VNCPC thực hiện khóa đào tạo về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững tại Đà Nẵng





Bằng cách sử dụng công nghệ in 3D, các nhà nghiên cứu tại Ðại học Delft (Hà Lan) vừa sáng chế thành công một loại vải “lai” từ tảo, có khả năng quang hợp như thực vật nhưng cũng rất bền chắc.
Loại vải in 3D thân thiện với môi trường này hứa hẹn giúp các ngành công nghiệp – đặc biệt là ngành dệt may – giảm sử dụng hóa chất độc hại và lượng khí thải carbon tạo ra trong quá trình sản xuất.
Ðầu tiên, các chuyên gia thu lấy cellulose – hợp chất hữu cơ được vi khuẩn sản xuất và bài tiết. Cellulose có nhiều đặc tính độc đáo như mềm dẻo, bền chắc và có khả năng giữ nguyên hình dạng ngay cả khi bị xoắn, vắt hoặc nhàu nát. Kế đến, họ dùng một máy in 3D để đặt tảo sống lên trên phần cellulose, giống như cách mà máy in thông thường phun ra mực lên trang giấy. Sự kết hợp giữa hai thành phần cuối cùng giúp tạo ra một loại vải độc đáo, sở hữu khả năng quang hợp của tảo và sự bền chắc của cellulose. Ðiều này đồng nghĩa vải mới có thể sử dụng ánh nắng để tự “nuôi lớn” sau nhiều tuần và có thể tái sinh bằng cách trồng lại một mẩu nhỏ khác.
Nhóm sáng chế nhận định vải mới có thể được ứng dụng để tạo ra nhiều vật dụng hữu ích, bao gồm lá nhân tạo có thể chuyển đổi nước và CO2 thành khí ôxy và năng lượng hoặc một loại da ghép quang hợp giúp vết thương mau lành.
HƯƠNG THẢO (Theo Study Finds)
https://baocantho.com.vn/phat-trien-thanh-cong-vai-lam-tu-tao-a134140.html
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố một báo cáo mới về kết quả nghiên cứu tác động của hạt vi nhựa đến sức khỏe của con người.
90% muối ăn nhiễm hạt vi nhựa
Trong nhiều thập kỉ qua, quy mô của sản xuất đồ nhựa đã tăng theo cấp số nhân và được dự đoán sẽ tiếp tục gấp đôi vào năm 2025. Điều này có nghĩa sẽ còn thêm nhiều hạt và sợi nhựa bị phá vỡ ra thành nhiều hạt nhỏ hơn, chúng có thể được tìm thấy trong nguồn nước, các đường ống, cốc nước, và thậm chí là trong cơ thể người. Nhiều nghiên cứu thậm chí còn cho thấy rằng trong nước uống đóng chai cũng chứa những phần cực nhỏ của nhựa polime sử dụng để làm nắp và vỏ chai.
Điều này đã dấy lên mối lo ngại về việc chúng ta có thể sẽ bị đầu độc bởi những hóa chất được sử dụng trong nhựa hoặc bởi những mầm bệnh bám trên các hạt vi nhựa này. Đáng báo động hơn nữa là những hạt này có thể gây hại cho các hệ cơ quan trong cơ thể sinh vật, ví dụ dễ thấy nhất chính là hình ảnh các loài chim biển, cá và các loài động vật hoang dã khác bị tắc nghẽn nội quan do rác thải nhựa.
Thậm chí, vào năm 2018, một nghiên cứu từ Đại học bang New York đã chỉ ra rằng có đến hơn 90% các loại nước đóng chai trên thế giới – kể cả những hãng nổi tiếng nhất – có chứa vi hạt nhựa trong đó. Thậm chí có những trường hợp tỷ lệ hạt nhựa lên tới 10.000 mảnh/lít nước.
Ảnh minh họa
Dựa trên kết quả này, Tổ chức Y tế Thế giới quyết định thực hiện một nghiên cứu về độ an toàn của nước đóng chai chứa nhựa. Nếu như chúng ta nạp nhựa vào người, rồi số nhựa ấy theo hệ bài tiết thải ra môi trường thì trong quãng thời gian đó nhựa đã làm gì với cơ thể chúng ta?
Theo nội dung bản báo cáo đánh giá sau nghiên cứu mới được WHO công bố, dù các hạt vi nhựa ngày càng được tìm thấy nhiều ở trong nước nhưng cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng nào về việc chúng sẽ gây ra những mối nguy về sức khỏe cho con người.
Tuy nhiên, cơ quan Liên Hợp Quốc cho rằng chúng ta vẫn phải cần thêm nhiều nghiên cứu hơn để có thể thực sự hiểu được nguyên do cho sự phổ biến của các hạt vi nhựa trong môi trường sống, và về cách chúng tương tác khi đi qua cơ thể con người.
Cũng theo báo cáo của WHO, các hạt vi nhựa cỡ lớn (thường là có kích thước hơn 150 micromet – đường kính của một sợi tóc) ít đáng lo ngại nhất bởi chúng sẽ đi thẳng qua cơ thể người. Còn các hạt nhỏ hơn có thể sẽ qua thành của hệ tiêu hóa và bị kẹt lại, song các nhà nghiên cứu tin rằng chúng không có khả năng tích lũy lại thành số lượng đủ để gây hại. Các chuyên gia không thể chắc chắn về ảnh hưởng của những hạt với kích thước nano vì chúng ta không có đủ thông tin về nhóm hạt siêu vi này.
