Đơn vị nào phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính?

Các đơn vị có mức phát thải khi nhà kính từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hơp sau phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Nhà máy nhiệt điện theo quy định phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, các đơn vị đó là:

  • Nhà máy nhiệt điện và cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng phát thải khí nhà kính hằng năm từ 1.000 tấn dầu tường đương TOE trở lên;
  • Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng lượng tiêu thụ nhiên liệu hàng năm từ 1.000 TOE trở lên;
  • Đối với tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
  • Các cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.

Ngoài ra, doanh nghiệp thuộc 06 lĩnh vực dưới đây sẽ phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, bao gồm:

1. Năng lượng: Công nghiệp sản xuất năng lượng, tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dân dụng; khai thác than, dầu, khí tự nhiên
2. Giao thông vận tải: Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải
3. Xây dựng: Tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng; các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng
4. Các quá trình công nghiệp: Sản xuất hóa chất; luyện kim; công nghiệp điện tử; sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-zôn; sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác
5. Nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất: Chăn nuôi; lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất; trồng trọt; tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp.
6. Chất thải: Bãi chôn lấp chất thải rắn; xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học; thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải; xử lý và xả thải nước thải.

Lộ trình thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Dựa trên thực tế và luật đã được thông qua lộ trình kiểm kê khí nhà kính cơ bản được triển khai như sau:

  • Xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn 2023-2025;
  • Năm 2023: cung cấp thông tin, số liệu, xây dựng kế hoạch kiểm kê khí nhà kính;
  • Năm 2024: kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê 02 năm/1 lần;
  • Năm 2025: hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở; trước thời điểm 31/12/2025: phê duyệt kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từ 2026-2030, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ quản lý lĩnh vực và cơ quan chuyên môn có liên quan trực thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh trước ngày.
  • Giai đoạn 2026-2030: giảm phát thải, trao đổi tín chỉ cacbon.

Doanh nghiệp có nhu cầu kiểm kê khí nhà kính vui lòng tham khảo tại đây.

VNCPC

Vì sao phải kiểm kê khí nhà kính?

Hiệu ứng khí nhà kính (KNK) gây ra tăng tình trạng tăng nhiệt độ toàn cầu, dẫn đến biến đổi khí hậu và tác động xấu đến môi trường cũng như sức khỏe con người. Đó là nguyên nhân khiến cho việc kiểm kê KNK ngày càng trở nên cấp thiết.

KNK là nhóm các loại khí tự nhiên hoặc nhân tạo có khả năng giữ lại nhiệt trong không khí và dẫn đến hiện tượng tăng nhiệt độ toàn cầu. Các KNK phổ biến bao gồm carbon dioxide (CO2), methane (CH4), nitrous oxide (N2O) và các chất khí fluorocarbon.

Các nguồn phát thải KNK

KNK gây ra các tác hại gì?

Khi ánh sáng mặt trời đi qua lớp không khí và tiếp xúc với bề mặt Trái Đất, nhiệt độ của bề mặt này tăng. Một phần nhiệt độ được phản xạ trở lại không gian, nhưng một phần khác bị hấp thụ bởi các KNK, dẫn đến đến tăng nhiệt độ toàn cầu. Dưới đây là các tác hại cụ thể của KNK:

1. Gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan: như hạn hán, lũ lụt, và biến đổi thời tiết bất thường…

2. Tác động đến đa dạng sinh học: Sự gia tăng nhiệt độ và thay đổi khí hậu có thể gây ra sự di chuyển của các loài, làm thay đổi môi trường sống và làm ảnh hướng đến đa dạng sinh học.

3. Nước biển dâng: Tăng nhiệt độ toàn cầu do KNK làm cho băng và tuyết tan chảy, dẫn đến sự gia tăng mực nước biển. Điều này có thể gây lụt lội và xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến các khu vực ven biển và hệ sinh thái.

4. Tác động đến sức khỏe: Biến đổi khí hậu do KNK có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe con người, gây bệnh ở đường hô hấp, bệnh tim mạch, và tăng nguy cơ dịch bệnh khác.

Quy trình kiểm kê KNK

Kiểm kê KNK là một quá trình quan trọng trong việc đánh giá và giám sát tác động của các KNK đối với biến đổi khí hậu. Việc kiểm kê KNK rất quan trọng để đo lường, theo dõi và điều chỉnh các hoạt động thải ra KNK. Điều này giúp chúng ta xác định nguồn gốc của các loại KNK và phát triển các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.

