VNCPC tổ chức hội thảo “Phổ biến tài liệu Hướng dẫn áp dụng kinh tế tuần hoàn cho chất thải rắn ngành Dệt May” 

Ngày 12/12/2024, tại Hà Nội, Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) đã tổ chức hội thảo Phổ biến tài liệu Hướng dẫn áp dụng kinh tế tuần hoàn cho chất thải rắn ngành Dệt May”, với sự tham gia của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp ngành Dệt May theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hội thảo là hoạt động trong nhiệm vụ “Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn cho chất thải rắn ngành Dệt May” thuộc Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030, được Bộ Công Thương giao cho VNCPC thực hiện.

Đại biểu tham gia hội thảo chụp ảnh lưu niệm.

Phát biểu tại hội thảo TS. Lê Xuân Thịnh – Giám đốc VNCPC cho biết: Trong những năm gần đây, Dệt May là ngành có những bước phát triển vượt trội với kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 37,5 tỷ USD. Ngành đã tạo việc làm cho khoảng 2,5 triệu lao động trên khắp cả nước. Song bên cạnh mặt tích cực, Dệt May cũng bị xem là ngành gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Theo một khảo sát tại 30 nhà máy may ở Việt Nam, công đoạn cắt may đã tạo ra hơn 863 tấn vải vụn mỗi tháng. Điều này dẫn đến, gần 5% diện tích bãi chôn lấp đang dùng cho chôn lấp chất thải Dệt May và 20% nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước đến từ quá trình xử lý dệt, nhuộm.

Trong bối cảnh trên, kinh tế tuần hoàn được xem là giải pháp toàn diện, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế – xã hội –  môi trường cho cả quốc gia nói chung và doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành Dệt May.

TS. Lê Xuân Thịnh – Giám đốc VNCPC trình bày về lợi ích của kinh tế tuần hoàn.

Cũng tại hội thảo TS. Nguyễn Văn Thông – Nguyên giám đốc Viện nghiên cứu Dệt May đã có bài trình bày về hiện trạng và xu hướng áp dụng kinh tế tuần hoàn đối với ngành Dệt May tại Việt Nam, đặc biệt đối với chất thải rắn.

TS. Nguyễn Văn Thông trình bày về hiện trạng và xu hướng áp dụng kinh tế tuần hoàn đối với ngành Dệt May tại Việt Nam.

Phần trình bày của Ths.Vũ Năng Nam – Thành viên ban soạn thảo về Tài liệu hướng dẫn áp dụng kinh tế tuần hoàn đối với chất thải rắn ngành Dệt May, với các bước áp dụng kinh tế tuần hoàn cho chất thải rắn ngành Dệt May đã nhận được sự đánh giá cao từ cộng đồng doanh nghiệp cũng như các câu hỏi liên quan dành cho ban soạn thảo.

Ths.Vũ Năng Nam hướng dẫn các bước áp dụng kinh tế tuần hoàn cho chất thải rắn ngành Dệt May.

Một số hình ảnh về các hoạt động tại hội thảo:

VNCPC

MỜI THAM GIA HỘI THẢO – Phổ biến tài liệu Hướng dẫn Áp dụng Kinh tế tuần hoàn cho chất thải rắn ngành Dệt May

Ngày 01/10/2024, Bộ Công Thương Công bố quyết định về việc giao nhiệm vụ: “Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện Mô hình Kinh tế tuần hoàn cho chất thải rắn ngành Dệt May” thuộc Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021- 2030 của Bộ Công Thương cho Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam.
Hội thảo là một phần của nhiệm vụ với mục tiêu phổ biến và hoàn thiện tài liệu hướng dẫn thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn cho chất thải rắn ngành Dệt May.
Thời gian: 7h30 – 12h00, Thứ Năm, ngày 12/12/2024
Địa điểm: Khách sạn TQT= Số 01 phố Yết Kiêu, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hình thức tham gia hội thảo: Offline/Online
Đường link đăng ký tham gia hội thảo: https://vncpc.org/moit-huong-dan-ktth-12122024/
Thành phần đại biểu tham gia:
Cơ quan quản lý nhà nước (Đại diện các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Đại diện Sở, Ban ngành các tỉnh/thành phố có liên quan)

Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ngành Dệt May (Lãnh đạo doanh nghiệp; Cán bộ phụ trách về môi trường, chất lượng, sản xuất…)

Giảng viên, nhà khoa học đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước; các tổ chức nghiên cứu độc lập về môi trường và bền vững
Đại diện các tổ chức trong và ngoài nước triển khai các sáng kiến bền vững, xanh hóa, kinh tế tuần hoàn ngành dệt may (WWF, GIZ, IDH, Aii, UNDP…)

Hiệp hội Dệt May Việt Nam
Đại diện các nhãn hàng thời trang
Xin trân trọng kính mời quý doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức quan tâm đăng ký tham gia!
VNCPC

Tín chỉ carbon làm sao để được cấp?

Tín chỉ carbon (chứng chỉ carbon) được giao dịch thương mại, vì vậy làm sao để được cấp tín chỉ carbon là điều mà hiện nay không ít tổ chức, doanh nghiệp quan tâm.

  1. Tín chỉ carbon là gì?

Tín chỉ carbon là chứng nhận mang tính thương mại, thể hiện quyền sở hữu lượng khí CO2 hoặc các loại khí nhà kính khác. Chúng được chuyển đổi sang CO2 (Carbon dioxide) tương đương, một tín chỉ carbon có giá trị bằng một tấn khí CO2 và ngược lại.

  1. Lợi ích khi sở hữu tín chỉ carbon?

Dưới đây chính là những lợi ích lớn lao mà tín chỉ carbon mang lại:

Giảm biến đổi khí hậu: Tín chỉ carbon đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính, đồng thời đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc giảm biến đổi khí hậu.

Giảm khí nhà kính: Khi tích hợp tín chỉ carbon vào chiến lược, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp thể hiện cam kết và tăng cường thực hiện các biện pháp giảm khí nhà kính để đạt hoặc duy trì.

Giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín: Sở hữu tín chỉ carbon là cơ hội để doanh nghiệp xây dựng giá trị thương hiệu bởi người tiêu dùng luôn đánh giá cao các sản phẩm và dịch vụ có tác động tích cực đối với môi trường.

  1. Làm sao để được cấp tín chỉ carbon?

Tín chỉ carbon được chứng nhận bởi nhiều tổ chức và cơ chế khác nhau, bao gồm: Các tiêu chuẩn carbon độc lập; Cơ chế tín chỉ quốc tế; Cơ chế tín chỉ quốc gia và địa phương.

Tiêu chuẩn carbon độc lập là những tổ chức phi lợi nhuận hoặc tổ chức quốc tế thiết lập các tiêu chuẩn để đảm bảo các dự án giảm phát thải carbon tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Họ phát hành tín chỉ carbon chủ yếu được sử dụng cho các mục đích tự nguyện, chẳng hạn như tuyên bố về trung hòa carbon của doanh nghiệp. Hai tiêu chuẩn phổ biến nhất là: Gold Standard và Verra (VCS – Verified Carbon Standard).

Trong đó, Verra cung cấp khuôn khổ để các dự án giảm phát thải được kiểm tra, đo lường và xác minh một cách độc lập. Họ cho phép một loạt các loại dự án, từ năng lượng tái tạo đến bảo tồn rừng, nhận tín chỉ carbon.

Gold Standard đặt ra các tiêu chí nghiêm ngặt để đảm bảo các dự án không chỉ giảm phát thải mà còn đem lại lợi ích môi trường và xã hội bổ sung. Tín chỉ carbon từ Gold Standard thường được dùng bởi các doanh nghiệp và tổ chức để bù đắp phát thải.

Cơ chế tín chỉ quốc tế được quản lý bởi Liên Hợp Quốc (UNFCCC) nhằm hỗ trợ các quốc gia đạt được các cam kết về giảm phát thải khí nhà kính trong các hiệp ước quốc tế. Cơ chế này trước đây tuân theo Nghị định thư Kyoto và hiện nay là theo Thỏa thuận Paris. Các cơ chế được tạo ra như một công cụ giúp các quốc gia đáp ứng các cam kết trong các hiệp ước quốc tế, song một số tín chỉ cũng đã được sử dụng cho các mục đích tự nguyện.

