Năng lượng và vấn đề sử dụng hiệu quả năng lượng

Năng lượng hết sức cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế. Song vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đang gặp phải hiện nay chính là cách sử dụng hiệu quả năng lượng.

Ở các nước đang phát triển thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương và một số khu vực khác, để tăng trưởng họ thường phải tăng công suất công nghiệp, tuy nhiên, điều này lại kéo theo sự tăng lên của nhu cầu sử dụng năng lượng.

Vấn đề liên quan tới tiêu thụ năng lượng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nguyên nhân của mức độ sử dụng và nhu cầu năng lượng cao ở các nước đang phát triển được cho là do:

Nguyên nhân công nghệ: công nghệ trình độ thấp và hiệu quả sử dụng năng lượng kém do chất lượng năng lượng được cung cấp thấp và thiếu các công nghệ có hiệu quả về mặt sử dụng năng lượng.

Việc sử dụng phổ biến các công nghệ cũ, kém hiệu quả đã dẫn tới tiêu thụ năng lượng và nguyên vật liệu rất lớn.

Nguyên nhân quản lý: các thủ tục và hệ thống chưa phù hợp đối với chương trình tiết kiệm năng lượng và quản lý năng lượng ở cả qui mô của công ty cũng như chính sách của Chính phủ.

Nguyên nhân kinh tế: nguồn vốn và biện pháp khích lệ về kinh tế không tương xứng.

Nguyên nhân cơ cấu: một di sản của ngành công nghiệp nặng để lại với mức tiêu thụ năng lượng lớn vốn dĩ đã là bản chất. Bản chất của nền công nghiệp của một quốc gia cũng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng. Ví dụ sự tăng nhanh cụm các cơ sở vừa và nhỏ được xem là một cột mốc của tăng trưởng.

Tuy nhiên, việc sử dụng phổ biến các công nghệ cũ, kém hiệu quả ở các cơ sở này đã dẫn tới tiêu thụ năng lượng và nguyên vật liệu rất lớn, gây ra ô nhiễm môi trường cao. Năng lượng là một đầu vào quan trọng của ngành công nghiệp và là một lĩnh vực cần quan tâm để giảm bớt chi phí sản xuất. Các sáng kiến tiết kiệm năng lượng có thể giúp bảo đảm cho ngành công nghiệp lớn mạnh và trở nên thịnh vượng.

Người ta ước tính rằng, với nguồn vốn hiện nay, có thể tiết kiệm được 20 – 25% chi phí cho năng lượng và có thể tiết kiệm tới 30 – 60% nếu đầu tư cho thiết bị mới có hiệu quả về vốn hơn.

Dưới đây là một vài ví dụ về vấn đề sử dụng hiệu quả năng lượng cần xem xét:

Các thiết bị có công suất phù hợp, thậm chí có hiệu suất hơi thấp một chút, nhìn chung cũng sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn so với các thiết bị lớn hơn và có hiệu quả sử dụng năng lượng cao hơn.

Ngoài vấn đề hiệu suất, tuổi thọ sử dụng của các thiết bị cũng rất quan trọng.

Chi phí ban đầu thấp dễ đánh lừa tâm lý người sử dụng. Ví dụ, chí phí vận hành hàng năm của một mô-tơ điện thường lớn hơn 8 – 10 lần so với chi phí ban đầu của nó. Vì thế việc lựa chọn các mô-tơ hiệu suất cao có thể sẽ tạo ra sự chênh lệch lớn về tiêu thụ điện.

Ngoài vấn đề hiệu suất, tuổi thọ sử dụng của các thiết bị cũng rất quan trọng. Chẳng hạn, một ngọn đèn dây tóc thoạt đầu dường như là sự lựa chọn tốt. Tuy nhiên, nếu tính đến việc thường xuyên phải thay và chi phí vận hành thì đèn tuýp huỳnh quang hoặc đèn compact tiết kiệm năng lượng sẽ được ưa dùng hơn.

