Đơn vị nào phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính?

Các đơn vị có mức phát thải khi nhà kính từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hơp sau phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Nhà máy nhiệt điện theo quy định phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, các đơn vị đó là:

  • Nhà máy nhiệt điện và cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng phát thải khí nhà kính hằng năm từ 1.000 tấn dầu tường đương TOE trở lên;
  • Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng lượng tiêu thụ nhiên liệu hàng năm từ 1.000 TOE trở lên;
  • Đối với tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
  • Các cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.

Ngoài ra, doanh nghiệp thuộc 06 lĩnh vực dưới đây sẽ phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, bao gồm:

1. Năng lượng: Công nghiệp sản xuất năng lượng, tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dân dụng; khai thác than, dầu, khí tự nhiên
2. Giao thông vận tải: Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải
3. Xây dựng: Tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng; các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng
4. Các quá trình công nghiệp: Sản xuất hóa chất; luyện kim; công nghiệp điện tử; sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-zôn; sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác
5. Nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất: Chăn nuôi; lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất; trồng trọt; tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp.
6. Chất thải: Bãi chôn lấp chất thải rắn; xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học; thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải; xử lý và xả thải nước thải.

Lộ trình thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Dựa trên thực tế và luật đã được thông qua lộ trình kiểm kê khí nhà kính cơ bản được triển khai như sau:

  • Xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn 2023-2025;
  • Năm 2023: cung cấp thông tin, số liệu, xây dựng kế hoạch kiểm kê khí nhà kính;
  • Năm 2024: kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê 02 năm/1 lần;
  • Năm 2025: hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở; trước thời điểm 31/12/2025: phê duyệt kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từ 2026-2030, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ quản lý lĩnh vực và cơ quan chuyên môn có liên quan trực thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh trước ngày.
  • Giai đoạn 2026-2030: giảm phát thải, trao đổi tín chỉ cacbon.

Doanh nghiệp có nhu cầu kiểm kê khí nhà kính vui lòng tham khảo tại đây.

VNCPC

Vì sao phải kiểm kê khí nhà kính?

Hiệu ứng khí nhà kính (KNK) gây ra tăng tình trạng tăng nhiệt độ toàn cầu, dẫn đến biến đổi khí hậu và tác động xấu đến môi trường cũng như sức khỏe con người. Đó là nguyên nhân khiến cho việc kiểm kê KNK ngày càng trở nên cấp thiết.

KNK là nhóm các loại khí tự nhiên hoặc nhân tạo có khả năng giữ lại nhiệt trong không khí và dẫn đến hiện tượng tăng nhiệt độ toàn cầu. Các KNK phổ biến bao gồm carbon dioxide (CO2), methane (CH4), nitrous oxide (N2O) và các chất khí fluorocarbon.

Các nguồn phát thải KNK

KNK gây ra các tác hại gì?

Khi ánh sáng mặt trời đi qua lớp không khí và tiếp xúc với bề mặt Trái Đất, nhiệt độ của bề mặt này tăng. Một phần nhiệt độ được phản xạ trở lại không gian, nhưng một phần khác bị hấp thụ bởi các KNK, dẫn đến đến tăng nhiệt độ toàn cầu. Dưới đây là các tác hại cụ thể của KNK:

1. Gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan: như hạn hán, lũ lụt, và biến đổi thời tiết bất thường…

2. Tác động đến đa dạng sinh học: Sự gia tăng nhiệt độ và thay đổi khí hậu có thể gây ra sự di chuyển của các loài, làm thay đổi môi trường sống và làm ảnh hướng đến đa dạng sinh học.

3. Nước biển dâng: Tăng nhiệt độ toàn cầu do KNK làm cho băng và tuyết tan chảy, dẫn đến sự gia tăng mực nước biển. Điều này có thể gây lụt lội và xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến các khu vực ven biển và hệ sinh thái.

4. Tác động đến sức khỏe: Biến đổi khí hậu do KNK có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe con người, gây bệnh ở đường hô hấp, bệnh tim mạch, và tăng nguy cơ dịch bệnh khác.

Quy trình kiểm kê KNK

Kiểm kê KNK là một quá trình quan trọng trong việc đánh giá và giám sát tác động của các KNK đối với biến đổi khí hậu. Việc kiểm kê KNK rất quan trọng để đo lường, theo dõi và điều chỉnh các hoạt động thải ra KNK. Điều này giúp chúng ta xác định nguồn gốc của các loại KNK và phát triển các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.