  • Bước 1: Thu thập dữ liệu

Trước khi thực hiện kiểm kê KNK, cần thu thập dữ liệu về các hoạt động thải ra KNK trong tổ chức hoặc công ty. Dữ liệu này bao gồm lượng KNK thải ra từ các nguồn khác nhau như năng lượng tiêu thụ, quá trình sản xuất và vận chuyển.

  • Bước 2: Xác định phạm vi kiểm kê

Sau khi thu thập dữ liệu, cần xác định phạm vi kiểm kê. Điều này bao gồm việc xác định các loại KNK cần được kiểm kê, nguồn gốc của chúng và thời gian muốn kiểm kê.

  • Bước 3: Đo lường và tính toán

Tiếp theo, tiến hành đo lường và tính toán lượng KNK thải ra từ các nguồn đã xác định, có thể bao gồm việc sử dụng các thiết bị đo lường hiện đại hoặc các công cụ tính toán dựa trên dữ liệu đã thu thập.

  • Bước 4: Phân tích và đánh giá

Sau khi có các dữ liệu đo lường và tính toán đơn vị thực hiện kiểm kê KNK sẽ tiến hành phân tích và đánh giá tác động của các loại KNK đã được kiểm kê. Điều này giúp hiểu rõ hơn về nguồn gốc, xu hướng và tác động của các KNK trong tổ chức.

  • Bước 5: Phát triển biện pháp giảm thiểu

Dựa trên kết quả phân tích và đánh giá, có thể phát triển các biện pháp giảm thiểu tác động của KNK. Các biện pháp này có thể bao gồm việc sử dụng năng lượng tái tạo, cải thiện hiệu suất sản xuất và áp dụng công nghệ xanh.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu về Kiểm kê khí nhà kính vui lòng tham khảo tại đây.

VNCPC

Kiểm kê khí nhà kính: Khi nào nên thực hiện?

Ngày nay, biến đổi khí hậu được xem là một trong những vấn đề toàn cầu. Vì vậy, kiểm kê khí nhà kính đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, các nhãn hàng và cả người tiêu dùng.

1. Khí nhà kính (KNK) là gì?

KNK là thành phần của không khí trong tự nhiên và do con người tạo ra, có khả năng hấp thụ và bức xạ tại các bước sóng trong phổ bức xạ hồng ngoại. KNK bao gồm các chất như CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6. Việc quản lý phát thải KNK trở nên quan trọng để đáp ứng yêu cầu về sản xuất và tiêu dùng bền vững, cũng như chuẩn bị cho các chính sách quốc tế và quốc gia về biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu được xem là một trong những vấn đề toàn cầu.

2. Vì sao nên thực hiện kiểm kê KNK?

Một số lợi ích của việc thực hiện kiểm kê KNK bao gồm:

  • Quản lý rủi ro: Đo lường phát thải KNK giúp tổ chức nhận biết và quản lý rủi ro liên quan đến hoạt động của họ, giúp đảm bảo sự bền vững trong tương lai.
  • Giảm chi phí: Tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng và giảm phát thải có thể giảm chi phí sản xuất và năng lượng, đồng thời nâng cao hiệu suất kinh tế.
  • Bảo vệ thương hiệu: Doanh nghiệp có thể xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực bằng cách thể hiện cam kết đối với môi trường để thu hút và giữ chân khách hàng có ý thức môi trường.

3. Khi nào nên thực hiện kiểm kê KNK?

         3.1. Theo quy định của pháp luật:

  • Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020 (Luật số 72/2020/QH14): Đối với các doanh nghiệp thuộc danh mục cơ sở phát thải KNK, việc thực hiện kiểm kê là bắt buộc.
  • Thông tư số 96/2020/TT-BTC: Các công ty đại chúng cũng phải báo cáo thông tin về phát thải KNK trong báo cáo tài chính thường niên.

       3.2. Theo yêu cầu của khách hàng:

  • Các chương trình/công cụ quản lý như Tiêu chuẩn TCVN ISO 14064-1:2011, Higg Index, Global Recycled Standard (GRS), Global Organic Textile Standard (GOTS) đều yêu cầu doanh nghiệp thực hiện kiểm kê KNK để đảm bảo tính bền vững trong sản xuất.