Cơ chế tín chỉ quốc gia và địa phương được thiết lập và cho phép sử dụng tín chỉ carbon để tuân thủ các quy định về phát thải tại địa phương. Hầu hết các cơ chế này đã có ở Bắc Mỹ và Đông Á, thường tập trung hoàn toàn vào thị trường nội địa về vị trí dự án lẫn người mua. Những tín chỉ này được sử dụng theo các chương trình tự nguyện hoặc bắt buộc tại nơi đó, tùy quy định của địa phương.

  1. Quy trình cấp tín chỉ carbon?

Để được cấp tín chỉ carbon, tổ chức, doanh nghiệp về cơ bản cần thực hiện các dự án giảm phát thải và đăng ký xin cấp chứng nhận tín chỉ carbon.

Hiện có khoảng 170 loại dự án có thể được cấp tín chỉ carbon thuộc các nhóm ngành như: Rừng và quản lý đất đai, năng lượng, nông nghiệp, giao thông, công nghiệp, xử lý chất thải. Phổ biến là các dự án trồng rừng, năng lượng tái tạo (như điện gió, điện mặt trời), thu giữ và lưu trữ carbon (CCS).

Để được cấp tín chỉ carbon, dự án cần đăng ký với các tổ chức định xin công nhận. Quá trình này cơ bản có 5 bước từ lên ý tưởng, phân tích khả thi, thu xếp tài chính, thực hiện và hoạt động.

Ban đầu, tổ chức, doanh nghiệp hợp đồng với bên thứ ba để thẩm định (thường kéo dài 3 – 6 tháng). Sau đó, đăng ký dự án theo tiêu chuẩn đã chọn với thời gian trung bình mất 3 tháng. Tiếp theo, tiến hành báo cáo mức giảm phát thải theo phương pháp và kế hoạch giám sát đã lựa chọn với tần suất thông thường mỗi năm một lần, tùy thuộc vào chất lượng và tính sẵn có của dữ liệu.

Trước khi đăng ký xin cấp chứng chỉ, bên triển khai dự án cần hợp đồng với bên thứ ba được phê duyệt để thực hiện thẩm tra, mất khoảng 2 – 6 tháng. Sau khi hoàn tất, cần thêm khoảng 3 tháng để yêu cầu ban hành tín chỉ.

Sau khi được cấp tín chỉ carbon, các tổ chức và doanh nghiệp có thể bán hoặc trao đổi tín chỉ carbon trên các thị trường như EU Emissions Trading System (EU ETS), các sàn giao dịch tín chỉ carbon khác trên thế giới hoặc trong các khuôn khổ tùy theo cơ chế tín chỉ carbon được cấp.

VNCPC (tổng hơp)

Lợi ích của 5S khi áp dụng cùng công cụ Lean

5S giúp giảm thiểu/loại bỏ lãng phí tại các công đoạn công việc trong một quá trình như rút ngắn thời gian vận chuyển, thời gian tìm kiếm, loại bỏ các lỗi chủ quan của con người. Khi áp dụng với Lean, 5S sẽ tạo ra thêm nhiều lợi ích.

5S là một triết lý và phương pháp quản lý cơ bản nhằm cải tiến môi trường làm việc, là chương trình hoạt động thường trực trong tổ chức. Xuất phát từ quan điểm, nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh, sạch sẽ và khoa học thì tinh thần, thể trạng được thoải mái, năng suất lao động nâng cao, 5S là phương pháp cải tiến rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả trong thực tế.

5S giúp giảm thiểu chi phí hoạt động từ đó nâng cao ưu thế cạnh tranh; Với môi trường làm việc thông thoáng và khoa học, 5S giúp nâng cao an toàn sản xuất và phòng ngừa các rủi ro một cách chủ động; Xây dựng nền tảng để nâng cao ý thức lao động, tạo môi trường cho việc khuyến khích hoạt động cải tiến lao động.


Ảnh minh hoạ.

Việc tiến hành, triển khai và duy trì 5S dựa trên các quy định/hướng dẫn về Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ tại các khu vực. Quy định/hướng dẫn này thường do Ban chỉ đạo 5S biên soạn và sẽ được thay đổi nội dung theo hướng cải tiến để phù hợp và hiệu quả hơn.