Vì vậy, lựa chọn để đáp ứng được nhu cầu năng lượng đang tăng lên bao gồm: tăng công suất, phải cân nhắc vấn đề chi phí và môi trường đi kèm, hoặc tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Kinh nghiệm từ khắp nơi trên thế giới đã cho thấy cải thiện hiệu quả sử dụng cuối sẽ là có ưu thế hơn hẳn xét từ khía cạnh kinh tế khi so sánh với tăng công suất.

Những tác động đến các doanh nghiệp, vấn đề tiêu thụ nhiều năng lượng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do:

Giảm lượng nguồn cung cấp năng lượng phục vụ cho doanh nghiệp;

Tài nguyên nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt, giá cả năng lượng ngày càng cao sẽ tác động tới sự phát triển doanh nghiệp;

Gián đoạn sản xuất do bị cắt điện thường xuyên nên giảm lợi nhuận;

Mâu thuẫn nhà cung cấp năng lượng và doanh nghiệp sử dụng năng lượng cũng như cộng đồng dân cư xung quanh doanh nghiệp;

Các quy định ngày càng nghiêm ngặt của pháp luật về tiết kiệm năng lượng.

Tăng nhu cầu về các sản phẩm và công nghệ tiết kiệm năng lượng.

 Tiết kiệm năng lượng mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Việc sử dụng năng lượng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt rủi ro và tăng lợi nhuận cho các công ty.

Việc sử dụng năng lượng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt rủi ro và tăng lợi nhuận.

Lợi ích kinh tế:

Giảm chi phí vận hành;

Giảm các tác động do giá năng lượng tăng và thiếu điện;

Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm;

Nâng cao uy tín với các khách hàng, chính phủ và cộng đồng.

Lợi ích môi trường:

Nâng cao khả năng tuân thủ luật pháp và các mục tiêu của ISO 14001;

Cải thiện công tác bảo vệ môi trường;

Giảm phát thải khí nhà kính CO2;

Giảm phát thải bụi, khí độc do đốt nhiên liệu hóa thạch;

Cải thiện sức khoẻ, an toàn và tinh thần làm việc của người lao động do môi trường làm việc của công nhân do ít nóng, ít bụi hơn.

Theo VNCPC

Cạnh tranh và đổi mới: Doanh nghiệp cần sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu

Theo số liệu thống kê, các nước công nghiệp trên thế giới đang sử dụng từ 31 – 74 tấn vật liệu/người/năm. Trong tương lai, khả năng tiếp cận những nguồn tài nguyên này càng trở nên khó khăn hơn. Do đó, sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu được xem như một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh và đổi mới. 

Tình hình sử dụng tài nguyên của nền kinh tế thế giới.

Từ năm 1980 đến năm 2005, 4 nhóm tài nguyên (bao gồm những vật liệu được sử dụng) là: nhiên liệu hóa thạch; quặng kim loại; khoáng sản công nghiệp, xây dựng; và sinh khối (từ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản).

Biểu đồ cho thấy việc khai thác những nguồn tài nguyên thay đổi đều trong vòng 25 năm, từ 40 tỷ tấn năm 1980 đến 58 tỷ tấn năm 2005, với tốc độ tăng trưởng tích lũy 45%. Tuy nhiên, tốc độ này phân bố không đều giữa các nhóm vật liệu chính. Khai thác quặng kim loại tăng nhiều nhất (hơn 65%), cho thấy tầm quan trọng liên tục của nhóm tài nguyên này đối với phát triển công nghiệp. Khai thác sinh khối tăng dưới đường cong của các nhóm khác. Do vậy, tỷ lệ những nguồn tài nguyên tái tạo trong tổng khai thác tài nguyên đang giảm trên toàn thế giới.

Hiệu quả sử dụng vật liệu trong sản xuất công nghiệp tập trung vào lượng vật liệu nhất định cần để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Hiệu quả sử dụng vật liệu có thể được nâng cao bằng cách giảm lượng vật liệu chứa trong sản phẩm cuối cùng (giảm trọng) hoặc giảm lượng vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất nhưng lại bị thải bỏ.