      3.3. Doanh nghiệp tự nguyện thực hiện:

  • Các doanh nghiệp có thể tự nguyện thực hiện kiểm kê KNK để xây dựng hình ảnh tích cực, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về sản xuất tiêu dùng bền vững, cũng như thu hút sự quan tâm của cộng đồng và các nhà đầu tư.

Khi doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện kiểm kê KNK, vui lòng tham khảo tại đây.

VNCPC

Ô nhiễm môi trường gây tác hại thế nào đối với sức khỏe?

Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), ô nhiễm môi trường không khí đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. HCM, chỉ số chất lượng không khí (AQI) có thời điểm vượt ngưỡng an toàn, nguy hại tới sức khỏe người dân. Vậy ô nhiễm môi trường tác động thế nào đối với sức khỏe?

Từ tháng 9 – 12/2019, chỉ số AQI nhiều nơi đã vượt giá trị 200, đặc biệt có ngày chỉ số AQI có nơi vượt ngưỡng 300, mức nguy hại cho sức khỏe. Theo các hệ thống đo chỉ số chất lượng không khí như: PAM Air, Air Visual, ô nhiễm không dừng ở Hà Nội mà lan ra toàn miền Bắc như: Việt Trì, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình, Thái Bình, hầu hết ở ngưỡng đỏ, xấp xỉ ngưỡng tím, một số nơi đến ngưỡng nâu – ngưỡng cao nhất trong thang bậc cảnh báo.

Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm

Theo thống kê, ở Hà Nội có khoảng 5,8 triệu xe máy, vài trăm nghìn ô tô. Năm 2019, số lượng phương tiện giao thông tăng 15% so với những năm trước. Con số phương tiện giao thông ở Tp. HCM rất lớn với 7,5 triệu xe máy… chưa kể số lượng phương tiện giao thông di chuyển qua hai thành phố này cũng không ít.

Số lượng các nhà máy ven thành phố đang tăng nhanh, gây áp lực lớn lên môi trường xung quanh, trong đó ở Tp. HCM còn có hơn 900 nhà máy sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công. Các hoạt động xây dựng các công trình mới, cải tạo, sửa chữa đường giao thông, ở Hà Nội hiện nay có hơn 1.000 công trình đang xây dựng, Tp. HCM cũng đang có mật độ xây dựng rất lớn, biến hai thành phố trở thành đại công trường gây ô nhiễm lớn.

Ngoài ra, nguyên nhân đặc thù ở Hà Nội là do đốt rơm rạ, gây ô nhiễm theo mùa nhưng tác hại của nó là không nhỏ. Cùng với hơn 60.000 hộ đang dùng bếp than tổ ong, đốt rác thải không đúng quy định ở ngoại thành Hà Nội cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí.

Tổng cục Môi trường đánh giá, lượng chất thải được thải ra môi trường ngày càng gia tăng, trong khi đó, công tác quản lý rác thải sinh hoạt này còn nhiều hạn chế, phần lớn được xử lý theo hình thức chôn lấp, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được giảm thiểu hoặc tái chế tại các cơ sở xử lý chưa cao. Nước thải đô thị phát sinh ngày càng lớn hầu hết chưa qua xử lý, xả ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong các đô thị, khu dân cư; hạ tầng thu gom, xử lý chưa đáp ứng yêu cầu. Vẫn còn nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa được xử lý triệt để, nhiều cơ sở công nghiệp nằm xen lẫn trong khu dân cư chậm được di dời.

Ngoài vấn đề trên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với tình trạng lượng chất thải rắn phát sinh tiếp tục gia tăng. Số liệu mới nhất từ Tổng cục Môi trường, trung bình mỗi năm lượng chất thải rắn phát sinh từ 10 – 16%. Trong đó, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị 38 nghìn tấn/ngày, tại khu vực nông thôn khoảng 32 nghìn tấn/ngày, chất thải rắn công nghiệp khoảng 25 triệu tấn/năm. Riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. HCM trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni lông.

