế hoạch đầu tư cho dự án điện mặt trời, có lẽ “đình đám” nhất là các dự án của Tập đoàn Thành Thành Công. Theo đó, doanh nghiệp này dự kiến chi khoảng 1 tỷ USD cho 20 dự án điện mặt trời được đầu tư, xây dựng tại Tây Ninh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Huế, Gia Lai…

Tuy nhiên, điểm khác biệt là, trong khi các doanh nghiệp nội tập trung đầu tư dự án điện mặt trời (tạo ra điện năng để bán), thì các doanh nghiệp ngoại chú trọng nhiều hơn đến sản xuất các tấm pin mặt trời.

Trở lại câu chuyện của SolarBK, một doanh nghiệp Việt khá hiếm hoi làm chủ công nghệ sản xuất tấm pin mặt trời, thông tin chính thức từ Công ty cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2017, Công ty đã cung cấp giải pháp điện mặt trời cho thị trường nội địa lên đến 3 MWp, cùng lúc mở rộng quy mô nhà máy điện mặt trời với dây chuyền tự động 100%. Tháng 10/2017, SolarBK được Đà Nẵng phê duyệt Dự án Trang trại điện mặt trời (Solar Farm) có công suất 4,4 MWp.

Theo moitruong.com.vn

Công trình Xanh hướng tới tối ưu hóa năng lượng

Sử dụng năng lượng tại Việt Nam tăng nhanh hơn các nước trong khu vực, với mức tiêu thụ nhiều nhất trong lĩnh vực điện. Nhiều chuyên gia dự báo nhu cầu vẫn chưa tính đủ, có nguy cơ thiếu năng lượng. Vì thế, việc xuất hiện những tòa nhà Xanh, Công trình Xanh trở nên cực kỳ bức thiết.

Theo kết quả khảo sát tại các thành phố lớn của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển về tiết kiệm năng lượng cho biết, các công trình ở Việt Nam đang ngày càng tiêu thụ nhiều năng lượng hơn và chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng mức tiêu thụ năng lượng quốc gia.

Trung bình mỗi năm, Việt Nam có thêm khoảng 80 đến 90 triệu m2 sàn công trình mới. Trong đó, khu vực công trình thương mại, khách sạn, văn phòng có mức độ tăng nhanh cả về số lượng và quy mô. Nếu như năm 2003, lĩnh vực công trình dân dụng chỉ chiếm khoảng 22,4% tổng mức tiêu thụ năng lượng của quốc gia thì đến nay, con số này cũng đã tới gần 40%.

Thống kê đối với các văn phòng tại Hà Nội, cơ cấu năng lượng sử dụng bao gồm 34% điều hòa không khí, 18% chiếu sáng, 17% trang thiết bị điện, 15% thang máy phụ trợ, 7% sưởi, 3% nước nóng, 6% quạt, nhiệt thải và bơm.

Trong một ngôi nhà, các thiết bị tiêu thụ năng lượng nhiều nhất là hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều hòa không khí và hệ thống nước nóng. Bởi vậy, thiết kế để tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu sử dụng năng lượng là một trong những yếu tố đang được nhiều công trình chú trọng. Trong đó, bắt đầu từ khâu thiết kế, vật liệu và công nghệ đóng vai trò quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng cho công trình.


Tòa nhà City House ở khu thương mại trung tâm của Singapore được thiết kế theo hướng tiết kiệm năng lượng. Ảnh: Eco-business

Được biết, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành cuối tháng 9/2013 bao gồm các yêu cầu, chỉ số kỹ thuật áp dụng đối với: Lớp vỏ công trình, ngoại trừ lớp vỏ của các không gian làm kho chứa hoặc nhà kho không sử dụng điều hoà; Trang thiết bị trong công trình bao gồm (Hệ thống chiếu sáng nội thất; hệ thống thông gió và điều hoà không khí; Thiết bị đun nước nóng; thiết bị quản lý năng lượng; thang máy và thang cuốn…) mà tổ chức, cá nhân phải tuân thủ khi thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình dân dụng (như văn phòng, khách sạn, bệnh viện, trường học, thương mại, dịch vụ, chung cư) có tổng diện tích sàn từ 2500 m2 trở lên. Quy chuẩn này hướng đến sử dụng năng lượng hiệu quả trong công trình xây dựng và phát triển Kiến trúc Xanh tại Việt Nam.

