Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sạch hơn

Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, dịch vụ và thương mại có cơ hội đổi mới công nghệ tiếp cận sản xuất sạch hơn nhờ Quỹ ủy thác tín dụng xanh. Đây là thông tin được công bố tại hội thảo “Quỹ ủy thác tín dụng xanh – hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đổi mới công nghệ”, do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường (VACNE) tổ chức ngày 3/11.

Ngô Thị Nga

PGS.TS Nguyễn Thị Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Sản Xuất Sạch Hơn (VNCPC)

PGS.TS Nguyễn Thị Nga, Phó Giám đốc Trung tâm sản xuất sạch hơn, cho biết: Quỹ ủy thác tín dụng xanh do Trung tâm sản xuất sạch hơn điều phối. Quỹ sẽ hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ sạch hơn từ trung đến dài hạn với mức bảo lãnh tối đa 50% tổng giá trị khoản vay, trả thưởng tối đa 25% tổng giá trị khoản vay tại 3 ngân hàng thương mại ACB, Techcombank và VIB. Thời gian xem xét cho một dự án là 75 ngày, triển khai đầu tư trong 3-6 tháng.

GCTF logo - 360-1030

Việt Nam đã có 13 dự án được phê duyệt kỹ thuật, 6 dự án được giải ngân, 1 dự án là Công ty cổ phần Nhựa Tân Phú (TP Hồ Chí Minh) đã hoàn tất việc trả thưởng. Nhiều thay đổi công nghệ đạt hiệu quả như thay lò gạch thủ công bằng lò gạch liên tục kiểu đứng ở vùng cao tiết kiệm được 50% lượng than; thay lò nung sứ gián đoạn con thoi bằng bằng lò nung liên tục cắt giảm tới 40% lượng than. Một số doanh nghiệp trong ngành giấy vừa đăng ký lắp đặt hệ tuyển nổi tái sử dụng nước thải xeo sẽ giảm tới 70% tiêu thụ nước sạch trên một đơn vị sản phẩm.

Các doanh nghiệp có cơ hội đổi mới công nghệ tiếp cận sản xuất sạch hơn nhờ Quỹ ủy thác tín dụng xanh.

Theo Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, hiện các sản phẩm tiêu thụ trong nước không thể hiện được nhiều cam kết về tính thân thiện môi trường, an toàn và sức khỏe người tiêu dùng, các trách nhiệm xã hội. Các mặt hàng xuất khẩu có tỷ lệ lợi nhuận được hưởng trong toàn bộ chuỗi giá trị toàn cầu rất thấp chỉ ở mức 5 – 15%, trong khi đó khả năng cạnh tranh yếu kém và nền kinh tế phát triển thiếu bền vững. Yêu cầu thực tiễn phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Sản xuất sạch hơn là một cách nghĩ mới và có tính sáng tạo đối với các sản phẩm và quá trình sản xuất. Sản xuất sạch hơn tăng lợi ích kinh tế, tăng năng suất, cải thiện môi trường liên tục, chiếm lĩnh ưu thế cạnh tranh và cải thiện hình ảnh doanh nghiệp.

Logo-VNCPC-Slogan-VNs

GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, Trưởng ban Môi trường và Doanh nghiệp, VACNE cho rằng: Việt Nam đã và đang hình thành ngành công nghiệp môi trường. Một số doanh nghiệp nhận thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường và tích cực tuân thủ quy chuẩn môi trường cũng như các quy định chung về bảo vệ môi trường, nhưng còn không ít các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng. Hiện công nghệ, thiết bị xử lý môi trường đang đi theo hướng sản xuất sạch hơn, nên các doanh nghiệp phải lấy bảo vệ môi trường là mục tiêu cải thiện sản xuất.

Theo VEA

VNCPC đồng hành cùng sự phát triển nền công nghiệp Việt Nam

Sau 5 năm triển khai với số vốn trên 2 triệu USD do UNIDO tài trợ, dự án VIE/04/06 đã đạt được mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh của Công nghiệp Việt Nam và hội nhập vào mạng lưới cung ứng bền vững toàn cầu thông qua xúc tiến các phương thức sản xuất bền vững, qua đó, cải thiện hiệu suất sinh thái và trách nhiệm xã hội, chuyển giao, xây dựng và mở rộng thị trường sản xuất sạch hơn ở Việt Nam. Trong khuôn khổ dự án, đặc biệt thông qua Quỹ uỷ thác tín dụng xanh, VNCPC đã hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo chuyển giao công nghệ sản xuất sạch hơn, nâng cao hiệu quả sinh thái và trách nhiệm xã hội cho trên 80 DN trong cả nước, mở rộng mạng lưới sản xuất sạch hơn ở Việt Nam. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự chuyển đổi Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam từ một tổ chức nghiên cứu thành một đơn vị kinh doanh dịch vụ khoa học và công nghệ độc lập trực thuộc Bách Khoa Holding.

IMG_2419

Trình diễn sản xuất sạch hơn

 Bà Brighitte Bruhin – Phó giám đốc quốc gia cơ quan hợp tác Thuỵ Sĩ tại Việt Nam nhận xét: “Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, khan hiếm nguồn nước, tổn thất đa dạng sinh học do ô nhiễm môi trường đang diễn ra trên toàn thế giới, sản xuất sạch hơn trong công nghiệp có mối quan hệ mật thiết với các vấn đề về năng lượng cũng như việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên không tái tạo. VNCPC đã khẳng định được vị thế của mình trong việc tư vấn cho các DN Việt Nam, những dịch vụ do VNCPC cung cấp luôn mang lại cho DN những cách tiếp cận lý tưởng để tìm ra các giải pháp bền vững về một quá trình sản xuất công nghiệp thân thiện với môi trường và hiệu quả về kinh tế, đồng thời mang lại cho các DN lợi thế trong chi phí sản xuất về lâu dài”. Đại diện của UNIDO tại Việt Nam – nhà tài trợ cho dự án VIE/04/064 , bà Nilgun Tas đánh giá “Đóng góp quan trọng nhất của VNCPC đối với sự phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam là ở hoạt động đề xuất khuyến nghị và vận động chính sách”.

 Tin từ Bách Khoa Holdings, 12/11/2011