 Ba thành phần của sử dụng hiệu quả vật liệu có thể được nhận định như sau:

  • Giảm trọng trong quá trình sản xuất;
  • Giảm thiểu chất thải trong quá trình sản xuất;
  • Tái chế vật liệu trong chu trình sản xuất – tiêu thụ;

Theo chu trình sản xuất – tiêu thụ công nghiệp, hiệu quả sử dụng vật liệu liên quan tới lượng tài nguyên cần thiết để sản xuất ra một lượng sản phẩm nhất định, vật liệu thải sau khi tiêu thụ xong được tái chế và quay trở lại để sản xuất.

Vì sao sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Có rất nhiều ích lợi đem lại từ việc nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu:

Sử dụng hiệu quả sử dụng vật liệu liên quan tới lượng tài nguyên cần thiết để sản xuất ra một lượng sản phẩm nhất định, vật liệu thải sau khi tiêu thụ xong được tái chế và quay trở lại để sản xuất.

Đầu tiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ được sử dụng một cách hiệu quả nhất kéo theo lượng tài nguyên được dự trữ tốt hơn, đảm bảo dễ tiếp cận trong việc sử dụng tài nguyên và có chi phí rẻ nhất, giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sống, do đó những nguồn tài nguyên này sẽ khả dụng cho các thế hệ sau. Việc cạn kiệt các nguồn tài nguyên cản trở sự phát triển, cho nên việc bảo tồn những nguồn tài nguyên này còn đem lại nhiều lợi ích khác.

Thứ hai, giảm nhu cầu sử dụng nguyên liệu thô sẽ làm giảm những tác động của việc khai thác nguyên liệu thô, bao gồm cả những ảnh hưởng về mặt môi trường và xã hội.

Thứ ba là tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải nhà kính. Việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên thì lượng tài nguyên đi vào sản phẩm nhiều hơn dẫn đến định mức tiêu hao năng lượng và nhiên liệu để sản xuất ra một sản phẩm giảm xuống. Và, việc tái chế nguyên liệu có thể tiết kiệm hầu hết năng lượng cần thiết cho tinh chế và xử lý.

 Thứ tư, hiệu quả sử dụng nguyên liệu tăng dẫn đến giảm lượng nguyên liệu thải ra các bãi chôn lấp hoặc đốt, giảm diện tích đất sử dụng, giảm ô nhiễm nước, không khí và các tác động tiêu cực khác từ việc quản lý chất thải.

Thứ năm, nâng cao hiệu quả thu gom và tái chế chất thải, đặc biệt đối với bao bì đồ uống và túi nhựa có thể làm giảm lượng rác thải ra đất và nước và trong một số trường hợp còn giảm sự tắc nghẽn của hệ thống thoát nước. Trên thực tế, giảm lượng rác vứt bừa bãi nhằm phục vụ cho nhu cầu mĩ quan là một động lực chính cho cơ chế tái chế chất thải đô thị ở nhiều khu vực.

Doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu bằng cách nào?

Phân tích dòng nguyên liệu là một cách tiếp cận hệ thống nhằm mục đích:

  • Đưa ra tổng quan về nguyên liệu được sử dụng trong doanh nghiệp
  • Xác định điểm đầu, thể tích và các nguyên nhân phát sinh chất thải và khí thải
  • Thiết lập cơ sở đánh giá và dự báo cho việc phát triển trong tương lai
  • Xác định chiến lược cải thiện tình hình chung

Cách tốt nhất để xác định mục tiêu là bắt đầu phân tích dòng nguyên liệu trong toàn bộ doanh nghiệp. Đầu tiên, phân tích đầu vào/đầu ra toàn diện sẽ trả lời các câu hỏi sau:

Cạn kiệt các nguồn tài nguyên cản trở sự phát triển, cho nên việc bảo tồn những nguồn tài nguyên này còn đem lại nhiều lợi ích khác.

  • Những nguyên liệu nào được sử dụng trong doanh nghiệp?
  • Bao nhiêu nguyên liệu được chế biến?
  • Giá trị về mặt kinh tế của chúng là gì?
  • Bao nhiêu chất thải và khí thải thải bỏ ra ở cuối quy trình sản xuất?

