Vì sao phải kiểm kê khí nhà kính?

Hiệu ứng khí nhà kính (KNK) gây ra tăng tình trạng tăng nhiệt độ toàn cầu, dẫn đến biến đổi khí hậu và tác động xấu đến môi trường cũng như sức khỏe con người. Đó là nguyên nhân khiến cho việc kiểm kê KNK ngày càng trở nên cấp thiết.

KNK là nhóm các loại khí tự nhiên hoặc nhân tạo có khả năng giữ lại nhiệt trong không khí và dẫn đến hiện tượng tăng nhiệt độ toàn cầu. Các KNK phổ biến bao gồm carbon dioxide (CO2), methane (CH4), nitrous oxide (N2O) và các chất khí fluorocarbon.

Các nguồn phát thải KNK

KNK gây ra các tác hại gì?

Khi ánh sáng mặt trời đi qua lớp không khí và tiếp xúc với bề mặt Trái Đất, nhiệt độ của bề mặt này tăng. Một phần nhiệt độ được phản xạ trở lại không gian, nhưng một phần khác bị hấp thụ bởi các KNK, dẫn đến đến tăng nhiệt độ toàn cầu. Dưới đây là các tác hại cụ thể của KNK:

1. Gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan: như hạn hán, lũ lụt, và biến đổi thời tiết bất thường…

2. Tác động đến đa dạng sinh học: Sự gia tăng nhiệt độ và thay đổi khí hậu có thể gây ra sự di chuyển của các loài, làm thay đổi môi trường sống và làm ảnh hướng đến đa dạng sinh học.

3. Nước biển dâng: Tăng nhiệt độ toàn cầu do KNK làm cho băng và tuyết tan chảy, dẫn đến sự gia tăng mực nước biển. Điều này có thể gây lụt lội và xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến các khu vực ven biển và hệ sinh thái.

4. Tác động đến sức khỏe: Biến đổi khí hậu do KNK có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe con người, gây bệnh ở đường hô hấp, bệnh tim mạch, và tăng nguy cơ dịch bệnh khác.

Quy trình kiểm kê KNK

Kiểm kê KNK là một quá trình quan trọng trong việc đánh giá và giám sát tác động của các KNK đối với biến đổi khí hậu. Việc kiểm kê KNK rất quan trọng để đo lường, theo dõi và điều chỉnh các hoạt động thải ra KNK. Điều này giúp chúng ta xác định nguồn gốc của các loại KNK và phát triển các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.

  • Bước 1: Thu thập dữ liệu

Trước khi thực hiện kiểm kê KNK, cần thu thập dữ liệu về các hoạt động thải ra KNK trong tổ chức hoặc công ty. Dữ liệu này bao gồm lượng KNK thải ra từ các nguồn khác nhau như năng lượng tiêu thụ, quá trình sản xuất và vận chuyển.

  • Bước 2: Xác định phạm vi kiểm kê

Sau khi thu thập dữ liệu, cần xác định phạm vi kiểm kê. Điều này bao gồm việc xác định các loại KNK cần được kiểm kê, nguồn gốc của chúng và thời gian muốn kiểm kê.

  • Bước 3: Đo lường và tính toán

Tiếp theo, tiến hành đo lường và tính toán lượng KNK thải ra từ các nguồn đã xác định, có thể bao gồm việc sử dụng các thiết bị đo lường hiện đại hoặc các công cụ tính toán dựa trên dữ liệu đã thu thập.

  • Bước 4: Phân tích và đánh giá

Sau khi có các dữ liệu đo lường và tính toán đơn vị thực hiện kiểm kê KNK sẽ tiến hành phân tích và đánh giá tác động của các loại KNK đã được kiểm kê. Điều này giúp hiểu rõ hơn về nguồn gốc, xu hướng và tác động của các KNK trong tổ chức.

  • Bước 5: Phát triển biện pháp giảm thiểu

Dựa trên kết quả phân tích và đánh giá, có thể phát triển các biện pháp giảm thiểu tác động của KNK. Các biện pháp này có thể bao gồm việc sử dụng năng lượng tái tạo, cải thiện hiệu suất sản xuất và áp dụng công nghệ xanh.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu về Kiểm kê khí nhà kính vui lòng tham khảo tại đây.

VNCPC