Trong phần kết luận đã nêu rằng: “Dựa trên số hữu hạn bằng chứng có sẵn, các chất hóa học và mầm bệnh liên quan tới hạt vi nhựa có trong nước uống không phải là mối nguy hại lớn đối với sức khỏe con người. Tuy rằng chúng ta không có đủ thông tin cần thiết để đưa ra kết luận vững chắc về độc tính của các hạt siêu vi cỡ nano, song cũng không có bằng chứng đáng tin cậy nào về việc đây cũng là mối nguy tới sức khỏe”.
Cùng với đó, các tác giả của cuộc nghiên cứu cho biết rằng việc theo dõi thường xuyên số hạt vi nhựa trong nước uống là việc không khuyến khích bởi các nguồn lực hiện có nên được sử dụng cho việc loại trừ các vi khuẩn và virut có khả năng ảnh hưởng cao tới sức khỏe. Hiện đang có trên 2 tỷ người chưa thể tiếp cận tới nguồn nước uống chưa qua xử lí.
“Cho đến nay không có dữ liệu nào cho thấy rằng hạt vi nhựa gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, tuy nhiên điều này không nhất thiết có nghĩa là chúng vô hại. Do đó, điều cần thiết là phải hiểu cách thức và nơi tiếp xúc với vi nhựa để hiểu về bất kỳ rủi ro sức khỏe nào có thể xảy ra sau khi tiếp xúc”, bà Alice Horton, một nhà khoa học về ô nhiễm nhân tạo tại Trung tâm Hải dương học Anh quốc, cho biết.
Bruce Gordon, một trong số các tác giả của nghiên cứu này nói thêm rằng: “Người tiêu dùng hiện nay chưa cần phải quá lo lắng. Với dữ liệu đang có, chúng tôi tin rằng đây không phải là mối nguy lớn, song không thể nói rằng trong tương lai chúng ta cũng không cần phải lo lắng về hạt vi nhựa. Chúng ta không có bất kì biện pháp cảnh báo trước nào”.
Cũng theo ông thì câu trả lời tốt nhất cho vấn đề này chính là cắt giảm ô nhiễm rác thải nhựa bằng việc loại bỏ các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, đồng thời thúc đẩy tái chế và các biện pháp thay thế khác.
Còn tiến sĩ Andrew Mayes, giảng viên cao cấp về hóa học tại Đại học East Anglia ở Anh cho biết, báo cáo của WHO có thể sẽ là một cứu cánh cho những người lo ngại về mức độ hạt vi nhựa trong nguồn nước của chúng ta. “Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng, trong khi rủi ro đối với sức khỏe của vi nhựa có trong nước có thể thấp, vẫn cần tiếp tục giảm thiểu nhựa trong môi trường, để ngăn chặn vấn đề trở nên tồi tệ hơn… Điều này có thể được thực hiện thông qua công tác quản lý chất thải tốt hơn và thực hiện các chương trình khuyến khích và chính phủ nên ưu tiên các hành động như vậy trong chiến lược toàn cầu để giảm thiểu lượng nhựa trong nước”, ông Mayes cho biết.
Các hạt nhựa nhỏ trong nước uống của chúng ta chủ yếu bắt nguồn từ nước mưa hoặc tuyết, nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Các chai và lon nhựa cũng có thể là nguồn vi chất trong nước uống, báo cáo cho biết thêm.
Các nhà khoa học WHO cho biết, việc xử lý có thể loại bỏ hơn 90% hạt vi nhựa khỏi nước thải. Điều quan trọng là phải giải quyết vấn đề sức khỏe quan trọng khác, như xử lý và lọc nước chứa vi khuẩn.
Uớc tính có khoảng 2 tỷ người uống nước bị ô nhiễm trên toàn cầu. Trong năm 2016, 485.000 ca tử vong liên quan đến tiêu chảy được cho là do nước uống bị nhiễm vi khuẩn.
Theo Bảo Lâm/Vietq/CNN/The Guardian (23/8/2019)
Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC)
Địa chỉ: Tầng 3, nhà B, số 125 Hoàng Văn Thái, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Website: vncpc.org
Email: [email protected]
Điện thoại: (84- 24) 3868 4849
This site uses cookies. By continuing to browse the site, you are agreeing to our use of cookies.
OKWe may request cookies to be set on your device. We use cookies to let us know when you visit our websites, how you interact with us, to enrich your user experience, and to customize your relationship with our website.
Click on the different category headings to find out more. You can also change some of your preferences. Note that blocking some types of cookies may impact your experience on our websites and the services we are able to offer.
These cookies are strictly necessary to provide you with services available through our website and to use some of its features.
Because these cookies are strictly necessary to deliver the website, refuseing them will have impact how our site functions. You always can block or delete cookies by changing your browser settings and force blocking all cookies on this website. But this will always prompt you to accept/refuse cookies when revisiting our site.
We fully respect if you want to refuse cookies but to avoid asking you again and again kindly allow us to store a cookie for that. You are free to opt out any time or opt in for other cookies to get a better experience. If you refuse cookies we will remove all set cookies in our domain.
We provide you with a list of stored cookies on your computer in our domain so you can check what we stored. Due to security reasons we are not able to show or modify cookies from other domains. You can check these in your browser security settings.
We also use different external services like Google Webfonts, Google Maps, and external Video providers. Since these providers may collect personal data like your IP address we allow you to block them here. Please be aware that this might heavily reduce the functionality and appearance of our site. Changes will take effect once you reload the page.
Google Webfont Settings:
Google Map Settings:
Google reCaptcha Settings:
Vimeo and Youtube video embeds: