Posts

QCVN về quy trình thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính

Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 25/2023/TT-BTNMT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học (QCVN 78:2023/BTNMT) do Cục Viễn thám quốc gia biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định về quy trình thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học; Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thiết lập và áp dụng bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học.

Về quy định quản lý, chứng nhận hợp quy sản phẩm theo Phương thức 1 “Thử nghiệm mẫu điển hình” quy định tại Phụ lục II Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.


Ảnh minh họa.

Quy định về công bố hợp quy, sản phẩm bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học phải được công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định. Kết quả đo kiểm/thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy phải thực hiện tại tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.

Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học có trách nhiệm công bố hợp quy đối với sản phẩm phù hợp với quy định nêu tại Điều 16 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

Việc công bố hợp quy thực hiện theo các văn bản sau: Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ- CP ngày 15 tháng 5 năm 2018, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ; Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

An Hạ

https://vietq.vn/qcvn-ve-quy-trinh-thiet-lap-bo-du-lieu-lop-phu-mat-dat-phuc-vu-tinh-toan-phat-thai-khi-nha-kinh-su-dung-du-lieu-vien-tham-quang-hoc-d217880.html

Các nguyên tắc thực hiện kiểm kê khí nhà kính ngành Công Thương

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 38/2023/TT-BCT quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, kiểm kê khí nhà kính ngành Công Thương.

Thông tư này có hiệu lực từ 11/02/2024.

Cụ thể, việc kiểm kê khí nhà kính, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Tính đầy đủ: Việc kiểm kê khí nhà kính, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải thực hiện đối với tất cả các nguồn phát thải khí nhà kính, các nguồn hấp thụ khí nhà kính. Số liệu được thu thập liên tục, không bị gián đoạn;

Tính nhất quán: Việc kiểm kê khí nhà kính, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đảm bảo thống nhất về phương án giám sát, số liệu tính toán, phương pháp kiểm kê khí nhà kính, phương pháp tính toán kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;

Tính minh bạch: Các tài liệu, dữ liệu, giả định, số liệu hoạt động, hệ số áp dụng, phương pháp tính toán được giải thích rõ ràng, trích dẫn nguồn, được lưu giữ để đảm bảo độ tin cậy, tính chính xác cao;

Tính chính xác: Tính toán kiểm kê khí nhà kính, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đảm bảo độ tin cậy theo phương pháp luận lựa chọn và giảm tối đa các sai lệch;

Tính so sánh được: Kết quả kiểm kê khí nhà kính, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của một cơ sở, lĩnh vực đảm bảo các điều kiện về số liệu, phương pháp luận có tính tương đồng để có thể so sánh được.

Thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cần tuân thủ các nguyên tắc:

Tính độc lập: Duy trì tính độc lập với các bên liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, khách quan trong quá trình đánh giá;

Tính công bằng: Đảm bảo sự trung thực, chính xác, khách quan và không thiên lệch.

Quy trình kỹ thuật kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực

Quy trình kỹ thuật kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực bao gồm:

  1. Xác định phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
  2. Thu thập số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
  3. Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực.
  4. Xác định phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
  5. Thực hiện kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
  6. Đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
  7. Tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
  8. Xây dựng Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.

Phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực

Theo Thông tư trên, kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực năng lượng, các quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm thuộc ngành Công Thương bao gồm:

Kiểm kê khí nhà kính cho lĩnh vực năng lượng:

 Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động đốt nhiên liệu trong quá trình sản xuất điện và tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương;

Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động phát tán từ khai thác khoáng sản.

Kiểm kê khí nhà kính cho lĩnh vực các quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm:

Phát thải khí nhà kính trong các quá trình hóa học, vật lý không tiêu thụ năng lượng thuộc các ngành công nghiệp hóa chất, luyện kim;

Phát thải khí nhà kính là các dung môi chất lạnh từ thiết bị và quá trình sản xuất, kinh doanh dung môi chất lạnh.

VNCPC

Đơn vị nào phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính?

Các đơn vị có mức phát thải khi nhà kính từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hơp sau phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Nhà máy nhiệt điện theo quy định phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, các đơn vị đó là:

  • Nhà máy nhiệt điện và cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng phát thải khí nhà kính hằng năm từ 1.000 tấn dầu tường đương TOE trở lên;
  • Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng lượng tiêu thụ nhiên liệu hàng năm từ 1.000 TOE trở lên;
  • Đối với tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
  • Các cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.

