Bà Rịa – Vũng Tàu: Lồng ghép hoạt động SXSH và xử lý nước thải vào chương trình năng suất chất lượng

Sản xuất sạch hơn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường là một trong những nội dung của Chương trình Khoa học – công nghệ Hỗ trợ doanh nghiệp (KHCN hỗ trợ DN) nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa của tỉnh BR-VT giai đoạn 2014 -2020. Sở KH-CN luôn ưu tiên các đề án liên quan nội dung này.

Mới đây, UBND tỉnh đã xét duyệt đề án Xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 500m3/ngày-đêm tại Xí nghiệp chế biến hải sản – Công ty CP Thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex)”, với mức hỗ trợ là 400 triệu đồng. Đề án này thuộc Chương trình KHCN hỗ trợ DN nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa của tỉnh BR-VT năm 2015. Bà Trần Thị Hồng Châm, Giám đốc nhân sự và quản lý môi trường Công ty CP Coimex cho biết, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải 500m3/ngày-đêm với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo nước thải trong quá trình sản xuất được gom xử lý đạt tiêu chuẩn. Công trình đòi hỏi vốn lớn, do đó, Chương trình KHCN hỗ trợ DN có ý nghĩa rất thiết thực với DN trong thời kỳ khó khăn như hiện nay.

Tương tự, UBND tỉnh cũng hỗ trợ 170,648 triệu đồng cho đề án “Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 100m3/ngày – đêm” tại khách sạn GOLF Phú Mỹ, của công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh BR-VT (phường 8, TP. Vũng Tàu). Hệ thống xử lý nước thải này giúp giải quyết nguồn nước thải của khách sạn theo tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 14:2008.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đồng ý hỗ trợ 165 triệu đồng cho đề án “Xây dựng hệ thống nước thải công suất 70 m3/ngày – đêm tại DN tư nhân Bình Thanh (xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền). DN này hoạt động trong lĩnh vực chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản. Sau khi xây dựng thành công hệ thống xử lý nước thải với công suất 70m3/ngày – đêm, toàn bộ lượng nước thải được phát sinh đều được xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường QCVN 11:2008/BTNMT.

Theo báo cáo của Sở KH-CN, đến thời điểm này, Chương trình KH-CN HTDN nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa giai đoạn 2014-2020 đã hỗ trợ kinh phí cho 92 DN. Cụ thể, năm 2014 có 81 DN nộp đơn tham gia, đã xét hỗ trợ 49 DN với tổng kinh phí hơn 4,2 tỷ đồng; 10 tháng năm 2015 có 43 DN được hỗ trợ thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý ô nhiễm môi trường, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến… với tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 4,26 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện cho DN, hợp tác xã (HTX) vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, đầu tư hệ thống xử lý nước thải, khí thải, từ đầu năm đến nay, Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh cũng cho vay 6 dự án của DN hoạt động trong các lĩnh vực chế biến cao su, chế biến hải sản, du lịch… đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, với tổng số tiền 8,3 tỷ đồng. Quỹ Hỗ trợ kinh tế tập thể cho 5 HTX vay vốn sản xuất kinh doanh với tổng số tiền vay khoảng 2,95 tỷ đồng; có 21 HTX còn dư nợ với tổng số tiền 7,2 tỷ đồng.

Theo sxsh.vn

Ngành công nghiệp sản xuất xi măng trở nên xanh hơn

Biến đổi khí hậu và đô thị hóa là hai trong số những ảnh hưởng quan trọng nhất định hình thế giới, đồng thời có ý nghĩa sâu sắc đối với các ngành công nghiệp xi măng. Những công nghệ mới hiện nay hứa hẹn sẽ đáp ứng mục tiêu giảm lượng carbon trong ngành công nghiệp này.

Xi măng là thành phần quan trọng của bê tông, vật liệu xây dựng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, nhưng nó cũng là sản phẩm của một quá trình tốn nhiều năng lượng, đồng thời thải ra khoảng 6% lượng khí nhà kính trên toàn cầu. Có một mối đe dọa lớn đó là gia tăng lượng phát thải khi các nước phát triển đẩy mạnh đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cửa trong những thập kỷ tới. Để theo đuổi mục tiêu giảm lượng carbon, ngành công nghiệp xi măng cần phải áp dụng các công nghệ hiệu quả nhất, phát triển các sản phẩm sáng tạo và áp dụng công nghệ mới đầy hứa hẹn cho các loại nhiên liệu thay thế, bao gồm cả gió và năng lượng mặt trời.