“Chúng ta càng gây tổn hại đến môi trường nhiều hơn thì chúng ta và các thế hệ tương lai càng chịu nhiều nguy hiểm hơn. Sức khỏe của hành tinh là sức khỏe của chúng ta”

Hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người

Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp thiết, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người và hệ sinh thái. Cụ thể, ô nhiễm môi trường dẫn đến những hậu quả sau:

Tác động tiêu cực đến phổi

Khói bụi gây ô nhiễm không khí, việc hít vào những nguồn không khí ô nhiễm sẽ tạo gánh nặng cho phổi, khiến chức năng phổi bị suy yếu. Đồng thời, đối với những người bị bệnh hen suyễn, bệnh hô hấp khí phế thũng và viêm phế quản khi hít vào không khí ô nhiễm này khiến bệnh tình nặng hơn. Theo một số nghiên cứu, trẻ em chiếm tỷ lệ cao bị mắc bệnh hen suyễn khi sống gần những khu vực bị ô nhiễm cao.

Làm tăng nguy cơ ung thư

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng, ung thư phát sinh có đến 75 – 80% nguyên nhân là có liên quan đến môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi ô nhiễm môi trường đất, khi thực phẩm rau củ được trồng trên vùng đất bị ô nhiễm sẽ chứa trong đó 1 phần độc tố hóa học và khi con người ăn phải những thực phẩm đó, lượng độc tố sẽ tích tụ trong cơ thể và tạo thành những khối ung thư.

Gây ảnh hưởng đến tim mạch

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn nhịp tim, thậm chí dẫn đến đau tim, đột tử,… Theo một nguyên cứu tại Anh cho biết: “Khi các hạt carbon nhỏ xâm nhập vào phổi, chúng gây ra phản ứng viêm và phóng hóa chất vào máu, thu hẹp động mạch, gây ra các cục máu đông, từ đó làm tăng nguy cơ đau tim”.

Ô nhiễm môi trường gây hậu quả lớn đối với hệ sinh thái

Tình trạng ô nhiễm môi trường không những chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe con người mà còn gây tác động rất lớn đến hệ sinh thái.

Môi trường đất

Ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái, môi trường mà tất cả chúng ta cũng như các hệ sinh vật đang sinh sống. Khi tài nguyên đất bị ô nhiễm sẽ làm đất đai cằn cỗi, cây cối không thể phát triển được gây ảnh hưởng đến rất nhiều các loài sinh vật. Những vấn đề này dẫn đến các hệ lụy khác rất nguy hiểm.

Thứ nhất, nguồn đất bị ô nhiễm trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Thực vật trồng khi trên đất này cũng sẽ bị nhiễm bệnh, Khi chúng ta ăn vào cũng sẽ bị nhiễm bệnh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong chuỗi thức ăn.

Thứ hai, môi trường đất bị ô nhiễm cũng sẽ ngấm vào nước gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và dẫn đến tình trạng thiếu nước dùng cho sinh hoạt hoặc phải dùng các nguồn nước bẩn.

Thứ ba, môi trường đất bị ô nhiễm sẽ làm thu hẹp môi trường sống của nhiều loài sinh, động, thực vật.

Môi trường không khí

Bên cạnh đó, môi trường không khí bị ô nhiễm cũng sẽ để lại rất nhiều hệ lụy như:
Thứ nhất, gây ra mưa axit làm giảm độ pH của đất do những chất lưu huỳnh dioxit và các oxit của nitơ.
Thứ hai, ô nhiễm không khí tạo nên hiện tượng khói bụi che chắn làm giảm ánh sáng mặt trời, ảnh hưởng đến sự quang hợp và phát triển của thực vật… Cụ thể, tại Hà Nội từng bị che phủ trong khói bụi dày đặc.
Thứ ba, ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân làm thủng tầng ôzôn, tăng hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên, phá hủy các khu sinh thái.

Môi trường nước

Có thể nói, ô nhiễm nguồn nước là vấn đề nghiêm trọng nhất tại nước ta hiện nay đang hủy diệt các sinh vật sống trong nước. Cụ thể: Ô nhiễm nguồn nước do Formosa Vũng Áng (Hà Tĩnh) xả trực tiếp ra biển khiến hiện tượng cá chết hàng loạt từ vùng biển Vũng Áng kéo dài tới vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế vào khoảng đầu tháng 4/2016.

Nói chung, ô nhiễm nguồn nước gây hậu quả nghiêm trọng đến sự sống và sức khỏe con người. Ví dụ như: ô nhiễm và cạn kiệt mạch nước ngầm sẽ gây lên tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh hoạt trong tương lai.

VNCPC (Tổng hợp)

http://kttvqg.gov.vn/tin-tuc-tai-nguyen-nuoc-va-moi-truong-114/khac-phuc-nan-o-nhiem-khong-khi–bo-tai-nguyen-va-moi-truong-de-xuat-ban-hanh-mot-loat-bien-phap-cap-bach-6592.html

https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/hon-52-000-nguoi-viet-chet-vi-o-nhiem-khong-khi-605021.html

Ô nhiễm không khí nguy hiểm như thế nào?

Những ngày gần đây, nồng độ bụi PM2.5 ở nhiều nơi tại Hà Nội và Tp.HCM đã vượt ngưỡng cho phép so với quy chuẩn quốc gia. Vậy ô nhiễm không khí gây nguy hiểm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Chất lượng không khí ở mức nguy hại tới sức khỏe

Sáng 1/10, ông Nguyễn Văn Tài – Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) – đã có lý giải chính thức về đợt ô nhiễm không khí kéo dài ở hai thành phố Hà Nội, Tp.HCM.

Dẫn chứng số liệu từ 13 trạm quan trắc tự động, liên tục trên địa bàn thành phố Hà Nội, ông Tài cho biết nồng độ bụi PM2.5 có xu hướng gia tăng từ ngày 12 – 17/9, sau đó giảm từ ngày 18 – 22/9 và tăng cao trở lại, duy trì liên tiếp trong các ngày từ 23 – 29/9.

Đặc biệt, trong các ngày liên tiếp từ 25 – 30/9, ghi nhận ở một số trạm quan trắc chất lượng không khí cho thấy chỉ số chất lượng không khí vượt ngưỡng 200, ở mức xấu, nguy hại tới sức khoẻ. Tuy nhiên, chất lượng không khí xuống ngưỡng xấu chỉ có tính thời điểm và chỉ có ở một số vị trí như trạm đo Hoàn Kiếm, Thành Công, Phạm Văn Đồng, Hàng Đậu, Minh Khai, Đại sứ quán Mỹ và điểm quan trắc 556 Nguyễn Văn Cừ. Riêng từ ngày 27 – 30/9 là “những ngày có nhiều trạm và nhiều giờ quan trắc chỉ số chất lượng không khí xấu nhất” tính trong khoảng từ ngày 12 – 30/9.

Nguyên nhân ô nhiễm do đâu?

Theo ông Tài, do đây là thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, khối không khí lạnh từ phía Bắc khuếch tán xuống phía Nam tạo nên dãy hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh gây hiện tượng nghịch nhiệt làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí. Đặc biệt vào sáng sớm là khoảng thời gian gió lặng nên khả năng phát tán các chất ô nhiễm thấp.

Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian từ 21 – 30/9, Hà Nội không có mưa, cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nồng độ bụi trong không khí tăng cao đột biến.

Bụi mịn nguy hiểm như thế nào?

Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh, các hạt phân tử được tìm thấy trong tình trạng ô nhiễm có thể xâm nhập vào não người do hít thở không khí.

Magnetite là một dạng khoáng của sắt, chúng có khả năng dễ phản ứng và giải phóng các hạt phân tử khác, tạo ra các gốc tự do, gây ra mất cân bằng ôxy hóa trong các tế bào thần kinh, phá hủy và tiêu diệt tế bào thần kinh.

TS Vũ Xuân Đán, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM còn cho biết thêm: bụi mịn có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của DNA. Các kim loại chuyển tiếp trong thành phần bụi như Cr, Cd, Ni, As và chất aldehyde có thể gây cản trở cơ chế sửa lỗi của DNA gây nên bệnh ung thư ở phổi.

Gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng liên tục cảnh báo về mối đe dọa từ ô nhiễm không khí với sức khỏe con người cao hơn nhiều so với những con số báo cáo. Đây chính là nguyên nhân làm hơn 3 triệu người tử vong sớm mỗi năm do đột quỵ, mắc bệnh tim mạch, hô hấp, lão hóa não bộ, đe dọa hầu hết cộng đồng dân cư các thành phố lớn ở những nước đang phát triển và các nước chậm phát triển.

Nên làm gì để tránh bụi mịn?

Các chuyên gia y tế cho rằng người dân khó có thể lọc được hoàn toàn bụi mịn trong không khí khi lưu thông trên đường.