Mục tiêu là vẽ được một bản đồ rõ ràng về sơ đồ quy trình của công ty nhằm hiểu rõ cách hệ thống vận hành – nghĩa là, ai và cái gì tham gia vào quy trình và làm gì trong quy trình. Bản đồ sẽ giúp hiểu rõ nơi vật liệu được sử dụng và định vị. Dòng quy trình bao gồm cả chuỗi hoạt động thực hiện ở doanh nghiệp và những hoạt động bên ngoài có thể tác động tới công ty, từ những sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp mua, tới những sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

VNCPC

Vì sao tiết kiệm nước đang trở thành vấn đề “sống còn” của doanh nghiệp?

Nước là nguồn tài nguyên thiết yếu phục vụ cho đời sống và sản xuất. Mọi ngành nghề, từ nông nghiệp, phát điện và sản xuất công nghiệp cho tới du lịch đều phải dựa vào nước để duy trì và phát triển. Đó là lý do vì sao doanh nghiệp cần phải đặt vấn đề tiết kiệm nước lên hàng đầu.

Tài nguyên nước đang ngày càng khan hiếm

Nước sạch ngày càng khan hiếm và sự khan hiếm này sẽ còn cao hơn trong tương lai. Nước đang giảm về trữ lượng, kém về chất lượng trong khi nhu cầu ngày càng tăng đang là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư, những người đã quá quen thuộc với khái niệm nước sạch, dồi dào và rẻ tiền.

Gia tăng dân số và phát triển kinh tế khiến cho nhu cầu sử dụng nước phục vụ nông nghiệp và công nghiệp ngày càng cao. 2/3 lượng nước trên thế giới là phục vụ cho nông nghiệp và 90% trong số ấy được sử dụng tại các nước đang phát triển. Mức tiêu thụ nước trên toàn cầu dự đoán là sẽ tăng 25% vào năm 2030 do dân số thế giới được dự đoán sẽ tăng từ 6.6 tỉ lên 8 tỉ vào năm 2030 và trên 9 tỉ vào năm 2050.

Gia tăng dân số và phát triển kinh tế khiến cho nhu cầu sử dụng nước phục vụ nông nghiệp và công nghiệp ngày càng cao.

Tại nhiều khu vực, nước đã và đang bị khai thác quá mức. Mực nước ngầm và mực nước tại các sông ngòi ngày càng giảm tại nhiều khu vực do việc sử dụng nước của con người. Các khu vực chịu ảnh hưởng của hạn hán cũng đang gia tăng. Các khu vực được đánh giá là “rất khô hạn” đã tăng lên gấp đôi kể từ những năm 1970. Trữ lượng nước tự nhiên và lưu lượng sông hàng năm cũng ngày càng giảm đặc biệt là ở vùng Bán cầu Bắc do hiện tượng tan chảy bề mặt băng.

Chất lượng nước ngày càng giảm là vấn đề bức xúc hiện nay vì nền sản xuất công nghiệp và nông nghiệp ngày càng phát triển trong khi vẫn thiếu hệ thống xử lý nước thải. Nguồn nước phục vụ nhu cầu uống và sinh hoạt đang bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng.

 Những tác động tới doanh nghiệp khi tài nguyên nước cạn kiệt

  • Giảm lượng nước phục vụ cho doanh nghiệp;
  • Gián đoạn sản xuất khiến lợi nhuận giảm;
  • Tác động tới sự phát triển doanh nghiệp;
  • Mâu thuẫn giữa các cộng đồng địa phương và những đơn vị sử dụng nước.
  • Tăng chi phí mua nước, xử lý nước cấp, phí tài nguyên nước, phí xả thải và phí xử lý nước thải để phù hợp với các quy định ngày càng nghiêm ngặt của pháp luật;
  • Tăng nhu cầu về các sản phẩm và công nghệ tiết kiệm nước.

Những lợi ích từ việc sử dụng nước hiệu quả

Nước sạch ngày càng khan hiếm và sự khan hiếm này sẽ còn cao hơn trong tương lai.

