Doanh nghiệp được Nhà nước hỗ trợ gì khi SXSH?
Mọi doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đều được khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH). Vì vậy, Nhà nước đã có khá nhiều cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp SXSH.
Để hỗ trợ việc thực hiện SXSH tại doanh nghiệp, nhà nước có một số chính sách công cụ nhằm khuyến khích như:
- Xây dựng các quy định mang tính pháp lý: Luật, chỉ thị, quy định, tiêu chuẩn môi trường…
- Các công cụ kinh tế như: phí xả thải, quy chế thưởng, phạt, bồi thường…
- Các biện pháp hỗ trợ: thông tin, đào tạo, tư vấn kỹ thuật…
- Thu hút sự giúp đỡ từ bên ngoài thông qua các dự án, vốn vay…
- Hỗ trợ vốn…
- Hướng dẫn xây dựng dự án SXSH.
Chi tiết cụ thể về các chính sách này, có thể tham khảo thêm tại Văn phòng Môi trường Công nghiệp – Vụ Khoa học Công nghệ – Bộ Công nghiệp tại địa chỉ 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc tham khảo thông tin tại địa chỉ http://www.mtcn.moi.gov.vn
Lập một dự án SXSH như thế nào?
Đối với các dự án dự kiến xin vay vốn hoặc tìm nguồn tài trợ, nhất thiết phải thể hiện được các nội dung:
- Tính cấp thiết của dự án;
- Hiệu quả của dự án;
- Tính phù hợp của dự án;
- Tính nhân rộng trong xã hội của dự án;
- Đặc tính công nghệ môi trường;
- Phân tích tài chính (Xác định chi phí và đánh giá chi phí, đánh giá khả năng sinh lời của dự án)
Tìm nguồn vốn cho dự án SXSH như thế nào?
Có nhiều nguồn vốn có thể tiếp cận ngoài nguồn vốn tự có của doanh nghiệp:
- Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
- Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ;
- Các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư phát triển
- Phát hành cổ phiếu trong công chúng
- Quỹ xoay vòng vốn của chương trình SXSH – TP Hồ Chí Minh
- Nguồn vốn tài trợ từ các dự án do quốc tế tài trợ
- Nguồn vốn hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ và dự án bảo vệ môi trường của Bộ Công nghiệp.
VNCPC