Thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững thông qua hoạt động tiêu chuẩn hóa

Nhằm đạt được sự phát triển bền vững từ các quốc gia, trước hết toàn bộ các ngành nghề, cơ sở hạ tầng đều phải thông qua và thực hiện một tiêu chuẩn thống nhất.

Chương trình nghị sự 2030 vì sự Phát triển Bền vững là lời kêu gọi hành động để giúp thế giới trở nên an toàn hơn, hòa bình và thịnh vượng.

Để đạt được điều này, năm 2015, các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc đã thông qua 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Dựa trên các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) trước đây, chương trình nghị sự là nơi sẽ hướng dẫn các quyết định cấp cao khi đưa ra các giải pháp nhằm nỗ lực xóa đói giảm nghèo, cải thiện y tế và tạo ra một hành tinh xanh, sạch hơn. Đồng thời, chương trình cũng sẽ cố gắng xây dựng các thành phố và cộng đồng bền vững, đảm bảo chất lượng giáo dục, bình đẳng giới, công việc ổn định và tăng trưởng kinh tế, cũng như cơ sở hạ tầng kiên cố và công nghiệp hóa bền vững.


Phát triển bộ Tiêu chuẩn quốc tế nhằm phát triển bền vững đối với mọi quốc gia

Liên Hợp Quốc cho rằng đây là một chiến lược đầy tham vọng vì nó mang tính chuyển đổi và nhấn mạnh sự cần thiết của tất cả các bên liên quan – chính phủ (quốc gia và địa phương), chính quyền, các tổ chức quốc tế, ngành công nghiệp, doanh nghiệp và xã hội dân sự – tham gia vào quá trình này. Không thể phủ nhận rằng các hoạt động của các tổ chức phát triển tiêu chuẩn đã đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình này.

Nguồn năng lượng, và đặc biệt là điện, là mục tiêu chung tại SDGs, và hơn thế nữa, là sự phát triển của mọi quốc gia và nền kinh tế. Công việc của IEC là cung cấp nền tảng kỹ thuật cho toàn bộ chuỗi năng lượng và tất cả các thiết bị được điều khiển bằng năng lượng điện. Nó cải thiện sự an toàn cho các thiết bị, cho công nhân lao động sử dụng, cũng như cho phép tăng hiệu quả năng lượng và tăng khả năng phục hồi và khả năng tồn tại lâu dài tại các cơ sở hạ tầng.

IEC cũng vận hành bốn chương trình đánh giá sự phù hợp, kiểm tra và chứng nhận rằng các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn của IEC. Các sơ đồ bao gồm các thiết bị và linh kiện điện (IECEE), thiết bị sử dụng trong môi trường nổ (IECEx), đánh giá chất lượng cho các thành phần điện tử (IECQ) và thiết bị cho năng lượng tái tạo (IECRE).

Trong vấn đề này, IEC sẽ xem xét cách tiêu chuẩn hóa đã đóng góp như thế nào cho quá trình để đạt được mục tiêu phát triển bền vững như đã đề ra.

Ví dụ, công nghệ thực tế ảo (AR/VR) được sử dụng ngày càng nhiều trong giáo dục như khoa học, toán học và ngôn ngữ, vvv… và được sử dụng cho đào tạo tại nơi làm việc (phẫu thuật, ứng phó thảm họa và bảo trì các nhà máy điện). Hiện nay các tiêu chuẩn cho phép khả năng tương tác của các hệ thống phần cứng và phần mềm, cho phép các nhà hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và giảng viên điều chỉnh việc giảng dạy theo nhu cầu và sở thích của người học, cũng như mở rộng tiếp cận giáo dục (Giáo dục chất lượng SDG 4).

Khi dân số thế giới ngày càng tăng và đòi hỏi nhiều nguồn năng lượng thiết yếu như điện hơn, các nhà cung cấp năng lượng phải nỗ lực tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo sạch hơn với mức chi phí hợp lí. IEC đang xem xét một số thách thức phải đối mặt và cách chứng nhận IECRE của hệ thống PV năng lượng mặt trời hạn chế rủi ro, khuyến khích đầu tư và tạo niềm tin cho toàn ngành (SDG 7 Chi phí hợp lí và năng lượng sạch).

Năm ngoái, bão và thời tiết khắc nghiệt đã tàn phá nhiều châu lục, khiến các khu vực thành thị và nông thôn không có điện và nhiều dịch vụ thiết yếu khác. Trong bài viết trước của IEC “Khắc phục hậu quả sau thảm họa thiên nhiên”, IEC hiện đang tìm hiểu cách các tiêu chuẩn IEC giúp tăng cường khả năng phục hồi thảm họa của cơ sở hạ tầng, thông qua các cơ chế và quy trình an toàn tích hợp, ví dụ, bằng cách đưa các điều kiện môi trường bên ngoài vào các yêu cầu thiết kế (hành động vì khí hậu SDG 13).

Bảo Linh
http://vietq.vn/thuc-day-cac-muc-tieu-phat-trien-ben-vung-thong-qua-hoat-dong-tieu-chuan-hoa-d174715.html