Lợi ích kinh tế:

  • Tiết kiệm nước góp phần giảm chi phí;
  • Giảm phí xả thải, phí thải bỏ nước thải tại các khu vực xử lý của doanh nghiệp hay của khu công nghiệp, giảm chi phí xử lý nước thải;
  • Tiết kiệm nước mang lại cơ hội cải thiện tại các khu vực khác. Ví dụ giảm nhu cầu sử dụng nước đồng nghĩa với việc tiết kiệm điện trong quá trình bơm, giảm các hoá chất sử dụng cho xử lý nước cấp (vôi, phèn,…);
  • Tiết kiệm nước sẽ làm giảm lượng nước thải, do đó, có thể giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.
  • Giảm chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải.

Lợi ích môi trường:

  • Ít xảy ra hư hỏng hệ thống nước thải do nguyên nhân quá tải;
  • Bảo vệ hoạt động tự làm sạch của các hệ thống xử lý tự nhiên, ví dụ các ao, hồ hay đầm lầy hạ lưu;
  • Giảm nhu cầu xây dựng đập và bể chứa nước, bảo vệ các dòng chảy tự nhiên, bảo vệ hệ thống sông ngòi và môi trường sống cho sinh vật hoang dã;
  • Giảm nhu cầu lắp đặt trang thiết bị xử lý nước và nước thải;
  • Giảm sử dụng quá nhiều nước mặt và nước ngầm;
  • Giảm nhu cầu về năng lượng trong quá trình xử lý nước thải;

VNCPC

SXSH có những giải pháp nào giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí?

Sản xuất sạch hơn (SXSH) giúp doanh nghiệp tiết giảm đáng kể chi phí trong quá trình vận hành. Vậy SXSH thường có những giải pháp nào nhằm giúp doanh nghiệp tránh được những lãng phí vô hình và tối ưu hóa quá trình sản xuất?

Các giải pháp của SXSH có thể phân ra thành 8 nhóm chính:

Quản lý nội vi: Áp dụng các biện pháp quản lý thích hợp nhằm ngăn ngừa thất thoát nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng. Ví dụ: khoá chặt các van và kiểm tra các đường ống nhằm tránh rò rỉ, tránh các sự cố do rò rỉ, rơi vãi do vận chuyển, bảo ôn đường ống và thiết kế các hệ thống phân phối hơi nước, điện hợp lý…

Kiểm soát quá trình tốt hơn: Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình vận hành, hướng dẫn sử dụng thiết bị; duy trì chế độ công nghệ sản xuất, bảo trì, bảo dưỡng, ghi chép nhật ký sản xuất. Tổ chức rà soát, xây dựng, áp dụng và quản lý định mức sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu và năng lượng. Chẳng hạn như: Tối ưu hoá và kiểm soát các thông số vận hành (như pH, nhiệt độ, thời gian, nồng độ …), tối ưu hoá quá trình cháy trong lò hơi…

Kiểm soát quá trình tốt hơn là thực hiện đúng và đầy đủ quy trình vận hành, hướng dẫn sử dụng thiết bị; duy trì chế độ công nghệ sản xuất, bảo trì, bảo dưỡng, ghi chép nhật ký sản xuất.

Thay đổi nguyên liệu đầu vào: Thay thế nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu, năng lượng đầu vào đang sử dụng bằng các nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu, mang lại hiệu quả sản xuất tốt hơn, thân thiện hơn với môi trường. Cụ thể: thay thế dung môi hữu cơ bằng nước, thay thế axit trong tẩy rửa bằng peroxit, thay thế DBSA trong các chất tẩy giặt bằng LAS nhanh phân huỷ.

Thay đổi công nghệ: Thay đổi công nghệ hiện có để giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu và năng lượng hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm như: Thay thế quá trình làm sạch cơ học bằng dung môi, rửa ngược chiều nhiều bậc…

Thay thế thiết bị: Thay thế thiết bị mới tiên tiến nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu và năng lượng hay bổ sung các thiết bị đo để quản lý quá trình tốt hơn.

Thay thế thiết bị mới tiên tiến nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu và năng lượng cũng là một giải pháp trong SXSH.