Tại bước này, các thông tin 5S cập nhật và tuyên truyền thông qua góc 5S tại từng đơn vị. Nội dung trong quy định/hướng dẫn thường hướng về các vấn đề liên quan đến đảm bảo an toàn trong sản xuất, giảm lãng phí. Hướng dẫn/quy định công việc cần mang thể hiện trực quan (sử dụng hình ảnh, màu sắc, âm thanh).

Chuẩn hóa quy trình 5S thông qua Săn sóc – Seiketsu. Săn sóc – Seiketsu là việc chuẩn hóa 3S đầu tiên của quy trình 5S, đảm bảo việc sàng lọc, sắp xếp và làm sạch được diễn ra đúng quy chuẩn, đạt được hiệu quả tốt nhất. Lợi ích của Săn sóc trong 5S là tạo ra văn hóa làm việc có kỷ luật, đảm bảo môi trường làm việc được tổ chức một cách hiệu quả, an toàn và thẩm mỹ nhất.

Vì bước Săn sóc là việc chuẩn hóa các bước trong 5S, doanh nghiệp cần sử dụng công cụ trực quan để xây dựng nên các tiêu chuẩn. Sử dụng các dán nhãn, mã màu, hình ảnh để quy ước mỗi vật dụng, vị trí cần được sắp xếp và làm sạch như thế nào. Kẻ vạch trên sàn, tường và dán các câu khẩu hiệu phù hợp với từng khu vực để biểu thị thông tin cho nhân viên.

Sẵn sàng – Shitsuke là việc duy trì thực hiện 5S theo tiêu chuẩn đã thiết lập, tạo nên thói quen/văn hóa thực thi 5S có kỷ luật. Lợi ích của việc thực hiện Shitsuke là tạo thói quen tự giác cho nhân viên, thúc đẩy nhân viên làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả, tạo nên văn hóa doanh nghiệp có nguyên tắc và nâng tầm vị thế doanh nghiệp trong mắt khách hàng.

Để duy trì sự chuẩn hóa trong 5S, doanh nghiệp nên thiết lập các biên bản kiểm tra và đánh giá khoa học, không chỉ để nhà quản trị kiểm tra nhân viên mà cũng nên để các nhóm nhân sự và từng cá nhân kiểm tra hiệu quả thực hiện 5S của nhau. Cách kiểm tra chéo này giúp giảm thiểu tối đa sai sót trong thực thi 5S. Bên cạnh đó, cần có quy định về việc kỷ luật đối với nhân viên thực hiện 5S chưa đúng và khen thưởng đối với nhân viên đã thực hiện tốt 5S.

Cuối cùng, khi đã nhiều lần lặp lại quy trình 5S rồi, doanh nghiệp cần có biện pháp đánh giá hiệu quả thực hiện 5S tại nơi làm việc để từ đó có cải tiến sao cho phù hợp.

Việc đánh giá hiệu quả 5S mang lại nhiều lợi ích thiết thực như: Luôn đưa ra giải pháp tối ưu nhất để giữ gìn môi trường làm việc sạch sẽ, ngăn nắp và hiệu quả; Giúp nhân viên hình thành thói quen tốt, luôn có động lực để làm việc với nguyên tắc tinh gọn, tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất; Thúc đẩy độ gắn kết của nhân viên trao quyền cho họ thực hiện 5S tại nơi làm việc theo cách riêng của họ, và nhà quản trị trở thành người truyền cảm hứng cho nhân viên của mình.

Phương Nam
https://vietq.vn/loi-ich-cua-5s-khi-ap-dung-cung-cong-cu-lean-d227468.html

Tiêu chuẩn quốc tế – chìa khóa cho việc lưu trữ năng lượng tái tạo

Mặc dù thị trường lưu trữ năng lượng vẫn còn trong giai đoạn đầu, những nỗ lực xác định các lĩnh vực quan trọng để chuẩn hóa đã bắt đầu được triển khai. Với các tiêu chuẩn rõ ràng, được hiểu rộng rãi, chúng ta không chỉ có thể giảm thiểu rủi ro mà còn xây dựng được lòng tin thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi các công nghệ lưu trữ năng lượng.