Theo đó, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, khuyến cáo người dân hạn chế đi ra ngoài, đặc biệt là những khu vực gần đường giao thông. Không hoạt động thể lực tại các khu vực ngoài trời, đặc biệt gần đường. Tập thể dục ở các khu vực ô nhiễm sẽ bị nguy cơ phơi nhiễm cao hơn vì sẽ hít một lượng lớn không khí khi vận động mạnh.

Người lớn và trẻ em nên đeo khẩu trang phù hợp khi đi lại, làm việc ở vùng ô nhiễm. Khẩu trang nên có từ 4-5 lớp lọc gồm lớp lọc thô, lớp kháng khuẩn, lớp than hoạt tính,… và các khẩu trang có hình dáng phù hợp đảm bảo độ kín.

VNCPC (Tổng hợp)

Nguồn: https://news.zing.vn/bui-min-nguy-hiem-the-nao-post994324.html

https://moitruong.com.vn/moi-truong-sos/canh-bao-moi-truong/o-nhiem-khong-khi-con-tiep-dien-han-che-ra-duong-20278.htm

Sử dụng năng lượng mặt trời có nhược điểm không?

Năng lượng mặt trời mang lại rất nhiều lợi ích cho sinh hoạt, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh, song không ít người vẫn đặt câu hỏi: năng lượng mặt trời có nhược điểm không?

Trên thực tế, năng lượng mặt trời cũng có những nhược điểm đang cần được khắc phục.

  1. Sử dụng năng lượng mặt trời: Chi phí cao

Đây có lẽ là vấn đề gây tranh cãi nhất trong việc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời. Việc lưu trữ năng lượng mặt trời tại các hộ gia đình đòi hỏi khoản chi phí khá cao ở giai đoạn ban đầu. Vì vậy, trên thế giới nhiều quốc gia đã khuyến khích việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch bằng cách cho vay tín dụng để thực hiện hoặc cho thuê pin mặt trời với những điều khoản có lợi cho người thuê.

Bên cạnh đó, hiện giá của ắc quy tích trữ điện mặt trời còn khá cao so với khả năng chi trả của đại đa số người dân. Do đó, ở thời điểm hiện tại, năng lượng mặt trời chưa có khả năng trở thành nguồn điện duy nhất của các hộ gia đình mà chỉ có thể là nguồn bổ sung cho điện lưới và các nguồn năng lượng khác.

  1. Năng lượng mặt trời không ổn định

Vào ban đêm hay những ngày nhiều mây và mưa, khi không có ánh sáng mặt trời, nguồn năng lượng mặt trời sẽ không được ổn định. Song, so với điện gió, năng lượng mặt trời vẫn là một lựa chọn có nhiều ưu thế.

  1. Điện mặt trời vẫn gây ảnh hưởng tới môi trường

So với các loại năng lượng khác, năng lượng mặt trời vẫn thân thiện với môi trường hơn, nhưng một số quy trình công nghệ để chế tạo các tấm pin mặt trời vẫn phát thải các loại khí nhà kính, hexaflorua lưu huỳnh và nitơ trifluoride. Ở quy mô lớn, việc lắp đặt những cánh đồng pin mặt trời cũng cần những diện tích đất nhẽ ra được dành cho cây cối và thảm thực vật nói chung.

  1. Sử dụng nhiều nguyên liệu quý hiếm và đắt tiền

Ngày nay, việc sản xuất các tấm pin mặt trời đòi hỏi phải sử dụng cadmium telluride (CdTe) hoặc gallium selenide indi (CIGS) – những nguyên liệu rất quý hiếm và đắt tiền, điều này dẫn đến sự gia tăng chi phí.

  1. Mật độ năng lượng không cao

Một trong những thông số quan trọng của nguồn điện mặt trời là mật độ công suất trung bình, được đo bằng W/m2 và được mô tả bằng lượng điện năng có thể thu được từ một đơn vị diện tích nguồn năng lượng. Chỉ số này đối với điện mặt trời là 170 W/m2 – nhiều hơn các nguồn năng lượng tái tạo khác, nhưng thấp hơn dầu, khí, than và điện hạt nhân. Vì lý do này, để tạo ra 1kW điện từ nhiệt năng mặt trời đòi hỏi một diện tích khá lớn của các tấm pin mặt trời.

VNCPC