Tái sử dụng hoặc tái chế tại chỗ: Sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu, năng lượng bị thải loại trong quá trình sản xuất để sử dụng cho mục đích có ích ngay tại cơ sở sản xuất. Đơn cử như: tái sử dụng nước làm mát, tuần hoàn dung dịch nhuộm, thu hồi nước ngưng và dùng lại cho nồi hơi, sử dụng rỉ đường để lên men cồn, sử dụng các mảnh vải vụn trong sản xuất thảm đệm, sử dụng FeCl3 từ tẩy rửa bằng axit như một chất tạo kết tủa trong xử lý nước thải chứa photphat…

Sử dụng có hiệu quả năng lượng: năng lượng là nguồn khởi phát các tác động môi trường rất quan trọng. Khai thác các nguồn năng lượng có thể gây các ảnh hưởng đối với đất, nước, khí và đa dạng sinh học, cũng như trong việc phát sinh một lượng lớn chất thải rắn. Các tác động lên môi trường gây bởi việc khai thác và sử dụng năng lượng có thể được làm giảm nhẹ bằng cách sử dụng hiệu qủa năng lượng cũng như qua việc sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo được như năng lượng mặt trời và gió.

Thay đổi sản phẩm: hoặc cải tiến thiết kế sản phẩm, bao bì và đóng gói sản phẩm nhằm giảm tác động xấu đến môi trường của quá trình sản xuất sản phẩm hoặc của bản thân sản phẩm. Việc dùng giấy xám (không tẩy) thay thế cho giấy trắng ở những nơi cho phép, sản phẩm pin theo công nghệ giấy tẩm hồ để thay thế các dung môi độc trong sản xuất thuốc bảo vệ thực vât bằng dung môi ít độc hoặc dung môi là nước.

Như vậy, các giải pháp mà SXSH đưa ra có nhiều cấp độ từ đơn giản đến phức tạp, từ không cần chi phí đến mức chi phí ở mức phù hợp mà doanh nghiệp có thể đầu tư để mang lại mức hiệu quả cao nhất.

VNCPC

Doanh nghiệp được Nhà nước hỗ trợ gì khi SXSH?

Mọi doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đều được khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH). Vì vậy, Nhà nước đã có khá nhiều cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp SXSH.

Để hỗ trợ việc thực hiện SXSH tại doanh nghiệp, nhà nước có một số chính sách công cụ nhằm khuyến khích như:

  • Xây dựng các quy định mang tính pháp lý: Luật, chỉ thị, quy định, tiêu chuẩn môi trường…
  • Các công cụ kinh tế như: phí xả thải, quy chế thưởng, phạt, bồi thường…
  • Các biện pháp hỗ trợ: thông tin, đào tạo, tư vấn kỹ thuật…
  • Thu hút sự giúp đỡ từ bên ngoài thông qua các dự án, vốn vay…
  • Hỗ trợ vốn…
  • Hướng dẫn xây dựng dự án SXSH.

Chi tiết cụ thể về các chính sách này, có thể tham khảo thêm tại Văn phòng Môi trường Công nghiệp – Vụ Khoa học Công nghệ – Bộ Công nghiệp tại địa chỉ 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc tham khảo thông tin tại địa chỉ http://www.mtcn.moi.gov.vn

Lập một dự án SXSH như thế nào?

Đối với các dự án dự kiến xin vay vốn hoặc tìm nguồn tài trợ, nhất thiết phải thể hiện được các nội dung:

  • Tính cấp thiết của dự án;
  • Hiệu quả của dự án;
  • Tính phù hợp của dự án;
  • Tính nhân rộng trong xã hội của dự án;
  • Đặc tính công nghệ môi trường;
  • Phân tích tài chính (Xác định chi phí và đánh giá chi phí, đánh giá khả năng sinh lời của dự án)

Tìm nguồn vốn cho dự án SXSH như thế nào?

Có nhiều nguồn vốn có thể tiếp cận ngoài nguồn vốn tự có của doanh nghiệp:

  • Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
  • Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ;
  • Các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư phát triển
  • Phát hành cổ phiếu trong công chúng
  • Quỹ xoay vòng vốn của chương trình SXSH – TP Hồ Chí Minh
  • Nguồn vốn tài trợ từ các dự án do quốc tế tài trợ
  • Nguồn vốn hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ và dự án bảo vệ môi trường của Bộ Công nghiệp.

VNCPC

SXSH có phải là cơ chế phát triển sạch?