  • Bước 1: Thu thập dữ liệu

Trước khi thực hiện kiểm kê KNK, cần thu thập dữ liệu về các hoạt động thải ra KNK trong tổ chức hoặc công ty. Dữ liệu này bao gồm lượng KNK thải ra từ các nguồn khác nhau như năng lượng tiêu thụ, quá trình sản xuất và vận chuyển.

  • Bước 2: Xác định phạm vi kiểm kê

Sau khi thu thập dữ liệu, cần xác định phạm vi kiểm kê. Điều này bao gồm việc xác định các loại KNK cần được kiểm kê, nguồn gốc của chúng và thời gian muốn kiểm kê.

  • Bước 3: Đo lường và tính toán

Tiếp theo, tiến hành đo lường và tính toán lượng KNK thải ra từ các nguồn đã xác định, có thể bao gồm việc sử dụng các thiết bị đo lường hiện đại hoặc các công cụ tính toán dựa trên dữ liệu đã thu thập.

  • Bước 4: Phân tích và đánh giá

Sau khi có các dữ liệu đo lường và tính toán đơn vị thực hiện kiểm kê KNK sẽ tiến hành phân tích và đánh giá tác động của các loại KNK đã được kiểm kê. Điều này giúp hiểu rõ hơn về nguồn gốc, xu hướng và tác động của các KNK trong tổ chức.

  • Bước 5: Phát triển biện pháp giảm thiểu

Dựa trên kết quả phân tích và đánh giá, có thể phát triển các biện pháp giảm thiểu tác động của KNK. Các biện pháp này có thể bao gồm việc sử dụng năng lượng tái tạo, cải thiện hiệu suất sản xuất và áp dụng công nghệ xanh.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu về Kiểm kê khí nhà kính vui lòng tham khảo tại đây.

VNCPC

Kiểm kê khí nhà kính: Khi nào nên thực hiện?

Ngày nay, biến đổi khí hậu được xem là một trong những vấn đề toàn cầu. Vì vậy, kiểm kê khí nhà kính đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, các nhãn hàng và cả người tiêu dùng.

1. Khí nhà kính (KNK) là gì?

KNK là thành phần của không khí trong tự nhiên và do con người tạo ra, có khả năng hấp thụ và bức xạ tại các bước sóng trong phổ bức xạ hồng ngoại. KNK bao gồm các chất như CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6. Việc quản lý phát thải KNK trở nên quan trọng để đáp ứng yêu cầu về sản xuất và tiêu dùng bền vững, cũng như chuẩn bị cho các chính sách quốc tế và quốc gia về biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu được xem là một trong những vấn đề toàn cầu.

2. Vì sao nên thực hiện kiểm kê KNK?

Một số lợi ích của việc thực hiện kiểm kê KNK bao gồm:

  • Quản lý rủi ro: Đo lường phát thải KNK giúp tổ chức nhận biết và quản lý rủi ro liên quan đến hoạt động của họ, giúp đảm bảo sự bền vững trong tương lai.
  • Giảm chi phí: Tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng và giảm phát thải có thể giảm chi phí sản xuất và năng lượng, đồng thời nâng cao hiệu suất kinh tế.
  • Bảo vệ thương hiệu: Doanh nghiệp có thể xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực bằng cách thể hiện cam kết đối với môi trường để thu hút và giữ chân khách hàng có ý thức môi trường.

3. Khi nào nên thực hiện kiểm kê KNK?

         3.1. Theo quy định của pháp luật:

  • Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020 (Luật số 72/2020/QH14): Đối với các doanh nghiệp thuộc danh mục cơ sở phát thải KNK, việc thực hiện kiểm kê là bắt buộc.
  • Thông tư số 96/2020/TT-BTC: Các công ty đại chúng cũng phải báo cáo thông tin về phát thải KNK trong báo cáo tài chính thường niên.

       3.2. Theo yêu cầu của khách hàng:

  • Các chương trình/công cụ quản lý như Tiêu chuẩn TCVN ISO 14064-1:2011, Higg Index, Global Recycled Standard (GRS), Global Organic Textile Standard (GOTS) đều yêu cầu doanh nghiệp thực hiện kiểm kê KNK để đảm bảo tính bền vững trong sản xuất.

      3.3. Doanh nghiệp tự nguyện thực hiện:

  • Các doanh nghiệp có thể tự nguyện thực hiện kiểm kê KNK để xây dựng hình ảnh tích cực, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về sản xuất tiêu dùng bền vững, cũng như thu hút sự quan tâm của cộng đồng và các nhà đầu tư.

Khi doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện kiểm kê KNK, vui lòng tham khảo tại đây.

VNCPC