Lưu trữ năng lượng tái tạo đòi hỏi công nghệ chi phí thấp có thể xử lý hàng nghìn chu kỳ sạc và xả trong khi vẫn đủ an toàn và tiết kiệm chi phí để đáp ứng nhu cầu. Cách chúng ta lưu trữ năng lượng để duy trì cuộc sống có thể kể đến như: Lưu trữ năng lượng pin: Hãy coi hệ thống lưu trữ pin như đồng minh năng lượng tối thượng của người dùng. Chúng có thể được sạc bằng điện từ năng lượng tái tạo, như gió và mặt trời, lưu trữ điện cho những ngày nhiều mây. Khi nhu cầu đạt đỉnh – như trong giờ cao điểm chúng sẽ hoạt động, giải phóng năng lượng để duy trì sự hoạt động của ngôi nhà và doanh nghiệp của chúng ta. Chiếm ưu thế trong không gian này là lưu trữ pin lithium được biết đến với mật độ năng lượng cao và thời gian phản hồi nhanh.

Lưu trữ năng lượng mặt trời: Hãy tưởng tượng việc thu thập ánh sáng mặt trời như một miếng bọt biển năng lượng mặt trời. Hệ thống lưu trữ năng lượng mặt trời thực hiện chính xác điều đó. Chúng sử dụng các tế bào quang điện để hấp thụ các tia nắng mặt trời và lưu trữ năng lượng quý giá đó trong pin để sử dụng sau. Cho dù đó là một ngày hè tươi sáng hay một buổi chiều mưa, các hệ thống này đảm bảo rằng nguồn điện sạch, xanh luôn sẵn sàng.

Lưu trữ năng lượng nhiệt: Hãy tưởng tượng cảnh đun nóng những thùng nước bằng thép lớn dưới ánh nắng mặt trời vào ban ngày, rồi khai thác hơi ấm ấm cúng đó vào những đêm lạnh giá. Đây chính là cách lưu trữ năng lượng nhiệt hoạt động – thu nhiệt (hoặc lạnh) trong các vật liệu như nước, đá hoặc muối nóng chảy, có thể được sử dụng để sưởi ấm, làm mát hoặc chuyển đổi trở lại thành điện.

Thủy điện tích năng: Khi các ngành công nghiệp cần tăng đột biến điện, thủy điện tích năng sẽ vào cuộc để hoàn thành nhiệm vụ. Hệ thống thông minh này sử dụng năng lượng dư thừa để bơm nước lên một hồ chứa cao hơn, lưu trữ nước như một cục pin khổng lồ. Khi nhu cầu tăng đột biến, nước sẽ chảy xuống qua các tua bin, tạo ra điện với tốc độ cực nhanh.

Lưu trữ năng lượng bằng khí nén: Trong phương pháp này, không khí được nén trong hai khoang ngầm lớn – giống như việc bơm một quả bóng bay. Khi bạn cần một cú hích năng lượng, khí nén được giải phóng, làm quay một tuabin và điện được sinh ra.

Lưu trữ năng lượng bánh đà: Lật ngược xe đạp của bạn và quay bánh xe bằng tay của bạn – kết quả là gì? Nó vẫn tiếp tục quay rất lâu sau khi bạn dừng lại? Bánh đà thương mại hoạt động theo cùng một nguyên tắc, nhưng ở quy mô lớn hơn nhiều. Những cỗ máy đáng kinh ngạc này cần rất nhiều năng lượng để khởi động, nhưng một khi chúng chuyển động, chúng có thể tiếp tục trong một thời gian dài. Và khi chúng chậm lại, chúng tạo ra điện.

Điểm mấu chốt của việc lưu trữ năng lượng

Lưu trữ năng lượng đang cách mạng hóa bối cảnh năng lượng của chúng ta, biến năng lượng tái tạo không liên tục thành các nhà máy điện đáng tin cậy. Những lợi ích của hệ thống lưu trữ năng lượng rất đáng kinh ngạc: giảm đáng kể sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, tiết kiệm đáng kể hóa đơn tiền điện và lưới điện có khả năng phục hồi tốt hơn. Đối với các tiện ích và người dùng năng lượng quy mô lớn, lưu trữ cung cấp một cách thông minh để quản lý tải đỉnh và trì hoãn việc nâng cấp cơ sở hạ tầng tốn kém. Nó cũng thúc đẩy an ninh năng lượng bằng cách giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu. Ở quy mô nhỏ hơn, lưu trữ pin gia đình và các giải pháp phi tập trung khác giúp lưới điện có khả năng phục hồi tốt hơn và ít bị gián đoạn hơn.