Ngoài ra, doanh nghiệp thuộc 06 lĩnh vực dưới đây sẽ phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, bao gồm:

1. Năng lượng: Công nghiệp sản xuất năng lượng, tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dân dụng; khai thác than, dầu, khí tự nhiên
2. Giao thông vận tải: Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải
3. Xây dựng: Tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng; các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng
4. Các quá trình công nghiệp: Sản xuất hóa chất; luyện kim; công nghiệp điện tử; sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-zôn; sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác
5. Nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất: Chăn nuôi; lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất; trồng trọt; tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp.
6. Chất thải: Bãi chôn lấp chất thải rắn; xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học; thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải; xử lý và xả thải nước thải.

Lộ trình thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Dựa trên thực tế và luật đã được thông qua lộ trình kiểm kê khí nhà kính cơ bản được triển khai như sau:

  • Xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn 2023-2025;
  • Năm 2023: cung cấp thông tin, số liệu, xây dựng kế hoạch kiểm kê khí nhà kính;
  • Năm 2024: kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê 02 năm/1 lần;
  • Năm 2025: hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở; trước thời điểm 31/12/2025: phê duyệt kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từ 2026-2030, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ quản lý lĩnh vực và cơ quan chuyên môn có liên quan trực thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh trước ngày.
  • Giai đoạn 2026-2030: giảm phát thải, trao đổi tín chỉ cacbon.

Doanh nghiệp có nhu cầu kiểm kê khí nhà kính vui lòng tham khảo tại đây.

VNCPC

Lần đầu tiên sau 20 năm, cơn khát nhiên liệu sinh học hạ nhiệt

Nhu cầu về nhiên liệu sinh học giảm lần đầu tiên sau hai thập kỷ, do sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 và giá dầu giảm mạnh trong những tháng gần đây, một cú sốc đáng lo ngại cho toàn ngành.

Olivier Lemesle, giám đốc bộ phận nghiên cứu của công ty Xerfi, nhận xét: “Sự sụt giảm giá dầu đã có tác động rất tiêu cực đến nhiên liệu sinh học”, vì chúng không còn đủ sức cạnh tranh khi đối mặt với giá hiện tại của vàng đen.

Do đó, sản lượng nhiên liệu sinh học cho giao thông vào năm 2020 sẽ giảm 11,6% so với sản lượng năm 2019, tuy nhiên vẫn đạt mức kỷ lục, theo báo cáo hàng năm của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) được công bố vào đầu tháng 11.

Tổ chức cho biết trong tất cả các nguồn năng lượng tái tạo, nhiên liệu sinh học là loại nhiên liệu bị giảm sử dụng nhiều nhất do cuộc khủng hoảng y tế.

Bởi vì nhiên liệu sinh học và nhiên liệu hóa thạch không đóng vai trò ngang nhau vào năm 2020: trong khi chi phí của một thùng dầu diesel sinh học tương đương vẫn vào khoảng 70 đô la (con số do ngành công nông nghiệp Pháp đưa ra vào tháng Tư), trong khi giá thô dầu liên tục giảm từ đầu năm nay, do nhu cầu giảm mạnh bởi các biện pháp quyết liệt để hạn chế sự di chuyển của hàng hóa và người nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19.

Hiện đang phục hồi, một thùng dầu Brent đã chạm ngưỡng 50 đô la.

Tuy nhiên, các sản phẩm thay thế xăng và dầu diesel sản xuất từ ​​thực vật không thiếu ưu điểm, đặc biệt là có lợi cho môi trường vì chúng đảm bảo giảm thiểu phát thải khí nhà kính ít nhất 50% so với nhiên liệu hóa thạch tương đương.

Jean-Philippe Puig, Giám đốc điều hành của tập đoàn Avril (gần một phần ba doanh thu đến từ nhiên liệu sinh học), khẳng định: “Nhiên liệu sinh học có vị trí của nó, chúng là một phần của giải pháp môi trường”.

Tuy nhiên, bên cạnh sự cạnh tranh không bình đẳng về giá khi đối mặt với một thùng dầu thô, lĩnh vực nhiên liệu sinh học vẫn phụ thuộc vào ý chí chính trị, ví dụ như quyết định – hay không – tăng trần cho việc sử dụng nhiên liệu sinh học tại các trạm bán lẻ, vì chúng thường bị trộn lẫn nhiên liệu thông thường (ví dụ SP95-E5 chứa tối đa 5%, dầu diesel B7 lên đến 7%).

Cuối cùng, sự phát triển của ô tô điện, và trong dài hạn của động cơ hydro, là những mối đe dọa trong dài hạn với nhiên liệu nói chung và với nhiên liệu sinh học nói riêng.

Nh.Thạch/AFP
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/lan-dau-tien-sau-20-nam-con-khat-nhien-lieu-sinh-hoc-ha-nhiet-587478.html