Posts

Bản tin năng lượng xanh: không có tăng trưởng đột phá

Nhìn chung thế giới không ghi nhận sự tăng trưởng đột phá nào trong giai đoạn này. Tổng mức đầu tư lớn nhưng chưa đủ để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng. Khối lượng đầu tư vào NLTT được dự báo sẽ còn lớn hơn trong 6 tháng cuối năm.

Trước đó vào tháng 01/2021, BNEF đã công bố báo cáo về đầu tư toàn cầu vào tài sản carbon thấp trong năm 2020. Theo đó, các khoản đầu tư vào quá trình chuyển đổi năng lượng trong năm đại dịch Covid-19 đạt mức cao nhất mọi thời đại, lần đầu tiên đạt tới 500 tỷ USD.

Biểu đồ: Đầu tư NLTT thế giới từ 2006 – 2021. Xanh lá cây: nhiên liệu sinh học; Xanh dương: điện gió; Vàng: điện mặt trời; Đỏ: các nhiên liệu tái tạo khác; Hồng: vốn đầu tư.

Theo dự báo nửa cuối năm 2021 của BNEF, tăng trưởng công suất điện phân sẽ cao gấp 2 lần trong bối cảnh tăng trưởng mạnh mẽ công suất điện phân ở Trung Quốc và con số này được dự báo tăng gấp 4 lần, đạt ít nhất 1,8 GW trong năm 2022.

BNEF đã đề cập đến các kế hoạch dài hạn của Trung Quốc nhằm đạt được tính trung hòa carbon và lưu ý rằng, đây là một yếu tố tăng trưởng mạnh mẽ công suất điện phân và sản lượng hydro toàn cầu.

Theo BNEF, Trung Quốc sẽ chiếm thị phần 60-63% công suất điện phân toàn cầu. Các công ty Trung Quốc đang chứng minh rằng, họ đang đáp ứng mục tiêu trung hòa carbon bằng cách thúc đẩy thị trường máy điện phân. BNEF dự báo đến năm 2030, tổng công suất điện phân toàn cầu sẽ vượt mốc 40 GW. Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra rằng, hơn 40 quốc gia đã công bố hoặc đang phát triển các chiến lược hydro. Hơn 90 dự án hydro quy mô công nghiệp đang được lên kế hoạch trên thế giới.

Các chính phủ dự kiến sẽ tăng hỗ trợ cho nền kinh tế hydro, lên mức 11,4 tỷ USD/năm nhằm mở rộng sản xuất hydro phát thải carbon thấp trong thập kỷ này.

Tuy nhiên, BNEF nhận định, nhu cầu hydro sạch đang tăng chậm và chưa có chính sách hiệu quả để kích thích tiêu thụ nhiên liệu. Các chuyên gia của BNEF đánh giá, giá CO2 ít nhất ở mức 100 USD/tấn mới đủ để kích thích sử dụng hydro “xanh” tích cực hơn.

Viễn Đông
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/ban-tin-nang-luong-xanh-khong-co-tang-truong-dot-pha-621649.html