Tổng công ty Tài chính Quốc tế (IFC), thành viên của Ngân hàng Thế giới chuyên về phát triển khu vực tư nhân, đầu tư vào các ngành công nghiệp xi măng vì tầm quan trọng mang tính nền tảng cho phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển. Bê tông là vật liệu xây dựng chủ yếu cho lĩnh vực xây dựng, cực kỳ quan trọng đối với nhà ở và cơ sở hạ tầng cơ bản. Ngành xi măng đòi hỏi một tầm nhìn dài hạn về tài chính và lợi nhuận. Tổ chức phát triển như IFC thường đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các dự án xi măng ở các nước đang phát triển, nơi mà 90% lượng xi măng được tiêu thụ. IFC có một danh mục đầu tư xi măng đang hoạt động trong khoảng 35 dự án, với giá trị hơn 1,1 tỷ $.

Chiến lược của IFC trong lĩnh vực xi măng nhằm khuyến khích sự thay đổi hướng tới sản xuất xi măng “xanh hơn”. Ngoài ra để tối đa hóa việc sử dụng xi măng phát thải ít carbon, IFC đang làm việc với những công ty muốn giảm mức tiêu thụ năng lượng và sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. IFC tin rằng có tiềm năng phát triển đáng kinh ngạc trong việc giảm khí thải và giảm chi phí năng lượng trong ngành công nghiệp xi măng và các mục tiêu này có thể được hỗ trợ bằng cách sử dụng các cấu trúc tài chính thích hợp và khuyến khích về vốn đầu tư.

Một trong những trường hợp đầu tư mạnh vào công nghệ thay thế đó là việc áp dụng công nghệ thu hồi nhiệt thải (WHR). Điều này liên quan đến việc hấp thu nhiệt dư thừa của quá trình sản xuất và sử dụng nó để tạo ra năng lượng điện. Công nghệ này có thể nhanh chóng được áp dụng cho một số ngành công nghiệp nặng, trong đó có thép và hóa chất. Tuy nhiên, việc áp dụng cho ngành công nghiệp xi măng đã bị hạn chế, ngoại trừ ở Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ và đặc biệt là Trung Quốc.

Một báo cáo mới đây của viện Năng suất Công nghiệp IFC ước tính rằng các khoản đầu tư cho WHR có thể giúp giảm chi phí vận hành và nâng cao lợi nhuận cho các nhà máy xi măng từ 10 đến 15%.

Tính trung bình, hạch toán chi phí điện năng lên đến 25% tổng chi phí hoạt động của một nhà máy xi măng. Công nghệ thu hồi nhiệt thải sử dụng nhiệt dư trong các chất khí thải trong quá trình sản xuất xi măng và có thể cung cấp cho nhu cầu sưởi ấm ở nhiệt độ thấp hoặc tạo ra đến 30% nhu cầu điện năng nói chung.

Nói cách khác, chúng ta có thể nhận được năng lượng đáng tin cậy hơn và rẻ hơn, trong khi đồng thời cắt giảm phát thải khí nhà kính.

Theo sxsh.vn

Ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng ở mức đáng lo ngại

Vừa qua, Dự án Đào tạo Sản xuất Sạch hơn và Quản lý chất thải dành cho các Doanh nghiệp tại Việt Nam do Tập đoàn Dow Chemical tài trợ đã triển khai tập huấn cho các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương vào ngày 25/12 và tại TP.Hồ Chí Minh vào ngày 26/12/2014 về phương pháp luận sản xuất sạch hơn và quản lý chất thải để từ đó áp dụng vào trong mô hình của doanh nghiệp. 

o-nhiem-khong-khi-trong-nha-2_meitu_1

 