Nhưng không phải mọi thứ đều suôn sẻ, những thách thức vẫn còn tồn tại. Các công nghệ hiện tại vẫn đang vật lộn với việc lưu trữ lâu dài và những lo ngại về môi trường vẫn còn tồn tại xung quanh các dự án quy mô lớn và vật liệu pin thân thiện với môi trường. “Bức tranh” tài chính với chi phí trả trước cao và thị trường chậm nhận ra giá trị đầy đủ của việc lưu trữ năng lượng. Cần có các quy định và ưu đãi thông minh hơn để khuyến khích đổi mới và mở rộng quy mô các giải pháp này.

Xây dựng một khuôn khổ thống nhất

Để giải quyết những thách thức này, Tiêu chuẩn quốc tế là chìa khóa để thực hiện điều đó. Mặc dù thị trường lưu trữ năng lượng vẫn còn trong giai đoạn đầu, những nỗ lực xác định các lĩnh vực quan trọng để chuẩn hóa đã bắt đầu được triển khai. Với các tiêu chuẩn rõ ràng, được hiểu rộng rãi, chúng ta không chỉ có thể giảm thiểu rủi ro mà còn xây dựng được lòng tin thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi các công nghệ lưu trữ năng lượng.

Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi chặt chẽ và sẵn sàng tài trợ cho tương lai, nhưng chỉ khi các hệ thống lưu trữ năng lượng này được chứng minh là an toàn, bền vững và được chứng nhận. Một tiêu chuẩn toàn cầu thống nhất không chỉ kiểm tra các ô đó; nó cung cấp sự tự tin mà các nhà đầu tư cần để ủng hộ tương lai của năng lượng. Bằng cách đoàn kết xung quanh một tầm nhìn chung, chúng ta có thể thúc đẩy sự đổi mới và thúc đẩy sự chuyển dịch sang các hệ thống năng lượng sạch hơn, thông minh hơn.

Đẩy mạnh lưu trữ năng lượng

Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên của những tiến bộ đáng kinh ngạc. Những đột phá về mật độ năng lượng đang làm cho pin nhẹ hơn và bền hơn, hoàn hảo để cung cấp năng lượng cho xe điện và các tiện ích hàng ngày. Và với công nghệ sạc nhanh mới, bạn có thể sạc đầy trong nháy mắt, tạm biệt thời gian chờ đợi lâu. Trí tuệ nhân tạo cũng đang thay đổi trong quản lý lưu trữ pin bằng cách tối ưu hóa chu kỳ sạc và dự đoán nhu cầu bảo trì, các hệ thống thông minh này sẽ nâng cao hiệu suất và kéo dài tuổi thọ pin. Giống như có một trợ lý năng lượng cá nhân của riêng bạn.

Không dừng ở đó, hãy tưởng tượng xe điện (EV) đóng vai trò như một nhà máy điện di động. Với công nghệ xe-lưới, xe điện của bạn có thể sạc khi năng lượng tái tạo dồi dào và gửi năng lượng đó trở lại lưới điện trong thời gian nhu cầu cao điểm. Bây giờ, hãy kết hợp điều đó với năng lượng dưới dạng dịch vụ (EaaS) – các giải pháp được thiết kế riêng tích hợp phát điện, lưu trữ và quản lý. EaaS tối ưu hóa mức sử dụng năng lượng đồng thời cắt giảm chi phí và tăng cường tính bền vững, giúp việc khai thác năng lượng tái tạo cho nhu cầu hàng ngày trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Tiểu My (theo ISO)
https://vietq.vn/tieu-chuan-quoc-te—chia-khoa-cho-viec-luu-tru-nang-luong-tai-tao-d227441.html

Cách kiểm tra SIM điện thoại đã được hỗ trợ mạng 5G hay chưa

Kể từ thời điểm các nhà mạng tại Việt Nam bắt đầu phủ sóng mạng 5G trên toàn quốc, không ít người đã đặt ra câu hỏi sử dụng SIM hiện tại có thể kết nối 5G hay không và những ai cần đổi SIM để sử dụng mạng 5G mới nhất?

Hiện nay, mạng 5G đã được các nhà mạng triển khai và phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, không ít người dùng thắc mắc về việc sử dụng SIM hiện tại trên điện thoại có thể kết nối 5G hay không?

Trước thắc mắc này, đại diện một nhà mạng tại Việt Nam cho biết những người đang sử dụng SIM vật lý hỗ trợ kết nối 4G vẫn có thể dùng loại SIM này để sử dụng mạng 5G. Trong khi đó, với những người dùng đang sử dụng eSIM chỉ cần đăng ký gói cước 5G để sử dụng mà cũng không cần phải đăng ký lại hoặc cấp đổi SIM mới.

Theo chia sẻ từ các nhà mạng, người dùng sở hữu điện thoại hỗ trợ 5G có thể sử dụng ngay dịch vụ mà không phải đổi SIM. Cụ thể, những người dùng đang sử dụng SIM vật lý hỗ trợ kết nối 4G vẫn có thể dùng loại SIM này để kết nối mạng 5G. Trong khi đó, những người dùng đang sử dụng eSIM thì chỉ cần đăng ký gói cước 5G để trải nghiệm mà không cần phải đăng ký lại hay cấp đổi SIM mới.


Ảnh minh họa

Tuy nhiên, những người dùng đang sử dụng SIM thường (SIM tiêu chuẩn) cần phải đổi sang SIM mới để sử dụng các công nghệ mạng mới hơn bởi loại SIM này thường chỉ hỗ trợ mạng 2G hoặc 3G.

Một cách đơn giản để kiểm tra xem SIM có hỗ trợ 5G hay không đó là người dùng chỉ cần kích hoạt chức năng kết nối mạng di động trên smartphone. Nếu thấy máy xuất hiện biểu tượng mạng 4G+ hoặc 4G, 4G LTE, điều này có nghĩa là SIM có hỗ trợ kết nối mạng 4G, do đó hoàn toàn có thể hỗ trợ kết nối mạng 5G. Tuy nhiên, nếu biểu tượng mạng chỉ hiển thị 3G hoặc H+, điều này có nghĩa là SIM chỉ hỗ trợ mạng 3G.

Tuy nhiên, cách thức kiểm tra này không hoàn toàn chính xác bởi người dùng có thể chỉ đang sử dụng smartphone hỗ trợ tối đa mạng 3G nên không hiển thị thông báo kết nối 4G dù SIM vẫn hỗ trợ mạng 4G.

Người dùng cũng có thể tháo SIM ra khỏi điện thoại để kiểm tra bởi trên các loại SIM thường có in biểu tượng 4G nếu đó là SIM hỗ trợ kết nối 4G. Điều này có thể giúp người dùng xác định SIM của mình có hỗ trợ kết nối 5G hay không. Nếu đã sở hữu điện thoại hỗ trợ dịch vụ 5G, sau khi mua các gói cước 5G của nhà mạng, người dùng có thể thực hiện theo các bước dưới đây để kích hoạt dịch vụ 5G trên điện thoại.

Cách bật chế độ 5G đối với các hệ điều hành

Đối với hệ điều hành iOS:

Bước 1: Vào Cài đặt (Settings) -> Di động (Mobile service) -> Tùy chọn dữ liệu di động (Mobile Data Option).

Bước 2: Trong mục Tùy chọn dữ liệu di động (Mobile Data Option), chọn Thoại & Dữ liệu (Voice & Data) và chọn chế độ 5G (5G Auto).

Đối với hệ điều hành Android:

Bước 1: Vào Cài đặt (Settings) -> Kết nối (Connections) -> Mạng di động (Mobile Network) -> Chế độ mạng (Network Mode).

Bước 2: Chọn chế độ 5G/LTE/WCDMA/GSM (Auto Connect).

Khánh Mai (t/h)
https://vietq.vn/huong-dan-cach-kiem-tra-sim-dien-thoai-cua-ban-da-duoc-ho-tro-mang-5g-hay-chua-d226773.html