Dưới đây là một số giải pháp giúp hướng đến sử dụng năng lượng hiệu quả:

Tiết kiệm năng lượng cho điều hòa

Để giảm áp lực cho hệ thống điều hòa, nhiều tòa nhà cao ốc hiện nay cho lắp đặt hệ thống cửa ra vào đóng mở tự động và quạt cắt gió để ngăn chặn sự xâm nhập của không khí bên ngoài. Bên cạnh đó, các khu vực cửa kính được dán chống nóng và lắp rèm chắn nắng. Phía bên ngoài tòa nhà được lắp đặt mái chắn bằng thép. Hệ thống mái chắn này giúp lấy được ánh sáng vào buổi sáng và tạo bóng tâm chắn nắng vào buổi chiều.

Tiết kiệm năng lượng cho chiếu sáng

Hầu hết các tòa nhà đều có thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng tại khu vực sảnh, quầy hàng, biển quảng cáo và trong các phòng chiếu. Ngoài ra, các bóng đèn cũ đã được thay bằng bóng Led, bóng Compact để tiết kiệm điện. Cũng có một số công trình tòa nhà đã thiết kế nhiều giếng trời để lấy ánh sáng, tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên, giảm thiểu sử dụng đèn.

Thay thế hệ thống nước nóng

Một trong những phương án tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà hiện nay là sử dụng năng lượng mặt trời. Được biết, các tấm pin quang điện với công suất 110 kWp được lắp đặt trên một mái nhà có thể đáp ứng được 10% tổng lượng điện tiêu thụ.

Nhiều công trình còn đặt ra tiêu chí tự sản xuất năng lượng cho chính nó, nhiều hơn năng lượng mà công trình đó đang sử dụng. Một trong các cách mà các công trình đang lựa chọn là sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời.

Theo Reatimes.vn

Đánh giá SXSH là gì?

Đánh giá sản xuất sạch hơn là tiếp cận có hệ thống để kiểm tra quá trình sản xuất hiện tại và xác định các cơ hội cải thiện quá trình đó hoặc sản phẩm.

Đánh giá SXSH là các hoạt động được tiến hành nhằm xác định các khả năng có thể mang lại hiệu quả cho cơ sở sản xuất; được thực hiện bởi bản thân doanh nghiệp hoặc do cơ quan tư vấn hỗ trợ. Việc đánh giá SXSH thường tập trung vào trả lời các câu hỏi:

Đánh giá SXSH là các hoạt động được tiến hành nhằm xác định các khả năng có thể mang lại hiệu quả cho cơ sở sản xuất.

• Các chất thải và phát thải ở đâu sinh ra?
• Các chất thải và phát thải phát sinh do nguyên nhân nào?
• Giảm thiểu và loại bỏ các chất thải và phát thải trong doanh nghiệp như thế nào?

Quá trình đánh giá SXSH được chia thành sáu bước là:

1. Khởi động;
2. Phân tích các công đoạn sản xuất;
3. Phát triển các cơ hội SXSH;
4. Lựa chọn các giải pháp SXSH;
5. Thực hiện các giải pháp SXSH;
6. Duy trì SXSH.

Sáu bước này phân ra thành 18 nhiệm vụ, cụ thể như sau:

Bước 1: Khởi động
Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH
Nhiệm vụ 2: Liệt kê các bước công nghệ và xác định lại định mức
Nhiệm vụ 3: Xác định và lựa chọn công đoạn gây lãng phí nhất

Bước 2: Phân tích các công đoạn sản xuất
Nhiệm vụ 4: Xây dựng sơ đồ công nghệ cho phần trọng tâm kiểm toán
Nhiệm vụ 5: Cân bằng vật liệu/năng lượng
Nhiệm vụ 6: Xác định cho phí cho dòng thải
Nhiệm vụ 7: Phân tích nguyên nhân

Bước 3: Phát triển các cơ hội SXSH
Nhiệm vụ 8: Xây dựng các cơ hội SXSH
Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội khả thi nhất

Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH
Nhiệm vụ 10: Đánh giá khả thi về kỹ thật
Nhiệm vụ 11: Đánh giá khả thi về kinh tế
Nhiệm vụ 12: Đánh giá về môi trường
Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp để thực hiện

Bước 5: Thực hiện các giải pháp SXSH
Nhiệm vụ 14: Chẩn bị thực hiện
Nhiệm vụ 15: Thực hiện các giải SXSH
Nhiệm vụ 16: Quan trắc và đánh giá kết quả

Bước 6: Duy trì SXSH
Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp SXSH
Nhiệm vụ 18: Lựa chọn công đoạn tiếp theo cho trọng tâm đánh giá SXSH

VNCPC