Tham dự khóa đào tạo tại tỉnh Bình Dương có đại diện lãnh đạo Sở Công thương tỉnh và 70 học viên đến từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa địa phương, một số doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài. Tỉnh Bình Dương hiện đang là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước. Bình Dương có 28 khu công nghiệp và hầu hết các khu công nghiệp này nằm dưới sự kiểm soát của các ban quản lý các khu công nghiệp và cũng thu hút được nhiều các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, TP. Hồ Chí Minh có 19 quận và 5 huyện với tổng diện tích 2.095,01 km², nơi đây giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và là thành phố đi đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế và số lượng doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một trong các điểm thuận lợi cho dự án trong việc triển khai hoạt động tập huấn tại TP. Hồ Chí Minh.Tham dự khóa đào tạo tại TP. Hồ Chí Minh có 100 học viên tham dự, tằng gần 43% so với kế hoạch ban đầu đề ra.

Tại 2 khóa tập huấn này, bên cạnh việc khuyến khích doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn và quản lý chất thải vào thực tiễn, chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường và quản lý chất thải tại Việt Nam, khuôn khổ pháp lý quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam cũng đã được tập trung phổ biến. Theo Tiến sỹ Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng, Viện Chính sách và Tài nguyên và Môi trường, một trong hai giảng viên của khóa đào tạo cho biết vấn đề ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp hiện có xu hướng giảm, nhưng từ các khu vực khác chưa được giải quyết, thậm chí có chiều hướng gia tăng cả quy mô và mức độ. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng xử lý còn rất chậm; ô nhiễm làng nghề ngày càng nghiêm trọng; quản lý chất thải rắn còn nhiều yếu kém, chậm khắc phục, cải tạo ….là những nguyên nhân chính làm cho ô nhiễm ở nước ta tiếp tục gia tăng. Quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường vẫn còn yếu kém, trong khi nguồn lực đầu tư của Nhà nước và doanh nghiệp là hạn chế.

Do vậy, để giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên/năng lượng, cung cấp các cơ hội giảm chi phí nhờ giảm tổn thất, tăng cường tuần hoàn và  tái sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp nên chủ động áp dụng kỹ thuật sản xuất sạch hơn và quản lý chất thải vào trong doanh nghiệp càng sớm càng tốt, đây được xem là công cụ giúp hài hòa lợi ích kinh tế – môi trường – xã hội đối với doanh nghiệp, đặc biệt sản xuất sạch hơn là không khó làm, không tốn kém và hiệu quả mang lại là rõ ràng.

Theo sxsh.vn

 

 

 

Ngành thuộc da: Áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Năm 1912, công nghiệp thuộc da ở Việt Nam được hình thành. Khi đó có 35 doanh nghiệp, 62% là doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và vừa. Nguyên liệu chính là da trâu bò (chiếm 70%), da heo và 1 lượng ít da dê, da trăn, rắn, cá sấu, đà điểu, được nhập khẩu tới 70-80% từ Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Đức. Sản phẩm là da thuộc. Năm 2013, năng lực sản xuất trong nước là 350 triệu sqtf/năm, 60% phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. 

2_SDUQ

 Ảnh: nguồn internet

Ngành thuộc da thải ra môi trường rất nhiều chất thải rắn, chất thải khí và nước thải. Đối với chất thải rắn, hiện  trạng là bạc nhạc, lông, da vụn, mùn bào, diềm da, vụn da chứa Crom (Cr) độc hại gây mùi khó chịu. Đối với loại chất thải này hầu hết các doanh nghiệp thu gom rồi chuyển qua cho công ty môi trường đô thị địa phương xử lý để làm phân bón, thức ăn gia súc… nhưng chưa được áp dụng rộng rãi. Các chất thải khí thì cụ thể là phân huỷ các chất hữu cơ như khí thải H2S, NH3, VOC gây mùi hôi khó chịu vô cùng. Giải quyết vấn đề này, phần lớn các doanh nghiệp áp dụng biện pháp thông thoáng nhà xưởng, một số ít cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý khí. Còn đối với nước thải với đặc trưng là mùi hôi rất khó chịu, BOD, COD, Cr, chất rắn lơ lửng (SS) gấp nhiều lần các quy chuẩn cho phép, các doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải cao, chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải (máy móc thiết bị, hoá chất, nhân công…) rất tốn kém. Bên cạnh đó vẫn có những doanh nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ thống này không vận hành thường xuyên nên xử lý không hiệu quả.

Da là động vật hữu cơ tự nhiên, không đồng nhất, cấu tạo cơ bản các axit amin. Cấu tạo của da gồm: lớp lông, lớp da giấy, lớp da cật, lớp bạc nhạc. Trong quá trình sản xuất, phải sử dụng dung môi phân cực mạnh, có khả năng hoà tan nhiều chất. Nước là nguyên liệu thiết yếu cho quá trình thuộc da, tham gia trực tiếp vào hầu hết các công đoạn sản xuất. Người ta đã có đánh giá về mức tiêu hao nước trong ngành thuộc da giữa các nước như sau: Pakistan: 60m3/tấn, Đông Nam Á: 30m3/tấn, Việt Nam: 35-40 m3/tấn, các nước tiên tiến là 15-20 m3/tấn. Ngành thuộc da còn gây ô nhiễm cho không khí bao gồm khí VOC, CO, NOx, SO2, và bụi từ lò hơi, NH3, H2S, SO2 và các hợp chất chứa N, S phát sinh từ công đoạn hồi tươi, tẩy lông, ngâm vôi, thuộc da… dẫn đến mùi hôi rất khó chịu. Hơi axit dễ bay hơi, hơi dung môi VOC từ công đoạn hoàn thiện, sơn. Rồi tiếng ồn từ hoạt động của máy nạo thịt, máy cán ép nước, thùng quay, máy tia…

Nắm được đặc điểm sản xuất của ngành thuộc da, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể có cơ hội áp dụng SXSH vào quy trình tuần hoàn và tái sử dụng. Đối với khâu thu hồi muối trước khi hồi tươi, cần phải giũ muối bằng tay hoặc thiết bị lắc, khả năng thu hồi được 30% lượng muối là rất cao, đồng thời giảm lượng nước sử dụng, hoá chất, giảm lượng ô nhiễm. Trong khâu tuần hoàn dung dịch tẩy lông, ngâm vôi, nước được sử dụng là 9-15 m3, lọc tách các chất cặn, vôi, mỡ và bổ sung thêm hoá chất mới để sử dụng lại. Đồng thời có cơ hội giảm 50% lượng nước sử dụng, tiết kiệm 2-30% hoá chất, giảm được chi phí xử lý nước thải. Trong quá trình thuộc da sẽ thừa ra một số vụn da chứa Cr,  những mẩu vụn da này có thể hoà tan với kiềm trở thành dung dịch hoà tan của Protein, dung dịch này có thể sản xuất keo, gelatin, thức ăn chăn nuôi gom thu hồi tái sử dụng trong quá trình thuộc da. Tỷ lệ protein thu hồi là 60-70%.

Cơ hội SXSH cũng có thể đến với doanh nghiệp qua phương pháp thay đổi công nghệ, cụ thể là thay đổi phương pháp tẩy lông, xẻ da trước khi ngâm vôi lại và thay đổi phương pháp thuộc da. Đối với việc thay đổi phương pháp tẩy lông có thể áp dụng tẩy lông không huỷ nhằm thu hồi lông để sản xuất thảm, vật liệu cách điện, vật trang trí, phân bón, đồng thời loại bỏ chất ô nhiễm vào nước. Hoặc cũng có thể sử dụng chế phẩm enzym nhằm giảm đi 50-70% lượng Na2S, ô nhiễm trong nước thải giảm khoảng 30-50%, da thành phẩm đàn hồi tốt hơn. Đối với khâu xẻ da trước khi ngâm vôi lại, cần bào, nạo thịt, xẻ theo một mức độ thích hợp, rồi ngâm vôi, có thể tiết kiệm hoá chất, năng lượng và thời gian thuộc.

Về quản lý nội vi trong ngành thuộc da, cần xác định chính xác trọng lượng da ở từng công đoạn bằng cách: cân chính xác lượng da trong mỗi công đoạn; tính toán lượng nước và hoá chất; nâng cao chất lượng da thuộc; hạn chế sự lãng phí nguyên liệu, hoá chất, giảm lượng nước thải…

Theo Đào Thu – Bản tin Công nghiệp xanh