• Cơ quan tài trợ: Liên minh châu Âu (EU)
  • Đối tác thực hiện: VIRI, CCS, Funzi và VNCPC
  • Thời gian triển khai: 4/2020 – 4/2023
  • Lĩnh vực: Chế biến thịt, thủy sản, gạo, hạt điều, rau củ và trái cây
  • Khu vực: Việt Nam
  • Liên hệ: Nguyễn Lê Hằng
  • Email: [email protected]
  • Điện thoại: (84-24) 3868 4849- máy lẻ 14

Mục tiêu của dự án Eco-Fair là góp phần hỗ trợ DN nhỏ và vừa tại Việt Nam cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đồng thời thay đổi nhận thức và sự tin dùng của cộng đồng đối với sản phẩm nội địa. DN chế biến nông sản và người tiêu dùng sẽ nhận được những kiến thức thực tiễn hữu ích về sản xuất và tiêu dùng bền vững thông qua các khóa học trực tuyến và tư vấn trực tiếp miễn phí.

Các hoạt động chính của dự án:

  • Biên soạn và phổ biến các khóa học trực tuyến về sản xuất và tiêu dùng bền vững;
  • Đánh giá nhanh tại thực địa, tìm ra các cơ hội để hỗ trợ các đơn vị sản xuất bền vững hơn;
  • Nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng thông qua đào tạo trực tuyến, đồng thời xây dựng mạng lưới đại sứ để tạo ra sự thay đổi trong cộng đồng;
  • Kích thích tiêu dùng và sản xuất bền vững thông qua mạng lưới các nhà bán lẻ sản phẩm sinh thái – công bằng;
  • Nâng cao năng lực cho 1.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực chế biến nông sản thông qua các khóa học trực tuyến;
  • Đào tạo tại chỗ cho các doanh nghiệp tiềm năng; và
  • Nâng cao nhận thức về các sản phẩm sinh thái – công bằng và chính sách kinh tế tuần hoàn trong quá trình chế biến nông sản.

 Hoạt động đã triển khai:

Trong năm đầu tiên này, các đối tác thực hiện dự án đã tập trung xây dựng 3 khóa học trên nền tảng trực tuyến nhằm giúp học viên có thể chủ động sắp xếp thời gian học thông qua các thiết bị có kết nối internet như điện thoại, máy tính bảng hay máy tính.

  • Khóa 1: Sản xuất bền vững dành cho DN nhỏ và vừa
  • Khóa 2: Tiêu dùng bền vững dành cho người tiêu dùng
  • Khóa 3: Nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng xanh cho các DN nhỏ và vừa

3 khóa học đã thu hút được sự tham gia của đông đảo học viên là người tiêu dùng và các DN chế biến nông sản.

Năm 2021:

  • Hỗ trợ tư vấn cho 54 DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa nhận diện và áp dụng các giải pháp sử dụng hiệu quả, tiết kiệm điện, nhiệt, nước, nguyên vật liệu, quản lý chất thải…

Năm 2022: 

  • Tiếp tục hỗ trợ 118 DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa nhận diện và áp dụng các giải pháp sử dụng hiệu quả, tiết kiệm điện, nhiệt, nước, nguyên vật liệu, quản lý chất thải…, nâng tổng số DN được tư vấn trong 2 năm lên con số 172.
  • Tổ chức 2 buổi tập huấn online về “Các nguồn vốn ưu đãi cho sản xuất bền vững và lập hồ sơ vay vốn” vào ngày 30/03/2022 và 01/04/2022, với sự tham gia của 115 DN.
  • Tiếp nhận thông tin về nhu cầu vay vốn của 10 DN, liên hệ với các tổ chức tín dụng phù hợp để kết nối sự hợp tác giữa các bên.

Năm 2023: 

  • Thực hiện các chuyến đi thực tế tại địa phương để tiếp tục hỗ trợ 28 DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa nhận diện và áp dụng các giải pháp sử dụng điện, nhiệt, nước, nguyên liệu, quản lý chất thải, … nâng tổng số DN được tư vấn trong 3 năm lên con số 200;
  • Đánh giá RECP chuyên sâu cho 32 DN. Như vậy, trong suốt thời gian triển khai dự án đã có 50 DN được hỗ trợ đánh giá chuyên sâu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tăng cơ hội tiếp cận với thị trường;
  • Phối hợp với VIRI, đào tạo và hỗ trợ 20 DN có nhu cầu về vốn vay với các tổ chức tín dụng phù hợp và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn; và
  • Tham gia viết báo cáo tổng kết quá trình thực hiện dự án trong suốt 3 năm triển khai trình lên nhà tài trợ.