 Sản xuất sạch hơn (SXSH) và cơ chế phát triển sạch có giống nhau hay không; SXSH có mối liên hệ thế nào với kiểm toán môi trường… để làm rõ những vấn đề này, chớ bỏ qua những nội dung dưới đây.

Sự giống nhau và khác nhau giữa sản xuất trực tiếp và sản xuất sạch hơn?

Trước hết, sản xuất sạch hơn không phải là một phương pháp sản xuất khác.

Theo UNEP, “SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường”.

SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.

Đây là một hoạt động mang tính “hỗ trợ” hoạt động sản xuất bình thường (sản xuất trực tiếp) của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường, giúp doanh nghiệp kiểm soát, sử dụng nguyên liệu, năng lượng, nhân công… một cách có hiệu quả thông qua đó giúp hài hòa lợi ích kinh tế – xã hội – môi trường.

Mối quan hệ giữa kiểm toán môi trường và SXSH?

Trên thực tế, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau:

Kiểm toán môi trường là một quá trình đánh giá có tính định kỳ và khách quan được văn bản hoá về việc làm thế nào để thực hiện tổ chức môi trường, quản lý môi trường và trang thiết bị môi trường hoạt động tốt.

Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường…

Kiểm toán môi trường và SXSH có mục đích áp dụng, phạm vi thực hiện, cách thức thực hiện và việc sử dụng kết quả sau kiểm toán hoàn toàn khác nhau. Ví dụ: Báo cáo kiểm toán môi trường đánh giá mức độ tuân thủ về môi trường của đối tượng được kiểm toán; Báo cáo SXSH đánh giá hiện trạng các tổn thất trong dòng thải và đưa ra các giải pháp cải tiến nhằm giảm tiêu thụ nguyên liệu, nhiên liệu, nước qua đó giảm tổn thất trong dòng thải.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, kết quả của kiểm toán môi trường có thể tạo ra động lực để thực hiện SXSH tại doanh nghiệp, do hai khái niệm có một vài điểm tương đồng như mục tiêu cắt giảm chi phí về rác thải; mục tiêu giảm chi phí về nhiên liệu và vật liệu; Phạm vi đánh giá đều có quan tâm đến tính hiệu quả trong sử dụng thiết bị, quản lý chất thải.

Mối quan hệ giữa SXSH và cơ chế phát triển sạch?

Cơ chế phát triển sạch (CDM – Clean Development Mechanism) là cơ chế hợp tác được thiết lập trong khuôn khổ nghị định thư Kyoto (Nhật Bản) tháng 12 năm 1997. Nghị định thư này đã gây dựng một khuôn khổ pháp lý mang tính toàn cầu cho các bước khởi đầu nhằm kiềm chế và kiểm soát xu hướng gia tăng phát thải khí nhà kính; trong đó đưa ra các mục tiêu giảm phát thải chính và thời gian thực hiện cho các nước phát triển. Theo đó, các nước phát triển (các nước công nghiệp) hỗ trợ, khuyến khích các nước đang phát triển thực hiện các dự án thân thiện với môi trường, nhằm phát triển bền vững.

SXSH nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất.

Mối quan hệ giữa SXSH và cơ chế phát triển sạch (CDM):

– Về bản chất đây là hai hoạt động độc lập:

SXSH thực hiện theo 6 bước, 18 nhiệm vụ của UNEP

CDM thực hiện theo khuôn khổ nghị định thư Kyoto

– Về mục đích:

SXSH nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất.

CDM nhằm kiềm chế và kiểm soát xu hướng gia tăng phát thải khí nhà kính.

CDM có đa dạng đối tượng áp dụng hơn với bất cứ hoạt động nào chính đáng mà giúp giảm phát thải khí nhà kính một cách trực tiếp hay gián tiếp. Như vậy, hoạt động áp dụng SXSH cho doanh nghiệp nếu như giúp làm giảm phát thải khí nhà kính thì cũng coi là CDM. Và khi đó, tổ chức đánh giá sẽ chúng nhận lượng khí nhà kính cắt giảm được và doanh nghiệp sẽ được kinh doanh chứng chỉ giảm phát thải đó trên thị trường CDM.

VNCPC